-
Thông tin
-
Quiz
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo - Đề 5
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo - Đề 5 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Đề HK1 Ngữ Văn 7 63 tài liệu
Ngữ Văn 7 1.5 K tài liệu
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo - Đề 5
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo - Đề 5 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề HK1 Ngữ Văn 7 63 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 7 1.5 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:





Tài liệu khác của Ngữ Văn 7
Preview text:
UBND HUYỆN …………… TRƯỜNG THCS ……….. TỔ NGỮ VĂN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học 2023 - 2024
Ngày kiểm tra: … /.../2023
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần 1: Đọc - hiểu văn bản (6 điểm)
Sau trận mưa rào vòm trời như được rửa sạch, trở nên xanh và cao hơn. Đã
chớm hè nhưng trời vẫn lành lạnh, cái lạnh làm người ta hưng phấn và chóng đói.
Thường Mạnh đi học về là đi thả trâu. Tối mịt cậu rong trâu về, đầu tưởng tượng
đến một nồi cơm bốc khói nghi ngút.
… Chợt cậu thấy có hai người, một lớn, một bé đang đi tới. Ông già ôm theo
bọc tay nải còn cậu bé thì cứ ngoái cổ lại phía làng. Cậu nhận ra hai ông cháu lão
ăn mày ở xóm bên. Hôm nay, chẳng có phiên chợ sao ông cháu lão cũng ra khỏi
nhà nhỉ. Vài lần giáp mặt cậu bé và thấy mặt mũi nó khá sáng sủa. Bố mẹ nó chết
trong một trận lũ quét nên nó chỉ trông cậy vào người ông mù lòa. Mạnh lén trút
ra tiếng thở dài khi ông cháu lão ăn mày đã đến rất gần. Có thể thấy rõ cánh mũi
lão phập phồng như hà hít tìm thứ mùi vị gì đó. Cậu bé vẫn câm lặng, thỉnh thoảng lén nhìn Mạnh.
- Mùi gì mà thơm thế - ông cậu bé lên tiếng - Hẳn ai đang nướng khoai.
Ngồi nghỉ một lát để ông xin lửa hút điếu thuốc đã cháu.
Ông lão lần túi lấy gói thuốc lào. Thằng bé giúp ông tháo khỏi lưng chiếc
điếu nhỏ xíu. Mùi khoai nướng vẫn ngào ngạt và Mạnh đành ngồi chết gí, không
dám động cựa. Chỉ khi ông lão nhờ, cậu mới cúi xuống thổi lửa. Chà, ông cháu lão
mà ngồi dai là củ khoai cháy mất. Đã có mùi vỏ cháy. Lửa sẽ lấn dần vào cho đến
khi biến củ khoai thành đen thui mới thôi. Dường như đoán được nỗi khó xử của Mạnh, ông lão bảo:
- Tôi chỉ xin lửa thôi...
Mạnh như bị bắt quả tang đang làm chuyện vụng trộm, mặt đỏ lên. Nhưng
ông lão mắt lòa không thể nhìn thấy còn cậu bé ý tứ nhìn đi chỗ khác.
- Thôi, chào cậu nhé. Ta đi tiếp đi cháu!
Ông lật đật đứng dậy, bám vào vai cậu bé, vội vã bước. Cậu bé lặng lẽ nhìn
Mạnh như muốn xin lỗi vì đã làm khó cho cậu. Cái nhìn đĩnh đạc của một người tự
trọng, không muốn bị thương hại khiến Mạnh vội cúi gằm xuống. Ôi, giá như có ba
củ khoai, chí ít cũng là hai củ. Đằng này chỉ có một...
Mặc dù rong trâu về từ chiều nhưng mãi tối mịt Mạnh mới vào nhà. Giờ đây
mới là lúc cậu sống trọn vẹn với cảm giác ngây ngất của người vừa được ban tặng
một món quà vô giá. Cậu nhắm mắt lại mường tượng giây phút cậu bé kia mở gói
giấy báo ra. Nửa củ khoai khi đó sẽ khiến cậu ta liên tưởng đến phép lạ, có thể lắm
chứ! Và rồi cậu thấy lâng lâng đến mức chính mình tự hỏi liệu đây có phải là giấc mơ?
(Theo truyện ngắn Tạ Duy Anh)
Câu 1: a/ Câu chuyện xảy ra vào thời điểm nào trong năm. (0.5đ)
b/ Chủ đề của văn bản trên là gì? (0.5đ)
c/ Truyện được kể theo ngôi thứ mấy. Dựa vào đâu em biết. (1đ)
Câu 2: a/ Tìm và viết lại một câu có dấu chấm lửng trong văn bản trên. (0.5đ)
b/ Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong câu vừa tìm được? (0.5đ)
c/ Tìm phó từ trong câu và cho biết phó từ vừa tìm được có ý nghĩa gì:
“Đã chớm hè nhưng trời vẫn lành lạnh, cái lạnh làm người ta hưng phấn và chóng đói. (1đ)
Câu 3: Em hãy làm một bài thơ năm chữ (10 dòng thơ). Xác định vần và nhịp của
bài thơ em đã làm. (2đ)
Phần II : Tập làm văn (4 điểm)
ĐỀ: Trong các bài học, em đã được làm quen với nhiều nhân vật văn học
thú vị. Hãy viết một bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học mà em yêu thích.
--------------------Hết------------------------
( Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm) HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN 1: (6đ) Câu 1:
- Mức tối đa: (2đ) a/ Chớm hè. (0,5đ)
b/ Lòng yêu thương con người. (0,5đ)
c/ Truyện được kể theo ngôi thứ ba. (0.5đ) Vì gọi tên nhân vật. (0.5đ)
- Mức chưa tối đa:
+ HS nêu nội dung thiếu ý tùy từng trường hợp trừ điểm. - Mức không đạt:
+ HS không trả lời hoặc trả lời không đúng ý nào. (0đ) Câu 2:
- Mức tối đa: (2đ)
a/ Câu có dấu chấm lửng: “Tôi chỉ xin lửa thôi....”(0.5đ)
b/ Công dụng của dấu chấm lửng trong câu vừa tìm được: Ngập ngừng, bỏ dỡ (0.5đ)
c/ Phó từ “đã” (0.5đ). Ý nghĩa chỉ trạng thái (0.5đ)
- Mức chưa tối đa:
+ HS trả lời đúng 1 ý trên, số điểm đạt là (0.5đ)
- Mức không đạt: HS không trả lời hoặc trả lời không đúng ý nào. (0.đ) Câu 3:
- Mức tối đa: (2đ)
+ HS làm thơ đúng thể thơ và số dòng. (1đ)
+ Xác định đúng vần gì và chỉ ra chỗ gieo vần đó. (1đ)
- Mức chưa tối đa: Tùy theo bài làm của HS mà GV cân nhắc trừ điểm.
- Mức không đạt: HS không trả lời hoặc trả lời không đúng ý nào. (0.đ)
PHẦN 2: (4đ)
*Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm
cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, lời văn
I. Yêu cầu về hình thức
- Đảm bảo bố cục bài văn nghị luận gồm 3 phần MB, TB, KB.
- Xác định đúng yêu cầu của đề: Nghị luận về nhân vật văn học yêu thích.
II. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể chọn một nhân vật văn học mình yêu
thích nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Mở bài (0.5đ):
- Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật phân tích.
- Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật. 2. Thân bài (2đ):
- Dựa trên tác phẩm, lần lượt phân tích, đưa ra các bằng chứng và lí lẽ để làm sáng
tỏ các đặc điểm của nhân vật:
+ Đặc điểm về nguồn gốc, xuất thân, hoàn cảnh, ngoại hình,. .nhân vật.
+ Đặc điểm về tính cách, phẩm chất, tài năng,. .của nhân vật.
+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác hoặc ý nghĩa của hình tượng
nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của văn bản.
3. Kết bài (0.5đ): Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật
- Nêu đánh giá khái quát về nhân vật
- Nêu cảm nghĩ, ấn tượng về nhân vật, ý nghĩa của nhân vật với đời sống. Rút ra bài học, liên hệ.
*Tiêu chí khác (1đ) :
1. - Hình thức tổng thể chung của bài (0.5đ): Văn phong mạch lạc, có bố
cục chặt chẽ 3 phần, chữ viết rõ ràng, ít lỗi chính tả …
2. - Sáng tạo (0.5đ): bài văn có sức thuyết phục, Có những liên hệ hợp lí; bài viết lôi cuốn, hấp dẫn...
- Mức không đạt (0 điểm): Không có yêu cầu trên.
giàu hình ảnh, cảm xúc,. .
------------------------Hết---------------------------
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Kiểm tra Nhận Thông hiểu
Vận dụng Vận dụng Tổng Giữa HKI biết cao điểm
1. Đọc, hiểu + Thời Phát hiện từ loại,
Tiếng Việt gian, chủ công dụng. đề, ngôi kể. Số câu 1 câu 1 câu 2câu Số điểm 2đ 2đ 4đ 2. Tạo lập Làm bài thơ Viết bài văn bản năm chữ, kết một bài hợp vần và văn kể lại nhịp. sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử . Số câu 1câu 1 câu 2câu Số điểm 2đ 4đ 6đ Tổng số câu 1 câu 1 câu 1 câu 1 câu 4 câu
Tổng số điểm 2đ 2đ 2đ 4đ 10đ