Đề thi học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo đề 1
Đề kiểm tra cuối kì 1 Lý 10 Chân trời sáng tạo được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng gồm cả đề trắc nghiệm kết hợp tự luận bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Đề thi học kì 1 Lý 10 Chân trời sáng tạo
Chủ đề: Đề HK1 Vật Lí 10
Môn: Vật Lí 10
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
SỞ GDĐT ……
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024
TRƯỜNG THPT ……….
Môn thi: Vật lí, Lớp: 10
Thời gian làm bài 45 phút không tính thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề kiểm tra có 03 trang)
Họ và tên học sinh: .........................................................................................
Số báo danh: ..................................................................... Lớp ....................
I. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm
Câu 1: Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi
sàn nhà đẩy người đó thế nào?
A. Không đẩy gì cả. B. Đẩy xuống. C. Đẩy lên. D. Đẩy sang bên.
Câu 2: Có hai lực đồng quy 1 F và 2
F . Gọi α là góc hợp bởi 1 F và 2 F . Nếu F= F=F +F thì: 1 F + 2 F và 1 2 A. α = 00. B. α = 900. C. α =1800. D. 0 < a < 900.
Câu 3: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó bị mất đi thì:
A. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.
B. Vật đổi hướng chuyển động.
C. Vật dừng lại ngay.
D. Vật tiếp tục chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.
Câu 4: Độ dịch chuyển là
A. khoảng cách giữa vị trí xuất phát và vị trí kết thúc quá trình di chuyển.
B. một đại lượng vectơ, cho biết độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của vật.
C. độ dài quãng đường vật di chuyển được.
D. tỉ số giữa quãng đường và thời gian di chuyển.
Câu 5: Tính chất bảo toàn trạng thái đứng yên hay chuyển động của vật gọi là
A. tính biến dạng nén của vật.
B. tính biến dạng kéo của vật.
C. tính đàn hồi của vật.
D. quán tính của vật.
Câu 6: Hai lực nào sau đây gọi là hai lực cân bằng?
A. Hai lực cùng tác dụng trên một đường thẳng, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào cùng một vật.
B. Hai lực cùng tác dụng trên đường thẳng, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. Hai lực cùng tác dụng trên đường thẳng, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau.
D. Hai lực cùng tác dụng trên một đường thẳng, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và điểm đặt trên cùng một vật.
Câu 7: Một vật rơi tự do từ độ cao 19,6 m xuống mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Thời gian rơi của vật là A. 3s. B. 4,5 s. C. 2,5 s. D. 2 s.
Câu 8: Một người lái ô tô đi thẳng 6 km theo hướng Tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng Nam
4 km rồi quay sang hướng Đông 3 km. Xác định quãng đường đi được và độ lớn độ dịch chuyển tổng hợp của ô tô.
A. s = 13 km, d = 13 km.
B. s = 13 km, d = 9 km.
C. s = 13 km, d = 3 km.
D. s = 13 km, d = 5 km.
Câu 9: Chọn câu đúng. Lực cản của chất lưu
A. như nhau với mọi vật.
B. phụ thuộc khối lượng của vật.
C. phụ thuộc hình dạng vật.
D. không phụ thuộc hình dạng vật.
Câu 10: Trong các cách biểu diễn hệ thức của định luật 2 Newton sau đây, cách viết nào đúng? A. −F = -m.a. B. F = m.a. C. F = m.a. D. F = -m.a.
Câu 11: Để xác định tốc độ của một vật chuyển động thẳng đều, một người đã đo quãng đường
vật đi được bằng (16,0 ± 0,4) m trong khoảng thời gian là (4,0 ± 0,2) s. Tốc độ của vật là: A. (4,0 ± 0,6) m/s. B. (4,0 ± 0,1) m/s. C. (4,0 ± 0,2) m/s. D. (4,0 ± 0,3) m/s.
Câu 12: Một vật trượt trên một mặt phẳng, khi tốc độ của vật tăng thì hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng: A. không đổi. B. giảm xuống.
C. tăng tỉ lệ với tốc độ của vật.
D. tăng tỉ lệ với bình phương tốc độ của vật.
Câu 13: Một đoàn tàu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần, sau 1 phút đạt vận tốc 40 km/h. Gia
tốc của đoàn tàu gần giá trị nào sau đây nhất? A. 0,288 m/s2. B. 0,188 m/s2. C. 0,185 m/s2. D. 0,285 m/s2.
Câu 14: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của gia tốc trong hệ SI? A. m/s. B. m.s2. C. m.s. D. m/s2.
Câu 15: Một máy bay bay từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh hết 1 h 45 p. Nếu đường bay
Hà Nội – Hồ Chí Minh dài 1400 km thì tốc độ trung bình của máy bay là bao nhiêu? A. 600 km/h. B. 700 km/h. C. 800 km/h. D. 900 km/h.
Câu 16: Chọn câu đúng. Cặp "lực và phản lực" trong định luật 3 Newton:
A. tác dụng vào cùng một vật.
B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. không bằng nhau về độ lớn.
D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
Câu 17: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây không thuộc lĩnh vực Vật lí?
A. Các chất và sự biến đổi các chất, các phương trình phản ứng của các chất trong tự nhiên.
B. Vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên. C. Trái Đất.
D. Vũ trụ (các hành tinh, các ngôi sao…).
Câu 18: Một vật có khối lượng 2,5 kg, chuyển động với gia tốc 0,05 m/s2. Hợp lực tác dụng vào vật có độ lớn A. 1,25 N. B. 0,125 N. C. 12,5 N. D. 0,215 N.
Câu 19: Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách
A. ngả người về phía sau. B. dừng lại ngay.
C. chúi người về phía trước.
D. ngả người sang bên cạnh.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai. Khi căng một sợi dây bằng cách buộc sợi dây vào giá đỡ và treo vật nặng lên thì:
A. Lực căng dây xuất hiện chống lại xu hướng bị kéo giãn.
B. Vật chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây.
C. Độ lớn của lực căng là như nhau tại tất cả các điểm trên dây, nếu dây đứng yên.
D. Lực căng dây tác dụng lên giá treo và trọng lực của vật là hai lực cân bằng.
Câu 21: Có hai lực đồng quy có độ lớn bằng 3 N và 4 N. Biết hai lực vuông góc với nhau, độ lớn
hợp lực bằng bao nhiêu? A. 7 N. B. 5 N. C. 9 N. D. 14 N.
Câu 22: Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho
A. khả năng duy trì chuyển động của vật.
B. tính chất nhanh hay chậm của chuyển động.
C. sự thay đổi hướng của chuyển động.
D. sự thay đổi vị trí của vật trong không gian.
Câu 23: Vật chuyển động nhanh dần có đặc điểm nào sao đây? A. a.v ≠ 0. B. a.v = 0. C. a.v > 0. D. a.v < 0.
Câu 24: Hoạt động nào trong phòng thực hành, thí nghiệm là không an toàn?
A. Đeo găng tay bảo hộ khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao.
B. Thổi trực tiếp để tắt ngọn lửa đèn cồn.
C. Để nước, các dung dịch dễ cháy cách xa các thiết bị điện.
D. Để chất dễ cháy cách xa thí nghiệm mạch điện.
Câu 25: Chuyển động của vật nào dưới đây được coi là rơi tự do nếu được thả A. một sợi chỉ. B. một tờ giấy. C. một hòn sỏi.
D. một chiếc lá cây.
Câu 26: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động
thẳng của một chiếc xe có dạng như hình vẽ. Trong khoảng
thời gian nào, xe không chuyển động? A. từ 0 đến đến t . B. từ 0 t . 2 3 C. từ 0 đến đến đến t và từ t t . D. từ t t . 1 2 3 1 2
Câu 27: Biểu thức tính lực ma sát trượt là
A. F = .N B. F = .N C. F = .N D. F = .N ms ms ms ms
Câu 28: Chọn câu sai: Chất điểm chuyển động theo một chiều với gia tốc a = 4 m/s2 có nghĩa là
A. Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì sau 1s vận tốc của nó bằng 4 m/s.
B. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 1s vận tốc của nó bằng 6 m/s.
C. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 8 m/s.
D. Lúc vận tốc bằng 4 m/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 12 m/s. II. TỰ LUẬN: 3 điểm
Bài 1 (1 điểm): Một vật được ném theo phương nằm ngang từ độ cao 10 m, có tầm bay xa trên
mặt đất L = 12 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính vận tốc ban đầu của vật.
Bài 2 (1 điểm): Một vật có khối lượng 500 g được treo thẳng đứng vào trần nhà bằng một sợi
dây và đang ở trạng thái cân bằng.
a) Biểu diễn các lực tác dụng lên vật.
b) Tính độ lớn của lực căng.
Bài 3 (0,5 điểm): Thả một vật rơi tự do ở độ cao 45 m xuống mặt đất, tính quãng đường vật rơi
được trong 1 giây cuối trước khi chạm đất. Lấy g = 9,8 m/s2.
Bài 4 (0,5 điểm): Một vật nặng có khối lượng m = 10 kg được kéo bởi một lực F = 30 N theo
phương ngang. Vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang có hệ số ma sát trượt là 0,2. Lấy g
= 9,8 m/s2. Tính gia tốc chuyển động của vật. ----------- HẾT ----------