Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo (Đề thi, Hướng dẫn chấm) -
Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề 2 do biên soạn nhằm giúp các em ôn luyện các kĩ năng làm bài kiểm tra để chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 lớp 7. Đề thi bám sát chương trình, có thể làm bài trực tiếp. Mời các em tham khảo.
Chủ đề: Đề giữa HK2 Ngữ Văn 7
Môn: Ngữ Văn 7
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề kiểm tra giữa học kì II
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Môn: Ngữ văn lớp 7 Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Năm học: 2023 - 2024
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5 điểm) Đọc ngữ liệu sau:
Học thầy, học bạn
Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai
trò của người thầy trong cuộc sống mỗi người. Câu tục ngữ “Không thầy
đố mày làm nên” đã khẳng định mạnh mẽ vai trò đó của người thầy. Mỗi
người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm
truyền thụ, dìu dắt thì khó mà làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là
nghề nông, nghề rèn, nghề khắc chạm, hoặc nghiên cứu khoa học. Do đó
trong cuộc đời mỗi người, học ở thầy là quan trọng nhất.
Nhưng trong cuộc sống, muốn thành đạt, con người còn phải học tập
mọi nơi, mọi lúc, học ở bất cứ ai có những điều đáng học. Đặc biệt là phải
học hỏi ở những người cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp, cùng sống chết
với nghề. Do đó mà có câu tục ngữ: “Học thầy không tày học bạn”. Ở đây
phải chăng là người ta có ý không coi trọng thầy bằng bạn, đánh giá thấp
vai trò của người thầy? Thực ra không phải như vậy, bởi nếu bạn có gì
đáng học thì bạn đã là thầy. Nhưng thói thường người ta chỉ nhận những
“đấng bề trên” là thầy mà không nhận ra những người thầy trong những
người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp của mình. Câu tục
ngữ này đề cao học bạn hơn học thầy là do chỗ bạn bè cùng trang lứa,
cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc học hỏi, truyền thụ cho nhau có phần
thoải mái, dễ dàng hơn, không cách bức, lễ nghi như học thầy. Câu tục ngữ
đã khuyên người ta khiêm tốn học hỏi bạn bè, không được coi thường chúng bạn.
Hai câu tục ngữ trên mới đọc qua xem ra là mâu thuẫn, có vẻ như
phủ định lẫn nhau, nhưng suy nghĩ kĩ thì thấy chúng bổ sung cho nhau, làm
cho nhận thức về việc học thêm toàn diện. Chỉ học bạn mà không học thầy
thì khó mà làm nên, chỉ học thầy mà không học bạn thì mình sẽ thua kém chúng bạn. (Theo Nguyễn Thanh Tú)
Câu 1 (M1) (1 điểm) Văn bản “Học thầy, học bạn” thuộc thể loại văn bản gì? Chọn ý đúng:
A. Văn bản nghị luận
B. Văn bản thông tin
C. Văn bản văn học
D. Văn bản thuyết minh
Câu 2 (M1) (1 điểm) Mục đích của văn bản “Học thầy, học bạn” là gì? Chọn ý đúng:
A. Khẳng định ý nghĩa của việc học tập
B. Khuyên mọi người nên học tập chăm chỉ
C. Khuyên mọi người vừa học từ thầy cô vừa học từ bạn bè
D. Khuyên mọi người nên kết hợp giữa học lý thuyết và thực hành
Câu 3 (M2) (1 điểm) Tác giả Nguyễn Thanh Tú đã sử dụng các lí lẽ nào để
khẳng định tầm quan trọng của việc học ở thầy? Chọn các ý đúng:
A. Chỗ bạn bè cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc học hỏi,
truyền thụ cho nhau có phần thoải mái, dễ dàng hơn
B. Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo
C. Nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu
dắt thì khó mà làm nên
D. Phải học hỏi ở những người cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp, cùng
sống chết với nghề
Câu 4 (M2) (1 điểm) Hai câu văn sau đã được liên kết với nhau bằng cách nào? Chọn ý đúng:
“Mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu
kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó mà làm nên một việc gì xứng đáng,
dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề khắc chạm, hoặc nghiên cứu khoa học.
Do đó trong cuộc đời mỗi người, học ở thầy là quan trọng nhất.” A. Phép lặp B. Phép thế C. Phép nối
D. Phép liên tưởng
Câu 5 (M3) (1 điểm) Viết đoạn văn ngắn (4-5 câu) nêu cách kết hợp giữa
học thầy và học bạn để đạt kết quả học tập tốt. Trong đó có sử dụng thành
ngữ “Học thầy không tày học bạn” hoặc “Không thầy đố mày làm nên”.
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………… PHẦN II. VIẾT Chọn 1 trong 2 đề sau:
- Đề 1: Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về vai trò của việc tự học.
- Đề 2: Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về vấn đề bạo lực học đường.
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………… HƯỚNG DẪN CHẤM Nội dung Đáp án Điểm A. Đọc hiểu Câu 1: Chọn A 1đ Câu 2: Chọn C 1đ Câu 3: Chọn B và C 1đ Câu 4: Chọn C 1đ Câu 5: - Hình thức:
+ Trình bày đúng bố cục của một đoạn văn (các câu văn liền mạch, không xuống dòng)
+ Viết đúng độ dài yêu cầu (chỉ 4 đến 5 câu) 1đ - Nội dung:
+ Nêu được các phương pháp học tập phù hợp với thầy cô và với bạn bè (học
điều gì, học ở đâu, học với tâm thế gì…)
+ Nêu được cách cân bằng, phối hợp giữa hai phương pháp học tập trên để
tận dụng tối đa ưu thế của cả hai cách học
+ Có sử dụng một trong hai thành ngữ mà đề yêu cầu (đặt trong dấu ngoặc kép)
B. Viết Hình thức
- Trình bày đúng bố cục của một bài văn nghị luận 1đ
- Viết đúng độ dài yêu cầu: khoảng 400 từ (không quá ngắn hoặc quá dài) Nội dung
- Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận 1đ - Thân bài:
+ Nêu được ý kiến về vấn đề bàn luận (tán thành hoặc không tán thành)
+ Đưa ra các lí lẽ để bảo vệ ý kiến đã nêu (mỗi lí lẽ cần có bằng chứng để làm 2đ rõ)
+ Lật lại vấn đề (nhìn vấn đề từ hướng ngược lại hoặc những trường hợp ngoại lệ) - Kết bài:
+ Khẳng định lại ý kiến của bản thân về vấn đề bàn luận 1đ
+ Đưa ra các giải pháp, phương hướng hành động để giải quyết vấn đề