Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều | đề 4

Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng gồm cả tự luận kết hợp trắc nghiệm. Thông qua đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 Cánh diều các em có thêm nhiều đề ôn luyện làm quen với kiến thức để không còn bỡ ngỡ trước khi bước vào kì thi chính thức.

Thông tin:
5 trang 9 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều | đề 4

Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng gồm cả tự luận kết hợp trắc nghiệm. Thông qua đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 Cánh diều các em có thêm nhiều đề ôn luyện làm quen với kiến thức để không còn bỡ ngỡ trước khi bước vào kì thi chính thức.

131 66 lượt tải Tải xuống
PHÒNG GD&ĐT. . . . .
TRƯỜNG THPT. . . . . . .
Đ KIM TRA CUI HC K I
NĂM HỌC 2023-2024
MÔN: NGỮ VĂN, LP 11
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề bài
I.
ĐỌC HIU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau thực hiện yêu cầu:
(Tóm lược: Cuộc đời Kiều tưởng như bế tắc hoàn toàn khi rơi vào lu xanh ln 2
thì Từ Hi bng xut hiện cứu nàng thoát khỏi cảnh ô nhục. Hai người cuộc
sng hạnh phúc nhưng Từ Hải không bằng lòng với cuc sng êm đềm bên cạnh
nàng Kiều tài sắc, chàng muốn sự nghip lớn nên sau nửa năm đã t bit Kiu
ra đi.)
Nửa năm hương lửa đương nồng
(1)
,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
(2)
.
Trông vời
(3)
trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa
(4)
lên đường thẳng rong
(5)
.
Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng
(6)
,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri
(7)
,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình
(8)
?
Bao giờ mười vạn tinh binh
(9)
,
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh
(10)
rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
(11)
.
Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi
(12)
.
(Trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du)
La chọn đáp án đúng:
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản trên?
A. Thất ngôn bát cú
B. Tự do
C. Lục bát
D. Sáu chữ
Câu 2: Từ Hải đã quyết chí ra đi lập công danh sự nghiệp trong hoàn cảnh như thế
nào?
A. Nửa năm sau khi cứu Kiều ra khỏi lầu xanh và hai người đang cuộc sống
mặn nồng, hạnh phúc
B. Nửa năm sau khi cứu Kiều ra khỏi lầu xanh hai người đang xảy ra mâu
thuẫn, bất hoà
C. Một năm sau khi cứu Kiều ra khỏi lầu xanh hai người đang cuộc sống
mặn nồng, hạnh phúc
D. Một năm sau khi cứu Kiều ra khỏi lầu xanh hai người đang xảy ra u
thuẫn, bất hoà
Câu 3: Từ ngữ nào trong đoạn trích được dùng để thể hiện sự tỉnh thức mau lẹ của
khát vọng, chí khí anh hùng của Từ Hải?
A. Thoắt
B. Động lòng
C. Trông vời
D. Thẳng rong
Câu 4: Câu thơ nào thể hiện thái độ, hành động của Kiều trước chí nguyện của Từ
Hải?
A. Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong
B. Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”
C. Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường
D. Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Câu 5: Ẩn ý của Từ Hải qua câu: “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”:
A. Trách Kiều chỉ là phận nữ nhi tầm thường
B. Trách Kiều vẫn còn cái tình thông thường của đàn bà, con gái
C. Khuyên Kiều, hy vọng nàng hãy biết đặt sự nghiệp lớn lao của chồng lên trên
tình cảm nữ nhi yếu đuối
D. Khuyên Kiều hãy vượt qua khó khăn, xa cách tạm thời để sống cho vui vẻ
Câu 6: Câu thơ Bao giờ mười vạn tinh binh - Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh
rợp đường.” thể hiện:
A. Tưởng tượng viển vông, không có thực của Từ Hải về tương lai
B. Khát vọng lớn lao của người anh hùng – khát vọng quân vương
C. Sự khoa trương, sĩ diện hão của Từ Hải
D. Tư tưởng bành trướng thiên hạ của Từ Hải
Câu 7: “Quyết lời dứt áo ra đi” là hành động như thế nào?
A. Hành động “dứt áo ra đi” mang tính chất lưu luyến bịn rịn chẳng nỡ rời xa
B. Hành động thể hiện quyết tâm ra đi một cách phũ phàng, cực đoan
C. Hành động thể hiện sự dứt tình một cách không lưu luyến
D. Hành động thể hiện sự mạnh mẽ, quyết đoán của bậc nam nhi
Tr lời câu hỏi:
Câu 8. Nêu hiệu qu ngh thut ca 02 bin pháp tu từ trong câu thơ sau:
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường.
Câu 9. Viết đoạn văn (t 5-7 dòng) bày tỏ suy nghĩ v v đẹp người anh hùng T
Hi qua đoạn trích trên.
Câu 10. Qua văn bản, anh (chị) rút ra được bài học nào cho bản thân?
ĐÁP ÁN Đ THI
Câu
Đim
1
0,5
2
0,5
3
0,5
4
0,5
5
0,5
6
0,5
7
0,5
8
0,5
9
1,0
10
1,0
| 1/5

Preview text:

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
PHÒNG GD&ĐT. . . . . NĂM HỌC 2023-2024
MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 11
TRƯỜNG THPT. . . . . . .
Thời gian làm bài: 90 phút Đề bài
I. ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

(Tóm lược: Cuộc đời Kiều tưởng như bế tắc hoàn toàn khi rơi vào lầu xanh lần 2
thì Từ Hải bỗng xuất hiện và cứu nàng thoát khỏi cảnh ô nhục. Hai người có cuộc
sống hạnh phúc nhưng Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm bên cạnh
nàng Kiều tài sắc, chàng muốn có sự nghiệp lớn nên sau nửa năm đã từ biệt Kiều ra đi.)

Nửa năm hương lửa đương nồng (1),
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương (2).
Trông vời (3) trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa (4) lên đường thẳng rong (5).
Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng (6),
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri (7),
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình (8)?
Bao giờ mười vạn tinh binh (9),
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh (10) rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia (11).
Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi (12).
(Trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản trên? A. Thất ngôn bát cú C. Lục bát B. Tự do D. Sáu chữ
Câu 2: Từ Hải đã quyết chí ra đi lập công danh sự nghiệp trong hoàn cảnh như thế nào?
A. Nửa năm sau khi cứu Kiều ra khỏi lầu xanh và hai người đang có cuộc sống mặn nồng, hạnh phúc
B. Nửa năm sau khi cứu Kiều ra khỏi lầu xanh và hai người đang xảy ra mâu thuẫn, bất hoà
C. Một năm sau khi cứu Kiều ra khỏi lầu xanh và hai người đang có cuộc sống mặn nồng, hạnh phúc
D. Một năm sau khi cứu Kiều ra khỏi lầu xanh và hai người đang xảy ra mâu thuẫn, bất hoà
Câu 3: Từ ngữ nào trong đoạn trích được dùng để thể hiện sự tỉnh thức mau lẹ của
khát vọng, chí khí anh hùng của Từ Hải? A. Thoắt C. Trông vời B. Động lòng D. Thẳng rong
Câu 4: Câu thơ nào thể hiện thái độ, hành động của Kiều trước chí nguyện của Từ Hải?
A. Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong
B. Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”
C. Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường
D. Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?

Câu 5: Ẩn ý của Từ Hải qua câu: “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”:
A. Trách Kiều chỉ là phận nữ nhi tầm thường
B. Trách Kiều vẫn còn cái tình thông thường của đàn bà, con gái
C. Khuyên Kiều, hy vọng nàng hãy biết đặt sự nghiệp lớn lao của chồng lên trên
tình cảm nữ nhi yếu đuối
D. Khuyên Kiều hãy vượt qua khó khăn, xa cách tạm thời để sống cho vui vẻ
Câu 6: Câu thơ “Bao giờ mười vạn tinh binh - Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh
rợp đường.”
thể hiện:
A. Tưởng tượng viển vông, không có thực của Từ Hải về tương lai
B. Khát vọng lớn lao của người anh hùng – khát vọng quân vương
C. Sự khoa trương, sĩ diện hão của Từ Hải
D. Tư tưởng bành trướng thiên hạ của Từ Hải
Câu 7: “Quyết lời dứt áo ra đi” là hành động như thế nào?
A. Hành động “dứt áo ra đi” mang tính chất lưu luyến bịn rịn chẳng nỡ rời xa
B. Hành động thể hiện quyết tâm ra đi một cách phũ phàng, cực đoan
C. Hành động thể hiện sự dứt tình một cách không lưu luyến
D. Hành động thể hiện sự mạnh mẽ, quyết đoán của bậc nam nhi
Trả lời câu hỏi:
Câu 8. Nêu hiệu quả nghệ thuật của 02 biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường.
Câu 9. Viết đoạn văn (từ 5-7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về vẻ đẹp người anh hùng Từ
Hải qua đoạn trích trên.
Câu 10.
Qua văn bản, anh (chị) rút ra được bài học nào cho bản thân? ĐÁP ÁN ĐỀ THI Câu Nội dung Điểm 1 C 0,5 2 A 0,5 3 A 0,5 4 B 0,5 5 C 0,5 6 B 0,5 7 D 0,5 8
* HS chỉ ra 02 biện pháp trong những biện pháp tu từ sau: 0,5
- Phép liệt kê: mười vạn tinh binh, chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường
- Phép đối: Tiếng chiêng dậy đất - bóng tinh rợp đường.
- Nói quá: chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường
* Hiệu quả nghệ thuật:
- Thông qua hàng loạt biện pháp tu từ, tác giả nhấn mạnh khát
vọng, lí tưởng lớn lao của Từ Hải, khát vọng quân vương.
- Đó là một lí tưởng đẹp. Lí tưởng gắn liền với một quan điểm sống
tích cực, một cách sống vượt ra mọi khuôn khổ trói buộc của đời
thường để đạt tới mục tiêu cao cả.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh chỉ ra được 2 biện pháp, nêu hiệu quả nghệ thuật: 0.5 điểm
- Học sinh nêu một biện pháp và phân tích được hiệu quả: 0.25 điểm.
9
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : 1,0
- Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không
mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; - Nội dung:
+ Từ Hải là người anh hùng có lí tưởng, khát vọng lớn lao. Lí tưởng
đó là được tự do, vẫy vùng giữa trời cao đất rộng, không chịu một sự trói buộc nào.
+ Từ Hải là người tự tin vào tài năng của bản thân: lời hẹn “Chầy
chăng là một năm sau vội gì”.
+ Từ Hải còn là người chồng tâm lí: hứa với Kiều khi lập được
công danh, sự nghiệp lớn sẽ “rước nàng nghi gia”.
+ Từ Hải là giấc mơ lớn của Nguyễn Du về tự do và công lí.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật (như đáp
án); diễn đạt lưu loát; đảm bảo cấu trúc một đoạn văn: 0,75 – 1,0 điểm.
- Học sinh nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật (1 ý); diễn
đạt lưu loát; đảm bảo cấu trúc một đoạn văn: 0,25 điểm.
10
HS rút ra bài học. Tham khảo: 1,0
- Sống cần có lí tưởng, khát vọng.
- Cần có thái độ dứt khoát, kiên quyết theo đuổi khát vọng của bản thân.
- Trong tình yêu, cần có sự đồng cảm, sẻ chia với những khát vọng của người yêu,…
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh rút ra được bài học; có diễn giải; diễn đạt lưu loát: 0,75 – 1,0 điểm.
- Học sinh chỉ nêu bài học: 0,25 - 0,5 điểm