Đề thi học kỳ 1 Ngữ văn 11 Sở GD Bắc Ninh 2023-2024 (có đáp án)

Tổng hợp toàn bộ  được biên soạn đầy đủ và chi tiết . Các bạn tham khảo và ôn tập kiến thức đầy đủ cho kì thi sắp tới . Chúc các bạn đạt kết quả cao và đạt được những gì mình hi vọng nhé !!!!

Thông tin:
5 trang 9 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề thi học kỳ 1 Ngữ văn 11 Sở GD Bắc Ninh 2023-2024 (có đáp án)

Tổng hợp toàn bộ  được biên soạn đầy đủ và chi tiết . Các bạn tham khảo và ôn tập kiến thức đầy đủ cho kì thi sắp tới . Chúc các bạn đạt kết quả cao và đạt được những gì mình hi vọng nhé !!!!

109 55 lượt tải Tải xuống
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH
02 trang)
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 NĂM HỌC 2023-2024
Môn: NGỮ VĂN - Lớp 11
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đon trích:
Một cơn giận
(Trích)
- Thch Lam ¹ -
(Tóm tt phần trước: Thanh cùng những người bn trò chuyn v những cơn giận
hu qu của nó. Thanh cũng kể câu chuyn làm cho anh ân hn mãi. Vì s bc tc không rõ
nguyên nhân t trưc, cng thêm vic mc c không thành nhng li nói khó chu ca
người phu xe, cơn giận của Thanh lên đến đỉnh điểm. Trên đường đi, gặp cnh sát, mun
tr thù, Thanh đã nói những điều bt lợi cho ngưi phu xe, khiến anh ta phi chu np pht
b thu xe. Sau hôm đó, cơn giận của anh cũng đã hết nhưng trong lòng lại dâng lên ni
day dt, kéo dài đến my ngày sau. Chính thế Thanh đã đi m đến nhà của ngưi kéo xe
đó.)
Ln y lần đầu tôi c vào mt ch nghèo nàn, kh s như thế. Các anh th ng
ng mt dãy nhà lp xp thp tè, xiêu vo trên b một cái đầm ớc đen hôi
hám tràn c vào đến thềm nhà.[]
Người phu xe trong ấy. Tôi cúi mình c vào, ch thy tối như bưng lấy mt
thấy hơi ẩm lnh thm vào tn trong mình. Có tiếng người đàn bà sẽ hi:
- Bm thy mun gì?
Khi mắt đã quen tối, tôi nhn thấy người đàn vừa hi, mt già mép mt chiếc
giường tre mc nát sát tường. Sau lưng này, một người đàn na ngi ôm trong
lòng mt vật hơi động đậy. C hai ng ngước mt lên nhìn tôi mt cách ngc nhiên
đầu h chm vào mái nhà thấp, đầy nhng mng gi rách nát vt trên xà.
- Bác Dư có nhà không?
- Bẩm, chú nó đi về quê vng t hôm n.
Mt v s hãi thoáng qua trên mt đ t cho tôi biết h không nói tht, tôi ging gii:
- Không, c c nói tht cho tôi biết. Tôi đến để giúp bác ta ch không có ý gì khác.
Bà c nhìn tôi nghĩ ngi mt lát ri nói:
- Thế thầy đã biết vic chú nó b bt xe hôm n?
Tôi gt đu ra hiu cho bà c c nói.
- Hôm y cai phải đem tiền lên np pht để chuc xe về. Chú đã xin khất vi cai
để ri tr dn s tiền đó. Nhưng nó nhất đnh không nghe, bt phi tr mt na ngay. Khn
nn, thì lấy đâu ra trả. Thế b nó đánh một trn tha sng thiếu chết thy . Khi v
đây lê đi không được na. Thế mà nó còn bt mai phi tr ngay.
Ngưi đàn bà ngi trong ct tiếng m yếu nói theo:
- Nó còn bo h không tr nó s bt ly th.
- Thế bây gi bác ta đâu?
Bà c tr li:
- Đi ngay từm y, mà không biết đi đâu. Đã ba hôm nay chúng tôi dò mà không thy.
Chc là s cai không dám v na, dù có v mà không có tiền cũng chết vi nó. Thật cũng
cái vạ; nghe đâu chú nói hôm y tại người khách đi xe không biết nói với người đội xếp
thế nào mi b bt, ch không cũng chng vic gì.
Tôi yên lng.
Bà c chép ming, ch người đàn bà ngi sau:
- Ti nghip cho v con chú đây, ốm đã mấy ngày hôm nay không thuốc. Đứa cháu
không biết có qua khỏi được không.
Tôi đng li gn xem.
- Cháu sài² đã hơn một tháng nay. Hôm n đã đỡ. My hôm nay không tin
mua thuc lại tăng. Ông lang bảo cháu khó qua khi đưc.
Ngưi m nói xong nc lên mt tiếng ri nc n khóc.
Cái cảnh đau thương ấy làm tôi rơm rớm nước mt. Mt cm giác nghn ngào đưa lên
chn ly c. Tôi ly t giy bạc năm đồng đưa cho người m, ri vội vàng bước ra cửa, để
mc hai ngưi nhìn theo ng vực. […]
- Cái k nim bun ru y c theo đuổi tôi mãi mãi đến tn bây gi, rệt như các
vic mi xy ra hôm qua. S đó nhắc cho tôi nh rằng người ta th n ác mt cách
rt d dàng. mi lần tôi nghĩ đến anh phu xe ngoi ô kia, tôi li thấy đau đớn trong
lòng như có mt vết thương chưa khi.
(Trích Tuyn tp Thch Lam, NXB Văn học, 2020, tr.59 - 62)
Chú thích:
(1) Thch Lam, tên tht Nguyễn Tường Lân - thành viên ca nhóm T lực văn đoàn. Tác phm
ca ông th hin nim cảm thương kín đáo sâu sắc đối vi cuc sng ca những người dân
nghèo nơi phố huyn ngoi ô Hà Ni hay ca nhng trí thc bình dân.
(2) sài: tên gi chung các bnh ni khoa lâu khi tr em.
Thc hin các yêu cu sau:
Câu 1: Xác định ngôi k được s dụng trong văn bản phn in nghiêng.
Câu 2:m nhng t ng, hình nh miêu t hoàn cnh sng của người phu xe trong các câu
văn sau: Ln y lần đầu i c vào mt ch nghèo nàn, kh s như thế. Các anh th
ởng tượng mt dãy nhà lp xp thp tè, xiêu vo trên b một cái đầm mà nước đen
và hôi hám tràn c vào đến thm nhà.
Câu 3: Xác định điểm nhìn trn thut đưc s dụng đoạn in đậm.
Câu 4: Tóm tt ngn gn ni dung của văn bản phn in nghiêng (khong 2 - 3 câu).
Câu 5: Nhận xét đặc điểm v t ng ca ngôn ng nói được phng, tái to trong nhng
câu sau:
- Bác Dư có nhà không?
- Bẩm, chú nó đi về quê vng t hôm n.
Câu 6: Theo anh/chị, hành động: ly t giy bạc năm đồng đưa cho người m, ri vi vàng
bước ra cửa, để mặc hai người nhìn theo ng vc ca Thanh th hin tâm trng ?
Câu 7: T văn bn trên, anh/ch y trình bày suy nghĩ ca bn thân v hu qu ca s gin
d (khong 5 - 7 dòng).
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị lun (khong 500 ch) phân tích nhng nét đặc sc trong ngh thut
k chuyn ca đon trích phần Đọc hiu.
------------------Hết------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH
(Hướng dn chm có 02 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ I
NĂM HỌC 2023-2024
Môn: NGỮ VĂN Lớp 11
Câu
Ni dung
I. ĐC HIỂU (6,0 điểm)
1
Ngôi k được s dụng trong văn bản phn in nghiêng: Ngôi th nht
ng dn chm:
- HS tr lời như đáp án: 0,5 điểm.
- HS tr li sai hoc không tr lời: không đưc đim.
2
Đim nhìn trn thuật được s dng trong những câu văn sau: Điểm nhìn bên
trong/ đim nhìn nhân vt
ng dn chm:
- HS tr lời như đáp án: 0,5 điểm.
- HS tr li sai hoc không tr lời: không đưc đim.
3
Nhng t ng, hình nh miêu t hoàn cnh sng của ngưi phu xe: nghèo nàn,
kh s; mt dãy nhà lp xp, thp tè, xiêu vo trên b một cái đầm nước
đen và hôi hám tràn c vào đến thm nhà.
ng dn chm:
- HS tr lời được 04 - 05 ni dung của đáp án: 0,5 điểm.
- HS tr lời được 02 ni dung của đáp án: 0,25 điểm.
4
Tóm tt ngn gn nội dung văn bản:
Đon trích k v vic nhân vật Thanh tìm đến nhà của người phu xe . Ti
đây, qua lời k của hai người đàn bà, Thanh hiu v hoàn cảnh đáng thương của
người phu xe, anh hi hn, đau đớn khi biết cơn giận c ca mình vài ngày
trưc đã khiến gia đình người phu xe lâm vào tình cnh khn cùng, bi thm.
ng dn chm: HS có cách diễn đạt tương đương vẫn được điểm ti đa.
5
Đặc điểm v t ng ca ngôn ng nói được phng, tái to trong các u
văn: Ngôn ngữ t nhiên, đời thưng, th hin vai vế xã hi: bm, chú nó, n.
ng dn chm: HS có cách diễn đạt tương đương vẫn được điểm ti đa.
6
Hành động ca nhân vt Thanh: ly t giy bạc năm đồng đưa cho người m,
ri vội vàng bước ra cửa, để mặc hai ngưi nhìn theo ng vc th hin tâm
trng:
- Ăn năn, day dt, ân hn
- Mong mun chuc lỗi, bù đắp ca nhân vt
....
ng dn chm: HS ch ra được 02 mc đích hợp lý; có cách diễn đạt tương
đương vẫn được đim ti đa.
7
Gi ý: Gin d là trng thái cm xúc tiêu cc, y mất bình tĩnh, không kiểm
soát được li nói hành vi của con người, thưng to nên hu qu nng n;
phê phán những ngưi không ý thc kim soát cơn giận d dẫn đến thái độ
cc cn, thô lỗ…
ng dn chm: HS có cách diễn đạt tương đương vẫn được điểm ti đa.
II. LÀM VĂN (4,0 đim)
Viết bài văn nghị lun (khong 500 ch) phân tích nhng nét đặc sc trong
ngh thut k chuyn của đoạn trích phần Đọc hiu.
a. Đảm bo cu trúc bài ngh lun
M bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát
được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cn ngh lun
Nét đc sc trong ngh thut k chuyn của đoạn trích.
c. Trin khai vấn đ ngh lun thành các luận điểm
HS th trin khai theo nhiều cách nhưng cần vn dng tt các thao tác lp
lun, kết hp cht ch gia lí l và dn chứng; đảm bo các yêu cu sau:
* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Thạch Lam, tác phẩm Một cơn giận”,
đoạn trích
* Phân tích nét đặc sc trong ngh thut k chuyn của đon trích
- tả, đánh giá cách tác giả y dng truyn k: Ct truyện đơn giản, xoay
quanh vic nhân vt Thanh tìm đến nhà của người phu xe nhn ra hu
qu nghiêm trng của cơn gin c vài ngày trước -> dng ý ngh thut ca
nhà văn, chỉ tp trung th hin din biến tâm trng nhân vt.
- Đặc đim ca ngưi k truyn:
+ Ngôi k: ngôi th nht, va k li câu chuyn, va trc tiếp tham gia vào các
s kin thông qua mi quan h vi các nhân vt khác -> thúc đẩy ct truyn
phát trin, khc ha din biến tâm trạng hành động ca nhân vt tôi; đồng
thi thay tác gi đưa ra nhận xét, đánh giá v hu qu ca vic mt kim soát
bn thân khi gin d, to nên nhng bài hc sâu sc.
+ Điểm nhìn: S dụng điểm nhìn linh hot, s kết hp ca nhiu loại điểm
nhìn: bên ngoài, bên trong, không gian, thời gian…, phù hp vi ni dung trn
thut, cui truyn ch yếu s dụng điểm nhìn bên trong bc l ni tâm nhân vt
-> tăng tính khách quan, lôi cuốn cho câu chuyn; góp phn th hin cm hng
ch đạo ca toàn tác phm: lên án, phê phán các hành động y tổn thương tới
người khác, quan tâm đến nhng s phn nghèo khổ, cơ cực.
- Vai trò ca ngôi kể, điểm nhìn và li k trong vic xây dng nhân vt: Tái hin
tâm trng xu hổ, đau đớn ni ân hn ca nhân vật Thanh sau nh động đối
vi ngưi phu xe.
- Giọng điệu k chuyn nh nhàng, sâu lng, va chiêm nghim, thm thía, va
trăn trở, suy tư.
ng dn chm:
- HS phân tích đưc đy đ các khía cnh, sâu sc: 1,0 - 1,5 điểm
- HS phân tích chung chung, chưa đy đ các khía cnh: 0,5 - 0,75 điểm
- HS phân tích sơ sài, không đy đ các khía cạnh: 0,25 điểm
* Đánh giá: Đoạn trích mang đậm du n phong cách sáng tác ca Thch Lam:
truyn không ct truyn đặc bit, không có xung đt gay gt, c phm th
hin cái nhìn sâu sc, đy tính nhân bn v con người và cuc đi.
ng dn chm: HS có cách diễn đạt tương đương, đáp ứng được 01 yêu cu
đạt điểm ti đa.
d. Chính t, ng pháp
Đảm bo chun chính t, ng pháp tiếng Vit
ng dn chm: Không cho đim nếu bài làm mc quá nhiu li chính t,
ng pháp.
e. Sáng to
Th hin suy nghĩ sâu sc v vấn đề cn ngh lun, có cách din đạt mi m.
ng dn chm: HS biết vn dng lun văn học trong quá trình phân tích,
đánh giá; biết so sánh, m rộng đ làm ni bt ni dung ngh thuật đoạn
trích; biết liên h vấn đề ngh lun vi thc tiễn đời sng; văn viết giàu nh
nh, cm xúc.
- Đáp ứng được 02 yêu cu tr lên đạt: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 01 yêu cầu đạt: 0,25 điểm.
TỔNG ĐIỂM
| 1/5

Preview text:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 NĂM HỌC 2023-2024 BẮC NINH
Môn: NGỮ VĂN - Lớp 11
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề có 02 trang)
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích:

Một cơn giận (Trích) - Thạch Lam ¹ -
(Tóm tắt phần trước: Thanh cùng những người bạn trò chuyện về những cơn giận và
hậu quả của nó. Thanh cũng kể câu chuyện làm cho anh ân hận mãi. Vì sự bực tức không rõ
nguyên nhân từ trước, cộng thêm việc mặc cả không thành và những lời nói khó chịu của
người phu xe, cơn giận của Thanh lên đến đỉnh điểm. Trên đường đi, gặp cảnh sát, vì muốn
trả thù, Thanh đã nói những điều bất lợi cho người phu xe, khiến anh ta phải chịu nộp phạt
và bị thu xe. Sau hôm đó, cơn giận của anh cũng đã hết nhưng trong lòng lại dâng lên nỗi
day dứt, kéo dài đến mấy ngày sau. Chính vì thế Thanh đã đi tìm đến nhà của người kéo xe đó.)
Lần ấy là lần đầu tôi bước vào một chỗ nghèo nàn, khổ sở như thế. Các anh thử tưởng
tượng một dãy nhà lụp xụp và thấp lè tè, xiêu vẹo trên bờ một cái đầm mà nước đen và hôi
hám tràn cả vào đến thềm nhà.[…]

Người phu xe Dư ở trong ấy. Tôi cúi mình bước vào, chỉ thấy tối như bưng lấy mắt và
thấy hơi ẩm lạnh thấm vào tận trong mình. Có tiếng người đàn bà sẽ hỏi: - Bẩm thầy muốn gì?
Khi mắt đã quen tối, tôi nhận thấy người đàn bà vừa hỏi, một bà già ở mép một chiếc

giường tre mục nát kê ở sát tường. Sau lưng bà này, một người đàn bà nữa ngồi ôm trong
lòng một vật gì hơi động đậy. Cả hai cùng ngước mắt lên nhìn tôi một cách ngạc nhiên và
đầu họ chạm vào mái nhà thấp, đầy những mảng giẻ rách nát vắt trên xà.

- Bác Dư có nhà không?
- Bẩm, chú nó đi về quê vắng từ hôm nọ.
Một vẻ sợ hãi thoáng qua trên mặt đủ tỏ cho tôi biết họ không nói thật, tôi giảng giải:
- Không, cụ cứ nói thật cho tôi biết. Tôi đến để giúp bác ta chứ không có ý gì khác.
Bà cụ nhìn tôi nghĩ ngợi một lát rồi nói:
- Thế thầy đã biết việc chú nó bị bắt xe hôm nọ?
Tôi gật đầu ra hiệu cho bà cụ cứ nói.
- Hôm ấy cai nó phải đem tiền lên nộp phạt để chuộc xe về. Chú nó đã xin khất với cai

để rồi trả dần số tiền đó. Nhưng nó nhất định không nghe, bắt phải trả một nửa ngay. Khốn
nạn, thì lấy đâu ra mà trả. Thế là bị nó đánh một trận thừa sống thiếu chết thầy ạ. Khi về
đây lê đi không được nữa. Thế mà nó còn bắt mai phải trả ngay.

Người đàn bà ngồi trong cất tiếng ốm yếu nói theo:
- Nó còn bảo hễ không trả nó sẽ bắt lấy thẻ.
- Thế bây giờ bác ta đâu? Bà cụ trả lời:
- Đi ngay từ hôm ấy, mà không biết đi đâu. Đã ba hôm nay chúng tôi dò mà không thấy.

Chắc là sợ cai không dám về nữa, dù có về mà không có tiền cũng chết với nó. Thật cũng là
cái vạ; nghe đâu chú nó nói hôm ấy tại người khách đi xe không biết nói với người đội xếp
thế nào mới bị bắt, chớ không cũng chẳng việc gì.
Tôi yên lặng.
Bà cụ chép miệng, chỉ người đàn bà ngồi sau:

- Tội nghiệp cho vợ con chú đây, ốm đã mấy ngày hôm nay không có thuốc. Đứa cháu
không biết có qua khỏi được không.
Tôi đứng lại gần xem.
- Cháu nó sài² đã hơn một tháng nay. Hôm nọ đã đỡ. Mấy hôm nay vì không có tiền

mua thuốc lại tăng. Ông lang bảo cháu khó qua khỏi được.
Người mẹ nói xong nấc lên một tiếng rồi nức nở khóc.
Cái cảnh đau thương ấy làm tôi rơm rớm nước mắt. Một cảm giác nghẹn ngào đưa lên

chẹn lấy cổ. Tôi lấy tờ giấy bạc năm đồng đưa cho người mẹ, rồi vội vàng bước ra cửa, để
mặc hai người nhìn theo ngờ vực. […]

- Cái kỉ niệm buồn rầu ấy cứ theo đuổi tôi mãi mãi đến tận bây giờ, rõ rệt như các
việc mới xảy ra hôm qua. Sự đó nhắc cho tôi nhớ rằng người ta có thể tàn ác một cách
rất dễ dàng. Và mỗi lần tôi nghĩ đến anh phu xe ngoại ô kia, tôi lại thấy đau đớn trong
lòng như có một vết thương chưa khỏi.

(Trích Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2020, tr.59 - 62) Chú thích:
(1) Thạch Lam, tên thật là Nguyễn Tường Lân - thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Tác phẩm
của ông thể hiện niềm cảm thương kín đáo mà sâu sắc đối với cuộc sống của những người dân
nghèo nơi phố huyện ở ngoại ô Hà Nội hay của những trí thức bình dân.
(2) sài: tên gọi chung các bệnh nội khoa lâu khỏi ở trẻ em.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định ngôi kể được sử dụng trong văn bản phần in nghiêng.
Câu 2: Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả hoàn cảnh sống của người phu xe trong các câu
văn sau: Lần ấy là lần đầu tôi bước vào một chỗ nghèo nàn, khổ sở như thế. Các anh thử
tưởng tượng một dãy nhà lụp xụp và thấp lè tè, xiêu vẹo trên bờ một cái đầm mà nước đen
và hôi hám tràn cả vào đến thềm nhà.

Câu 3: Xác định điểm nhìn trần thuật được sử dụng đoạn in đậm.
Câu 4: Tóm tắt ngắn gọn nội dung của văn bản phần in nghiêng (khoảng 2 - 3 câu).
Câu 5: Nhận xét đặc điểm về từ ngữ của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong những câu sau:
- Bác Dư có nhà không?
- Bẩm, chú nó đi về quê vắng từ hôm nọ.
Câu 6: Theo anh/chị, hành động: lấy tờ giấy bạc năm đồng đưa cho người mẹ, rồi vội vàng
bước ra cửa, để mặc hai người nhìn theo ngờ vực
của Thanh thể hiện tâm trạng gì?
Câu 7: Từ văn bản trên, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về hậu quả của sự giận dữ (khoảng 5 - 7 dòng).
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật
kể chuyện của đoạn trích ở phần Đọc hiểu.
------------------Hết------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ I BẮC NINH NĂM HỌC 2023-2024
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 11
(Hướng dẫn chấm có 02 trang) Câu Nội dung Điểm
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 1
Ngôi kể được sử dụng trong văn bản phần in nghiêng: Ngôi thứ nhất 0,5 Hướng dẫn chấm:
- HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
- HS trả lời sai hoặc không trả lời: không được điểm.
2
Điểm nhìn trần thuật được sử dụng trong những câu văn sau: Điểm nhìn bên 0,5
trong/ điểm nhìn nhân vật Hướng dẫn chấm:
- HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
- HS trả lời sai hoặc không trả lời: không được điểm.
3
Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả hoàn cảnh sống của người phu xe: nghèo nàn, 0,5
khổ sở; một dãy nhà lụp xụp, thấp lè tè, xiêu vẹo trên bờ một cái đầm mà nước
đen và hôi hám tràn cả vào đến thềm nhà.
Hướng dẫn chấm:
- HS trả lời được 04 - 05 nội dung của đáp án: 0,5 điểm.
- HS trả lời được 02 nội dung của đáp án: 0,25 điểm.
4
Tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản: 1,0
Đoạn trích kể về việc nhân vật Thanh tìm đến nhà của người phu xe Dư. Tại
đây, qua lời kể của hai người đàn bà, Thanh hiểu về hoàn cảnh đáng thương của
người phu xe, anh hối hận, đau đớn khi biết cơn giận vô cớ của mình vài ngày
trước đã khiến gia đình người phu xe lâm vào tình cảnh khốn cùng, bi thảm.
Hướng dẫn chấm: HS có cách diễn đạt tương đương vẫn được điểm tối đa. 5
Đặc điểm về từ ngữ của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong các câu 1,0
văn: Ngôn ngữ tự nhiên, đời thường, thể hiện vai vế xã hội: bẩm, chú nó, nọ.
Hướng dẫn chấm: HS có cách diễn đạt tương đương vẫn được điểm tối đa. 6
Hành động của nhân vật Thanh: lấy tờ giấy bạc năm đồng đưa cho người mẹ, 1,0
rồi vội vàng bước ra cửa, để mặc hai người nhìn theo ngờ vực thể hiện tâm trạng:
- Ăn năn, day dứt, ân hận
- Mong muốn chuộc lỗi, bù đắp của nhân vật ....
Hướng dẫn chấm: HS chỉ ra được 02 mục đích hợp lý; có cách diễn đạt tương
đương vẫn được điểm tối đa.
7
Gợi ý: Giận dữ là trạng thái cảm xúc tiêu cực, gây mất bình tĩnh, không kiểm 1,5
soát được lời nói và hành vi của con người, thường tạo nên hậu quả nặng nề;
phê phán những người không có ý thức kiểm soát cơn giận dữ dẫn đến thái độ cục cằn, thô lỗ…
Hướng dẫn chấm: HS có cách diễn đạt tương đương vẫn được điểm tối đa.
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích những nét đặc sắc trong 4,0
nghệ thuật kể chuyện của đoạn trích ở phần Đọc hiểu.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
Nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của đoạn trích.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập
luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Thạch Lam, tác phẩm “Một cơn giận”, 0,5 đoạn trích
* Phân tích nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của đoạn trích
1,5
- Mô tả, đánh giá cách tác giả xây dựng truyện kể: Cốt truyện đơn giản, xoay
quanh việc nhân vật Thanh tìm đến nhà của người phu xe Dư và nhận ra hậu
quả nghiêm trọng của cơn giận vô cớ vài ngày trước -> dụng ý nghệ thuật của
nhà văn, chỉ tập trung thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật.
- Đặc điểm của người kể truyện:
+ Ngôi kể: ngôi thứ nhất, vừa kể lại câu chuyện, vừa trực tiếp tham gia vào các
sự kiện thông qua mối quan hệ với các nhân vật khác -> thúc đẩy cốt truyện
phát triển, khắc họa diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật tôi; đồng
thời thay tác giả đưa ra nhận xét, đánh giá về hậu quả của việc mất kiểm soát
bản thân khi giận dữ, tạo nên những bài học sâu sắc.
+ Điểm nhìn: Sử dụng điểm nhìn linh hoạt, có sự kết hợp của nhiều loại điểm
nhìn: bên ngoài, bên trong, không gian, thời gian…, phù hợp với nội dung trần
thuật, cuối truyện chủ yếu sử dụng điểm nhìn bên trong bộc lộ nội tâm nhân vật
-> tăng tính khách quan, lôi cuốn cho câu chuyện; góp phần thể hiện cảm hứng
chủ đạo của toàn tác phẩm: lên án, phê phán các hành động gây tổn thương tới
người khác, quan tâm đến những số phận nghèo khổ, cơ cực.
- Vai trò của ngôi kể, điểm nhìn và lời kể trong việc xây dựng nhân vật: Tái hiện
tâm trạng xấu hổ, đau đớn và nỗi ân hận của nhân vật Thanh sau hành động đối với người phu xe.
- Giọng điệu kể chuyện nhẹ nhàng, sâu lắng, vừa chiêm nghiệm, thấm thía, vừa trăn trở, suy tư.
Hướng dẫn chấm:
- HS phân tích được đầy đủ các khía cạnh, sâu sắc: 1,0 - 1,5 điểm
- HS phân tích chung chung, chưa đầy đủ các khía cạnh: 0,5 - 0,75 điểm
- HS phân tích sơ sài, không đầy đủ các khía cạnh: 0,25 điểm
* Đánh giá: Đoạn trích mang đậm dấu ấn phong cách sáng tác của Thạch Lam:
truyện không có cốt truyện đặc biệt, không có xung đột gay gắt, tác phẩm thể 0,5
hiện cái nhìn sâu sắc, đầy tính nhân bản về con người và cuộc đời.
Hướng dẫn chấm: HS có cách diễn đạt tương đương, đáp ứng được 01 yêu cầu đạt điểm tối đa.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: HS biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích,
đánh giá; biết so sánh, mở rộng để làm nổi bật nội dung và nghệ thuật đoạn

trích; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên đạt: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 01 yêu cầu đạt: 0,25 điểm.
TỔNG ĐIỂM 10,0