Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2023 - Đề 3
Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2023 - Đề 3. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Preview text:
KIỂM TRA CU I H Ố C Ọ KÌ I L P Ớ Trư n ờ g Ti u ể h c
ọ : ……………………………………………………. ………… 5
Họ tên: ……………………………………………………….…………………………………… NĂM H C Ọ : 2023- 2024 L p:
ớ ……………………………………………………….……………………………….……… MÔN: Ti n ế g Vi t ệ Ngày ki m
ể tra: …………… / …………… /20…………… MÃ Đ : Ề 03 ĐI M Ể NH N Ậ XÉT C A Ủ GIÁO VIÊN
GT1: …………………………………….……………
………………………………………………………. ……………………………….
GT2: …………………………………….……………
………………………………………………………. ……………………………….
………………………………………………………. ……………………………….
GT1: …………………………………….……………
………………………………………………………. ……………………………….
GT2: …………………………………….……………
Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu (3 điểm) I. Đọc thầm
Những bông lúa vàng mới cắt xong đều xếp rải rác từng hàng trên
bờ ruộng, trong đám cỏ xanh mọc dày. Mỗi khi gặt được vài lượm lúa,
người thợ hái ôm sát bó lúa thơm vào người, đem ra xếp vào chỗ lúa
trước. Rồi họ lại trở vào ruộng, đứng theo hàng những người bạn gặt.
Tiếng hái đưa vào gốc lúa xoàn xoạt như tiếng trâu bò ăn cỏ.
Chăm chú vào công việc đang làm, Tân không để ý gì đến cảnh vật
chung quanh. Chàng cũng không thấy mệt nữa, tuy ánh nắng chiếu trên
lưng nóng rát, và mồ hôi từng giọt nhỏ ở trên trán xuống. Tân chú ý đưa
cái hái cho nhanh nhẹn, mỗi lần bông lúa rung động chạm vào mặt, vào
người, mùi lúa chín thơm lại phảng phất lẫn với mùi rạ ướt mới cắt. Mùi
thơm đó làm cho chàng say sưa như men rượu. Tân lại cố hết sức gặt, chỉ
lo không theo kịp hàng những người thợ khác.
(trích Những ngày mới - Thạch Lam)
II. Dựa trên nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời sau:
Câu 1. (0,5 điểm) Nhân vật Tân đang làm gì? A. Gặt lúa B. Trồng lúa C. Phơi lúa
Câu 2. (0,5 điểm) Những bông lúa vừa gặt xong sẽ được xếp ở đâu?
A. Xếp ở dọc bờ sông chảy qua ruộng lúa
B. Xếp rải rác từng hàng trên bờ ruộng, trong đám cỏ xanh mọc dày
C. Xếp ở trong những chiếc thúng tre to như cái buồng ngủ
Câu 3. (0,5 điểm) Những vất vả, khó khăn mà Tân đang đối mặt khi gặt lúa là gì?
A. Mưa to, khiến ruộng lầy lội, người thì ướt hết, vô cùng mệt mỏi
B. Trời đất tối om, thật khó để nhìn thấy đường đi hay ngọn lúa để cắt
C. Ánh nắng chiếu trên lưng nóng rát, mồ hôi từng giọt nhỏ ở trên trán xuống
Câu 4. (0,5 điểm) Vì sao Tân lại quên đi hết những mệt nhọc đang gánh chịu?
A. Vì lo không theo kịp hàng những người thợ khác
B. Vì quá tập trung vào công việc đang làm
C. Vì từ nhỏ đã thường xuyên chịu vất vả nên đã quen rồi
Câu 5. (0,5 điểm) Tác giả đã so sánh mùi hương gì với mùi men rượu?
A. Mùi lúa chín thơm cùng mùi mít chín
B. Mùi lúa chín thơm lẫn mùi rạ ướt mới cắt
C. Mùi lúa non thơm nồng lẫn mùi rạ ướt mới cắt
Câu 6. (0,5 điểm) Bài văn trên có sử dụng 6 từ láy, đó là:
A. Rải rác, xoàn xoạt, chăm chỉ, nhanh nhẹn, phảng phất, say sưa
B. Rải rác, xoàn xoạt, chăm chú, nhanh nhẹn, phung phí, say sưa
C. Rải rác, xoàn xoạt, chăm chú, nhanh nhẹn, phảng phất, say sưa
Phần 2. Kiểm tra viết (7 điểm)
I. Chính tả: Nghe viết (3 điểm)
Tân chú ý đưa cái hái cho nhanh nhẹn, mỗi lần bông lúa rung động chạm vào mặt, vào người,
mùi lúa chín thơm lại phảng phất lẫn với mùi rạ ướt mới cắt. Mùi thơm đó làm cho chàng say sưa như
men rượu. Tân lại cố hết sức gặt, chỉ lo không theo kịp hàng những người thợ khác.
II. Tập làm văn (4 điểm)
Em hãy miêu tả cảnh các bạn học sinh đang tập trung làm bài thi. Đáp án
Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu A. Đọc thầm B. Trắc nghiệm: 1. A 2. B 3. C 4. B 5. B 6. C
Phần 2. Kiểm tra viết I. Chính tả
- Tốc độ đạt yêu cầu: 0,5 điểm
- Chữ viết rõ ràng,viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi ): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch , đẹp: 0,5 điểm II. Tập làm văn 1. Nội dung: 2 điểm
HS đảm bào được các phần nội dung cơ bản sau a. Mở bài:
- Giới thiệu về thời gian, hoàn cảnh HS tập trung để làm bài thi. b Thân bài:
- Giới thiệu chung về buổi thi: Đây là kì thi gì? Về môn học nào? Diễ ra trong bao lâu?
- Miêu tả chung về giám thị trông thi (thái độ nghiêm khắc, quan sát cẩn
thận, chăm chú vào từng học sinh)
- Miêu tả không khí của buổi thi (nghiêm túc, yên ắng…)
- Miêu tả các bạn học sinh trong phòng thi (thái độ, hành động, biểu cảm…)
- Miêu tả không khí của phòng thi khi hết giờ c. Kết bài:
- Suy nghĩ, đánh giá của em về giờ kiểm tra vừa rồi và các bạn HS đã tham gia. 2. Kỹ năng: 2 điểm
- Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 0,5 điểm
- Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
- Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 0,5 điểm.