-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi học kỳ 1 môn Lịch sử & Địa Lý lớp 6 năm học 2024 - 2025 | Bộ sách Cánh diều
Câu 17. Vào ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau? Câu 18. Ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh là ngày nào sau đây? Câu 19. Trái Đất có những chuyển động chính nào sau đây?Câu 1 (3,0 điểm). Ghi vắn tắt nội dung theo mẫu dưới đây thể hiện sự tác động của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Chủ đề: Đề HK1 Lịch sử & Địa lí 6
Môn: Lịch sử & Địa lí 6
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử Địa lý lớp 6 Cánh diều số 1
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. Công trình kiến trúc nào dưới đây được coi là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc? A. Kim tự tháp. B. Thành treo Ba-bi-lon.
C. Vạn lí trường thành.
D. Đấu trường Cô-li-dê. Quảng cáo
Câu 2. Khoảng thế kỉ VIII đến thế kỉ VI TCN, các thành bang ở Hy Lạp lần
lượt ra đời. Trong đó, hai thành bang lớn nhất là A. Xpác-ta, A-ten. B. Pen-la, Đen-phơ. C. Xpác-ta, Đen-phơ. D. A-ten, Pen-la.
Câu 3. Năm 27 TCN, Ốc-ta-viu-xơ trở thành người thống trị duy nhất ở La Mã,
nắm trong tay mọi quyền hành và được gọi là A. En-xi. B. Ô-gu-xtu-xơ. C. Pha-ra-ông. D. Thừa tướng.
Câu 4. Hai bộ sử thi nổi tiếng của người Hi Lạp cổ đại là
A. Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta. B. I-li-at và Ô-đi-xê.
C. Sơ-cun-tơ-la và Ra-ma-ya-na.
D. Đăm-săn và Ma-ha-bha-ra-ta. Quảng cáo
Câu 5. Công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân La Mã cổ đại là
A. Đấu trường Cô-li-dê. B. Đền Pác-tê-nông.
C. Cổng I-sơ-ta ở thành Ba-bi-lon. D. Kim tự tháp Kê-ốp.
Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của các thành
bang ở Li Lạp cổ đại?
A. Thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước ở mỗi thành bang không giống nhau.
B. Mỗi thành bang có biên giới, chính quyền, quân đội, luật pháp riêng.
C. Các thành bang có hệ thống đo lường, tiền tệ và những vị thần bảo hộ riêng.
D. Các thành bang thống nhất lại với nhau hình thành nên một đế chế hùng mạnh.
Câu 7. Hình ảnh sau đây
gợi cho em liên tưởng tới nhà khoa học nào của Hi Lạp cổ đại? A. Pi-ta-go. B. Ác-si-mét. C. Ơ-clit. D. Stra-bôn. Quảng cáo
Câu 8. Từ khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, tại lưu vực sông I-ra-oa-đi,
người Môn đã thành lập vương quốc nào dưới đây? A. Văn Lang. B. Âu Lạc. C. Tha-tơn. D. Ma-lay-u.
Câu 9. Vương quốc phong kiến nào dưới đây được hình thành trên đảo Su-ma-
tơ-ra của In-đô-nê-xi-a hiện nay? A. Sri Vi-giay-a. B. Đva-ra-va-ti. C. Ha-ri-pun-giay-a. D. Chân Lạp.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
A. Nằm ở phía Đông Nam của châu Á.
B. Là cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.
C. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
D. Là cầu nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Câu 11. Khu vực Đông Nam Á là quê hương của loại cây trồng nào dưới đây? A. Ô-liu. B. Lúa mạch. C. Bạch dương. D. Lúa nước.
Câu 12. Những tôn giáo nào của Ấn Độ đã được du nhập vào Đông Nam Á?
A. Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.
B. Phật giáo và Hin-đu giáo.
C. Hồi giáo và Hin-đu giáo.
D. Phật giáo và Thiên Chúa giáo.
Câu 13. Vị trí thứ 4 trong Hệ Mặt Trời là hành tinh nào dưới đây? A. Trái Đất. B. Sao Mộc. C. Sao Hỏa. D. Sao Thổ.
Câu 14. Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách gần dần Mặt Trời ta sẽ có
A. Hỏa Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh.
B. Hỏa Tinh, Trái Đất, Kim Tinh, Thuỷ Tinh.
C. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.
D. Hỏa Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất.
Câu 15. Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau? A. 21 giờ. B. 23 giờ. C. 24 giờ. D. 22 giờ.
Câu 16. Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Côriôlit, gió Bắc sẽ bị lệch
hướng trở thành hướng nào sau đây? A. Đông Bắc. B. Đông Nam. C. Tây Bắc. D. Tây Nam.
Câu 17. Vào ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng
ánh sáng và nhiệt như nhau?
A. Ngày 22/6 và ngày 22/12. B. Ngày 21/3 và ngày 23/9.
C. Ngày 21/6 và ngày 23/12. D. Ngày 22/3 và ngày 22/9.
Câu 18. Ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh là ngày nào sau đây? A. Ngày 23/9 thu phân. B. Ngày 22/12 đông chí. C. Ngày 22/6 hạ chí. D. Ngày 12/3 xuân phân.
Câu 19. Trái Đất có những chuyển động chính nào sau đây?
A. Tự quay quanh trục và quay xung quanh các hành tinh khác.
B. Tự quay quanh trục và chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.
C. Chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời và các hành tinh khác.
D. Tự quay quanh trục và chuyển động hình ê líp xung quanh Mặt Trời.
Câu 20. Khi xác định phương hướng ngoài thực địa không dựa vào hiện tượng tự nhiên nào sau đây?
A. Mặt Trời mọc hoặc lặn.
B. Sự di chuyển của bóng nắng.
C. Dựa vào sao Bắc Cực.
D. Sử dụng La bàn chỉ hướng.
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Ghi vắn tắt nội dung theo mẫu dưới đây thể hiện sự tác động
của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X:
Tác động của giao lưu thương mại
Tác động của giao lưu văn hóa
Câu 2 (2,0 điểm). Tại sao trên Trái Đất lại có hiện tượng ngày và đêm? Tại sao
ngày và đêm lại luân phiên nhau liên tục ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm 1-C 2-A 3-B 4-B 5-A 6-D 7-B 8-C 9-A 10-C 11-D 12-B 13-C 14-B 15-C 16-A 17-B 18-A 19-B 20-D
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1
* Tác động của quá trình giao lưu kinh tế (3,0
- Thương nhân nhiều nước (Trung Quốc, Ấn Độ…) hoạt động 0,25
điểm) mạnh mẽ ở Đông Nam Á.
- Các vương quốc Đông Nam Á đã đóng góp nhiều mặt hàng
chủ lực trên những tuyến đường biển kết nối Á – Âu. 0,25
- Tại Đông Nam Á đã xuất hiện nhiều thương cảng lớn, như:
Lâm Ấp (ở Chăm-pa); Pa-lem-bang (ở Si Vi-giay-a)… 0,5
* Tác động của quá trình giao lưu văn hóa
- Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á, hòa nhập 0,5
vào các tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa.
- Cư dân nhiều nước Đông Nam Á đã tiếp thu hệ thống chữ viết
của Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình. 0,5
- Cư dân Đông Nam Á tiếp thu văn học Ấn Độ và sáng tạo ra
những bộ sử thi của mình. 0,5
- Kiến trúc – điêu khắc của Đông Nam Á mang đậm dấu ấn của
kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ. 0,5
2 (2,0 - Trái Đất có dạng hình khối cầu nên trên bề mặt Trái Đất luôn 1,0
điểm) được Mặt trời chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là
ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm.
- Đồng thời Trái đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang
Đông nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được Mặt
Trời chiếu sáng và có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau. 1,0
2. Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 6 số 2
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. Người Trung Quốc cổ đại viết chữ trên A. đất sét, gỗ. B. mai rùa, thẻ tre, gỗ. D. gạch nung, đất sét.
C. giấy Pa-pi-rút, đất sét.
Câu 2. Công trình kiến trúc nổi tiếng của Hi Lạp cổ đại là A. kim tự tháp Gi-za. B. vườn treo Ba-bi-lon.
C. đấu trường Cô-li-dê. D. đền Pác-tê-nông.
Câu 3. Người Hi Lạp và La Mã cổ đại làm ra lịch dựa trên sự quan sát chuyển động của
A. Trái Đất quanh Mặt Trời.
B. Mặt Trời quanh Trái Đất.
C. Mặt Trăng quanh Mặt Trời.
D. Mặt Trăng quanh Trái Đất.
Câu 4. Cơ quan nào trong bộ máy nhà nước của A-ten có vai trò: bầu và
cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc?
A. Hội đồng 10 tướng lĩnh. B. Hội đồng nhân dân. C. Viện nguyên lão. D. Hoàng đế.
Câu 5. Nơi khởi phát của nền văn minh La Mã cổ đại là A. bán đảo Hi Lạp. B. đảo Xi-xin. C. bán đảo I-ta-li-a. D. đảo Coóc-xơ.
Câu 6. Điều kiện tự nhiên nào có tác động lớn nhất đến sự hình thành và
phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã?
A. Có nhiều vịnh, hải cảng.
B. Có nhiều đồng bằng rộng lớn.
C. Hệ động, thực vật. D. Khí hậu khô nóng.
Câu 7. Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp thực chất là nhà nước A. quân chủ chuyên chế. B. chiếm hữu nô lệ. C. quân chủ lập hiến. D. đế chế.
Câu 8. Đông Nam Á là cầu nối giữa hai đại dương nào sau đây?
A. Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.
B. Bắc Băng Dương với Ấn Độ Dương.
C. Thái Bình Dương với Bắc Băng Dương.
D. Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.
Câu 9. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, vương quốc cổ nào ra đời trên
lưu vực sông I-ra-oa-đi? A. Phù Nam. B. Kê-đa. C. Âu Lạc. D. Sri Kse-tra.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên
của khu vực Đông Nam Á?
A. Nằm ở vị trí “ngã tư đường” giao thông quốc tế. B. Địa hình đa dạng. C. Khí hậu ôn đới.
D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Câu 11. Các vương quốc ở khu vực Đông Nam Á lục địa có ưu thế phát
triển về ngành kinh tế nào dưới đây? A. Nông nghiệp. B. Thủ công nghiệp. C. Thương nghiệp. D. Mậu dịch hàng hải.
Câu 12. Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, thương nhân Ấn Độ và Trung
Quốc buôn bán với Đông Nam Á chủ yếu qua đường A. sống. B. biển. C. bộ. D. sắt.
Câu 13. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời và bao nhiêu hành tinh khác nhau? A. 8. B. 9. C. 7. D. 6.
Câu 14. Hành tinh nào sau đây trong hệ Mặt Trời có sự sống? A. Trái Đất. B. Sao Kim. C. Mặt Trăng. D. Sao Thủy.
Câu 15. So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc A. 23027’. B. 56027’. C. 66033’. D. 32027’.
Câu 16. Nguyên nhân chủ yếu mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày
và đêm kế tiếp nhau là do
A. ánh sáng Mặt Trời và của các hành tinh chiếu vào.
B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.
C. các thế lực siêu nhiên và thần linh hỗ trợ tạo nên.
D. trục Trái Đất nghiêng trên một mặt phẳng quỹ đạo.
Câu 17. Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban ngày diễn ra thế nào? A. Khó xác định. B. Dài nhất. C. Bằng ban đêm. D. Ngắn nhất.
Câu 18. Vào ngày nào ở nửa cầu Nam ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc
vào vĩ tuyến 23o27’N? A. Ngày 22/6. B. Ngày 21/3. C. Ngày 23/9. D. Ngày 22/12.
Câu 19. Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?
A. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.
B. Ở 2 cực và vùng ôn đới.
C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.
D. Các địa điểm nằm trên Xích đạo.
Câu 20. Trên vòng đo độ ở La bàn hướng Tây chỉ A. 900. B. 2700. C. 1800. D. 3600.
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc đã ảnh hưởng đến văn hóa
Đông Nam Á như thế nào trong những thế kỉ đầu Công nguyên?
Câu 2 (2,0 điểm). Tục ngữ ta có câu:
Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối
- Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ trên?
- Trong ba thành phố Hà Nội (21o01′B), Huế (16o24′B) và Thành phố Hồ Chí
Minh (10o47′B), hiện tượng nêu trong câu tục ngữ trên thể hiện rõ nhất ở thành phố nào? Tại sao?
2. Đáp án Đề thi môn Lịch sử Địa lý lớp 6 học kì 1
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm 1-B 2-D 3-A 4-B 5-C 6-A 7-B 8-D 9-D 10-C 11-A 12-B 13-A 14-A 15-C 16-B 17-B 18-D 19-D 20-B
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1
- Lĩnh vực tín ngưỡng - tôn giáo:
(3,0 + Các hệ tư tưởng - tôn giáo của Ấn Độ, Trung Quốc được du 0,5 nhập vào Đông Nam Á. Điểm)
+ Các tôn giáo của Ấn Độ, Trung Quốc khi du nhập vào Đông
Nam Á đã có sự dung hợp với tín ngưỡng của cư dân bản địa. 0,5 - Lĩnh vực chữ viết:
+ Trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Ấn Độ, nhiều nhóm cư 0,5
dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng của mình.
+ Người Việt tiếp thu hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc,
trên cơ sở đó, tới khoảng thế kỉ XIII, người Việt sáng tạo ra chữ 0,5 Nôm.
- Lĩnh vực văn học: cư dân nhiều nước Đông Nam Á tiếp thu văn 0,5
học Ấn Độ để sáng tạo ra những bộ sử thi của dân tộc mình.
- Nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc của Đông Nam Á đều chịu ảnh 0,5
hưởng đậm nét của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo.
2 (2,0 * Câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác 1,0
điểm) nhau theo mùa và chỉ đúng ở bán cầu Bắc.
- Tháng 5 là thời kì mùa hè ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này
bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều nhiệt và
ánh sáng -> ngày dài hơn đêm.
- Tháng 10 là thời kì mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc
này bán cầu Bắc không ngả về phía Mặt Trời nên nhận được ít
nhiệt và ánh sáng -> ngày ngắn hơn đêm.
* Trong ba thành phố Hà Nội (21001′B), Huế (16024′B) và Thành
phố Hồ Chí Minh (10047′B), hiện tượng nêu trong câu tục ngữ
trên thể hiện rõ nhất ở thành phố Hà Nội vì Hà Nội có vĩ tuyến xa
Xích đạo hơn so với Huế và TP. HCM, vì càng xa Xích đạo thì độ
dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều. 1,0