Đề thi giữa kỳ môn Triết học Mác - Lênin
Tài liệu đề thi giữa kỳ môn Triết học Mác - Lênin kèm đáp án chi tiết giúp bạn ôn luyện, học tốt môn học và đạt điểm cao.
Môn: Triết học Mác - Lênin (ML014)
Trường: Đại học Cần Thơ
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 36271885
Sinh viên: Nguyễn Thị Bội Tuyền Nhóm: 06 STT: 68 MSSV: B2203645
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Câu 4: Tại sao bộ óc con người – một tổ chức sống vật chất cao lại có thể sinh ra
ý thức? Máy móc có ý thức không? Vì sao? 1.
Tại sao bộ óc con người – một tổ chức sống vật chất cao lại có thể sinh ra ý thức:
Như ta đã biết, “ý thức là hình thức phản ánh đặc trưng chỉ có ở người và là
hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất”.
Thuộc tính phản ánh tồn tại phổ biến trong giới vật chất, nhưng chỉ ở con người
mới được xem là ý thức vì:
➢ Phản ánh ở giới vô sinh chủ yếu là phản ánh vật lý, hóa học. Ở thực vật là sự
kích thích, ở động vật là sự phản xạ, ở động vật cấp cao là tâm lý, bộ óc. Ta thấy trình
độ phản ánh “tâm lý’’ ở động vật là cao nhất, tuy nhiên vẫn chưa phải là ý thức mà
đơn thuần chỉ là bản năng, nhu cầu từ cơ thể.
➢ Ở con người, nhờ hai nguồn gốc tự nhiên và xã hội mà ý thức được hình thành: o
Năng lực phản ánh ở con người đã đạt đến trình độ rất cao nhờ bộ óc có
cấu tạo tinh vi, phức tạp, giúp thu nhận và xử lý thông tin từ bên ngoài, hình thành nên
phản xạ có điều kiện và không điều kiện, cùng với việc điều khiển hoạt động của cơ
thể tương tác với thế giới bên ngoài. Sự phát triển vượt bậc của bộ óc con người so
với các vật chất khác đã góp phần giúp hình thành ý thức. o
Ngoài ra, ý thức cũng được hình thành từ nguồn gốc xã hội. Điều mà các
vật chất khác không thể có được. Ý thức của con người được hình thành dần qua quá
trình lao động, các hoạt động thực tiễn và quá trình con người sinh sống trong các điều lOMoAR cPSD| 36271885
kiện, hoàn cảnh khác nhau giúp con người nhận thức sâu sắc về thế giới. Lao động và
hình thành ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ý thức.
⇨ Như vậy, bộ óc con người có thể sinh ra ý thức vì có cấu tạo tinh vi vượt bậc và
được đặt trong mối quan hệ với thực tiễn xã hội.
2. Máy móc có ý thức không? Vì sao?
➢ Máy móc không hề có ý thức. Vì máy móc chỉ là sản phẩm của con người chế
tạo, làm những công việc con người giao cho, không có khả năng nhận thức, suy nghĩ, tư duy.
➢ Ta cần phân biệt sự phát triển công nghệ AI với ý thức con người. Sau đây là
một số điểm khác nhau cơ bản chứng minh máy móc (hay trí tuệ nhân tạo) không có ý thức: Ý thức Trí tuệ nhân tạo
Quyết định của con người Máy móc phân tích dữ liệu, Khả năng đưa ra
thường có khuynh hướng cảm từ đó đưa ra quyết định khách quyết định tính hoặc chủ quan. quan.
Tư duy con người có thể suy Mang tính rập khuôn, chỉ làm
luận một cách linh hoạt, nhờ Tính linh hoạt
theo những gì được lập trình,
đó có thể làm nhiều việc khác cài đặt sẵn. nhau.
Con người có khả năng nhận Máy móc không hề biết mình
Khả năng nhận thức việc mình đã, đang và sẽ đang làm gì, cũng như mục thức làm.
đích của các việc mình làm.
Con người có khả năng tương
Làm việc độc lập, nếu có sự
tác xã hội như giao tiếp, gặp Tương tác xã hội
tương tác cũng là được thiết
gỡ bạn bè, làm việc nhóm..thể lập sẵn.
hiện cảm xúc, suy nghĩ….
Bảng so sánh một số yếu tố khác nhau của ý thức con người và trí tuệ nhân tạo. lOMoAR cPSD| 36271885
Câu 6: Thế nào là kinh tế tri thức? Sự ra đời phản ánh vai trò gì của tri thức và
đó là tri thức nào? Đảng ta có quan điểm thế nào về phát triển kinh tế ở Việt Nam?
1. Kinh tế tri thức là gì?
➢ Là nền kinh tế vận dụng sự hiểu biết của nhân loại, sử dụng tri thức cho việc
tạo ra của cải và phát triển kinh tế xã hội, bao gồm việc thu nhận và khai thác nguồn
tri thức toàn cầu để phục vụ cho nền kinh tế chung, cũng như sáng tạo tri thức để dùng cho các nhu cầu riêng.
➢ Lực lượng sản xuất của kinh tế tri thức có trình độ cao.
➢ Hiện nay có một tỷ lệ cao các ngành kinh tế sử dụng tri thức như: công nghệ
thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ hàng không, công nghệ nano…
➢ Ví dụ: Khai thác khoáng sản cũng là một ngành kinh tế sử dụng tri thức: Muốn
tiến hành khai khoáng ta cần có kiến thức rõ ràng về trữ lượng, đặc tính của khoáng
sản, công nghệ khai thác, địa hình mỏ, độ sụt lún và các rủi ro khác có thể xảy ra để có
thể khai thác hiệu quả và an toàn.
2. Sự ra đời phản ánh vai trò gì của tri thức và đó là tri thức nào? ➢
Sự ra đời của “kinh tế tri thức” phản ánh vai trò to lớn và thiết yếu của
tri thức trong phát triển kinh tế. Trong đó kiến thức của con người nắm vị trí “đầu não” chủ chốt. o
Việc vận dụng tri thức giúp mọi hoạt động trong các ngành kinh tế trở nên hiệu quả hơn. o
Tri thức là “chiếc cầu” giúp hội nhập toàn cầu. Đơn cử như việc chuyển
giao công nghệ giữa các nước hoặc các nước kém phát triển nhờ việc vận dụng tri
thức vào kinh tế mà rút ngắn được khoảng cách về phát triển. o
Tri thức nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và quốc
gia. Ta nhìn thấy rõ qua việc các hãng công nghệ không ngừng cho ra mắt các sản
phẩm mới, với sự ứng dụng tri thức và nghiên cứu cao hơn để cạnh tranh nâng giá trị lOMoAR cPSD| 36271885
thương hiệu. Những quốc gia với sự ứng dụng tri thức cao như Nhật Bản hay Hoa Kỳ
cũng chiếm thế thượng phong trên thị trường quốc tế. o
Bên cạnh đó, việc sử dụng kiến thức trong sản xuất phân phối còn giúp
bảo vệ môi trường, bằng các biện pháp hạn chế ô nhiễm do các chuyên gia nghiên cứu
được các doanh nghiệp ứng dụng. ➢
Các loại tri thức chủ yếu được vận dụng trong kinh tế tri thức là: tri
thức khoa học kỹ thuật, tri thức văn hóa, tri thức tài chính…
3. Quan niệm của Đảng ta về phát triển kinh tế ở Việt Nam:
Trong đại hội toàn quốc XIII, Đảng ta đã nêu rõ quan niệm về phát triển kinh
tế, trong đó nhấn mạnh việc đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên tiến bộ khoa học
công nghệ, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy các doanh
nghiệp ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học kĩ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng
thông tin cũng như việc nâng cao giáo dục để tạo nguồn lao động trí thức dồi dào.
Như vậy, ta thấy quan niệm của Đảng cũng rất đề cao vai trò của tri thức và chú
trọng phát triển nền kinh tế ứng dụng “chất xám” của con người. Vì kinh tế tri thức
chính là “bước đệm” hiệu quả đưa nhân loại ngày càng phát triển.
Câu 7: Vận dụng cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể trong phép
biện chứng duy vật vào việc giải quyết vấn đề phòng, chống dịch bệnh covid 19 ở
Trường Đại học Cần Thơ giai đoạn hiện nay?
Trước khi đi sâu vào vấn đề phòng, chống dịch bệnh covid 19 ở Trường Đại
học Cần Thơ, ta cần tìm hiểu hai khái niệm quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử
- cụ thể trong triết học.
1. Quan điểm toàn diện
Quan niệm này cho rằng khi xem xét các sự vật hiện tượng cần nhìn một cách
bao quát, nhiều chiều, xem xét tất cả các mặt của sự vật, hiện tượng. Vì các yếu tố cấu
thành sự vật, hiện tượng luôn có mối liên hệ, tác động lẫn nhau. Hơn nữa còn phải chú
ý đến mối quan hệ của sự vật ấy với sự vật khác. Quan điểm toàn diện là một cơ sở lý lOMoAR cPSD| 36271885
luận quan trọng giúp chúng ta đánh giá đúng bản chất, vai trò, vị trí của sự vật, hiện tượng.
2. Quan điểm lịch sử - cụ thể
Quan điểm này cho rằng mọi sự vật, hiện tượng luôn tồn tại, vận động trong
một thời gian, không gian xác định. Nếu tồn tại trong điều kiện không gian, thời gian
khác nhau thì tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng cũng thay đổi. Vì vậy khi
xem xét sự vật cần gắn với hoàn cảnh, tình huống cụ thể mà sự vật tồn tại và phát triển. 3.
Vận dụng cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện vào việc giải quyết vấn đề
phòng, chống dịch bệnh covid 19 ở Trường Đại học Cần Thơ giai đoạn hiện nay:
➢ Quan điểm toàn diện: Trong việc phòng chống dịch bệnh covid ở Đại học Cần
Thơ cần có cái nhìn toàn diện, bao quát, xem xét nhiều khía cạnh như văn hóa, kinh
tế, kĩ thuật, xã hội…Như vậy mới có thể đưa ra các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả tối ưu.
➢ Lịch sử cụ thể: Các cơ quan chức năng cần đặt vấn đề phòng – chống dịch vào
hoàn cảnh cụ thể, phân tích rõ tình hình hiện thời. Ta cần phân tích, xem xét tình hình
dịch bệnh trong trường cũng như trên toàn quốc. Tham khảo, rút kinh nghiệm từ các
hoạt động phòng chống dịch trong lịch sử cũng như của các nước trên thế giới.
➢ Phép biện chứng duy vật: Như ta đã biết: “Phép biện chứng là khoa học về
mối liên hệ phổ biến”. Phép biện chứng xem xét mối liên hệ, sự tác động lẫn nhau của
sự vật. Nên khi đưa ra các biện pháp phòng chống dịch bệnh covid, các chuyên gia
cần đảm bảo phù hợp với các yếu tố văn hóa, xã hội, kinh tế, giáo dục….
Tài liệu tham khảo:
https://tino.org/vi/diem-khac-nhau-giua-y-thuc-va-tri-tue-nhan-taokinh tế tri thức | Tin
tức cập nhật mới nhất - Trang 1 (kinhtevadubao.vn)
Những điểm mới về kinh tế trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng | Tư liệu văn kiện
Đảng (dangcongsan.vn) Báo điện tử ĐCSVN.
Giáo trình Triết học Mác Lênin.