Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống | Đề 8

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống gồm 10 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN……
TRƯỜNG THCS…….
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian: 90 phút
Ngày thi: / /2024
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Đọc văn bản sau và khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Ngày xưa, một cậu ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi.
Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ nhà mỏi mắt chờ mong. Một hôm, vừa đói vừa
rét, cậu mới tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu.
Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn khóc. Cây xanh bỗng
run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả
xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu.
Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. Cậu nhìn
lên tán lá. một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu
khóc. Cây xoè cành ôm cậu như tay mẹ âu yếm vỗ về. Trái cây thơm ngon vườn nhà
cậu bé, ai cũng thích. Họ đem hạt gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.
(Trích “Sự tích cây vú sữa” - Phỏng theo Truyện dân gian Việt Nam)
Câu 1: Văn bản trên được kể theo ngôi kể thứ mấy?
A. Thứ nhất C. Thứ ba
B. Thứ hai D. Ngôi thứ nhất và thứ hai
Câu 2: Văn bản trên thuộc thể loại văn học dân gian nào đã học?
A. Thơ lục bát C. Truyện cổ tích
B. Truyện ngắn D. Truyền thuyết
Câu 3: Cây xanh trong vườn nhà cậu bé có điều gì kì lạ?
A. Cây biết run rẩy khi cậu bé ôm vào khóc.
B. Cây ra hoa, kết trái rất nhanh.
C. Cây xòa cành ôm cậu bé.
D. Tất cả các chi tiết trên
Câu 4: Trong câu: Cây xoè cành ôm cậu như tay mẹ âu yếm vỗ về đã sử dụng biện
pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa B. So sánh
C. Ẩn dụ D. Cả A và B đều đúng
PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1 (1 đim): Đọc lại câu văn: Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt
chờ mong và thực hiện yêu cầu sau:
1. Xác định thành phần cấu tạo của câu
2. Giải nghĩa từ “la cà”
Câu 2 (2 điểm): Khi bị mẹ mắng, em bé trong truyện đã vùng vằng bỏ đi. Em có đồng ý với
hành động đó không? Nếu em là em bé, em sẽ ứng xử như thế nào khi bị bố mẹ mắng? (Viết
đoạn văn (3-5) câu trình bày cách ứng xử của em trước tình huống trên?
Câu 3 (4 điểm): Viết bài văn nhập vai một nhân vật trong truyện kể lại một truyện cổ
tích mà em yêu thích.
Câu 4 (1 điểm): Trong chương trình Ngữ văn 6 - Tập hai, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc
sống có những văn bản cùng thể loại với văn bản trên, hãy kể tên các văn bản đó.
Chúc các em làm bài tốt!
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II VĂN 6
YÊU CẦU
HƯỚNG DẪN CHẤM
BIỂU
ĐIỂM
Phần I (2.0đ)
Trắc nghiệm
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4
A D C C
2.0 đ
Phần II. (8.0đ)
Tự luận
Câu 1:
- Cách giải thích nguồn gốc dân tộc ta là: con Rồng cháu
Tiên.
- Cách gii thích y th hin:
+ Sự suy tôn, thần kì hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc dân tộc.
+ Gửi gắm ý nguyện đoàn kết, thống nhất dân tộc của nhân
dân ta.
Câu 2:
- Câu ca dao nhắc nhở: con người phải biết nhớ về nguồn
cội của mình. Cũng như cây cối gốc rễ, sông ngòi
nguồn cội, con người cũng t tông. Con người ngày
hôm nay phải biết nhớ về ông bà, tổ tiên, công lao của cha
ông ta thuở trước.
- Liên hệ bản thân: HS nêu được cách ứng xử phù hợp của
bản thân (VD: biết ơn, cảm phục thế hệ cha anh đã hi sinh để
bảo vệ nền độc lập ngày nay; biết ơn, quan tâm, hỏi han,
chăm sóc bố mẹ - những người đã ơn sinh ỡng mình;
chăm ngoan học giỏi …)
Câu 3:
Bài văn cần đảm bảo:
* Hình thức
- Đảm bảo đúng hình thức bố cục ba phần, thân bài tách
đoạn, diễn đạt trôi chảy, trong sáng, mạch lạc, các sự việc kể
theo mạch tuyến tính
- Kể theo ngôi thứ nhất vai nhân vật cổ tích, lời kể phù hợp
ngữ cảnh, thể hiện tính cách nhân vật
* Nội dung
1. Mở bài
Nhân vật tự giới thiệu bản thân giới thiệu hoàn cảnh xảy
câu chuyện
2. Thân bài:
Lần lượt kể câu chuyện theo ngôi thứ nhất, theo mạch
tuyến tính, có sáng tạo thêm yếu tố miêu tả, biểu cảm, hoặc
sáng tạo thêm một số chi tiết nhỏ nhưng không làm thay
1.5 đ
1.5đ
5.0đ
1,5đ
3,5đ
đổi cốt truyện
3. Kết bài:
Phù hợp với tình huống ở mở bài, có thể nêu suy nghĩ, bài học
của nhân vật sau khi kể chuyện
| 1/4

Preview text:

PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN……

TRƯỜNG THCS…….

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian: 90 phút

Ngày thi: / /2024

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Đọc văn bản sau và khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong. Một hôm, vừa đói vừa rét, cậu mới tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé oà khóc. Cây xoè cành ôm cậu như tay mẹ âu yếm vỗ về. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu bé, ai cũng thích. Họ đem hạt gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.

(Trích “Sự tích cây vú sữa” - Phỏng theo Truyện dân gian Việt Nam)

Câu 1: Văn bản trên được kể theo ngôi kể thứ mấy?

  1. Thứ nhất C. Thứ ba
  2. Thứ hai D. Ngôi thứ nhất và thứ hai

Câu 2: Văn bản trên thuộc thể loại văn học dân gian nào đã học?

  1. Thơ lục bát C. Truyện cổ tích
  2. Truyện ngắn D. Truyền thuyết

Câu 3: Cây xanh trong vườn nhà cậu bé có điều gì kì lạ?

A. Cây biết run rẩy khi cậu bé ôm vào khóc.

B. Cây ra hoa, kết trái rất nhanh.

C. Cây xòa cành ôm cậu bé.

D. Tất cả các chi tiết trên

Câu 4: Trong câu: “Cây xoè cành ôm cậu như tay mẹ âu yếm vỗ về” đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nhân hóa B. So sánh

C. Ẩn dụ D. Cả A và B đều đúng

PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Đọc lại câu văn: “Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong” và thực hiện yêu cầu sau:

  1. Xác định thành phần cấu tạo của câu
  2. Giải nghĩa từ “la cà”

Câu 2 (2 điểm): Khi bị mẹ mắng, em bé trong truyện đã vùng vằng bỏ đi. Em có đồng ý với hành động đó không? Nếu em là em bé, em sẽ ứng xử như thế nào khi bị bố mẹ mắng? (Viết đoạn văn (3-5) câu trình bày cách ứng xử của em trước tình huống trên?

Câu 3 (4 điểm): Viết bài văn nhập vai một nhân vật trong truyện kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích.

Câu 4 (1 điểm): Trong chương trình Ngữ văn 6 - Tập hai, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống có những văn bản cùng thể loại với văn bản trên, hãy kể tên các văn bản đó.

Chúc các em làm bài tốt!

HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II VĂN 6

YÊU CẦU

HƯỚNG DẪN CHẤM

BIỂU ĐIỂM

Phần I (2.0đ)

Trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

A

D

C

C

2.0 đ

Phần II. (8.0đ)

Tự luận

Câu 1:

- Cách giải thích nguồn gốc dân tộc ta là: con Rồng cháu Tiên.

- Cách giải thích ấy thể hiện:

+ Sự suy tôn, thần kì hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc dân tộc.

+ Gửi gắm ý nguyện đoàn kết, thống nhất dân tộc của nhân dân ta.

Câu 2:

- Câu ca dao nhắc nhở: con người phải biết nhớ về nguồn cội của mình. Cũng như cây cối có gốc rễ, sông ngòi có nguồn cội, con người cũng có tổ có tông. Con người ngày hôm nay phải biết nhớ về ông bà, tổ tiên, công lao của cha ông ta thuở trước.

- Liên hệ bản thân: HS nêu được cách ứng xử phù hợp của bản thân (VD: biết ơn, cảm phục thế hệ cha anh đã hi sinh để bảo vệ nền độc lập ngày nay; biết ơn, quan tâm, hỏi han, chăm sóc bố mẹ - những người đã có ơn sinh dưỡng mình; chăm ngoan học giỏi …)

Câu 3:

Bài văn cần đảm bảo:

* Hình thức

- Đảm bảo đúng hình thức bố cục ba phần, thân bài tách đoạn, diễn đạt trôi chảy, trong sáng, mạch lạc, các sự việc kể theo mạch tuyến tính

- Kể theo ngôi thứ nhất vai nhân vật cổ tích, lời kể phù hợp ngữ cảnh, thể hiện tính cách nhân vật

* Nội dung

1. Mở bài

Nhân vật tự giới thiệu bản thân và giới thiệu hoàn cảnh xảy câu chuyện

2. Thân bài:

Lần lượt kể câu chuyện theo ngôi thứ nhất, theo mạch tuyến tính, có sáng tạo thêm yếu tố miêu tả, biểu cảm, hoặc sáng tạo thêm một số chi tiết nhỏ nhưng không làm thay đổi cốt truyện

3. Kết bài:

Phù hợp với tình huống ở mở bài, có thể nêu suy nghĩ, bài học của nhân vật sau khi kể chuyện

1.5 đ

    1. đ

5.0đ

1,5đ

3,5đ