Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo (Đề thi, Hướng dẫn chấm) - đề 2
Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề 2 do biên soạn nhằm giúp các em ôn luyện các kĩ năng làm bài kiểm tra để chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 lớp 7. Đề thi bám sát chương trình, có thể làm bài trực tiếp. Mời các em tham khảo.
Chủ đề: Đề giữa HK2 Ngữ Văn 7
Môn: Ngữ Văn 7
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II UBND …
Môn: Ngữ văn lớp 7 Trường THCS …
Năm học: 2023 - 2024
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5 điểm) Đọc ngữ liệu sau:
Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con
người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu
cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời
sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức
cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và
cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài.
Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ
chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy
hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước;
và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước
đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy
20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi
người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất
nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.
(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)
Câu 1 (M1) (1 điểm) Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào đã được học trong chương trình?
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
Câu 2 (M1) (1 điểm) Văn bản trên được viết nhằm mục đích gì?
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
Câu 3 (M2) (1 điểm) Xác định phép nối và phép thế được sử dụng trong đoạn trích sau:
“Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa.
Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người
nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng.”
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
Câu 4 (M2) (1 điểm) Tác giả Nguyên Ngọc cho rằng: "Không đọc sách
tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa.". Em có đồng tình
với ý kiến này không? Vì sao?
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
Câu 5 (M3) (1 điểm) Hưởng ứng lời kêu gọi của Nguyên Ngọc, em hãy
viết một đoạn văn ngắn (4-5 câu) nêu lợi ích của việc đọc sách để
khuyến khích mọi người cùng tham gia đọc sách.
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
PHẦN II. VIẾT (5 điểm) Chọn 1 trong 2 đề sau:
- Đề 1: Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về những tác động tích
cực và tiêu cực của mạng xã hội đến học sinh.
- Đề 2: Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về hiện tượng hút
thuốc lá điện tử ở lứa tuổi học sinh.
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………………………. HƯỚNG DẪN CHẤM Nội dung Đáp án Điểm A. Đọc hiểu
Câu 1: Văn bản nghị luận
(hoặc Văn bản nghị luận xã hội; Văn bản 1đ
nghị luận về một vấn đề đời sống)
Câu 2: Văn bản được viết nhằm mục đích:
- Khẳng định ý nghĩa và giá trị của việc đọc sách 1đ
- Kêu gọi, phát động phong trào đọc sách trong toàn dân
Câu 3: Xác định như sau:
- Phép nối: Câu 1 và câu 2 được nối với nhau
bởi quan hệ từ “và” 1đ
- Phép thế: Cụm từ “nhu cầu đó” ở câu 2
được dùng để thay thế cho cụm từ “nhu cầu
về cuộc sống trí tuệ nữa” ở câu 1 Câu 4:
- Em đồng tình với ý kiến của tác giả.
- Bởi vì đọc sách là kết nạp thêm các tri thức,
vốn hiểu biết mới, làm giàu và phong phú 1đ
thêm cho cuộc sống trí tuệ. Nên nếu ngừng
đọc sách, tức là ngừng bồi đắp thêm tri thức,
như vậy thì trí tuệ sẽ không còn phát triển,
không còn trau dồi, không còn "sống" nữa. Câu 5: - Hình thức:
+ Trình bày đúng bố cục của một đoạn
văn (các câu văn liền mạch, không xuống dòng)
+ Viết đúng độ dài yêu cầu (chỉ 4 đến 5 1đ câu) - Nội dung:
+ Nêu được lợi ích của việc đọc sách
+ Nêu được lời kêu gọi mọi người cùng
hưởng ứng phong trào đọc sách do Nguyên Ngọc phát động
B. Viết Hình thức - Trình bày đúng bố cục của một bài văn nghị luận 1đ
- Viết đúng độ dài yêu cầu: khoảng 400 từ
(không quá ngắn hoặc quá dài) Nội dung
- Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần bàn 1đ luận - Thân bài:
+ Nêu được ý kiến về vấn đề bàn luận
(tán thành hoặc không tán thành) 2đ
+ Đưa ra các lí lẽ để bảo vệ ý kiến đã nêu
(mỗi lí lẽ cần có bằng chứng để làm rõ)
+ Lật lại vấn đề (nhìn vấn đề từ hướng
ngược lại hoặc những trường hợp ngoại lệ) - Kết bài:
+ Khẳng định lại ý kiến của bản thân về vấn đề bàn luận 1đ
+ Đưa ra các giải pháp, phương hướng
hành động để giải quyết vấn đề