-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi học kỳ 1 Ngữ Văn 11 Quảng Nam 2017-2018 (có đáp án)
Tổng hợp toàn bộ Đề thi học kỳ 1 Ngữ Văn 11 Quảng Nam 2017-2018 (có đáp án) được biên soạn đầy đủ và chi tiết . Các bạn tham khảo và ôn tập kiến thức đầy đủ cho kì thi sắp tới . Chúc các bạn đạt kết quả cao và đạt được những gì mình hi vọng nhé !!!!
Preview text:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018 QUẢNG NAM
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 11
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC
I. ĐỌC HIỂU:(3,0 điểm)
Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Ra quân trồng tre chống sạt lở ven sông Thu Bồn
Sáng 11.12, bên bờ sông Thu Bồn trước đình làng Quảng Đại, Hội Nông dân xã Đại
Cường (Đại Lộc) phối hợp với Ban Dân chính các thôn Quảng Đại 1 và Quảng Đại 2 của xã
phát động lễ trồng tre chống sạt lở đất ven sông.
Ngay sau lễ phát động, lãnh đạo UBND xã, các ngành đoàn thể xã và đông đảo người
dân ra quân trồng hơn 100 móng (bụi) tre tại khu vực ven sông Thu Bồn giáp giới giữa thôn
Quảng Đại 1 và thôn Quảng Đại 2. Số tre trồng xong được địa phương giao cho người dân
chăm sóc và khai thác hợp lý để bảo vệ đất màu ven sông và hàng chục hộ dân làng Quảng Đại
1 trước nguy cơ sạt lở do lũ trên sông Thu Bồn.
Những năm qua, khu vực thôn Quảng Đại 1 bị sạt lở nghiêm trọng khiến hơn 20 ha đất
màu bị nước lũ cuốn trôi, 14 ngôi nhà có nguy cơ đổ ụp xuống sông. Hiện khu vực cuối làng
Quảng Đại 1 vừa xây dựng kè cứng, cuối làng Quảng Đại 2 đã có kè mềm nhưng hiện tượng sạt
lở vẫn còn xảy ra, đặc biệt là sạt lở do lũ lớn ảnh hưởng của bão số 12 vừa qua.
Ông Lương Đức Sinh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đại Cường cho biết, cùng với việc
trồng tre giữ làng ở khu vực Quảng Đại, địa phương sẽ tiếp tục phát động trồng tre ở những
vùng xung yếu có nguy cơ sạt lở ven sông Thu Bồn và sông Vu Gia trên địa bàn xã.
(Lê Phước Lan Nhi, Báo Quảng Nam online ngày 12/12/2017)
Câu 1(0,5 điểm). Văn bản trên thuộc thể loại nào của văn bản báo chí?
Câu 2(0,5 điểm). Chỉ ra các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí được thể hiện trong văn bản.
Câu 3(1,0 điểm). Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 4(1,0 điểm).Từ nội dung văn bản trên, hãy trình bày nhận thức của anh/chị về vấn đề phòng
chống thiên tai (viết khoảng tối đa 5 dòng).
II. LÀM VĂN:(7,0 điểm) CÂU CÁ MÙA THU (Thu điếu) - Nguyễn Khuyến
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Dẫn theo SGK Ngữ Văn 11, tập I, NXB Giáo dục, 2007, trang 21,22)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong bài thơ trên.
............................................HẾT............................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018 QUẢNG NAM
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 11
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM
(Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang)
- Thầy cô cần nắm bắt được nội dung trình bày của học sinh để đánh giá một cách tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm.
- Điểm lẻ thành phần tính đến 0,25. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định. PHẦN NỘI DUNG ĐIỂM Đọc hiểu 3.0 Câu 1
Thể loại bản tin/ bản tin 0,5 Câu 2
Học sinh cần chỉ ra được 2 trong 3 đặc trưng sau: 0,5
- Tính thông tin thời sự. - Tính ngắn gọn.
- Tính sinh động, hấp dẫn. Câu 3
Nội dung chính của văn bản: 1.0
Văn bản thông tin về việc Hội Nông dân xã Đại Cường (Đại Lộc) phối
hợp với Ban Dân chính, nhân dân các thôn Quảng Đại 1 và Quảng Đại 2
phát động lễ và ra quân trồng tre chống sạt lở đất ven sông Thu Bồn. Câu 4
Học sinh có thể trình bày nhận thức của bản thân theo nhiều cách khác
nhau, song cần đảm bảo các ý chính sau: 1.0
- Phòng chống thiên tai là một vấn đề thường xuyên và hết sức cần thiết,
đòi hỏi phải có các nguồn lực tinh thần lẫn vật chất. Đây là trách nhiệm của toàn xã hội.
- Mỗi cá nhân cần đề cao ý thức, tinh thần trách nhiệm và có nghĩa vụ
đóng góp, hành động tích cực nhằm ngăn ngừa, phòng chống, giảm nhẹ
thiệt hại do thiên tai gây ra. -....
Làm văn Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong bài thơ 7.0 Câu cá mùa thu.
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận.
Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, 0.5
kết luận được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn 0.5
Khuyến trong bài thơ Câu cá mùa thu.
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác
nhau nhưng cần đảm bảo các ý chính sau:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ Câu cá mùa thu:
+ Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn của dân tình làng cảnh Việt Nam. Thơ
ông, một mặt là tiếng nói day dứt, u hoài của lương tâm, trách nhiệm
người tri thức trước vận mệnh đất nước; mặt khác thể hiện tình cảm gắn
bó tha thiết với con người và làng quê Việt Nam.
+ Câu cá mùa thu là một trong ba bài thơ thu nức danh của Nguyễn
Khuyến.Bài thơ được đánh giá là“điển hình hơn cả cho mùa thu của làn g
cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu). 5.0
- Qua bức tranh cảnh sắc mùa thu đồng quê Bắc Bộ và tâm trạng của
nhân vật trữ tình, bài thơ toát lên vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến. Đó là:
+ Một tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và một tình
yêu tha thiết với làng cảnh quê hương.
+ Một tâm trạng u hoài thầm kín mà day dứt khắc khoải...bởi nặng lòng
yêu nước nhưng bất lực trước thời thế.
+ Một vẻ đẹp nghệ sĩ bởi sự tinh tế, tài hoa trọng nghệ thuật tả cảnh, tả
tình, thể hiện ở việc lựa chọn điểm nhìn; lựa chọn từ ngữ, hình ảnh miêu
tả; sử dụng đắc địa vần eo cũng như việc sử dụng các bút pháp nghệ thuật cổ điển,...
- Đánh giá chung: Câu cá mùa thu không những là một tuyệt bút thi thu
của dân tộc mà còn thể hiện rõ chiều sâu vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của
Nguyễn Khuyến, một bậc trí giả tài hoa, yêu nước trước đổi thay của thời cuộc.
4.Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những cảm nhận sâu
sắc về vấn đề nghị luận. 0,5
5.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ
nghĩa tiếng Việt. 0,5
ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10.00