Đề thi giữa kỳ môn Kinh tế chính trị - Lênin
Đề thi gồm 2 đề chẵn - lẻ thuộc môn Kinh tế chính trị - Lênin có đáp án chi tiết giúp sinh viên tham khảo, dễ dàng ghi nhớ kiến thức và đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kỳ. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (TRI115)
Trường: Đại học Ngoại Thương
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 35883770 lOMoAR cPSD| 35883770 Đề 1:
Câu 1: Tại sao nói mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ khủng
hoảng sản xuất thừa? Theo em, doanh nghiệp cần làm gì để giảm nguy cơ khủng hoảng
sản xuất thừa trong bối cảnh COVID 19?
Trước hết, mục đích của chủ thể kinh tế khác nhau nên người sản xuất có xu
hướng coi mục đích của họ là giá trị hàng hóa, vì vậy họ có thể chạy theo số lượng mà bỏ
quên giá trị sử dụng của hàng hóa nói cách khác chính là chất lượng của hàng hóa. Bên
cạnh đó, người tiêu dùng lại rất quan tâm giá cả của hàng hóa. Họ thường lựa chọn những
sản phẩm có giá cả rẻ, hợp lí. Chính bởi nguyên nhân đó mà xuất hiện tình trạng sản xuất
ồ ạt, dẫn tới hiện tượng cung vượt cầu.
Ngoài ra, thời gian thực hiện hai thuộc tính của hàng hóa là khác nhau nên nhà sản
xuất có thể chưa khai thác hết các khách hàng tiềm năng, dẫn tới tiềm ẩn nguy cơ khủng
hoảng sản xuất thừa. Họ không tiếp cận được khách hàng tiềm năng bởi một số lí do sau:
người sản xuất không quảng cáo, đưa thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang
cung cấp, họ không chủ động tìm kiếm các khách hàng qua nhiều kênh thông tin hoặc
không có dịch vụ tốt chăm sóc khách hàng tiềm năng…Đồng thời trong nhiều trường
hợp, khách hàng có nhu cầu sử dụng hàng hóa, tuy nhiên họ lại không có khả năng thanh toán.
Cuối cùng, vì không gian thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa khác
nhau nên hàng hóa bị hỏng, bị lỗi dẫn tới tình trạng hàng hóa bị thừa do khách hàng từ
chối tiếp nhận chúng. Một ví dụ điển hình cho điều đó chính là khi chúng ta xuất khẩu
trái cây nhiệt đới sang các nước châu Âu, nếu không được bảo quản cẩn thận, chúng sẽ bị
hư hỏng do điều kiện về môi trường và thời gian, thì khách hàng sẽ không nhận các lô
hàng đó khiến cho hàng hóa bị dư thừa.
Các doanh nghiệp cần làm gì để giảm nguy cơ khủng hoảng sản xuất thừa trong
đại dịch COVID 19 ( giải quyết các mâu thuẫn) lOMoAR cPSD| 35883770
Trước hết, vì nhiều nơi đang thực hiện giãn cách ly tại nhà, giãn cách xã hội nên
các hoạt động kinh tế có xu hướng chỉ nhằm cung cấp nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống.
Do vậy, để tránh khủng hoảng sản xuất thừa, các nhà sản xuất nên tập trung sản xuất
những hàng hóa mà có nhu cầu cao như là vật tư y tế, khẩu trang, nước sát trùng… hay
lương thực thực phẩm cần thiết. Nếu như một doanh nghiệp mở rộng sản xuất những đồ
thủ công mĩ nghệ với mục đích bán chúng tại các địa điểm du lịch trong thời điểm hiện
tại thì chắc chắn hàng hóa sẽ bị dư thừa bởi nhu cầu của người tiêu dùng cho sản phẩm
này là không cao. Đồng thời, họ cũng cần chú trọng nhiều hơn vào chất lượng sản phẩm
bằng cách áp dụng kĩ thuật – công nghệ hiện đại hoặc nâng cao trình độ lao động. Bên
cạnh đó, đại dịch COVID -19 cũng làm thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng, họ
sẽ cân nhắc nhiều hơn tới giá cả vì vậy, nhà sản xuất nên tập trung nâng cao khả năng
cạnh tranh về giá của sản phẩm. Họ có thể tung ra thị trường đợt khuyến mãi để kích cầu tiêu dùng.
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất nên đẩy mạnh việc mua bán trao đổi hàng hóa theo
hình thức trực tuyến để tiếp cận nhiều hơn với khách hàng hoặc là khách hàng tiềm năng.
Hiện tại nhiều doanh nghiệp lựa chọn các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada,
Tiki… để bán các sản phẩm của mình một cách nhanh nhất. Ngoài ra, các xe bán hàng
lưu động cũng là cách tốt để các nhà sản xuất để cung cấp sản phẩm cho khách hàng như
ở tại Đồng Nai đã thực hiện hơn 620 chuyến xe bán lưu động tới các khu vực dãn cách xã
hội tại thành phố Biên Hòa. Như vậy, điều đó sẽ giúp giảm thiểu hàng hóa bị dư thừa.
Cuối cùng, để giải quyết mâu thuẫn về không gian thực hiện hai thuộc tính của
hàng hóa, nhà sản xuất nên nâng cao cách bảo quản, kiểm tra hàng hóa bằng cách áp
dụng những tiến bộ khoa học – kĩ thuật nhằm giảm thiểu khả năng hàng hóa bị lỗi, bị
hỏng. Ở Việt Nam, nhiều xe hàng vận chuyển trái cây bị ùn ứ tại các chốt kiểm dịch tại
biên giới có thể gây ra tình trạng trái cây bị hư hỏng vì vậy các doanh nghiệp cần lắp đặt
hệ thống bảo quản hiện đại để tạo ra môi trường phù hợp cho nông sản.
Câu 2: Tại sao nói sức lao động là hàng hóa đặc biệt và là chiếc chìa khóa để giải thích
mâu thuẫn của công thức chung của tư bản: lOMoAR cPSD| 35883770
Sức lao động là hàng hóa đặc biệt vì chúng cũng có hai thuộc tính như các loại
hàng hóa khác là: giá trị và giá trị sử dụng. Tuy nhiên, sức lao động có những sự khác
biệt với hàng hóa khác trong hai thuộc tính đó.
Trước hết, với thuộc tính giá trị, giá trị của hàng hóa sức lao động khác với hàng
hóa thông thường ở điểm nó bao gồm cả giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết ( vật chất và
tinh thần) để tái sản xuất sức lao động, nuôi con của người lao động và yếu tố lịch sử.
Những nhu cầu của người lao động còn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử của mỗi
nước trong các thời kì, điều kiện địa lý của nước đó.
Ngoài ra, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có điểm đặc biệt, nó là nguồn
gốc sinh ra giá trị. Cụ thể nếu như hàng hóa thông thường sau quá trình tiêu dùng hoặc sử
dụng thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của chúng sẽ mất đi. Trái lại quá trình sử dụng hàng
hóa sức lao động lại chính là quá trình sản xuất ra một loại hàng hóa khác nữa, nói cách
khác nó chính là quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của hàng hóa sức lao động
ban đầu. Giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm đoạt chính là phần lớn hơn đó. Như vậy,
khi được đưa vào quá trình sử dụng, hàng hóa sức lao động tạo ra giá trị thặng dư. Chính
vì vậy, hàng hóa sức lao động được gọi là hàng hóa đặc biệt. Ý 2:
Nó là chiếc chìa khóa vì nó sẽ tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn hơn giá trị của
bản thân nó, phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư. Chính hàng
hóa sức lao động trong quá trình sử dụng sẽ tạo ra giá trị thặng dư nhằm giải quyết mâu
thuẫn cho công thức chung tư bản. lOMoAR cPSD| 35883770 Đề 2:
Câu 1: So sánh tác động của năng suất lao động và cường độ lao động tới lượng giá trị
hàng hóa. Theo em, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để tăng năng suất lao
động trong bối cảnh đại dịch COVID – 19?
- Tăng năng suất lao động làm cho lượng sản phẩm (hàng hóa) sản xuất ra trong
một đơn vị thời gian tăng lên, nhưng làm cho giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm
xuống, như vậy năng suất lao động tỉ lệ nghịch với lượng giá trị hàng hóa . Cường độ lao
động không làm thay đổi lượng giá trị hàng hóa vì, tăng (giảm) cường độ lao động, làm
cho lượng sản phẩm sản xuất ra tăng ( giảm ) trong một đơn vị thời gian, nhưng giá trị
của một đơn vị hàng hóa không đổi.
- Năng suất lao động có thể phụ thuộc nhiều vào máy móc, kỹ thuật, do đó, nó gần
như là một yếu tố có "sức sản xuất" vô hạn. Hơn nữa, cường độ lao động phụ thuộc nhiều
vào thể chất và tinh thần của người lao động, do đó, nó là yếu tố của "sức sản xuất" có giới hạn nhất định.
- Để tăng năng suất lao động các doanh nghiệp cần:
+) Trước hết, dịch bệnh COVID – 19 diễn biến phức tạp khiến cho nhiều doanh
nghiệp phải cắt giảm lao động, nhân sự giảm 50% (luân phiên làm việc) chính vì vậy yêu
cầu đặt ra là doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng người lao động đang làm việc. Ví dụ
như tại một công ty may mặc, doanh nghiệp có thể giúp người công nhân năng suất bằng
việc học cách vận hàng máy may với thông số tự động, biết điều khiển dây chuyền đóng
gói sản phẩm hoặc nâng cao kĩ năng quản lí tổ sản xuất. Tuy nhiên, để người lao động
nâng cao chuyên môn, doanh nghiệp đồng thời phải thường xuyên cải tiến công nghệ,
ứng dụng đổi mới khoa học – kĩ thuật. Trong bối cảnh dịch COVID – 19, các doanh
nghiệp sản xuất trái cây/ nông sản phải nhanh chóng áp dụng hệ thống bảo quản sản
phẩm hiện đại như hệ thống kho lạnh bởi nhiều chuyến xe hàng của họ có thể bị ứ đọng
nhiều ngày tại các chốt kiểm dịch cũng như tại các biên giới. lOMoAR cPSD| 35883770
+) Bên cạnh đó, để tăng năng suất lao động trong dịch COVID 19, doanh nghiệp
cần tận dụng khai thác tối đa những chính sách hỗ trợ của nhà nước. Chính phủ đã có
nghị định 92/2021 về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng cho doanh
nghiệp khó khăn, chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất thấp…,
nếu doanh nghiệp tận dụng được thì có thể mở rộng được quy mô sản xuất, khai thác triệt
để tư liệu sản xuất đã đầu tư dẫn tới tăng năng suất lao động.
Câu 2: Trên cơ sở lí thuyết của quy luật giá trị hãy phân tích tác động của quy luật
này đến việc điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa ở Việt Nam trong bối cảnh dịch COVID 19.
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa:
+) Nếu một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi
cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và
sức lao động. Tại Việt Nam, trong bối cảnh dịch bệnh COVID 19, những hàng hóa như:
nước rửa tay khô, gel rửa tay, khẩu trang y tế… bán chạy và có lãi cao khiến cho nhiều
doanh nghiệp mở rộng sản xuất hay thậm chí là chuyển sang kinh doanh những mặt hàng
này. Ví dụ tại công ty Dệt kim Đông Xuân, trước thời điểm dịch, công ty tiến hành sản
xuất khẩu trang với sản lượng 50.000 chiếc/ngày, nhưng trong bối cảnh dịch phức tạp vào
năm 2020, công ty đã mở rộng sản xuất với sản lượng lên tới 300.000 chiếc mỗi ngày.
Bên cạnh đó, những nhu yếu phẩm như: lương thực thực phẩm cũng được bán với giá cao
hơn so với thời điểm trước dịch cũng khiến cho nhiều hộ kinh doanh, doanh nghiệp mở
rộng quy mô, đầu tư thêm tư liệu sản xuất hoặc chuyển sang kinh doanh mặt hàng này.
+) Ngoài ra, nếu như một mặt hàng nào đó mà giá cá thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn,
điều này sẽ khiến người sản xuất phải thu hẹp sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang
sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động của ngành này giảm đi,
ở ngành khác thì có thể tăng lên. Tại Việt Nam, giá cả của một số mặt hàng thấp hơn so
với thời điểm trước dịch như là đồ thủ công mĩ nghệ vì chúng không thể được xuất khẩu
ra thị trường nước ngoài do những quy định về giãn cách xã hội, không được trao đổi lOMoAR cPSD| 35883770
mua bán tại các địa điểm du lịch nổi tiếng như trước… Từ đó thì các doanh nghiệp sản
xuất những mặt hàng này sẽ dần dần thu hẹp quy mô sản xuất và chuyển sang các mặt
hàng khác có nhu cầu cao hơn như vật tư ý tế, thuốc men, hàng hóa phục vụ tiêu dùng…
Các công ty du lịch sẽ không bán các gói du lịch cho khách hàng nữa mà họ có thể
chuyển đổi qua vận chuyển hàng hóa, kinh doanh trực tuyến sản phẩm dựa vào sự liên kết
với các nhà hàng, nhân viên của các hãng hàng không để có được giá ưu đãi.
=> Quy luật giá trị tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào
các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
+) Tác động điều tiết lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu
hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn, và do đó, góp phần làm
cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định. Tại Việt Nam, trong bối cảnh có
dịch COVID 19, một số nông sản như thanh long được bán với giá thấp tại các vùng nông
thôn do không xuất được ra nước ngoài, người dân trồng ồ ạt, tuy nhiên vận chuyển tới
các thành phố lớn chúng lại được bán với giá cao hơn bởi người dân có nhu cầu cao hơn:
sáng tạo ra món ăn mới (bánh mì thanh long) và cũng nhờ các chương trình giải cứu nông
sản tại thành phố lớn.