Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học Trung Thạnh 2, Cần Thơ năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học Trung Thạnh 2, Cần Thơ năm 2015 - 2016. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Trường TH Trung Thạnh 2
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM
NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Tiếng Việt - Lớp: 5
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (5 điểm)
Học sinh bốc thăm chọn 1 trong các bài sau rồi đọc:
1. Một vụ đắm tàu
2. Tà áo dài Việt Nam
3. Công việc đầu tiên
4. Út Vịnh
II. ĐỌC HIỂU (5 điểm)
Út Vịnh
Nhà Út Vịnh ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường sự
cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh nh trên đường u chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các
thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.
Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê
em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu đường tàu,
cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất thuyết
phục Sơn - một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi,
Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa.
Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học bài,
bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi
lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai Hoa Lan đang
ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn:
- Hoa, Lan, tàu hoả đến!
Nghe tiếng la, Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, n Lan đứng ngây
người, khóc thét.
Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan
lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tấc.
Biết tin, ba mẹ Lan chạy đến. Cả hai chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không
nói nên lời.
Theo TÔ PHƯƠNG
Dựa vào bài đọc, hãy khoanh vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
A. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các
thanh ray.
B. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.
C. Cả a, b đều đúng.
Câu 2: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?
A. Phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em.
B. Tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em, nhận việc khó nhất thuyết phục
Sơn - một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều.
C. Nhận việc trông coi, sửa chữa và giữ gìn an toàn đường sắt.
Câu 3: Nội dung chính của bài văn này là gì?
A. Ca ngợi hành động dũng cảm, mưu trí cứu em nhỏ của Út Vịnh.
B. Phê phán những hành động phá hoại đường sắt, không tôn trọng quy định van
toàn giao thông của các em nhỏ.
C. Ca ngợi Út Vịnh ý thức của một chnhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ
gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
Câu 4: Câu nào dưới đây là câu ghép?
A. Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi.
B. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như
giục giã.
C. Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây
người, khóc thét.
Câu 5: Trong chuỗi câu “Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên
từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi lại kéo dài như vậy.”, câu in đậm liên
kết với câu đứng trước nó bằng cách nào?
A. Lặp từ ngữ.
B. Thay thê từ ngữ.
C. Dùng từ ngữ nối.
Câu 6: Dấu gạch ngang trong câu “Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn - một bạn
rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều.” có tác dụng gì?
A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.
B. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Câu 7: Từ nào đồng nghĩa với từ tàu hoả?
A. Tàu bay.
B. Phi cơ.
C. Xe lửa.
Câu 8: Từ “chạy” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc
A. Đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy.
B. Biết tin, ba mẹ Lan chạy đến.
C. Đồng hồ chạy đúng giờ.
Câu 9: Trong câu “Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép
ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tấc.” có mấy cặp từ trái nghĩa?
A. Một cặp từ. Đó là cặp từ………………………………………………………….
B. Hai cặp từ. Đó là các cặp từ……………………………………………………....
C. Một cặp từ. Đó là các cặp từ……………………………………………………...
Câu 10: Dấu phẩy trong câu: “Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném
đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua.” có tác
dụng gì?
A. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
III. Kiểm tra viết
1. Chính t (Nghe viết) - Thời gian: 20 phút
Bài viết: Mùa thảo quả
Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.
Ngày qua trong sương thu ẩm ướt a rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép
miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng tựa như đột ngột, bỗng rực lên
những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm.
Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.
Ma Văn Kháng
2. Tập làm văn: (Thời gian 40 phút)
Đề bài: Hãy tả một người thân của em.
| 1/3

Preview text:

Trường TH Trung Thạnh 2
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Tiếng Việt - Lớp: 5
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (5 điểm)
Học sinh bốc thăm chọn 1 trong các bài sau rồi đọc: 1. Một vụ đắm tàu 2. Tà áo dài Việt Nam 3. Công việc đầu tiên 4. Út Vịnh
II. ĐỌC HIỂU (5 điểm) Út Vịnh
Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự
cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các
thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.
Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê
em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu,
cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết
phục Sơn - một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi,
Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa.
Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học bài,
bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi
lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang
ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn:
- Hoa, Lan, tàu hoả đến!
Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét.
Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan
lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tấc.
Biết tin, ba mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời. Theo TÔ PHƯƠNG
Dựa vào bài đọc, hãy khoanh vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
A. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray.
B. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu. C. Cả a, b đều đúng.
Câu 2: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?
A. Phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em.
B. Tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em, nhận việc khó nhất là thuyết phục
Sơn - một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều.
C. Nhận việc trông coi, sửa chữa và giữ gìn an toàn đường sắt.
Câu 3: Nội dung chính của bài văn này là gì?
A. Ca ngợi hành động dũng cảm, mưu trí cứu em nhỏ của Út Vịnh.
B. Phê phán những hành động phá hoại đường sắt, không tôn trọng quy định về an
toàn giao thông của các em nhỏ.
C. Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ
gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
Câu 4: Câu nào dưới đây là câu ghép?
A. Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi.
B. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã.
C. Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét.
Câu 5: Trong chuỗi câu “Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên
từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi lại kéo dài như vậy
.”, câu in đậm liên
kết với câu đứng trước nó bằng cách nào? A. Lặp từ ngữ. B. Thay thê từ ngữ. C. Dùng từ ngữ nối.
Câu 6: Dấu gạch ngang trong câu “Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn - một bạn
rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều.”
có tác dụng gì?
A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.
B. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Câu 7: Từ nào đồng nghĩa với từ tàu hoả? A. Tàu bay. B. Phi cơ. C. Xe lửa.
Câu 8: Từ “chạy” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc
A. Đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy.
B. Biết tin, ba mẹ Lan chạy đến.
C. Đồng hồ chạy đúng giờ.
Câu 9: Trong câu “Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép
ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tấc.” có mấy cặp từ trái nghĩa?
A. Một cặp từ. Đó là cặp từ………………………………………………………….
B. Hai cặp từ. Đó là các cặp từ……………………………………………………....
C. Một cặp từ. Đó là các cặp từ……………………………………………………...
Câu 10: Dấu phẩy trong câu: “Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném
đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua.”
có tác dụng gì?
A. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ trong câu. III. Kiểm tra viết
1. Chính tả
(Nghe viết) - Thời gian: 20 phút
Bài viết: Mùa thảo quả
Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.
Ngày qua trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép
miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng tựa như đột ngột, bỗng rực lên
những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm.
Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Ma Văn Kháng
2. Tập làm văn: (Thời gian 40 phút)
Đề bài: Hãy tả một người thân của em.