Đề thi giữa kì môn Lịch sử | Đại học Ngoại Ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh
Đề thi giữa kì môn Lịch sử | Đại học Ngoại Ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Lịch sử văn minh thế giới (2021)
Trường: Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Nguyễn Mai Thanh Trúc – 23DH701943
2. Mai Thanh Nhân – 23DH701160
3. Nguyễn Lê Thanh Vy – 23DH702136
4. Phạm Bích Uyên Nhi – 23DH701223
5. Hồ Trần Nhã Ca – 23DH700195
6. Nguyễn Trần Tiến – 23DH702378
7. Phạm Thị Hồng Quyên – 23DH701424
8. Hồ Khải Quỳnh – 23DH701438
CÂU 1: Trình bày tác động của những cuộc phát kiến địa lí đến sự hình
thành quan hệ quốc tế trên quy mô toàn cầu?
- Cuộc phát kiến địa lí vĩ đại vào thế kỉ XV và kéo dài đến hết thế kỉ XVII.
3 cuộc phát kiến địa lí lớn:
+Vaxcô dơ Gama (Vasco de Gama) xuất phát từ Bồ Đào Nha, men theo bờ biển châu Phi đến
điểm cực nam của châu lục (nay là Mũi Háo vọng) rồi vượt qua Ấn Độ Dương, cập bờ biển
phía tây Ấn Độ. Đây là cuộc khám phá đầu tiên của người châu Âu để tới phương Đông bằng đường biển.
+Vượt Đại Tây Dương: Crixtôp Côlông (Christophe Colomb) và Vêpuxơ Amêrigô (Vepuce
Amerigo): xuất phát từ Tây Ban Nha, phát hiện ra 1 châu lục mới là châu Mĩ. Ban đầu tưởng
lầm là Ấn Độ nên gọi là Tây Ấn Độ hoặc Tân thế giới và gọi cư dân sống trên đó là Inđiân (Indians)
+ Phécnăng Magienlăng (Fernand de Magenllan) đi qua Đại Tây Dương để đến châu Mĩ, rồi
men xuống mỏm cực nam của châu lục, vượt qua Thái Bình Dương tới một quần đảo, ngày
nay là Philippin. Từ đấy, đoàn thuyên tiếp tục di tới Ấn Độ rồi theo con đường của người Bồ
Đào Nha, vòng qua châu phi trở về châu Âu.
- Ba cuộc phát kiến địa lí lớn cùng nhiều cuộc thám hiểm tiếp theo ủa người châu Âu sau đó
đã mang lại kết quả ngoài mong đợi.
- Phát hiện vùng đất mới -> di dân -> hình thành các vùng sinh sống -> giao lưu thương mại HÌNH THÀNH QHQT:
- Từ khi hình thành các quốc gia -> giao lưu hàng hóa giữa các quốc gia, chiến tranh giành đất.
- Vấn đề thương mại chưa trở thành mặt chủ yếu trong quan hệ giữa các quốc gia -> nổi lên
các cuộc chiến tranh bành trướng (Thập tự chinh: Trong khoảng 200 năm từ thế kỉ XI đến thế
kỉ XIII đã xảy ra 8 cuộc viễn chinh lớn của các đạo quân theo Thiên Chúa giáo tiến sang
phương Đông. Quân lính đeo trên ngực cây Thánh giá nên những cuộc chinh chiến của họ
được gọi là Thập tự chinh.
- Nhà nước lớn mạnh -> mối quan hệ giữa các quốc gia càng phát triển đa dạng và phức tạp.
- Chiến tranh bành trướng -> đế quốc chiếm lĩnh.
- Thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp lần I, quá trình chinh phục thuộc địa được cho là
hoàn thành vào cuối TK XIX
- Không còn đất nào bị xâm chiếm -> cuộc đua tranh giành thuộc địa của các nước thực dân
=> Nội dung quan trọng trong quan hệ quốc tế
=> Mối quan hệ quốc tế đã vượt qua khuôn khổ nhỏ hẹp giữa một số nước trong từng khu
vực mà liên quan đến nhiều quốc gia thuộc các châu lục, xoay quanh nhiều vấn để trên phạm vi thế giới.
CÂU 2. Trình bày quá trình hình thành hai khối quân sự đối đầu: phe Liên
Minh (Đức - Áo Hung - Ý) và khối Hiệp Ước (Anh - Pháp - Nga)?
- Nguyên nhân quan trọng hàng đầu, chi phối nhiều nhân tố khác, đó chính là vấn đề lợi ích.
Xem xét nguyên nhân nổ ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất có thể thấy rõ điều này. Thời
điểm đó, khoảng giữa thế kỷ XVI, ở các nước châu Âu bắt đầu hình thành chủ nghĩa tư bản.
Để tìm kiếm tài nguyên và lợi nhuận, các nước thực dân châu Âu bắt đầu bành trướng lãnh
thổ, đem quân xâm chiếm các nước châu Á, châu Phi để biến các nước này thành thuộc địa.
Nhưng sự phân chia thuộc địa giữa các nước châu Âu không đồng đều, bởi Anh và Pháp là
hai nước đã xâm chiếm thuộc địa từ khá sớm nên chiếm được nhiều thuộc địa, trong khi các
nước châu Âu khác giành được ít hơn. Đến cuối thế kỷ XIX, sự lớn mạnh của đế quốc Đức
sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ đã đẩy mạnh những tham vọng chiếm lĩnh thuộc địa và chia
lại thị trường thế giới của nước này. Nhưng tham vọng của Đức gặp phải sự phản kháng
mạnh mẽ của các nước “đế quốc già” là Anh, Pháp và Nga. Do có cùng mục tiêu tranh giành
thuộc địa với Anh và Pháp, năm 1882, Đức đã cùng Áo - Hung, Ý thành lập “phe Liên minh”
để chuẩn bị tiến hành chiến tranh nhằm phân chia lại thế giới. Để đối phó, đầu thế kỷ XX,
Anh đã ký với Nga và Pháp những hiệp ước song phương hình thành nên “phe Hiệp ước”. Từ
đó, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau. Hai bên ra sức chạy đua vũ trang
để chuẩn bị cho chiến tranh. Ngày 28-4-1914, chiến tranh giữa hai bên chính thức nổ ra, kéo
theo nhiều nước tham chiến, từ đó dẫn tới quy mô chiến tranh thế giới.
CÂU 3: Trình bày quá trình nước Nga rút ra khỏi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất?
- Trong thế chiến 1, Bước sang năm 1917, 2 phe Liên Minh và Hiệp Ứơc đã đánh nhau được
3 năm thì nước Nga quyết định là nước đầu tiên rút khỏi chiến tranh vì những lí do sau:
- Trong cuộc chiến đế quốc Nga đã hoàn toàn rệu rã. Ngoài mặt trận quân Nga đào ngũ liên
tục, thương vong và bệnh tật ngày càng tăng còn trong nước sự bất mãn với chế độ quân chủ
chuyên chế cuối cùng đã biến thành 1 cuộc cách mạng.
- Diện tích nước Nga rộng lớn nhưng nền kinh tế về cơ bản không mạnh bằng các nước: Anh, Pháp, Đức.
- Để phục vụ cho chiến tranh, triều đình đã huy động 10 triệu người dân vào chiến trường và
thu nhiều loại thuế khác nhau => Dẫn đến việc thiếu nhân lực trong việc sản xuất nông
nghiệp - Kinh tế Nga dưới mức báo động sau 3 năm => Nhân dân Nga rơi vào hoàn cảnh
khốn cùng (hơn 1 triệu người chết đói) và sự phân chia sâu rộng, bất ổn xã hội và bất mãn với chế độ cũ.
- Nga đã gặp nhiều thất bại trước quân Đức và các đồng minh do hệ thống quân sự bảo thủ,
lạc hậu. Bên cạnh đó, chỉ huy quân đội đa phần là quý tộc (không có kinh nghiệm chiến
trường).Họ đối mặt với sự bất mãn từ cả quân và dân do cuộc chiến kéo dài và những thiệt hại lớn.
- Cuộc cách mạng Nga năm 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng, tạo ra một chính phủ tạm thời.
Sự không ổn định chính trị và sự suy yếu của chính phủ đã làm tăng thêm áp lực lên quốc gia trong cuộc chiến.
- Sự xuất hiện của Cách mạng tháng Mười năm 1917 đã đưa đảng Bolshevik lên nắm quyền
dưới sự lãnh đạo của Vladimir Lenin. Cam kết của Bolshevik với chính sách "Hòa bình, đất
đai, không phải chính trị" là cam kết rút Nga ra khỏi cuộc chiến và đàm phán thỏa thuận hòa
bình với Đức. Chính sách này tập trung vào nhu cầu cấp bách của dân chúng Nga, như cải
cách nền kinh tế và cung cấp đất đai cho nông dân.
- Sự ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười và đảng Bolshevik đã tạo ra một mức độ ổn định
tương đối trong nước Nga. Sự lãnh đạo quyết đoán của Lenin và sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phần
lớn dân chúng đã củng cố quyết định rút Nga ra khỏi cuộc chiến.
Phân tích lý do vì sao nước Nga lại rút ra khỏi cuộc chiến và đánh giá hành động này?
Đối với cuộc chiến:
- Việc rút Nga ra khỏi cuộc chiến đã làm thay đổi cân bằng lực lượng trên mặt trận phương
Tây, giúp giảm bớt áp lực lên các đồng minh của Nga như Pháp và Anh. Đối với Nga:
- Để bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ, đáp ứng nguyện vọng hòa bình của quần
chúng, nhà nước Xô viết kí riêng với Đức Hòa ước Brest-Litovsk (3-3-1918) nhượng cho
Đức một phần lãnh thổ của đế quốc Nga để rút Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc.
- Sự xuất hiện của Cách mạng tháng Mười và cam kết của đảng Bolshevik thể hiện sự thay
đổi quan trọng trong tư duy của chính trị Nga mà còn tạo ra một nền tảng để rút Nga ra khỏi
cuộc chiến thế giới và tập trung vào sự ổn định nội bộ và tạo cơ hội cho Nga tập trung vào
việc xây dựng và phục hồi sau chiến tranh.
Câu 4: Định nghĩa chủ nghĩa Fascist? Phân tích những nguyên nhân hình
thành nên chủ nghĩa Fascist?
Chủ nghĩa Fascist là một hệ tư tưởng và chính trị xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ
20, đặc trưng bởi sự tôn trọng mạnh mẽ đối với quyền lực tuyệt đối của một nhóm cụ thể
hoặc một cá nhân dẫn đầu, và quan niệm về ưu tiên và ưu ái dân tộc, chủng tộc, và quốc gia.
Chủ nghĩa Fascist thường đi kèm với sự bạo lực,áp bức và độc tài nhằm duy trì và mở rộng
quyền lực của nhóm hoặc người lãnh đạo đó. Mang tính chất cực đoan và phi dân chủ.
Các nguyên nhân hình thành nên chủ nghĩa Fascist:
Đại suy thoái kinh tế toàn cầu 1929-1933, các nước châu Âu đối mặt với tình trạng khủng
hoảng kinh tế và xã hội nghiêm trọng. Tình hình này tạo ra một môi trường mà chủ nghĩa
Fascist có thể tìm thấy sự ủng hộ từ những người dân gặp khó khăn và không hài lòng với chính sách cũ.
Sự thất bại của các hệ thống chính trị truyền thống: Các hệ thống chính trị truyền thống như
chế độ quân chủ và chế độ cộng sản không thể đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của một
số lớn người dân. Chủ nghĩa Fascist đã tận dụng được sự thất bại này và đề xuất một giải
pháp mới cho các vấn đề xã hội và chính trị.
Đảm bảo sự ổn định và truyền thống: Chủ nghĩa Fascist hứa hẹn mang lại sự ổn định, truyền
thống và đứng vững trước những thách thức hiện tại. Những lời hứa này đã thu hút sự ủng hộ
từ những người dân mệt mỏi với sự bất ổn và thất bại của các hệ thống truyền thống.
Sự gia tăng của quốc gia và chủ nghĩa dân tộc: Chủ nghĩa Fascist tận dụng sự gia tăng của
quốc gia và chủ nghĩa dân tộc, khai thác cảm xúc và tình yêu quê hương của người dân. Họ
tạo ra một tư tưởng chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ và khẳng định quyền lợi và đặc quyền của quốc gia mình.
Lãnh đạo mạnh mẽ và tài năng: Một lãnh đạo mạnh mẽ, tài năng và khéo léo là yếu tố không
thể thiếu để chủ nghĩa phát xít trỗi dậy. Các nhà lãnh đạo như Adolf Hitler ở Đức và Benito
Mussolini ở Ý đã sử dụng khéo léo các chiến lược tuyên truyền và lừa dối công chúng để
tăng cường quyền lực và ủng hộ cho phong trào của họ.
CÂU 5: *So sánh sự giống và khác nhau giữa CTTG1 và CTTG2?
Giống nhau: - Bùng nổ từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.
- Tính chất phi nghĩa, gây tổn hại nặng nề đế nhân loại.
- Chiến tranh kết thúc, cả những nước thắng trận và thua trận đều phải chịu
những tổn thất hết sức nặng nề.
Chiến tranh thế giới thứ nhất
Chiến tranh thế giới thứ hai Phe tham chiến: Phe tham chiến:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất với sự - Chiến tranh thế giới thứ hai với sự
tham gia của phe Liên Minh – phe Hiệp tham gia của phe Phát xít – phe Đồng
ước. Phe Liên minh gồm Đức, Áo Hung, minh. Phe phát xít dẫn đầu là Đức,
I-ta-li-a và phe Hiệp ước gồm: Anh, Italia, Nhật Bản. Phe đồng minh dẫn Pháp, Nga.
đầu là Anh, Liên Xô, Mỹ.
Thành phần các nước tham chiến:
Thành phần các nước tham chiến:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất: các nước - Chiến tranh thế giới thứ hai: các tư bản chủ nghĩa.
nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa (Liên Xô). Khác nhau Phạm vi, quy mô: Phạm vi, quy mô:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất: Lôi cuốn - Chiến tranh thế giới thứ hai: Lôi
sự tham gia của hơn 30 quốc gia.
cuốn sự tham gia của hơn 70 quốc gia. Tính chất: Tính chất:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất: Là cuộc - Chiến tranh thế giới thứ hai: từ
chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai tháng 9/1939 – tháng 6/1941: chiến bên tham chiến.
tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên
tham chiến; Từ tháng 6/1941: tính
chất phi nghĩa thuộc về các nước phát
xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các
lực lượng chống phát xít. Hậu quả: Hậu quả:
- Khoảng 1,5 tỷ người bị cuốn vào vòng - Sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít
khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 Đức, I-ta-li-a, Nhật.Thắng lợi thuộc
triệu người bị thương, nền kinh tế Châu về các dân tộc trên thế giới.Hơn 70
Âu bị kiệt quệ. Thiệt hại vật chất lên tới quốc gia với 1700 triệu người đã bị
338 tỷ USD. Số tiền các nước tham lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60
chiến chi phí cho chiến tranh vào triệu người chết, 90 triệu người bị tàn khoảng 85 tỷ USD.
phế.Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến
những biến đổi căn bản tình hình thế giới.
* Thế giới đã chính thức trải qua 2 cuộc chiến tranh thế giới khốc liệt nhất lịch sử. Từ
đó, em hãy phát biểu cảm nghĩ bản thân về vấn đề chiến tranh, sau đó đề xuất một vài
phương thức để bảo vệ hoà bình cho thế giới trong tương lai? Trả lời:
- Theo em, chiến tranh không chỉ đơn thuần là biểu hiện cao nhất của mâu thuẫn không thể
hòa giải, mà còn là sự tương đối bất đắc dĩ khi hai bên tham gia vào bằng vũ lực. Lịch sử thế
giới đã chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu, mỗi cuộc đều đánh dấu một bi kịch
không thể đền bù. Không ai có thể quên hai cuộc chiến tranh lớn nhất trong lịch sử thế giới,
được biết đến là Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai. Cụ thể hơn là
chiến tranh gây tổn thất cho cơ sở vật chất, phá hoại cảnh quan môi trường và là gánh nặng
tài chính cho mỗi quốc gia. Chung quy, hai chiến tranh bùng nổ cũng bởi sự ích kỉ của con
người, ham mê lợi ích trước mắt mà đem lầm than gieo vào đầu người dân vô tội. Tất yếu
chiến tranh có cuộc chiến phi nghĩa và cuộc chiến chính nghĩa. Nếu chiến tranh vì bảo vệ
chính nghĩa, những điều đúng đắn được cả thế giới ủng hộ nhằm đổi lấy hòa bình thì ta có thể
chấp nhận đánh đổi. Nhưng cũng có những cuộc chiến tranh phi nghĩa chỉ vì tranh giành đất
đai, quyền lực mà đem tính mạng của quân dân nướng trên ngọn lửa hung tàn.
- Từ những suy nghĩ của em thì em cũng có một vài phương thức để bảo vệ hòa bình trong
tương lai đó là đối với mỗi cá nhân hay rộng hơn là một tập thể đang là thế hệ chủ nhân
tương lai của đất nước luôn cần cố gắng học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động xã hội
như tuyên truyền về hậu quả của chiến tranh, nói không với chiến tranh, cùng nhau lan tỏa
yêu thương để góp phần xua tan đi bóng tối của chiến tranh để nguồn sáng hòa bình sẽ rực rỡ.
CÂU 6: Lý do Hội nghị Yalta là khởi đầu của trật tự lưỡng cực:
1. Phân chia khu vực ảnh hưởng:
Hội nghị Yalta (2/1945) đã phân chia khu vực ảnh hưởng giữa các cường quốc chiến thắng, cụ thể:
• Liên Xô: Đông Âu, một phần Trung Âu và Đông Bắc Á.
• Mỹ: Tây Âu, Tây Nam Á và phần còn lại của châu Á.
• Anh: Duy trì ảnh hưởng ở một số thuộc địa cũ.
Sự phân chia này tạo ra hai phe đối lập: phe Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô dẫn đầu và phe Tư
bản chủ nghĩa do Mỹ dẫn đầu.
2. Hình thành các tổ chức quốc tế:
Hai tổ chức quốc tế lớn được thành lập sau chiến tranh:
• Liên Hợp Quốc: Do cả hai phe cùng tham gia, nhưng Mỹ và Liên Xô nắm vai trò chi phối.
• Khối Hiệp ước Warsaw (1955): Do Liên Xô đứng đầu, bao gồm các nước Đông Âu.
• Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (1949): Do Mỹ đứng đầu, bao gồm các
nước Tây Âu và Bắc Mỹ.
Sự đối đầu giữa hai khối quân sự này làm gia tăng căng thẳng và nguy cơ chiến tranh lạnh.
3. Cạnh tranh về ý thức hệ:
Cả hai phe đều đẩy mạnh tuyên truyền, cổ vũ cho ý thức hệ của mình, dẫn đến sự chia rẽ về
tư tưởng và chính trị trên toàn thế giới.
4. Chiến tranh Lạnh:
Sự đối đầu giữa hai phe Mỹ - Xô dẫn đến cuộc chiến tranh Lạnh kéo dài hơn 40 năm (1947 -
1991) với nhiều cuộc chiến tranh ủy nhiệm, khủng hoảng chính trị và chạy đua vũ trang. Kết luận:
Hội nghị Yalta là khởi đầu của trật tự lưỡng cực vì nó đã:
• Phân chia khu vực ảnh hưởng giữa các cường quốc chiến thắng.
• Hình thành các tổ chức quốc tế đối đầu nhau.
• Cạnh tranh về ý thức hệ.
• Dẫn đến chiến tranh Lạnh.
• Hội nghị Yalta diễn ra khi Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, các cường quốc chiến
thắng muốn thiết lập một trật tự thế giới mới để đảm bảo hòa bình và ổn định.
• Hội nghị Yalta thể hiện sự thỏa hiệp giữa các cường quốc chiến thắng, tuy nhiên những mâu
thuẫn và bất đồng về lợi ích vẫn còn tiềm ẩn.
Hội nghị Yalta đã có ảnh hưởng to lớn đến cục diện thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai,
góp phần tạo nên một thế giới chia thành hai phe đối đầu nhau trong suốt hơn 40 năm.
=>Hội nghị Yalta là một sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu của một thời kỳ
mới trong lịch sử thế giới - thời kỳ chiến tranh Lạnh.
CÂU 7: CHIẾN TRANH LẠNH LÀ GÌ ?
Chiến tranh Lạnh là chỉ đến sự căng thẳng địa chính trị và xung đột ý thức hệ đỉnh điểm giữa
hai siêu cường (đứng đầu và đại diện hai khối đối lập): Hoa Kỳ (chủ nghĩa tư bản) và Liên
Xô (chủ nghĩa xã hội). Dù không có các cuộc chiến trực tiếp giữa hai bên, nhưng căng thẳng
giữa chúng thường được thể hiện thông qua các cuộc đối đầu không quân, không gian, quân
sự trên các khu vực chiến lược khác nhau, cùng với cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân và không
hạt nhân .Và theo từ điển của Mỹ chiến tranh lạnh còn được gọi là “chiến tranh không nổ
súng ,không đổ máu “ , nhưng “luôn luôn ở tình trạng chiến tranh “.
PHÂN TÍCH NHỮNG BIỂU HIỆN ĐỐI ĐẦU CHÍNH CỦA LIÊN XÔ VÀ MỸ
TRONG CHIẾN TRANH LẠNH ?
Chiến tranh Lạnh thực sự đã bắt đầu từ năm 1945, ngay sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ
hai kết thúc. Sau chiến tranh, các lực lượng mới hình thành là phe Tư bản chủ nghĩa và phe
Xã hội chủ nghĩa– cả 2 đều ra sức gây ảnh hưởng lên các nước Thế giới thứ ba (cũng là lực
lượng thứ ba hình thành sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai); tình trạng bị tàn phá và kiệt quệ
của nhiều nước sau chiến tranh đã dẫn đến một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới và gia
tăng xu hướng hợp tác kinh tế quốc tế.
-Cuộc đua vũ khí hạt nhân: Cả Liên Xô và Mỹ đã phát triển và tích trữ một lượng lớn vũ khí
hạt nhân để sử dụng như một mối đe dọa và sự đồng minh của họ trong việc giữ thế lực toàn
cầu. Đây là một biểu hiện quan trọng của căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh.
-Tham gia vào các cuộc xung đột gián tiếp: Thay vì chiến đấu trực tiếp, Mỹ và Liên Xô
thường can thiệp vào các cuộc xung đột gián tiếp ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Cả
hai quốc gia hỗ trợ các phe đối lập trong các cuộc xung đột như Chiến tranh Việt Nam, Chiến
tranh Đông Dương và các cuộc xung đột ở Trung Mỹ và Châu Phi.
-Cạnh tranh về vũ trang và công nghệ: Mỹ và Liên Xô đã cạnh tranh không chỉ trong lĩnh vực
vũ khí hạt nhân mà còn trong lĩnh vực vũ trang khác như quân sự, hàng không, hàng hải và
không gian. Cuộc đua để phát triển công nghệ và trang bị quân sự hàng đầu là một phần quan
trọng của cuộc đối đầu.
-Xây dựng liên minh và hệ thống quân sự: Cả Mỹ và Liên Xô đã xây dựng các liên minh và
hệ thống quân sự với các quốc gia đồng minh của họ. NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương) của Mỹ và các đồng minh của Liên Xô trong Khối Warszawa là hai ví dụ điển hình.
-Cuộc đối đầu trên mặt trận chính trị và kinh tế: Mỹ và Liên Xô cũng thường xuyên đối đầu
trên mặt trận chính trị và kinh tế. Họ tìm cách thu hút các quốc gia thứ ba vào phe của mình,
cũng như áp dụng các biện pháp kinh tế để đối phó với nhau.
=>Những biểu hiện này tất cả cùng đóng vai trò làm nên một bức tranh phức tạp của cuộc đối
đầu giữa Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, và dẫn đến một thời kỳ căng thẳng toàn cầu kéo dài hàng thập kỷ.
CÂU 8: Phân tích những đặc điểm và xu thế trong QHQT trong những
năm đầu TK XXI đến nay?
1/ Những sự kiện và mục tiêu chung của thế giới trong những năm đầu thế kỉ XXI đến nay:
1. Những sự kiện làm ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế trên thế giới:
- Trong thập kỷ đầu thế kỉ XXI đã có vô số những sự kiện làm thay đổi tình hình quan hệ
quốc tế trên thế giới:
+ Cuộc chuyển giao quyền lực giữa hai cường quốc từng là cựu thù địch với nhau – Nga và
Mĩ. => tạo ra bước ngoặt quan trọng, có tính quyết định trên mọi phương diện trên thế giới và
có tác động rung chuyển thế giới.
+ Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. => làm rung chuyển toàn bộ nền kinh tế thế giới, đã
và đang mở ra một kỷ nguyên đầy cạnh tranh và hợp tác giữa các mô hình trên thế giới.
+ Sự nổi lên của các cường quốc mới và phong trào cánh tả ở Mỹ La-tinh. => chủ nghĩa xã
hội vẫn tồn tại và phát triển sau Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ.
=> Sẽ diễn ra sự cạnh tranh và hợp tác giữa hai mô hình: mô hình chủ nghĩa tư bản thời đại
toàn cầu hóa và mô hình xã hội chủ nghĩa.
+ Khối NATO không ngừng mở rộng. => Mĩ biến NATO thành công cụ an ninh toàn cầu và
sẵn sàng dùng sức mạnh quân sự mà không cần sự cho phép của Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc từ đó đe dọa sự ổn định và hòa bỉnh của châu Âu và toàn thế giới.
2. Mục tiêu chung và xu hướng trong quan hệ quốc tế hiện nay:
- Mục tiêu chung của thế giới ở thế kỉ XXI: hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.