Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Vĩnh Mỹ, Bạc Liêu năm 2016 - 2017
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Vĩnh Mỹ, Bạc Liêu năm 2016 - 2017. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Preview text:
PHÒNG GD&ĐT HÒA BÌNH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
TRƯỜNG TH VĨNH MỸ A1 Năm học: 2016 - 2017 Khối: 5 Môn: Tiếng Việt ĐỀ 1 Điểm
Nhận xét của giáo viên A. PHẦN ĐỌC
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
*HS bốc thăm đọc 1 trong 3 bài sau rồi trả lời 1 câu hỏi do giáo viên nêu:
Bài 1: Một vụ đắm tàu (SGK TV5/tập 2, trang 108)
Bài 2: Tà áo dài Việt Nam (SGK TV5/tập 2, trang 122)
Bài 3: Công việc đầu tiên (SGK TV5/tập 2, trang 126)
II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)
Đọc thầm bài văn sau rồi trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái
trước ý trả lời đúng và làm bài tập Hai mẹ con
Lần đầu mẹ đưa phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn
lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho
biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.
Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng
giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội
nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.
Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương
không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào
cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn
cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa
kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.”
Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô,
cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi
nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương… Em còn nhỏ
mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”.
Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó
cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!
(Theo: Nguyễn Thị Hoan)
Câu 1. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau để được ý đúng:
Phương thương mẹ quá! Nó quyết định …………………………………. cách ký tên.
Câu 2. Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ?
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
A. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy.
B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi.
C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương ngượng nghịu xấu hổ.
D. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương đã bị nêu tên ở tiết chào cờ.
Câu 3. Theo em,vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo
đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ”?
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
A. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ.
B. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ.
C. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen.
D. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình.
Câu 4. Dựa vào bài tập đọc, xác định các câu tục ngữ dưới đây đúng hay sai ?
Khoanh vào “Đúng” hoặc “sai” Thông tin Trả lời
Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ. Đúng / Sai
Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Đúng / Sai
Thương người như thể thương thân. Đúng / Sai
Thương nhau củ ấu cũng tròn. Đúng / Sai
Câu 5. Theo em, Chuyện gì xảy ra khiến Phương đến lớp trễ ?
Đánh dấu x vào ô
trước câu trả lời đúng
A. Mẹ cho Phương ăn sáng.
B. Mẹ bảo Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện.
C. Mẹ và Phương bị kẹt xe.
D. Phương ngủ nướng nên dậy trể.
Câu 6. Vào vai Phương, viết vào dòng trống những điều Phương muốn
nói lời xin lỗi mẹ.(Viết 2 – 3 câu).
Viết câu trả lời của em:……………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Câu 7. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các cách liên kết câu trong
đoạn đầu của bài (từ: “Lần đầu …………………cách ký tên”) ?
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
A. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ.
B. Lặp từ ngữ; dùng từ ngữ nối.
C. Thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối.
D. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối.
Câu 8. Đoạn thứ ba của bài (“Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp
trễ…….thấy giận mẹ.”) có mấy câu ghép ?
Đánh dấu x vào ô trước câu trả lời đúng A. 1 câu ghép B. 2 câu ghép C. 3 câu ghép D. 4 câu ghép
Câu 9. Bộ phận vị ngữ trong câu: “Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng
giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường”. là những từ ngữ nào ?
Viết câu trả lời của em:……………………………………………………
…....………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Câu 10. Tìm từ đồng nghĩa với từ “giúp đỡ” rồi đặt một câu với từ vừa tìm được.
Viết câu trả lời của em:……………………………………………………
....…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………… B. PHẦN VIẾT
I. Chính tả (nghe – viết)
Bài: Út Vịnh (SGK Tiếng Việt 5 / Tập 2, trang 136)
- Viết đoạn: Từ Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt,… đến hứa không chơi
dại như vậy nữa. II. Tập làm văn
Chọn một trong 2 đề sau:
Đề 1: Tả trường em trước buổi học.
Đề 2: Hãy tả một con vật mà em yêu thích. ĐÁP ÁN ĐỀ 1 A. PHẦN ĐỌC
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
- GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ: (1 điểm)
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm, đọc sai quá 5 tiếng 0 điểm)
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: (1 điểm)
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm, ngắt nghỉ hơi không
đúng từ 4 chỗ trở lên : 0 điêm)
+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: (1 điểm)
(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm, giọng đọc không thể
hiện tính biểu cảm: 0 điểm)
+ Tốc độ đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 1 điểm
(Đọc từ 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm, trên 2 phút: 0 điểm)
+ Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm
(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt không rõ ràng: 0,5 điểm, trả lời sai hoặc
không trả lời được : 0 điểm)
II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 5 Câu 7 Câu 8 học cho biết chữ A B B D B
để chỉ giúp mẹ 0,25điểm 0,25điểm 0,25điểm 0,25điểm 0,25điểm 0,25điểm
Câu 4: Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. (1 điểm)
Khoanh vào “Đúng” hoặc “sai” Thông tin Trả lời
Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ. Sai
Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Sai
Thương người như thể thương thân. Đúng
Thương nhau củ ấu cũng tròn. Sai
Câu 6: (1 điểm) Hs tự viết. Chẳng hạn: Mẹ ơi, con sai rồi. Con xin lỗi mẹ.
Câu 9: (0,5 điểm ) chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường.
Câu 10: (1 điểm) Đỡ đần, phụ giúp,………. B. PHẦN VIẾT
I. Chính tả (nghe – viết) (5 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, trình bày đúng đoạn văn, chữ viết rõ ràng: 5 điểm.
- Sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.
II. Tập làm văn (5 điểm)
- Nội dung kết cấu có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài. - Trình tự tả hợp lý.
- Hình thức diễn đạt: Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không
sai chính tả. Diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật.
- Tuỳ theo nội dung bài mà giáo viên ghi điểm cho phù hợp với từng bài làm của học sinh.
PHÒNG GD&ĐT HÒA BÌNH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
TRƯỜNG TH VĨNH MỸ A1 Năm học: 2016-2017 Khối: 5 Môn: Tiếng Việt ĐỀ 2 Điểm
Nhận xét của giáo viên A. PHẦN ĐỌC
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
*HS bốc thăm đọc 1 trong 3 bài sau rồi trả lời 1 câu hỏi do giáo viên nêu:
Bài 1: Con gái (SGK TV5/tập 2, trang 112)
Bài 2: Công việc đầu tiên (SGK TV5/tập 2, trang 126)
Bài 3: Út Vịnh (SGK TV5/tập 2, trang 136)
II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)
CHUYỆN NHỎ TRÊN HÈ PHỐ
Trưa ấy, tôi gửi xe đạp ở bên cạnh Nhà hát Lớn thành phố Hải Phòng.
Khu vực gửi xe được quy định sẵn, nhưng người coi xe muốn chiếm chỗ rộng
hơn bèn đóng một cái cọc sắt xuống mặt vỉa hè phẳng phiu để chăng thêm dây.
Giá như không có một tiếng nói của một cậu bé, có lẽ tôi cũng bỏ qua cái
chuyện vặt ấy. Nhưng tôi đã phải chú ý. Một cậu bé gương mặt sáng sủa, vai đeo
cặp, dừng lại nói với người coi xe:
- Sao anh lại đóng cọc trên hè phố, làm hỏng vỉa hè !
Người coi xe phớt lờ câu nói của cậu bé, tiếp tục nện búa chan chát. Mặt
hè đang nhẵn nhụi, bỗng bị một lỗ thủng to bằng miệng bát ăn cơm. Từ lỗ thủng
đó, ai mà biết được rồi sau sẽ phá to đến đâu.
Cậu bé tiếp tục, giọng ôn tồn:
- Anh không nên đóng cọc trên vỉa hè!
Người giữ xe trợn mắt nhìn cậu bé:
- Việc gì đến chú mày?
Một bà trong nhóm coi xe tiến lại, trịnh trọng:
- Chúng tôi coi xe ở đây, chúng tôi được phép làm thế.
- Không ai được phép làm như vậy ! - Cậu bé dõng dạc, quả quyết.
- Nhóc con, đi đi ! – Gã thanh niên quát.
Mấy người lớn đi qua, vào lấy xe hoặc gửi xe, có người biết chuyện
nhưng không ai nói gì. Tuy vậy, cậu bé vẫn không chịu đi. Mắt cậu cứ dán vào
cái lỗ thủng trên vỉa hè như để nghĩ ra cách gì đó. Đến lúc ấy, tôi không thể không lên tiếng:
- Cậu bé nói phải đấy, anh không nên làm như thế.
Người coi xe vẻ cáu kỉnh, nhìn xung quanh một lượt, rồi anh ta cũng nhổ
cái cọc, vứt “xoảng” một cái trên vỉa hè.
Thái độ kiên quyết của cậu bé đã ngăn được một hành vi có hại.
Đào Ngọc Đệ
Đọc thầm bài văn và thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1: Người coi xe đóng cái cọc sắt xuống vỉa hè để làm gì?
Khoanh tròn chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất
A. Sửa lại mặt hè cho phẳng phiu.
B. Chăng dây, chiếm chỗ giữ xe rộng hơn.
C. Chăng dây, ngăn người vào nhà hát.
D. Không cho ai qua lại khu vực này.
Câu 2: Thấy anh coi xe đóng cọc làm hỏng vỉa hè, cậu bé nói gì ?
Khoanh tròn chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất
A. Anh chuyển bãi giữ xe ra chỗ khác đi, đừng làm hỏng vỉa hè.
B. Sao anh lại đóng cọc trên hè phố, làm hỏng vỉa hè !
C. Ai cho phép anh đóng cọc trên vỉa hè ?
D. Anh không được phép đóng cọc trên vỉa hè !
Câu 3: Việc anh coi xe đóng cọc sắt đã gây tác hại gì cho vỉa hè?
Khoanh tròn chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất A. Mặt vỉa hè tan vở.
B. Mặt vỉa hè bị phá, rộng hẳn ra để anh ta có chỗ giữ xe rộng hơn.
C. Mặt vỉa hè bị thủng một lỗ bằng cái bát ăn cơm.
D. Không có chuyện gì xảy ra.
Câu 4: Khi thấy anh coi xe vẫn phớt lờ điều mình nói, cậu bé đã làm gì?
Khoanh tròn chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất
A. Ôn tồn khuyên: Anh không nên đóng cọc trên vỉa hè !
B. Kiên quyết: Anh không được phá hoại vỉa hè !
C. Nhẹ nhàng: Anh làm vỡ vỉa hè sẽ bị phạt đấy.
D. Bỏ đi không nói gì thêm.
Câu 5: Khi bị dọa và khi một bà coi xe nói họ được phép làm như vậy,
thái độ của cậu bé như thế nào?
Khoanh tròn chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất
A. Cậu không sợ nhưng không đáp lời.
B. Câu bỏ đi nhưng cứ ngoái nhìn cái lỗ thủng trên vỉa hè.
C. Cậu dõng dạc, quả quyết: Không ai được phép làm như vậy ?
D. Cậu bé sợ hãy bỏ đi.
Câu 6: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì?
Hãy viết câu trả lời của em vào chỗ chấm:
…………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
Câu 7: Dấu phẩy trong câu “Người coi xe phớt lờ câu nói của cậu bé, tiếp
tục nện búa chan chát.” Có tác dụng gì ?
Đánh dấu x vào trước ý trả lời đúng nhất.
Ngăn cách các bộ phận trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu.
Ngăn cách các vế trong câu ghép.
Không có tác dụng gì.
Câu 8: Dòng nào dưới đây toàn các từ láy ?
Đánh dấu x vào trước ý trả lời đúng nhất.
phẳng phiu, sáng sủa, phớt lờ, chan chát, nhẵn nhụi, dõng dạc.
phẳng phiu, sáng sủa, chan chát, nhẵn nhụi, bỗng bị, dõng dạc.
phẳng phiu, sáng sủa, chan chát, nhẵn nhụi, trịnh trọng, dõng dạc.
phẳng phiu, sáng sủa, chan chát, bỗng bị.
Câu 9: Các dấu hai chấm trong câu chuyện trên có tác dụng gì?
Em hãy viết tiếp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh câu trả lời:
Các dấu hai chấm trong câu chuyện trên có tác dụng …………………….
…………………………………………………………………………………… B. PHẦN VIẾT
I. Chính tả (nghe – viết):
Bài viết: Tà áo dài Việt Nam (SGK TV5/tập 2, trang 122)
Viết đoạn từ : “Từ đầu thế kỉ XIX …gấp đôi vạt phải” II. Tập làm văn:
Chọn một trong 2 đề sau:
Đề 1: Tả trường em trước buổi học.
Đề 2: Hãy tả một con vật mà em yêu thích. ĐÁP ÁN ĐỀ 2 A. PHẦN ĐỌC
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
- GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ: (1 điểm)
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm, đọc sai quá 5 tiếng 0 điểm)
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: (1 điểm)
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm, ngắt nghỉ hơi không
đúng từ 4 chỗ trở lên : 0 điêm)
+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: (1 điểm)
(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm, giọng đọc không thể
hiện tính biểu cảm: 0 điểm)
+ Tốc độ đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 1 điểm
(Đọc từ 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm, trên 2 phút: 0 điểm)
+ Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm
(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt không rõ ràng: 0,5 điểm, trả lời sai hoặc
không trả lời được : 0 điểm)
II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)
- Học sinh khoanh đúng mỗi câu cho (0,5 điểm).
Đáp án đúng: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 B B C A C
Câu 6: (1 đ) Học sinh nêu đươc một trong các ý:
- … không nên xâm hại đến các công trình công cộng.
- … phải biết giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.
- … phải dũng cảm đấu tranh với những việc làm sai trái.
- …………………………………………………………
Câu 7: (0,5 điểm).
ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu. Câu 8: (0,5 điểm).
phẳng phiu, sáng sủa, chan chát, nhẵn nhụi, trịnh trọng, dõng dạc. Câu 9: (0,5 điểm).
… dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. B. PHẦN VIẾT
I. Chính tả (nghe – viết) (5 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, trình bày đúng đoạn văn, chữ viết rõ ràng: 5 điểm.
- Sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.
II. Tập làm văn (5 điểm)
- Nội dung kết cấu có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài. - Trình tự tả hợp lý.
- Hình thức diễn đạt: Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không
sai chính tả. Diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật.
- Tuỳ theo nội dung bài mà giáo viên ghi điểm cho phù hợp với từng bài làm của học sinh.