-
Thông tin
-
Quiz
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo - Đề 3
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo - Đề 3 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Đề HK1 Ngữ Văn 7 63 tài liệu
Ngữ Văn 7 1.5 K tài liệu
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo - Đề 3
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo - Đề 3 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề HK1 Ngữ Văn 7 63 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 7 1.5 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:









Tài liệu khác của Ngữ Văn 7
Preview text:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
Đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức Tổng TT Kĩ năng / kĩ năng Nhận Thông Vận dụng % điểm Vận dụng biết hiểu cao Đọc 1. hiểu Truyện ngụ ngôn 3 3 2 0 60% Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến 1* 1* 1* 1* 40% 2. Viết nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Tổng 15 25 20 40 100%
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7- THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức TT
Kĩ năng dung/Đơn vị
Mức độ đánh giá Thông Vận Nhận Vận kiến thức hiểu dụng biết dụng cao 1 Đọc hiểu Truyện Nhận biết 3 3 2 ngụ ngôn
- Nhận biết được nhân vật, ngôi kể.
- Nhận biết được không gian, thời gian.
- Nhận biết được phó từ. Thông hiểu
- Giải thích được ý nghĩa của phó từ .
- Tóm tắt được cốt truyện.
- Trình bày được tính cách
nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại. Vận dụng
- Rút ra được bài học cho bản thân từ câu chuyện.
- Thể hiện được thái độ đồng
tình hay không đồng tình/
đồng tình một phần với bài học
được thể hiện qua câu chuyện. 2 Viết Viết bài Nhận biết:
văn kể lại - Xác định được rõ mục đích, một sự
yêu cầu cần viết của bài văn.
việc có thật - Biết rõ đối tượng được kể. liên quan đến nhân Thông hiểu:
vật hoặc sự - Xác định được các đặc điểm, kiện lịch
khía cạnh của đối tượng cần sử triển khai.
- Biết sắp xếp các ý theo trật tự
hợp lí để làm sáng tỏ nhân vật. 1* 1* 1* 1* Vận dụng:
Vận dụng các kĩ năng dùng từ,
viết câu, các phép liên kết, các
phương thức biểu đạt,... Vận dụng cao:
- Lựa chọn cách trình bày sao
cho hiệu quả, hấp dẫn.
- Có sáng tạo trong diễn đạt
làm cho lời văn có giọng điệu,
hình ảnh, giàu sức thuyết phục Tổng 3 3 2 1 Tỉ lệ % 15 25 20 40 Tỉ lệ chung 60 40 UBND HUYỆN…………
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2023 - 2024
TRƯỜNG THCS ……… MÔN: NGỮ VĂN 7
Ngày kiểm tra: ........................ ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian: 90 phút (Không tính thời gian (Đề có 02 trang) phát đề)
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (6,0 ĐIỂM)
Đọc kĩ câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: CUA MẸ VÀ CUA CON
Một con cua nhỏ và mẹ của nó trải qua một ngày trên cát ấm áp của một bãi biển.
Con cua nhỏ bắt đầu đi xung quanh, nhưng chỉ có thể đi ngang qua ngang lại. Cua mẹ
mắng cua nhỏ: “Sao con cứ bò ngang vậy, tại sao không đi thẳng?”. Và cua mẹ bày cậu
ta đặt ngón chân ở phía trước và đi về phía trước. Cua nhỏ giải thích rằng nó rất thích
đi bộ về phía trước, nhưng nó không biết cách làm điều đó. Nó nhờ cua mẹ chỉ cách lần
nữa. Cua mẹ đứng dậy và cố gắng đi về phía trước, nhưng cũng chỉ có thể đi ngang.
Cua mẹ ngượng ngùng xin lỗi và nằm xuống cát.
(Truyện ngụ ngôn chọn lọc)
Câu 1: Xác định ngôi kể và nhân vật trong câu chuyện “Cua mẹ và cua con”. (0,5 điểm)
Câu 2: Xác định không gian, thời gian của câu chuyện trên. (0,5 điểm)
Câu 3: Em hãy tìm 01 phó từ có trong câu văn sau: (0,5 điểm)
“Cua nhỏ giải thích rằng nó rất thích đi bộ về phía trước, nhưng nó không biết cách làm điều đó.”
Câu 4: Xác định ý nghĩa bổ sung của phó từ vừa tìm được ở câu 3. (0,5 điểm)
Câu 5: Em hãy tóm tắt cốt truyện của câu truyện trên bằng lời văn của em. (1,0 điểm)
Câu 6: Thông qua hành động, lời nói của Cua Mẹ, em có nhận xét gì về tính cách
của Cua Mẹ? (1,0 điểm)
Câu 7: Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? (1,0 điểm)
Câu 8: Từ yêu cầu của Cua Mẹ đối với Cua Con trong câu chuyện trên, em có đồng
tình về cách cư xử của Cua Mẹ không? Vì sao? (Trả lời bằng đoạn văn ngắn từ 3 - 5 dòng) (1,0 điểm)
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (4,0 ĐIỂM)
Xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật lịch sử có biết bao câu
chuyện thú vị. Những câu chuyện đó giúp chúng ta hiểu thêm về cuộc sống và con
đường để họ trở thành những người có nhiều đóng góp làm thay đổi cuộc sống của
chúng ta và thậm chí thay đổi cả thế giới. Em hãy viết bài văn kể lại một sự việc có
thật liên quan đến một nhân vật lịch sử đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. ---HẾT---
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm, học sinh không được sử dụng tài liệu) GỢI Ý ĐÁP ÁN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (6,0 ĐIỂM) 1
- Mức tối đa: HS trả lời được các ý sau: 0,5 đ + Ngôi kể: thứ 3. 0,25 đ
+ Nhân vật: cua mẹ và cua con 0,25 đ
- Mức chưa tối đa: HS trả lời được 01 ý
- Mức chưa đạt: HS trả lời sai hoặc không trả lời 0,0 đ 2
- Mức tối đa: HS trả lời được các ý sau: 0,5 đ + Không gian: bãi biển 0,25 đ
+ Thời gian: Không xác định 0,25 đ
- Mức chưa tối đa: HS trả lời được 01 ý
- Mức chưa đạt: HS trả lời sai hoặc không trả lời 0,0đ 3
- Mức tối đa: HS tìm được một trong hai phó từ sau: 0,5 đ
+ Phó từ: “rất” 0,5 đ Hoặc 0,5 đ + Phó từ: “không”
- Mức chưa đạt: HS trả lời sai hoặc không trả lời 0,0 đ 4
- Mức tối đa: HS trả lời được một trong hai ý nghĩa bổ 0,5 đ sung phó từ sau:
+ Chỉ mức độ (Câu 3 tìm phó từ “rất”) 0,5 đ
+ Chỉ sự phủ định (Câu 3 tìm phó từ “không”)
- Mức chưa đạt: HS trả lời sai hoặc không trả lời. 0,0 đ 5
- Mức tối đa: HS trả lời được các ý sau: 1,0 đ
Tóm tắt cốt truyện: Tại một bãi cát trên biển, Cua Con bắt đầu
đi xung quanh. Nhưng Cua Con chỉ có thể đi ngang, lúc này
Cua Mẹ la mắng và bày Cua Con rằng hãy để ngón chân ở phía
trước và đi về phía trước. Cua Con làm theo mãi nhưng không
được, Cua Mẹ ngượng ngùng xin lỗi rồi nằm xuống cát.
- Mức chưa tối đa: học sinh thực hiện ½ các yêu cầu trên
nhưng viết có sai hơn 5 lỗi chính tả, diễn đạt vụng về
chưa rõ ý – 0,25đ -> 0,5đ
- Mức chưa đạt: HS trả lời sai hoặc không trả lời 0,0 đ 6
- Mức tối đa: HS trả lời được các ý sau: 1,0 đ
Thông qua hành động, lời nói của Cua Mẹ, tính cách của Cua
Mẹ là người áp đặt suy nghĩ của mình lên Con, chưa lắng nghe
người con trước khi phán xét Cua Con.
- Mức chưa tối đa: HS trả lời được 01 ý 0,5 đ
- Mức chưa đạt: HS trả lời sai hoặc không trả lời 0,0 đ 7
- Mức tối đa: HS trả lời được hai ý sau: 1,0 đ
+ Trong cuộc sống, có rất nhiều điều không thể thực hiện được.
Bởi ai cũng có thế mạnh của mình và điểm yếu riêng. Không 0,5 đ
cần phải gượng ép mình giống như người khác, làm được điều
mà vốn dĩ nó là sở trường của người khác. Vì vậy, hãy biết đâu
là giới hạn của mình, đừng phí sức để chạy theo những gì mình 0,5 đ không thể chạm tới.
+ Không nên đưa ra những yêu cầu vô lí hoặc bắt người khác
làm một điều gì đó khi chính bản thân mình không làm được.
Hãy đặt bản thân mình vào vị trí của người khác.
- Mức chưa tối đa: học sinh thực hiện ½ các yêu cầu trên
nhưng viết có sai hơn 5 lỗi chính tả, diễn đạt vụng về
chưa rõ ý – 0,25đ -> 0,5đ
- Mức chưa đạt: HS trả lời sai hoặc không trả lời 0,0 đ 8
- HS trả lời được bằng đoạn văn ngắn 4-5 dòng. 1,0 đ HS bày tỏ:
+ Quan điểm đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần 0,25 đ
về cách cư xử của Cua Mẹ.
+ Giải thích được lí do. 0,75 đ Gợi ý: + Em không đồng tình.
+ Vì: Cua Mẹ bắt Cua Con tập đi thẳng trong khi đó chính bản
thân mình không làm được. Cho nên trong cuộc sống ta cần
biết điểm mạnh và điểm yếu của mình, không cần gượng ép
mình giống như người khác.
- Mức chưa tối đa: học sinh thực hiện ½ các yêu cầu trên
nhưng viết có sai hơn 5 lỗi chính tả, diễn đạt vụng về
chưa rõ ý – 0,25đ -> 0,5đ
- Mức chưa đạt: HS trả lời sai hoặc không trả lời 0,0 đ
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (4,0 ĐIỂM) 2 1. Hình thức 0,5đ
- Đảm bảo hình thức về bố cục của một bài văn.
- Trình bày rõ ràng, sạch đẹp. 2. Nội dung 3,0đ - Mức tối đa: Mở bài: 0,5đ
- Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện
lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại.
- Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan.
- Có thể dẫn dắt bằng thơ, dẫn dắt ý hay.
Thân bài: Kể lại trình tự của câu chuyện. 2,0đ
- Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/ sự kiện.
+ Câu chuyện, huyền thoại liên quan. + Dấu tích liên quan.
- Thuật lại nội dung/ diễn biến của sự việc có thật liên quan
đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.
+ Bắt đầu – diễn biến – kết thúc
+ Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn,…); kết
hợp kể chuyện với miêu tả.
- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với
nhận thức về nhân vật/sự kiện lịch sử.
Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận 0,5đ
của người viết về sự việc. Liên hệ bản thân. 3. Sáng tạo 0,5đ
- Học sinh có lối kể chuyện sinh động.
- Cách mở bài hấp dẫn, lôi cuốn.
- Cách kết bài mang nhiều ý nghĩa, gợi cho người đọc những suy nghĩ mới lạ.
- Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét
đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt cho phần thân bài của HS.
- Mức không đạt: (0đ) lạc đề, không đảm bảo yêu cầu của văn tự sự. TỔNG 10đ