Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Ngữ văn sách Cánh Diều năm 2023 - Đề 2
Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Ngữ văn sách Cánh Diều năm 2023 - Đề 2 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Đề thi học kì 2 Văn 10 Cánh Diều (Đề 2)
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 10
Thời gian làm bài: 90 phút
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (6.0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Những lời ru vời vợi canh khuya Con vẫn nhớ
Lời mẹ hát có đôi bờ cách trở
Có bên này bên nớ ngóng trông nhau
Kẻ Bắc người Nam, tay đứt lòng đau
Sông Gianh trập trùng giáo mác
Đường xứ Huế non xanh nước biếc
Muốn vô mà sợ phá Tam Giang Con lớn lên
Đất đã bao đời chia cắt
Bao đời trận mạc Trong lời mẹ hát
Có bao lòng vợ tiễn đưa chồng
"Chàng ơi đưa gói thiếp mang
Đưa gươm thiếp vác
cho chàng đi không..."
Mây trắng bay về biển mặn phương Nam
Một trăm trứng Âu Cơ Bao giờ đoàn tụ?
Mẹ ạ, hoa xoan bay đầy ngõ
Mùa xuân này đất nước rộn ràng sao
Đất nước vừa qua cuộc chiến đấu dài lâu
Bao dặm đường bao chặng lửa
Chúng con vượt qua bao dòng sông cách trở
Bao đèo cao thác lớn dọc Trường Sơn
Qua truông nhà Hồ, qua phá Tam Giang
Con đã tới mũi Cà Mau sóng vỗ
Những vùng đất trong giấc mơ tuổi nhỏ
Những đèn vui lửa sáng của muôn nhà
Người đã bên nhau, cầu đã nối bờ.
(Trích Gửi mẹ, Xuân Quỳnh, Lời ru trên mặt đất, NXB Tác phẩm mới, 1978)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8:
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ thất ngôn B. Thể thơ tự do C. Thể thơ lục bát D. Thể thơ ngũ ngôn
Câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là: A. Người con gái
B. Người mẹ.
C. Lời ru của mẹ
D. Người chiến sĩ
Câu 3: Những chi tiết “đôi bờ cách trở”, “Kẻ Bắc người Nam”, “tay đứt lòng đau”, “trập
trùng giáo mác” diễn tả điều gì về đất nước?
A. Đất nước rộng lớn muôn trùng
B. Đất nước hào hùng mạnh mẽ
C. Đất nước ân nghĩa, thủy chung
D. Đất nước đau thương, chia cắt
Câu 4: Đáp án nào nêu đúng tác dụng của câu hỏi tu từ trong câu thơ “Một trăm trứng
Âu Cơ/ Bao giờ đoàn tụ?”
A. Thể hiện thái độ thắc mắc khi nào đất nước được thống nhất.
B. Thể hiện sự bi quan, tuyệt vọng vào tương lai.
C. Thể hiện nỗi đau xót, trăn trở khi đất nước chưa được thống nhất.
D. Thể hiện niềm lạc quan, phấn khởi vì đất nước đã thống nhất.
Câu 5: Khổ nào trong bài thơ thể hiện niềm hạnh phúc của người con khi đất nước thống nhất? A. Khổ 1 B. Khổ 2 C. Khổ 1 và 3 D. Khổ 3
Câu 6: Nhận xét nào sau đây không đúng về bài thơ:
A. Câu thơ dài ngắn linh hoạt, nhịp thơ biến đổi đa dạng
B. Tuân thủ quy tắc về niêm, vần, luật, đối
C. Liệt kê nhiều địa danh
D. Giọng thơ tâm tình, tha thiết
Câu 7: Hình ảnh lời ru của mẹ xuất hiện trong đoạn trích trên mấy lần? A. Ba lần B. Hai lần C. Bốn lần D. Một lần
Câu 8: Hình ảnh “chặng lửa” trong câu thơ “Bao dặm đường bao chặng lửa” tượng trưng cho điều gì?
A. Sự gian khổ, vất vả của quá trình kháng chiến.
B. Sự khắc nghiệt của con đường hành quân và lòng căm thù giặc sâu sắc.
C. Sự gian lao của quá trình kháng chiến và lòng yêu nước sục sôi, ý chí mạnh mẽ của con người.
D. Tinh thần quyết chiến quyết thắng của thế hệ trẻ.
Câu 9: Lời ru được nhắc đến trong bài có ý nghĩa gì?
Câu 10: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 -10 câu) nêu suy nghĩ của anh/chị về vai
trò của gia đình đối với sự phát triển của mỗi con người.
II. PHẦN LÀM VĂN: (4.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học tự chọn.
-------------------------------------------------------------------------------------