Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều | đề 5

Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng gồm cả tự luận kết hợp trắc nghiệm. Thông qua đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 Cánh diều các em có thêm nhiều đề ôn luyện làm quen với kiến thức để không còn bỡ ngỡ trước khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Môn:

Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu

Thông tin:
5 trang 10 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều | đề 5

Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng gồm cả tự luận kết hợp trắc nghiệm. Thông qua đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 Cánh diều các em có thêm nhiều đề ôn luyện làm quen với kiến thức để không còn bỡ ngỡ trước khi bước vào kì thi chính thức.

2.1 K 1 K lượt tải Tải xuống
PHÒNG GD&ĐT. . . . .
TRƯỜNG THPT. . . . . . .
Đ KIM TRA CUI HC K I
NĂM HỌC 2023-2024
MÔN: NGỮ VĂN, LP 11
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề bài
I. ĐỌC HIU (6,0 đim)
Đọc văn bn sau và thực hiện yêu cu: (Trc nghim)
Xó bếp
Nơi ấy
m ta nh nhi m i
đàn con lóc nhóc khóc cười
buổi nhá nhem len lén mò cơm nguội
by sc cu vồng trong xó xỉnh l lem
Nơi ấy
ta nướng khoai lùi sn
xoa xít hít hà... thơm bùi cháy họng
lm tấm đầy đầu bi b hóng
lép bép lửa tàu cau
râu tôm nấu vi rut bầu húp suông
Nơi ấy vùng ta còn đun rạ đun rơm
cơm nếp c thơm canh cua cứ ngt
con cá kho dưa quả cà kho tép
vic vặt giúp bà ta từng quen tay
gạo chiêm ghế ngô gạo mùa độn khoai
bà dạy ta chữa khê chữa nhão
ngn la gi qua đêm dai trong trấu
âm ỉ lòng ta đến bao gi
Nơi ấy
nhá nhem giữa quên và nhớ
đỉnh núi hiện lên bóng bà và mẹ
mây chiều hôm gánh gạo đưa ta
tất tưởi đường xa cu vồng ráng đỏ
Mt trn dời vào sâu
ngày mai ta dừng chân nơi nào
khong trống phía trước vn b ng
đâu biết những gì chờ ta đằng kia
ch biết đời ta khởi đầu t nơi ấy...
Mt trận đường 9 - Nam Lào, 1971
(Trích bếp, Tập thơ Mẹ Em,
Nguyễn Duy, NXB Thanh Hoá, 1987)
La chn đáp án đúng (Mỗi câu 0.5 đim):
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo th thơ nào?
A. Th thơ tự do B. Th thơ lục bát C. Th thơ lục bát xen lẫn t do D. Th thơ bảy ch
Câu 2. Nơi ấy trong đoạn trích là nơi nào?
A. Hiên nhà B. Căn buồng cũ C. Xó bếp D. Mái lá đơn sơ
Câu 3. Dòng nào nêu đúng những hình ảnh miêu tả cuc sng sinh hot nơi ấy trong kh thơ thứ 3?
A. Đun rạ đun rơm; cơm nếp; canh cua; con cá kho chuối xanh; qu cà kho cá; gạo chiêm ghế ngô; gạo mùa độn
khoai; ngn la gi qua đêm trong trấu.
B. Đun rạ đun rơm; cơm nếp; canh cua; con kho dưa; thịt ba ch kho tép; gạo chiêm ghế ngô; gạo mùa độn
khoai; ngn la gi qua đêm trong trấu.
C. Đun rạ đun rơm; cơm nếp; canh cua; con cá kho dưa; quả cà kho tép; gạo chiêm ghế ngô; gạo mùa độn khoai;
ngn la gi qua đêm trong trấu.
D. Đun rạ đun rơm; cơm nếp; canh cua; con cá kho dưa; quả kho tép; gạo chiêm ghế khoai; gạo mùa độn ngô;
ngn la gi qua đêm trong trấu.
Câu 4. Nhà thơ nghĩ về “Nơi ấy” trong hoàn cảnh nào?
A. Trong mt cuc chiến d di
B. Khi đang cô đơn, lạc lõng, một mình nơi xứ người
C. Khi đang lênh đênh nơi biến khơi vô cùng, vô tận
D. Khong thời gian trước khi mt trn dời vào sâu, người lính không biết trước ngày mai ra sao
Câu 5. Anh/Ch hiểu như thế nào về hình ảnh xó bếp?
A. Đó nơi tầm thường, nh nhưng chứa đầy k nim của người lính chiến với người yêu hiền dịu nơi quê
nhà.
B. Đó là nơi nghèo khó, đơn sơ nhưng đầm ấm, yêu thương với bao tình cảm gia đình thiêng liêng để người lính
chiến luôn hướng v vi tt c tin yêu.
C. Đó là nơi ấm áp, yêu thương tình cảm gia đình thiêng liêng mà vợ chồng, con cái sum vầy, hạnh phúc.
D. Đó là nơi nghèo khó, đơn sơ nhưng đầm ấm, thiêng liêng với bao tình cảm bà cháu quấn quýt, yêu thương.
Câu 6. Tác dụng ca th thơ được s dụng trong văn bản trên là gì?
A. Phù hợp với xúc cảm mãnh liệt, cồn cào khi nhà thơ diễn t ni nh của người chiến sĩ về quê hương xứ s.
B. Phù hp với xúc cảm thiết tha, nồng nàn khi nhà thơ diễn t ni nh của người chiến về người yêu bé nhỏ
nơi quê nhà.
C. Phù hợp vi mạch xúc cảm t do, phóng khoáng khi nhà thơ diễn t ni nh của người chiến sĩ về xó bếp, nơi
bé nhỏ, đơn sơ mà chứa đựng bao nhiêu ấm áp, yêu thương.
D. Phù hợp vi mạch xúc cảm t do, phóng khoáng khi nhà thơ din t ni nh của người chiến về người
mi sm chiều nhóm lên ngọn la..
Câu 7. Hình ảnh bóng bà và mẹ trong đoạn thơ sau biểu tượng cho điều gì?
… bóng bà và mẹ
mây chiều hôm gánh gạo đưa ta
tất tưởi đường xa cu vồng ráng đỏ
A. V đẹp của người ph n Vit Nam trong những năm tháng kháng chiến.
B. Sc mạnh dân tộc trong hoàn cảnh gian nan.
C. Quê hương, đất nước trong những tháng năm bom đạn.
D. Nhng vt v, nhc nhằn và những yêu thương vô tận ca những người bà, người m Vit Nam.
Tr lời câu hi:
Câu 8 (0.5điểm): Nêu tác dụng ca phép điệp “Nơi ấy”.
Câu 9 (1.0 đim): Nội dung hai dòng thơ: đâu biết những gì chờ ta đằng kia/ ch biết đời ta khởi đầu t nơi
ấy... có ý nghĩa gì với anh/ch?
Câu 10 (1.0 đim): Anh/ch có cho rằng “Những vật bé nhỏ đôi khi lại có thể lưu giữ được nhng k nim
tuyt vời” không? Tại sao?
II. LÀM VĂN (4,0 đim)
Phân tích đoạn trích sau trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du):
[…]
Biết bao bướm l ong lơi
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngc tối tìm Trường Khanh
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gm r là,
Gi sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
Mặc người mưa Sở mây Tần
Riêng mình nào biết có xuân là gì
Đòi phen gió tựa hoa k
Nửa rèm tuyết ngm bn b trăng thâu
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người bun cảnh có vui đâu bao giờ
Đòi phen nét vẽ câu thơ
Cung cm trong nguyệt nước c dưới hoa
Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai?
[…]
ng dn đáp án chi tiết
I. ĐỌC HIU
Câu
Ni dung
PHẦN I: ĐỌC HIU
1
A. Th thơ tự do
2
C. Xó bếp
3
C. Đun rạ đun rơm; cơm nếp; canh cua; con kho dưa; quả kho tép; gạo chiêm ghế ngô; gạo
mùa độn khoai; ngn la gi qua đêm trong tru
4
D. Khong thời gian trước khi mt trn dời vào sâu, người lính không biết trước ngày mai ra
sao.
5
B. Đó nơi nghèo khó, đơn nhưng đm ấm, yêu thương với bao tình cảm gia đình thiêng
liêng để người lính chiến luôn hướng v vi tt c tin yêu.
6
C. Phù hợp vi mạch xúc cảm t do, phóng khoáng khi nhà thơ diễn t ni nh của người chiến
sĩ về xó bếp, nơi bé nhỏ, đơn sơ mà chứa ch bao nhiêu ấm áp, yêu thương.
7
D. Nhng vt v, nhc nhằn những yêu thương tận ca những người bà, người m Vit
Nam.
8
Tác dụng của phép điệp ng “Nơi ấy”:
Đip ng “Nơi ấy” lặp li nhiu lần, đứng đầu các khổ thơ trở thành một điệp khúc nhằm nhn
mạnh giá trị thiêng liêng của nơi y -“xó bếp”, nơi gắn lin với bao kí ức, hoài niệm thân thương
v những người thân yêu của tác giả nơi quê nhà.
Góp phần bc l dòng cảm xúc suy tưởng, chân thành cảm động của nhà thơ khi nhớ v
ức nơi quê nhà.
Đip ng tạo nên giọng điệu thiết tha, tăng liên kết các khổ thơ tạo nên mạch thơ xuyên suốt.
ng dn chm:
- Tr lời được đầy đủ như đáp án: 0,75 điểm
- Tr lời được 1 ý: 0,5 điểm
9
- (1) Hai dòng thơ đã khẳng định: Chúng ta không biết được điều đang chờ đợi nh
tương lai nhưng chắc chắn chúng ta biết cuộc đời mình được bắt đầu t nơi gần gũi nhất, ý nghĩa
nht đó là gia đình, là quê hương. (0,25 điểm)
- (2) Hai dòng thơ có ý nghĩa: (0,75 điểm)
+ Giúp mỗi chúng ta nhn thức sâu sắc được ý nghĩa của gia đình, quê hương. Gia đình, quê
hương chính là nơi ta được sinh ra, là nơi ta bắt đầu cuộc đời, là nơi ta thuộc v.
+ Thc tnh trong mỗi chúng ta tình yêu, trách nhiệm với gia đình, quê hương,...
ng dn chm:
- Tr lời được đầy đủ như đáp án: 1,0 điểm
- Tr lời được 2 ý (1), (2) nhưng chưa đầy đủ: 0,75 điểm
- Tr lời được 1 ý nhỏ của ý 2: 0,5 điểm
10
- (1) Nêu quan điểm ca bản thân (0,25 điểm)
- (2) Lí giải hợp lí: Chng hạn, sau đây là một định hướng lí giải (nếu đồng tình):
+ Vật bé nhỏ đó có thể gn vi nhng khonh khắc đặc bit trong cuộc đời con người;
+ Vật bé nhỏ đó có thể là chứng nhân cho một tình huống con người ta không bao giờ có thể
quên được;
+ Vật bé nhỏ đó có th vật có ý nghĩa quan trọng vi thế giới tâm hồn của ai đó, cũng có khi
lại là kỉ vt ca một người thân yêu,…
ng dn chm:
- Tr lời đầy đủ như đáp án: 0,75 điểm
- Tr lời được c 2 ý (1), (2) nhưng chưa đầy đủ: 0,5 điểm
II. LÀM VĂN
(Đảm bo các lun điểm bn dưới đây, yêu cầu hướng dn chi tiết)
1. M bài
- Gii thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyn Kiu.
- Gii thiệu khái quát về đoạn trích.
2. Thân bài:
* Nêu các điểm ni bt v nội dung, ý nghĩa tác phẩm, hcst…
* Phân tích cái hay, cái đẹp ca các yếu t ngh thut hoc hình nh đc sc; v nhân vt hoc vn đề đặt ra
trong tác phm.
* Đánh giá (Nhn xét, bình luận), nâng cao, m rng
3. Kết bài:
Khái quát v giá tr của các yếu t đã phân tích đối vi tác phẩm.
Nêu ấn ng và cảm c của người viết v các yếu t đã phân tích; giá trị, hiu qu tác động ti bn đọc.
Bài viết tham kho
I. M bài
Ví dụ: Truyn Kiu được xem là tác phẩm kiệt tác của nn văn học Việt Nam, cũng là tác phẩm làm nên tên tuổi
cho đại thi hào Nguyễn Du. Tác phm k v cuộc đời của người con gái tài hoa nhưng bc mệnh Thúy Kiều, là
s hi tụ, điển hình cho những bi kch của con người nói chung người ph n nói riêng trong hội phong
kiến. Đoạn trích từ câu 1229 đến câu 1248 cho thấy tâm trạng đau đn, ti nhc, nỗi đơn, thương thân trách
phận và ý thức sâu sắc v thân phận bt hnh của Thúy Kiều chn lầu xanh, đng thi cho thy tấm lòng nhân
đạo cao c ca Nguyn Du:
Biết bao bướm l ong lơi,
[…]
Ai tri âm đó mặn mà với ai?
II. Thân bài
- Truyn Kiu được viết dưới dng truyện thơ Nôm, lấy ct truyn của Thanh Tâm Tài Nhân người Trung Quc.
Tác phm của Thanh Tâm Tài Nhân không hề đưc biết đến cho ti khi Nguyễn Du khai thác cốt truyện bình
thường ấy thành tiếng kêu ai oán đến xé lòng, một bn sầu ca não nề của người con gái hồng nhan bc phn.
- Đoạn trích từ 1229 đến câu 1248 trong phn "Gia biến lưu lạc", tái hiện chuỗi ngày đầy đau đớn, ê chề ca
nàng Kiều khi b lừa bán vào lầu xanh, sng cuc sống nhơ nhớp.
Tình cảnh tr trêu của Thúy Kiều lầu xanh (4 câu đầu)
Biết bao bướm l ong lơi,
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngc tối tìm Trường Khanh.
- Bút pháp ước lệ, tượng trưng: bướm, ong, cuc vui, trận cười→ Cảnh sinh hoạt bồ, tp np chn lu
xanh
- S dụng điển cố, điển tích: lá gió, cành chim, Tống Ngọc, Trường Khanh
- Ngh thut tiểu đối, gợi nên s b bàng, xấu h của Thúy Kiều: bướm l - ong lơi, cuộc vui…- trận cười….,
sm ti
- T ng ch mức độ: biết bao, đầy tháng, suốt đêm
Cuc sống xô bồ lu xanh, Kiu phi tiếp khách làng chơi suốt ngày đêm. Đây là một tình cảnh tr trêu của
cuộc đời Kiu khi b vùi dập, chà đạp c th xác và nhân phẩm
Tâm trạng Thúy Kiều
- Không gian: lu xanh
- Thi gian: tàn canh, ban đêm
Thời gian, không gian nghệ thuật thích hợp để Kiu soi thấu tâm trạng của mình
- Tâm trạng của Thúy Kiều:
+ Giật mình: bàng hoàng, thảng thốt, không tin vào cảnh sng thc ti ca bản thân mình
+ Thương mình xót xa
→ Cái giật mình trân quý, làm nên nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều
- Ngh thut:
+ Cp t đi lập “ khi sao” và “ giờ sao” vi ngh thuật đối giữa hai u lục/ bát Nhn mnh s khác biệt:
quá khứ thì êm đềm, hạnh phúc còn hiện tại thì đau đớn, phũ phàng, bị vùi dập.
+ Ng điu hi: “mặt sao”, “ thân sao”.
+ S dụng thành ngữ chéo:“dày gió dạn sương” (dày dạn gió sương), “bướm chán ong chường” (ong bướm
chán chường) nhn mnh s ng ngàng, bàng hoàng.
+ Đối lp giữa khách và Kiều.
Khi sng tht với chính mình, Kiều bàng hoàng , xót xa cho thân phận của mình và phải chăng đó cũng chính
là tiếng nói đòi quyền sống cá nhân của con người trong xã hội phong kiến ca Nguyn Du- con người biết nhn
thức và ý thức v hạnh phúc của mình
Tâm trạng cô đơn, đau khổ của Thúy Kiu (phần còn lại)
- Cuc sng chốn thanh lâu: có phong, hoa, tuyết, nguyt (cảnh đẹp bốn mùa), thú vui cầm, kì, thi, họa => Cnh
vật đối với Thúy Kiều là sự gi to, Kiều không tìm được tri âm, tri kỉ, nàng thờ ơ với tt c mi th xung quanh.
Tâm trạng gượng gạo, chán chường nhưng cũng chính là ý thức nhân phẩm đẹp đẽ của nhân vật tr tình.
- Qua ngh thut t cnh ng tình, tác giả khc họa tâm trạng của Thúy Kiều chn lầu xanh: sông nơi lầu xanh
dập dìu, Thúy Kiều t thương, tự đau, tự xót xa cho thân phận của mình
- Đip t vui, ai; ngôn ngữ na trc tiếp làm cho câu thơ có lớp ý nghĩa sâu sắc + câu hỏi tu t đầy xót xa, cay
đắng cho thy phm cht tốt đẹp của Thúy Kiều giàu lòng t trng, coi trng phẩm giá, muốn được sống bình
yên, trong sạch.
* Thái độ tác giả:
- Tác giả cảm thông với hoàn cảnh sng của Thúy Kiều, trân trọng nhng phẩm giá cao đẹp của nàng.
- T cáo, phê phán chế độ phong kiến và xã hội đồng tiền đã khiến con người đau khổ.
- Đòi quyền sng t do, chính đáng cho con người.
Đánh giá chung về đoạn trích:
Giá trị ngh thut
- Khai thác triệt để các hình thức đối .
- S dụng hình ảnh ước lệ, điệp t
- Ngh thut t cnh ng tình
- Ngòi bút miêu tả tâm lí độc đáo, sắc so
Giá trị ni dung: Đoạn trích thể hin nỗi thương thân, trách phận, và sự t ý thức cao độ của Thúy Kiều nhất là
ý thức v nhân cách. Đồng thi, bằng lòng thương cảm và tài năng của mình, Nguyễn Du đã đem đến mt sc
thái mới v s t ý thức của con người cá nhân trong văn học trung đại.
III. Kết bài: Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thut của đoạn trích.
Đoạn trích đã th hiện được hoàn cảnh đầy bi kch của Thúy Kiều, cùng với đó là tâm trạng đầy đau khổ, bế tc
ca Kiu khi phi sng trong lầu xanh. Đoạn trích cũng th hin tập trung tưởng nhân văn của tác giả: cm
thương trước bi kch ca Kiu, khẳng định nhân cách đẹp đẽ của nàng và khẳng định s ý thức v nhân phẩm và
s ý thức cá nhân
| 1/5

Preview text:

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
PHÒNG GD&ĐT. . . . . NĂM HỌC 2023-2024
MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 11
TRƯỜNG THPT. . . . . . .
Thời gian làm bài: 90 phút Đề bài
I. ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Trắc nghiệm)
Xó bếp
Nơi ấy vùng ta còn đun rạ đun rơm
tất tưởi đường xa cầu vồng ráng đỏ Nơi ấy
cơm nếp cứ thơm canh cua cứ ngọt
mẹ ta nhễ nhại mồ hôi
con cá kho dưa quả cà kho tép Mặt trận dời vào sâu
đàn con lóc nhóc khóc cười
việc vặt giúp bà ta từng quen tay
ngày mai ta dừng chân nơi nào
buổi nhá nhem len lén mò cơm nguội
gạo chiêm ghế ngô gạo mùa độn khoai khoảng trống phía trước vẫn bỏ ngỏ
bảy sắc cầu vồng trong xó xỉnh lọ lem
bà dạy ta chữa khê chữa nhão
đâu biết những gì chờ ta đằng kia
ngọn lửa giữ qua đêm dai trong trấu
chỉ biết đời ta khởi đầu từ nơi ấy... Nơi ấy
âm ỉ lòng ta đến bao giờ ta nướng khoai lùi sắn
Mặt trận đường 9 - Nam Lào, 1971
xoa xít hít hà... thơm bùi cháy họng Nơi ấy
(Trích Xó bếp, Tập thơ Mẹ và Em,
lấm tấm đầy đầu bụi bồ hóng
nhá nhem giữa quên và nhớ
Nguyễn Duy, NXB Thanh Hoá, 1987) lép bép lửa tàu cau
đỉnh núi hiện lên bóng bà và mẹ
râu tôm nấu với ruột bầu húp suông
mây chiều hôm gánh gạo đưa ta
Lựa chọn đáp án đúng (Mỗi câu 0.5 điểm):
Câu 1.
Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ tự do B. Thể thơ lục bát
C. Thể thơ lục bát xen lẫn tự do D. Thể thơ bảy chữ
Câu 2. Nơi ấy trong đoạn trích là nơi nào?
A. Hiên nhà B. Căn buồng cũ C. Xó bếp D. Mái lá đơn sơ
Câu 3. Dòng nào nêu đúng những hình ảnh miêu tả cuộc sống sinh hoạt ở nơi ấy trong khổ thơ thứ 3?
A. Đun rạ đun rơm; cơm nếp; canh cua; con cá kho chuối xanh; quả cà kho cá; gạo chiêm ghế ngô; gạo mùa độn
khoai; ngọn lửa giữ qua đêm trong trấu.
B. Đun rạ đun rơm; cơm nếp; canh cua; con cá kho dưa; thịt ba chỉ kho tép; gạo chiêm ghế ngô; gạo mùa độn
khoai; ngọn lửa giữ qua đêm trong trấu.
C. Đun rạ đun rơm; cơm nếp; canh cua; con cá kho dưa; quả cà kho tép; gạo chiêm ghế ngô; gạo mùa độn khoai;
ngọn lửa giữ qua đêm trong trấu.
D. Đun rạ đun rơm; cơm nếp; canh cua; con cá kho dưa; quả cà kho tép; gạo chiêm ghế khoai; gạo mùa độn ngô;
ngọn lửa giữ qua đêm trong trấu.
Câu 4. Nhà thơ nghĩ về “Nơi ấy” trong hoàn cảnh nào?
A. Trong một cuộc chiến dữ dội
B. Khi đang cô đơn, lạc lõng, một mình nơi xứ người
C. Khi đang lênh đênh nơi biến khơi vô cùng, vô tận
D. Khoảng thời gian trước khi mặt trận dời vào sâu, người lính không biết trước ngày mai ra sao
Câu 5. Anh/Chị hiểu như thế nào về hình ảnh xó bếp?
A. Đó là nơi tầm thường, nhỏ bé nhưng chứa đầy kỉ niệm của người lính chiến với người yêu hiền dịu nơi quê nhà.
B. Đó là nơi nghèo khó, đơn sơ nhưng đầm ấm, yêu thương với bao tình cảm gia đình thiêng liêng để người lính
chiến luôn hướng về với tất cả tin yêu.
C. Đó là nơi ấm áp, yêu thương tình cảm gia đình thiêng liêng mà vợ chồng, con cái sum vầy, hạnh phúc.
D. Đó là nơi nghèo khó, đơn sơ nhưng đầm ấm, thiêng liêng với bao tình cảm bà cháu quấn quýt, yêu thương.
Câu 6. Tác dụng của thể thơ được sử dụng trong văn bản trên là gì?
A. Phù hợp với xúc cảm mãnh liệt, cồn cào khi nhà thơ diễn tả nỗi nhớ của người chiến sĩ về quê hương xứ sở.
B. Phù hợp với xúc cảm thiết tha, nồng nàn khi nhà thơ diễn tả nỗi nhớ của người chiến sĩ về người yêu bé nhỏ nơi quê nhà.
C. Phù hợp với mạch xúc cảm tự do, phóng khoáng khi nhà thơ diễn tả nỗi nhớ của người chiến sĩ về xó bếp, nơi
bé nhỏ, đơn sơ mà chứa đựng bao nhiêu ấm áp, yêu thương.
D. Phù hợp với mạch xúc cảm tự do, phóng khoáng khi nhà thơ diễn tả nỗi nhớ của người chiến sĩ về người bà
mỗi sớm chiều nhóm lên ngọn lửa..
Câu 7. Hình ảnh bóng bà và mẹ trong đoạn thơ sau biểu tượng cho điều gì? … bóng bà và mẹ
mây chiều hôm gánh gạo đưa ta
tất tưởi đường xa cầu vồng ráng đỏ
A. Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến.
B. Sức mạnh dân tộc trong hoàn cảnh gian nan.
C. Quê hương, đất nước trong những tháng năm bom đạn.
D. Những vất vả, nhọc nhằn và những yêu thương vô tận của những người bà, người mẹ Việt Nam. Trả lời câu hỏi:
Câu 8 (0.5điểm):
Nêu tác dụng của phép điệp “Nơi ấy”.
Câu 9 (1.0 điểm):
Nội dung hai dòng thơ: đâu biết những gì chờ ta đằng kia/ chỉ biết đời ta khởi đầu từ nơi
ấy... có ý nghĩa gì với anh/chị?
Câu 10 (1.0 điểm): Anh/chị có cho rằng “Những vật bé nhỏ đôi khi lại có thể lưu giữ được những kỷ niệm
tuyệt vời” không? Tại sao? II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Phân tích đoạn trích sau trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du): […]
Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
Mặc người mưa Sở mây Tần
Riêng mình nào biết có xuân là gì
Đòi phen gió tựa hoa kề
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Đòi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa
Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai? […]
Hướng dẫn đáp án chi tiết I. ĐỌC – HIỂU Câu Nội dung Điểm
PHẦN I: ĐỌC HIỂU 6,0 1 A. Thể thơ tự do 0,5 2 C. Xó bếp 0,5
C. Đun rạ đun rơm; cơm nếp; canh cua; con cá kho dưa; quả cà kho tép; gạo chiêm ghế ngô; gạo 3 mùa độ 0,5
n khoai; ngọn lửa giữ qua đêm trong trấu
D. Khoảng thời gian trước khi mặt trận dời vào sâu, người lính không biết trước ngày mai ra 4 0,5 sao.
B. Đó là nơi nghèo khó, đơn sơ nhưng đầm ấm, yêu thương với bao tình cảm gia đình thiêng 5 liêng để 0,5
người lính chiến luôn hướng về với tất cả tin yêu.
C. Phù hợp với mạch xúc cảm tự do, phóng khoáng khi nhà thơ diễn tả nỗi nhớ của người chiến 6 sĩ về 0,5
xó bếp, nơi bé nhỏ, đơn sơ mà chứa chở bao nhiêu ấm áp, yêu thương.
D. Những vất vả, nhọc nhằn và những yêu thương vô tận của những người bà, người mẹ Việt 7 0,5 Nam.
Tác dụng của phép điệp ngữ “Nơi ấy”:
Điệp ngữ “Nơi ấy” lặp lại nhiều lần, đứng ở đầu các khổ thơ trở thành một điệp khúc nhằm nhấn
mạnh giá trị thiêng liêng của nơi ấy -“xó bếp”, nơi gắn liền với bao kí ức, hoài niệm thân thương
về những người thân yêu của tác giả nơi quê nhà.
Góp phần bộc lộ dòng cảm xúc suy tưởng, chân thành và cảm động của nhà thơ khi nhớ về kí 8 ức nơi quê nhà. 0,5
Điệp ngữ tạo nên giọng điệu thiết tha, tăng liên kết các khổ thơ tạo nên mạch thơ xuyên suốt. Hướng dẫn chấm:
- Trả lời được đầy đủ như đáp án: 0,75 điểm
- Trả lời được 1 ý: 0,5 điểm
- (1) Hai dòng thơ đã khẳng định: Chúng ta không biết được điều gì đang chờ đợi mình ở
tương lai nhưng chắc chắn chúng ta biết cuộc đời mình được bắt đầu từ nơi gần gũi nhất, ý nghĩa
nhất – đó là gia đình, là quê hương. (0,25 điểm)
- (2) Hai dòng thơ có ý nghĩa: (0,75 điểm)
+ Giúp mỗi chúng ta nhận thức sâu sắc được ý nghĩa của gia đình, quê hương. Gia đình, quê 9
hương chính là nơi ta được sinh ra, là nơi ta bắt đầu cuộc đời, là nơi ta thuộc về. 1,0
+ Thức tỉnh trong mỗi chúng ta tình yêu, trách nhiệm với gia đình, quê hương,... Hướng dẫn chấm:
- Trả lời được đầy đủ như đáp án: 1,0 điểm
- Trả lời được 2 ý (1), (2) nhưng chưa đầy đủ: 0,75 điểm
- Trả lời được 1 ý nhỏ của ý 2: 0,5 điểm
- (1) Nêu quan điểm của bản thân (0,25 điểm)
- (2) Lí giải hợp lí: Chẳng hạn, sau đây là một định hướng lí giải (nếu đồng tình):
+ Vật bé nhỏ đó có thể gắn với những khoảnh khắc đặc biệt trong cuộc đời con người;
+ Vật bé nhỏ đó có thể là chứng nhân cho một tình huống mà con người ta không bao giờ có thể quên được; 10 1.0
+ Vật bé nhỏ đó có thể là vật có ý nghĩa quan trọng với thế giới tâm hồn của ai đó, cũng có khi
lại là kỉ vật của một người thân yêu,… Hướng dẫn chấm:
- Trả lời đầy đủ như đáp án: 0,75 điểm
- Trả lời được cả 2 ý (1), (2) nhưng chưa đầy đủ: 0,5 điểm II. LÀM VĂN
(Đảm bảo các luận điểm cơ bản dưới đây, yêu cầu hướng dẫn chi tiết) 1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.
- Giới thiệu khái quát về đoạn trích. 2. Thân bài:
* Nêu các điểm nổi bật về nội dung, ý nghĩa tác phẩm, hcst…
* Phân tích cái hay, cái đẹp của các yếu tố nghệ thuật hoặc hình ảnh đặc sắc; về nhân vật hoặc vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
* Đánh giá (Nhận xét, bình luận), nâng cao, mở rộng 3. Kết bài:
Khái quát về giá trị của các yếu tố đã phân tích đối với tác phẩm.
Nêu ấn tượng và cảm xúc của người viết về các yếu tố đã phân tích; giá trị, hiệu quả tác động tới bạn đọc. Bài viết tham khảo I. Mở bài
Ví dụ: Truyện Kiều được xem là tác phẩm kiệt tác của nền văn học Việt Nam, cũng là tác phẩm làm nên tên tuổi
cho đại thi hào Nguyễn Du. Tác phẩm kể về cuộc đời của người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh Thúy Kiều, là
sự hội tụ, điển hình cho những bi kịch của con người nói chung và người phụ nữ nói riêng trong xã hội phong
kiến. Đoạn trích từ câu 1229 đến câu 1248 cho thấy tâm trạng đau đớn, tủi nhục, nỗi cô đơn, thương thân trách
phận và ý thức sâu sắc về thân phận bất hạnh của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh, đồng thời cho thấy tấm lòng nhân
đạo cao cả của Nguyễn Du:
Biết bao bướm lả ong lơi, […]
Ai tri âm đó mặn mà với ai? II. Thân bài
- Truyện Kiều được viết dưới dạng truyện thơ Nôm, lấy cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân người Trung Quốc.
Tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân không hề được biết đến cho tới khi Nguyễn Du khai thác cốt truyện bình
thường ấy thành tiếng kêu ai oán đến xé lòng, một bản sầu ca não nề của người con gái hồng nhan bạc phận.
- Đoạn trích từ 1229 đến câu 1248 trong phần "Gia biến và lưu lạc", tái hiện chuỗi ngày đầy đau đớn, ê chề của
nàng Kiều khi bị lừa bán vào lầu xanh, sống cuộc sống nhơ nhớp.
Tình cảnh trớ trêu của Thúy Kiều ở lầu xanh (4 câu đầu)
Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.
- Bút pháp ước lệ, tượng trưng: bướm, ong, cuộc vui, trận cười→ Cảnh sinh hoạt xô bồ, tấp nập ở chốn lầu xanh
- Sử dụng điển cố, điển tích: lá gió, cành chim, Tống Ngọc, Trường Khanh
- Nghệ thuật tiểu đối, gợi nên sự bẽ bàng, xấu hổ của Thúy Kiều: bướm lả - ong lơi, cuộc vui…- trận cười…., sớm – tối
- Từ ngữ chỉ mức độ: biết bao, đầy tháng, suốt đêm
⇒ Cuộc sống xô bồ ở lầu xanh, Kiều phải tiếp khách làng chơi suốt ngày đêm. Đây là một tình cảnh trớ trêu của
cuộc đời Kiều khi bị vùi dập, chà đạp cả thể xác và nhân phẩm Tâm trạng Thúy Kiều
- Không gian: lầu xanh
- Thời gian: tàn canh, ban đêm
→ Thời gian, không gian nghệ thuật thích hợp để Kiều soi thấu tâm trạng của mình
- Tâm trạng của Thúy Kiều:
+ Giật mình: bàng hoàng, thảng thốt, không tin vào cảnh sống ở thực tại của bản thân mình
+ Thương mình xót xa
→ Cái giật mình trân quý, làm nên nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều - Nghệ thuật:
+ Cặp từ đối lập “ khi sao” và “ giờ sao” với nghệ thuật đối giữa hai câu lục/ bát ⇒ Nhấn mạnh sự khác biệt:
quá khứ thì êm đềm, hạnh phúc còn hiện tại thì đau đớn, phũ phàng, bị vùi dập.
+ Ngữ điệu hỏi: “mặt sao”, “ thân sao”.
+ Sử dụng thành ngữ chéo:“dày gió dạn sương” (dày dạn gió sương), “bướm chán ong chường” (ong bướm
chán chường) ⇒ nhấn mạnh sự ngỡ ngàng, bàng hoàng.
+ Đối lập giữa khách và Kiều.
⇒ Khi sống thật với chính mình, Kiều bàng hoàng , xót xa cho thân phận của mình và phải chăng đó cũng chính
là tiếng nói đòi quyền sống cá nhân của con người trong xã hội phong kiến của Nguyễn Du- con người biết nhận
thức và ý thức về hạnh phúc của mình
Tâm trạng cô đơn, đau khổ của Thúy Kiều (phần còn lại)
- Cuộc sống chốn thanh lâu: có phong, hoa, tuyết, nguyệt (cảnh đẹp bốn mùa), thú vui cầm, kì, thi, họa => Cảnh
vật đối với Thúy Kiều là sự giả tạo, Kiều không tìm được tri âm, tri kỉ, nàng thờ ơ với tất cả mọi thứ xung quanh.
Tâm trạng gượng gạo, chán chường nhưng cũng chính là ý thức nhân phẩm đẹp đẽ của nhân vật trữ tình.
- Qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, tác giả khắc họa tâm trạng của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh: sông nơi lầu xanh
dập dìu, Thúy Kiều tự thương, tự đau, tự xót xa cho thân phận của mình
- Điệp từ vui, ai; ngôn ngữ nửa trực tiếp làm cho câu thơ có lớp ý nghĩa sâu sắc + câu hỏi tu từ đầy xót xa, cay
đắng cho thấy phẩm chất tốt đẹp của Thúy Kiều giàu lòng tự trọng, coi trọng phẩm giá, muốn được sống bình yên, trong sạch. * Thái độ tác giả:
- Tác giả cảm thông với hoàn cảnh sống của Thúy Kiều, trân trọng những phẩm giá cao đẹp của nàng.
- Tố cáo, phê phán chế độ phong kiến và xã hội đồng tiền đã khiến con người đau khổ.
- Đòi quyền sống tự do, chính đáng cho con người.
Đánh giá chung về đoạn trích: Giá trị nghệ thuật
- Khai thác triệt để các hình thức đối .
- Sử dụng hình ảnh ước lệ, điệp từ
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
- Ngòi bút miêu tả tâm lí độc đáo, sắc sảo
Giá trị nội dung: Đoạn trích thể hiện nỗi thương thân, trách phận, và sự tự ý thức cao độ của Thúy Kiều nhất là
ý thức về nhân cách. Đồng thời, bằng lòng thương cảm và tài năng của mình, Nguyễn Du đã đem đến một sắc
thái mới về sự tự ý thức của con người cá nhân trong văn học trung đại.
III. Kết bài: Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Đoạn trích đã thể hiện được hoàn cảnh đầy bi kịch của Thúy Kiều, cùng với đó là tâm trạng đầy đau khổ, bế tắc
của Kiều khi phải sống trong lầu xanh. Đoạn trích cũng thể hiện tập trung tư tưởng nhân văn của tác giả: cảm
thương trước bi kịch của Kiều, khẳng định nhân cách đẹp đẽ của nàng và khẳng định sự ý thức về nhân phẩm và sự ý thức cá nhân