Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống | đề 2
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu mà sẽ giới thiệu đến bạn đọc. Đề thi giữa học kì Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 - 2024 có đáp án kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 2 năm 2023 - 2024 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Chủ đề: Đề giữa HK2 Tiếng Việt 4
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Trường tiểu học
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
……………………………………… Lớp Năm học:
………………………………………………………………… 2023-2024 Họ và tên Môn:
……………………………………………………
Tiếng Việt lớp 4 - Đề: 2
…………………………………………………………………………… Phần: Đọc thành tiếng Điểm Nhận xét của giáo viên
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………… Đề bài:
Học sinh chọn đọc (hoặc bốc thăm) một trong hai bài đọc sau và trả lời câu hỏi. Bài đọc 1:
Đọc thuộc lòng bài thơ Sáng tháng Năm (Tố Hữu).
(?) Câu hỏi:
Câu 1 (M1 - 0,5đ) Nhà thơ lên thăm Bác Hồ ở đâu và vào thời gian nào?
Câu 2 (M2 - 0,5đ) Tả lại khung cảnh nơi Bác Hồ làm việc? Bài đọc 2:
Phạm Ngũ Lão là một danh tướng đời nhà Trần. Ông sinh ra trong
một gia đình nông dân nghèo, ở làng Phù Ủng. Từ nhỏ, ông đã nổi
tiếng thông minh, văn võ song toàn, chí khí khác thường.
Một hôm, Phạm Ngũ Lão ngồi bên vệ đường đan sọt. Không ngờ,
Trần Hưng Đạo đưa quân đi tập trận ngang qua. Quân lính đi trước dẹp
đường, chiêng, trống, loa, kèn huyền não, vậy mà chàng trai vẫn mải
mê đan sọt không hề hay biết. Một người lính đi dẹp đường tức giận
lấy giáo đâm vào đùi chàng trai, máu chảy, nhưng chàng vẫn ngồi yên.
Đến lúc ngựa của Trần Hưng Đạo đi qua, chàng trai như mới sực tỉnh,
vội đứng dậy vái chào. Trần Hưng Đạo hỏi:
– Nhà ngươi bị giáo đâm như thế mà không thấy đau sao?
(Trích Chàng trai làng Phù Ủng)
(?) Câu hỏi:
Câu 1 (M1 - 0,5đ) Câu văn nói về tài năng của Phạm Ngũ Lão khi còn nhỏ?
Câu 2 (M2 - 0,5đ) Chuyện gì xảy ra với Phạm Ngũ Lão khi quân lính
của Trần Hưng Đạo đi qua? Trường tiểu học
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
……………………………………… Lớp Năm học:
………………………………………………………………… 2023-2024 Họ và tên Môn:
……………………………………………………
Tiếng Việt lớp 4 - Đề: 2
…………………………………………………………………………… Phần: Đọc hiểu Điểm Nhận xét của giáo viên
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
I. Đọc thầm văn bản sau:
NHỮNG DÒNG CHỮ KÌ DIỆU
Ngày ấy, cu Minh còn bé xíu, chưa đi học. Tôi rất quý nó, vì nhà nó có cả
một thư viện nhỏ. Ba nó là thầy giáo dạy văn trên tỉnh. Cuối tháng, ông mới
về nhà nghỉ một hai hôm. Mỗi lần về, ba nó mang theo cả một cặp toàn sách
và báo. Khi ba nó đi khỏi là tôi lò dò tìm đến. Chao ôi toàn truyện là truyện!
Tôi đọc ngốn ngấu, quên cả ăn cơm. Còn cu Minh thì cứ dửng dưng như
không có gì. Cũng phải thôi, vì nó đã biết đọc chữ gì đâu. Tôi bỗng thấy
thương nó vô cùng. Vậy mà mỗi khi tôi gọi vào để đọc cho nghe thì nó cứ
nhấp nha nhấp nhổm đứng ngồi không yên.
Chiều mùa hè, bọn trẻ chúng tôi mỗi đứa đều có một cánh diều để thả.
Thằng Minh rất thích chơi diều. Nó thích nhất là chiếc diều của thằng Hải,
vì chiếc diều đó luôn bay cao nhất và đẹp nhất. Chiều hôm ấy, tôi thấy Minh
xoắn lấy Hải. Và hôm sau đã thấy Minh cầm chiếc diều đó trên tay. Lạ thật!
Hải có cho ai cái gì đâu? Khi tôi hỏi Minh, thì nó toét miệng cười:
– Em đổi cho anh ấy cuốn truyện ngoài bìa có vẽ mấy chú lùn với cô công chúa đấy!
– Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn! – Tôi kêu lên tiếc rẻ.
– Gạ mãi anh ấy mới đổi đấy!
Nhìn cánh diều trên trời cao, tôi thấy tức thằng Minh quá. Nhưng truyện là
của nhà nó chứ có phải của tôi đâu!
Tôi nhìn nó quát lên:
– Mày biết những tờ báo này in gì không hả?
Nó xị mặt rồi cũng cáu lại với tôi:
– Em không thích truyện, mà chỉ thích những chiếc máy bay này thôi!
– Rồi về ba mày sẽ cho mày một trận cho mà xem!
Tuần ấy ba Minh về và nó bị mấy roi quắn đít thật. Nó khóc tấm tức nói với tôi:
– Sách báo thì có chơi được đâu mà ba cứ bắt em giữ cơ chứ!
– Là vì như thế này…
Tôi kéo nó ngồi xuống và kể cho nó nghe những câu chuyện mà tôi đã đọc
được trong những quyển sách, những quyển báo ở nhà nó. Chuyện về những
chú lùn tốt bụng, nàng công chúa xinh đẹp, những cung điện, lâu đài dát vàng dát bạc…
Tôi thấy đôi mắt Minh sáng lên. Có lẽ nó không tin rằng từ những dòng chữ
dày xít bé xíu kia tôi đã nhìn thấy tất cả những điều lung linh đó.
– Đến tuổi rồi, em phải chịu khó học đọc, học viết đi, rồi em cũng sẽ tự đọc
được những câu chuyện hay, tự mình nhìn thấy những hoàng tử công chúa,
tự mình phiêu lưu với những con sóng trên biển khơi hay tự mình cất cao
đôi cánh trên bầu trời bao la mà không cần anh dẫn đi nữa…
Minh gật đầu. Và từ bữa đó, hôm nào tôi cũng đến nhà nó, tìm những cuốn
truyện hay nhất trên giá sách đọc cho nó nghe. Tất nhiên là chính tôi rất mê
những câu chuyện trong ấy… (Khuê Phan)
II. Trả lời câu hỏi
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng (câu 1, 2, 5, 7) và
hoàn thành các câu còn lại (câu 3, 4, 6, 7, 8, 9, 10)
Câu 1 (M1 - 0,5đ) Từ ngữ miêu tả nhân vật cu Minh? A. bé xíu C. gầy gò B. cao lớn D. mập mạp
Câu 2 (M1 - 0,5đ) Vì sao nhân vật tôi lại rất quý cu Minh?
A. Vì cu Minh rất tốt bụng
B. Vì nhà cu Minh có cả một thư viện nhỏ
C. Vì cu Minh cho tôi những món đồ ăn vặt D. Vì cu Minh học giỏi
Câu 3 (M2 - 1đ) Tìm câu văn miêu tả sự say mê của nhân vật tôi khi đọc truyện?
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 4 (M3 - 0,5đ) Nêu ý nghĩa của bài đọc “Những dòng chữ kì diệu”.
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 5 (M1 - 0,5đ) Xác định vị ngữ của câu văn sau: “Em không thích
truyện, mà chỉ thích những chiếc máy bay này thôi!”. A. Em B. không thích truyện
C. mà chỉ thích những máy bay này thôi
D. không thích truyện, mà chỉ thích những chiếc máy bay này thôi
Câu 6 (M1 - 1đ) Xác định từ loại của các từ được gạch chân trong đoạn văn dưới đây:
“Đến tuổi rồi, em phải chịu khó học đọc, học viết đi, rồi em cũng sẽ tự đọc
được những câu chuyện hay, tự mình nhìn thấy những hoàng tử công
chúa, tự mình phiêu lưu với những con sóng trên biển khơi hay tự mình
cất cao đôi cánh trên bầu trời bao la mà không cần anh dẫn đi nữa.”
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7 (M1 - 0,5đ) Trạng ngữ trong câu: “Tuần ấy ba Minh về và nó bị
mấy roi quắn đít thật.” là gì? A. Tuần ấy B. ba Minh về
C. và nó bị mấy roi quắn đít thật
D. ba Minh về và nó bị mấy roi quắn đít thật
Câu 8 (M3 - 1đ) Theo em, vì sao tôi lại cho rằng “từ những dòng chữ dày
xít bé xíu kia tôi đã nhìn thấy tất cả những điều lung linh đó”?
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 9 (M2 - 1,5đ) Đặt câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Xác định trạng
ngữ, định chủ ngữ, vị ngữ của câu đó.
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 10 (M3 - 1đ) Viết 2 - 3 câu nói về vai trò của việc đọc sách.
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………………………………………………………… Trường tiểu học
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
……………………………………… Lớp Năm học:
………………………………………………………………… 2023-2024 Họ và tên Môn:
……………………………………………………
Tiếng Việt lớp 4 - Đề: 2
…………………………………………………………………………… Phần: Viết sáng tạo Điểm Nhận xét của giáo viên
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Đề bài: Viết một bài văn thuật lại sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn. Bài làm:
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
Đáp án và Hướng dẫn chấm
PHẦN ĐỌC (10 điểm)
A. Phần đọc thành tiếng (2 điểm)
1. Đọc thành tiếng
Đọc vừa đủ nghe, rõ 0,25đ
ràng, tốc độ đạt yêu cầu
Đọc đúng tiếng, từ 0,5đ (không sai quá 5 tiếng)
Ngắt nghỉ ngơi đúng dấu 0,25đ
câu, các cụm từ rõ nghĩa
2. Trả lời câu hỏi
Trả lời đúng câu hỏi nội 1đ dung đoạn đọc
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi về nội dung đoạn đọc: Bài đọc Nội dung Điểm Bài đọc 1
Câu 1. Nhà thơ lên thăm Bác Hồ ở Việt 0,5 đ Bắc vào tháng Năm.
Câu 2. Khung cảnh nơi Bác Hồ làm 0,5đ
việc là một căn nhà sàn đơn sơ, xung
quanh có bồ câu trắng bay quanh bồ công văn để tìm thóc.
(HS trả lời đúng mỗi chi tiết được 0,5 điểm) Bài đọc 2
Câu 1. Câu văn: “Từ nhỏ, ông đã nổi 0,5 đ
tiếng thông minh, văn võ song toàn, chí khí khác thường.”
Câu 2. Phạm Ngũ Lão bị một người 0,5đ
lính đi dẹp đường tức giận lấy giáo
đâm vào đùi, máu chảy khi Trần Hưng
Đạo và quân lính đi qua.
(HS trả lời đúng mỗi chi tiết được 0,5 điểm)
II. Phần đọc hiểu (8 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 A 0,5đ 2 B 0,5đ
Câu văn: Tôi đọc ngốn ngấu, quên cả ăn 3 1đ cơm.
Ý nghĩa của bài đọc: chúng ta cần phải trân 4 0,5đ
trọng những cuốn sách và chăm chỉ đọc sách. 5 D 0,5đ 6 ⚫ Danh từ: tuổi 1đ ⚫ Tính từ: hay, bao la ⚫ Động từ: phiêu lưu A 7 0,5 đ 8 Nguyên nhân: 1đ
⚫ Những dòng chữ thể hiện những câu chuyện
⚫ Nhân vật “tôi” biết đọc nên có thể thấy
được câu chuyện qua những con chữ. 9
- Đặt được câu có trạng ngữ chỉ nguyên 1,5 đ
nhân: Vì đường trơn, các phương tiện giao
thông di chuyển khó khăn.
- Xác định được TN, CN, VN: ⚫ TN: Vì đường trờn
⚫ CN: các phương tiện giao thông ⚫ VN: di chuyển khó ⚫ khăn - Hình thức: 2 - 3 câu 10 1đ - Nội dung:
⚫ Sách cung cấp kiến thức bổ ích.
⚫ Sách giúp giải trí sau những giờ học tập.
⚫ Sách giúp bồi dường tình cảm, trí tưởng tượng…
PHẦN VIẾT (10 điểm)
I. Nội dung (6 điểm) Nội dung Nội dung cụ thể Điểm 1. Mở đoạn
Giới thiệu về sự việc thể hiện 1đ
truyền thống Uống nước nhớ nguồn. 2. Thân đoạn
- Giới thiệu chung về sự việc thể 1đ
hiện truyền thống Uống nước
nhớ nguồn: địa điểm, thời gian tổ
chức, những người tham gia,
- Nêu diễn biến của sự việc theo 2đ
trình tự thời gian: bắt đầu - tiếp theo - kết thúc
- Ý nghĩa của sự việc: thể hiện
lòng biết ơn, kính trọng,… 1đ 3. Kết đoạn
Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc khi 1đ
được tham gia sự việc: vui sướng, tự hào
II. Kĩ năng (4 điểm): Nội dung cụ thể Điểm Hướng dẫn chấm
- Chữ viết rõ ràng, 0,5đ
- Bài viết sai 1 lỗi, trừ 0,1 điểm viết đúng cỡ chữ, trình bày đúng
- Viết đúng chính tả 1,5đ
- Sai từ 1 lỗi: không trừ điểm
- Sai từ 2 - 3 lỗi: trừ 0,5 điểm
- Sai từ 4 - 5 lỗi: trừ 0,75 điểm
- Sai từ 6 - 7 lỗi: trừ 1 điểm
- Sai từ 8 - 9 lỗi: trừ 1,25 điểm
- Sai trên 9 lỗi: không ghi điểm
* Các lỗi sai giống nhau chỉ trừ 1 lần điểm của lỗi đó - Dùng từ đặt câu 1đ
- Dùng từ, đặt câu không chính xác, phù chính xác, phù hợp
hợp: 1 câu trừ 0,25 điểm - Bài viết sáng tạo 1đ
- Có hình ảnh, biện pháp tu từ hấp dẫn
- Có trích dẫn câu thơ, câu hát hay,…