Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 12 năm 2024 (Đề 1)
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 12 năm 2024 (Đề 1) được biên soạn dưới dạng file PDF cho bạn tham khảo, ôn tập kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn, lớp 12
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Phần I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
“ [...] Quy Hòa hôm nay mưa, thời tiết lạnh khiến tôi cũng tê tái hơn, nhưng
không thể buốt hơn cảm giác 12h đêm ngâm mình trong dòng nước sau 6 giờ làm việc
liên tục. Ở đó, có những tiếng hát í a trong nhà tắm đã trở thành thói quen của ai đó
chẳng bao giờ có thể bỏ được.
Nơi đó, sau ca trực, mọi người quây quần bên nhau trong căng-teen quen thuộc.
Tôi đau lòng mỗi khi thấy những đôi môi nứt nẻ sau nhiều giờ liên tục không được
uống nước…hay đôi khi, có những cô đồng nghiệp ngất xỉu trong buồng bệnh do không
đảm bảo sức khỏe để làm việc.
Nơi đó, tôi và những người xa lạ bỗng chốc thành thân thuộc, ngồi lại với nhau và
những sợi mì tôm đêm muộn, những cốc cà phê đã trở thành quen thuộc cho tỉnh táo để
đảm bảo hoàn thành sứ mệnh.
Nơi đó, có những cuộc gọi về nhà lúc đêm muộn thông báo tình hình rằng mình vẫn khỏe.
Đã có những lúc, trong "công xưởng" ấy, nhìn những chiếc giường trống, tôi tìm
những bệnh nhân mà bàn tay tôi đã chăm sóc… tôi lung lay, nước mắt cứ rơi lã chã.
Nhưng tôi đã thấy, những chàng trai ở tuổi đôi mươi với bầu nhiệt huyết của tuổi
trẻ và sự quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh để Sài Gòn khỏe trở lại.! Và Sài Gòn đã khỏe trở lại.
Cuộc sống thật ngắn ngủi và vô thường, còn dịch bệnh thì chẳng chừa một ai, mà
sự hối hả của cuộc sống vẫn sẽ tiếp diễn, tiếng chuông nhà thờ vẫn vang mỗi sáng và
những sinh mệnh vẫn sẽ nối tiếp chào đời… Chúng ta hãy trân trọng những gì mình đang
có. Sinh mệnh con người là đáng quý nhất, chẳng có gì có thể bù đắp được những mất mát này…".
(Trích tâm thư của điều dưỡng Trần Thanh Hưng - Bệnh viện dã chiến số 14, TP
Hồ Chí Minh ngày 20/11/2021)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2 (0.5 điểm): Trong đoạn trích trên, tác giả đã chỉ ra những biểu hiện nào về sự hi
sinh của những người tham gia hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-9 tại bệnh viện dã chiến?
Câu 3 (1.0 điểm): Nêu cảm nhận của anh/chị về những người tham gia hỗ trợ điều trị
bệnh nhân Covid-9 tại bệnh viện dã chiến được tác giả nhắc tới trong đoạn trích.
Câu 4 (1.0 điểm): Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?
Phần II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải trân trọng những hi sinh thầm lặng trong cuộc sống. Câu 2 (5.0 điểm)
“Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái
lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn
ngỡ ngàng như không phải.
Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè
sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và
bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà
cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần
áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong.
Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn
tung bành ngay lối đi đã hót sạch.
Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét
lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình
thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương
yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con
đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn
đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn
phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn
làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà”.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai. NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr.30)
Cảm nhận của anh/chị về sự thay đổi của nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Từ
đó nhận xét về tư tưởng nhân đạo mà nhà văn Kim Lân đã gửi gắm trong truyện ngắn Vợ nhặt.