-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi học kì 1 Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết
Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống, về đồng bào vào mỗi ngày chủ nhật. Ngoài ra, ông còn tổ chức nhiều hoạt động cho những cậu bé trong làng cùng chơi. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Đề HK1 Ngữ Văn 7 63 tài liệu
Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu
Đề thi học kì 1 Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết
Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống, về đồng bào vào mỗi ngày chủ nhật. Ngoài ra, ông còn tổ chức nhiều hoạt động cho những cậu bé trong làng cùng chơi. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề HK1 Ngữ Văn 7 63 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 7
Preview text:
Đề thi học kì 1 Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết
1. Những điều cần lưu ý khi ôn thi và khi làm bài thi Ngữ Văn để đạt kết quả cao - Trong ôn tập cần:
+ Cần xem lại chương trình học đã được giảng dạy trong suốt học kì 1 để đảm bảo đã nắm vững kiến thức
cơ bản. Tập trung vào các chủ đề được giáo viên nhấn mạnh trong lớp.
+ Đọc thêm những tác phẩm văn học đã học trong kì và tìm hiểu thêm về tác giả, ý nghĩa, hoàn cảnh ra
đời tác phẩm để có thể trả lời những câu hỏi phân tích và nhận định về tác phẩm đó.
+ Làm lại bài tập và bài kiểm tra để củng cố và nắm chắc kiến thức. Luyện tập viết
bài bằng cách tự làm đề và viết bài trên giấy, sau đó nhờ thầy cô hoặc bạn bè giúp đỡ để hoàn thiện bài viết. - Trong làm bài thi cần:
+ Cần đọc kỹ và xác định đầy đủ, chính xác yêu cầu của đề thi về xác định xem đề bài yêu cầu sử dụng kĩ
năng nghị luận văn học hay nghị luận xã hội, không được nhầm lẫn về kiểu bài. Đồng thời, cần xác định
đúng nội dung và hình thức trình bày bài viết, điều này sẽ giúp không bị lạc đề và không bị mất điểm về hình
thức. Ngoài ra, nên xác định yêu cầu của đề thi trong thời gian nhanh nhất, để cân đối thời gian làm bài.
+ Tìm ý nhanh, đúng, đủ và sắp xếp triển khai hợp lí, cần xác lập một hệ thống ý đầy đủ, sáng tạo, chặt chẽ
và trình bày rõ ràng, diễn đạt chính xác. Sau khi lập ra các ý, cần lưu ý xác định xem ý nào là chính để phân
tích kĩ hơn, còn ý nào phụ thì chỉ cần phân tích ngắn gọn, tránh lan man.
+ Xây dựng đoạn văn chặt chẽ và chuyển ý khéo léo, ý nào quan trọng thì cần được triển khai dài hơn, còn
ý nào phụ thì trình bày lướt qua hoặc nêu tóm tắt.
+ Tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc, một bài thi môn Ngữ Văn đạt điểm cao luôn đặt ra yêu cầu về việc trình
bày sáng sủa, sạch đẹp. Lưu ý hết sức tránh việc tẩy xóa, để tránh mất điểm từ việc bài thi xấu và bẩn, cần
tránh việc sai lỗi chính tả, tránh viết những câu văn cộc lốc, cần tránh các kiểu diễn đạt mập mờ và dễ gây
ra hiểu nhầm cho người đọc.
+ Phân bố thời gian làm đề thi hợp lí, cần lưu ý điểm số của từng câu được ghi trong đề thi để chủ động
phân chia thời lượng cho từng câu một cách hợp lí, nên gạch ra các ý chính thông qua các gạch đầu dòng.
Cuối cùng, nên dành ra khoảng 4 – 5 phút cuối cùng của bài thi để đọc lại bài làm, rà soát các lỗi sai.
2. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 7 có đáp án năm học 2023 – 2024 mới nhất
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: BÀI THUYẾT GIẢNG
Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống, về đồng bào vào mỗi ngày
chủ nhật. Ngoài ra, ông còn tổ chức nhiều hoạt động cho những cậu bé trong làng cùng chơi.
Nhưng đến một ngày chủ nhật nọ, một cậu bé, vốn rất chăm chỉ đến nghe nói chuyện bỗng nhiên không đến
nữa. Nghe nói cậu ta không muốn nghe những bài nói chuyện tầm xàm và cũng chẳng muốn chơi với
những cô cậu bé khác nữa. Sau hai tuần, vị giáo sư quyết định đến thăm nhà cậu bé. Cậu bé đang ở nhà
một mình, ngồi trước bếp lửa. Đoán được lý do chuyến viếng thăm, cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy
cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm. Vị giáo sư ngồi xuống nhưng vẫn không nói gì. Trong im
lặng, hai người cùng ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa.
Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt riêng nó
sang bên cạnh lò sưởi. Rồi ông ngồi lại xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc.
Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần, cuối cùng cháy thêm được một vài giây nữa rồi tắt hẳn, không còn đốm lửa
nào nữa. Nó trở nên lạnh lẽo và không còn sức sống.
Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đến thăm một người khác. Ông chậm rãi đứng dậy,
nhặt cục than lạnh lẽo và đặt lại vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó bắt đầu cháy, tỏa sáng, lại một lần nữa
với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó. Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông và nói:
- Cảm ơn bác đã đến thăm, và đặc biệt cảm ơn bài nói chuyện của bác. Tuần sau cháu sẽ lại đến chỗ bác cùng mọi người.
(Nguồn https://truyenviet.vn/bai-thuyet-giang)
Câu 1 (0.5 điểm): Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2 (1.0 điểm): Giải thích nghĩa của từ “thuyết giảng”?
Câu 3 (1.5 điểm): Vị giáo sư đã thuyết giảng cậu bé bằng cách nào? Theo em, cậu bé đã nhận ra được bài
học thuyết giảng nào từ vị giáo sư?
Câu 4 (2.0 điểm): Lời nhắn gửi đến mọi người từ câu chuyện trên mà em tâm đắc.
Phần 2: Tạo lập văn bản (5.0 điểm): Phát biểu cảm nghĩ về một người thân mà em yêu quý nhất.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7
Hướng dẫn chung: Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của học sinh tránh cách chấm đếm ý cho điểm. Giáo viên cần vận dụng linh hoạt đáp án và thang điểm,
khuyến khích những bài viết sáng tạo.
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 0.5
1 - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. điểm Câu 1.0
- Thuyết giảng: Trình bày, giảng giải về một vấn đề 2 điểm
- Vị giáo sư thuyết giảng bằng cách: Lấy kẹp nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và
đặt bên cạnh lò sưởi. Được một thời gian, khi cục than đã tắt,ông đặt lại nó vào lò sưởi và nó 0,5 lại cháy. Câu điểm 3
- Cậu bé đã nhận được bài học về sự hòa nhập: Khi ta tách ra khỏi tập thể, cộng đồng sẽ trở 1.0
nên vô nghĩa và tự giải tán. Chỉ khi hoà chung với mọi người để cùng nhau làm việc, cùng điểm
nhau chia sẻ và gắn kết, cá nhân mới tìm được niềm vui, phát huy được năng lực, sở
trường, sức mạnh của bản thân mình.
- Lời nhắn nhủ với mọi người qua câu chuyện: Khi sống cô độc, lạc lõng và tách biệt với xã
hội, cộng đồng và cá nhân sẽ đẩy mình đến chỗ tự diệt. Chỉ khi hoà vào với mọi người để Câu 2.0
cùng nhau sống, cùng nhau làm việc, cá nhân mới tìm được niềm vui và thể hiện đúng khả 4 điểm
năng, sở trường và sức mạnh của bản thân mình, mới thực sự sống và sống một cách có ý nghĩa.
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) Hình Đáp án Điểm thức
Đảm bảo bố cục 3 phần.
Trình bày sạch, theo dõi được.
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 1.0 điểm
- Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cảm xúc chân thành, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đối tượng biểu cảm.
- Viết đúng kiểu bài văn biểu cảm:
+ Chọn đối tượng là một người thân. + Cảm xúc chân thành.
+ Biết dùng phương thức tự sự và miêu tả để bộc lộ cảm xúc. Nội 4.0 điểm dung
Mở bài Giới thiệu người thân trong gia đình và tình cảm của em đối với người ấy. 0,5 điểm
Cần nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người thân ấy để lại ấn tượng sâu đậm
trong em. Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người thân đó. Giới thiệu được người
thân và tình cảm với người đó.
- Miêu tả những nét nổi bật, đáng chú ý về ngoại hình: Làn da, mái tóc, hành động,…
- Vai trò của người thân đó trong gia đình, ngoài xã hội… Thân
- Các mối quan hệ của người thân mà em yêu quý đối với người xung quanh và thái độ 3.0 điểm bài của họ…
- Kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em và người thân, biểu cảm về người đó.
- Tình cảm của em đối với người thân đó: Sự mong muốn và nổ lực để xứng đáng với
người thân mà em yêu quý nhất của chính mình.
- Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình .
- Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người thân đó.
Kết bài - Khẳng định vai trò của người thân trong cuộc sống. 0,5 điểm
- Thể hiện lòng biết ơn, sự đền đáp công ơn đối với người thần mà em yêu quý nhất.