Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều | Đề 2
Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 Cánh diều năm 2023 - 2024 gồm 5 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận và đặc tả đề thi học kì 1 kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh nắm vững cấu trúc đề thi, luyện giải đề thật thành thạo.
Chủ đề: Đề HK1 GDCD 6
Môn: Giáo dục công dân 6
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MA TRẬN, ĐẶC TẢ, ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ LỚP 6
1/. Khung ma trận đề kiểm tra cuối học kì I- lớp 6
Mức độ nhận thức Tổng TT Chủ đề Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tỉ lệ Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL điểm 1 Giáo dục
Tự hào về truyền đạo đứ 2 câu c thống gia đình, (0.5đ) 2 câu 0.5 dòng họ Yêu thương con 2 câu ngườ 2 câu 0.5 i (0.5đ) Siêng năng kiên 4 câu 1 câu trì (1đ) (1.5đ) 4 câu 1 câu 2.5
Tôn trọng sự thật 1/2 câu 1/2 câu (1.5đ) 1 câu 2.5 (1đ) Tự lập 1 câu (3 đ) 1 câu 3.0 2 Giáo dục
Tự nhận thức bản 4 câu kĩ năng 4 câu 1.0 thân (1đ) sống Tổng 12 1.5 1 1/2 12 3 Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% 30% 70% 10 điểm Tỉ lệ chung 60% 40% 100%
2/ Bản đặc tả cuối học kì I lớp 6
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Mạch nội Thông Vận TT Nội dung
Mức độ đánh giá Nhận Vận dung hiểu dụng biết dụng cao 1 Giáo dục
Tự hào về truyền Nhận biết: đạo đức thống gia đình,
Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ 2 TN dòng họ Yêu thương con Nhận biết: người
- Nêu được khái niệm tình yêu thương con người 2 TN
- Nêu được biểu hiện của tình yêu thương con người Siêng năng, kiên Nhận biết: trì
- Nêu được khái niệm siêng năng, kiên trì
- Nêu được biểu hiện siêng năng, kiên trì 4 TN
- Nêu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì Thông hiểu:
- Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng 1 TL
kiên trì của bản thân trong học tập, lao động.
Tôn trọng sự thật Thông hiểu: 1/2 TL
Giải thích được vì sao phải tôn trọng sự thật. Vận dụng cao:
Thực hiện được một số việc làm tôn trọng sự thật thông 1/2 TL
qua các mối quan hệ XH. Tự lập Vận dụng:
- Xác định được một số cách rèn luyện thói quen tự lập 1 TL phù hợp với bản thân 2 Giáo dục
Tự nhận thức bản Nhận biết: kĩ năng 4 TN thân
Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân. sống
Nêu được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân. Tổng 12 TN 1.5 TL 1 TL 1/2 TL Tỉ lệ % 30 30 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
3. Đề kiểm tra cuối học kì I, lớp 6
Môn: Giáo dục công dân lớp 6
Ngày kiểm tra: …………………..
Thời gian làm bài: 45 phút
Họ và tên :...........................................................; Lớp............
Phần I - Trắc nghiệm khách quan (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)
(Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất)
Câu 1: Biểu hiện nào sau đây thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống.
B. Lưu giữ nghề làm gốm.
C. Không truyền lại kinh nghiệm làm nón cho con cháu.
D. Lãng quyên nghề của cha ông
Câu 2: Trong cuộc sống, việc phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ giúp
chúng ta có thêm kinh nghiệm và A. động lực. B. tiền bạc. C. của cải. D. tuổi thọ.
Câu 3: Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp nhất cho con
người, nhất là những lúc........
A. cần đánh bóng tên tuổi.
B. mưu cầu lợi ích cá nhân.
C. gặp khó khăn và hoạn nạn.
D. vì mục đích vụ lợi
Câu 4: Phẩm chất đạo đức nào dưới đây gắn liền với biểu hiện của yêu thương con người? A. Nhỏ nhen. B. Ích kỷ C. Tha thứ. D. Vô cảm
Câu 5: Siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người
A. cho rằng năng lực kém.
B. đánh giá là kém thông minh.
C. tư chất chưa tốt lắm.
D. tin tưởng và yêu quý.
Câu 6: Cá nhân có tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó thường xuyên hoàn thành tốt
các công việc là biểu hiện của người có đức tính A. siêng năng. B. tự ti. C. tự ái. D. lam lũ.
Câu 7: Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở thái độ làm việc một cách A. hời hợt. B. cần cù. C. nông nổi. D. lười biếng
Câu 8: Biểu hiện của sự kiên trì là
A. làm việc miệt mài.
B. tham gia làm việc
C. làm việc nhiều công việc .
D. lười biếng làm việc.
Câu 9. Dấu hiệu nào sau đây không phải là tự nhận thức bản thân?
A. Tự nhận ra những đặc điểm riêng của mình.
B. Tự nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
C. Không nhận ra điểm yếu của bản thân.
D. Nhận thức được bản thân để tự hoàn thiện bản thân.
Câu 10: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta
A. tỏ ra thờ ơ, lạnh cảm với tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.
B. nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục.
C. làm theo lối sống của người khác cho phù hợp với tất cả mọi người.
D. sống tự cao tự đại khi biết được những điểm mạnh của bản thân.
Câu 11: Tự nhận thức bản thân là khả năng hiểu rõ chính xác A. mọi người B. bạn bè C. bản thân D. người thân.
Câu 12: Cá nhân biết đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, quyết tâm khắc phục
điểm yếu, phát huy điểm mạnh là biểu hiện nào dưới đây của mỗi người
A. sống có mục đích.
B. tự nhận thức bản thân. C. sống có ý chí.
D. tự hoàn thiện bản thân.
Phần I- Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2.5 điểm). Cho tình huống: Phát hiện C đã tung tin không đúng sự thật trên mạng xã
hội, mục đích gây sốc để nhận được nhiều lượt yêu thích và bình luận.
a. Em có nhận xét gì về việc làm của C vì sao ?
b. Trong tình huống trên, nếu em là bạn của C thì em sẽ làm như thế nào?
Câu 2 (1,5 điểm). Hãy chia sẻ cùng với bạn về 3 việc làm của em thể hiện sự nỗ lực kiên trì
vượt qua khó khăn trong học tập hoặc trong cuộc sống của bản thân.
Câu 3 (3.0 điểm). Cho tình huống: H suốt ngày chơi điện tử, không học bài và không làm
việc nhà giúp đỡ bố mẹ. Ở gia đình, mọi việc H đều ỷ lại vào bác giúp việc. Trên lớp, H
thường mua đồ ăn mời các bạn để được nhìn bài khỉ tới giờ kiểm tra. Trong hoạt động tập thể,
lớp phân công việc gì H cũng từ chối hoặc nhờ các bạn trong tổ, nhóm làm giúp. Nhiều lẩn
như vậy, lớp trưởng góp ý thì H nói: "Gia đình tớ rất giàu, bố mẹ tớ đã chuẩn bị sẵn cả tương
lai cho tớ rồi! Tớ không cần phải khổ sở, vất vả học hành nữa!".
Em có tán thành với suy nghĩ và việc làm của bạn H hay không? Vì sao? Là bạn của H
em sẽ làm gì để giúp bạn?
.........................Hết.........................
(Giám thị không giải thích gì thêm)
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I- Trắc nghiệm khách quan (3.0 điểm)
1. Các câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn ( 3.0 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0.25 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 B A C C D A B A Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 C B C B
Phần I- Tự luận (7.0 điểm)
Câu 1 (1.5 điểm). Yêu cầu Điểm Mục a 1.5 điểm
Giải thích được cần tôn trọng sự thật vì: 0.5 điểm
- Đây là đức tính cần thiết, quý bàu, 0.5 điểm
- Giúp con người nâng cao phẩm giá bản thân; 0.5 điểm
- Góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, được mọi người tin yêu, quý trọng Mục b 1.0 điểm
Học sinh tự do nêu ý kiến cá nhân. 1.0 điểm
- Ví dụ: Khuyên bạn chỉ đăng những bài viết lành mạnh, đúng sự thật và
phù hợp với lứa tuổi.
- Khuyên không nên nói dối, không tôn trọng sự thật, nếu mọi người biết
sự thật thì mọi người sẽ không còn tin tưởng bạn nữa; …
Câu 2 (1.5 điểm) Yêu cầu Điểm
Học sinh tự do nêu ý kiến mỗi ý kiến 0.5 điểm 1.5 điểm
Ví dụ: trong học tập khi gặp một bài tập khó em sẽ cố gắng tìm cách giải,
nếu không được em sẽ hỏi thầy cô hướng dẫn
Câu 3 (3.0 điểm) Yêu cầu Điểm * Học sinh nêu được: 0.5 điểm
- Không đồng tình với suy nghĩa và việc làm của H
Vì: - Trong cuộc sống và học tập bạn đều ỷ lại vào người khác, cụ thể: 0.5 điểm
Suốt ngày chơi điện tử, không học bài và không làm việc nhà giúp đỡ bố
mẹ, mọi việc H đều ỷ lại vào bác giúp việc.
+ Trên lớp, H thường mua đồ ăn mời các bạn để được nhìn bài khỉ tới giờ 0.5 điểm kiểm tra.
+ Trong hoạt động tập thể, lớp phân công việc gì H cũng từ chối hoặc nhờ 0.5 điểm
các bạn trong tổ, nhóm làm giúp.
- Không tự lo liệu, xây dựng cho cuộc sống tương lại của mình: H có suy 0.5 điểm
nghĩ gia đình rất giàu, có bố mẹ chuẩn bị sẵn cả tương lai nên không cần
phải khổ sở, vất vả học hành.
- Hùng thiếu đức tính tự lập 0.5 điểm