-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi học sinh giỏi lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020 - 2021 - Đề 2
Đề thi học sinh giỏi lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020 - 2021 - Đề 2 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Đề thi Ngữ Văn 6 32 tài liệu
Ngữ Văn 6 1.6 K tài liệu
Đề thi học sinh giỏi lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020 - 2021 - Đề 2
Đề thi học sinh giỏi lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020 - 2021 - Đề 2 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề thi Ngữ Văn 6 32 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 6 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 6
Preview text:
Đề thi HSG lớp 6
Môn: Ngữ văn Khối 6 - Đề 2
Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1: (4 điểm )
a, Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, ta thấy có
một sự kết hợp tuyệt đẹp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng.
Em hãy chỉ ra vẻ đẹp của sự kết hợp này
b, Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:
Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt
nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn. Câu 2 (6 điểm):
Từ nội dung câu chuyện sau, hãy trình bày suy nghĩ của em về
việc cho và nhận trong cuộc sống. Người ăn xin
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa,
đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn
tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay
tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Theo Tuốc-ghê-nhép) Câu 3 (10 điểm):
Sau một thời gian phiêu lưu, nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm “Dế Mèn
phiêu lưu kí” của Tô Hoài đã có dịp trở lại thăm mộ của Dế Choắt. Trong
vai Dế Mèn, em hãy kể lại câu chuyện đó. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Đáp án Điểm 1 Ý a 2đ Y Yêu cầu chung:
Học sinh cần trình bày dưới dạng bài luận ngắn gọn, bố
cục rõ ràng, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả,
dùng từ, ngữ pháp. Không cho điểm tối đa với những bài gạch đầu dòng.
Yêu cầu cụ thể:
-Ý 1: Xác định được các phép nhân hoá: đông vui, tàu (2đ)
mẹ, tàu con, xe anh, xe em, tíu tít, bận rộn.(0,5đ)
-Ý 2: Nêu được tác dụng: Làm cho việc miêu tả bến cảng
trở nên sống động, nhộn nhịp hơn.(1,5đ) b, Ý b
- Học sinh trình bày dưới dạng đoạn văn, lời văn trong
sáng, không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp.(0.25đ)
- Viết lại được những câu thơ có sự kết hợp giữa hình ảnh
Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng ( 0,5 điểm )
- “Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm”
- “Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
- “ Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng”
- Vẻ đẹp của sự kết hợp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng:
Ánh lửa trong lều sưởi ấm các chiến sĩ trong đêm
lạnh. Ánh lửa trong lòng Bác làm ấm lòng các chiến sĩ –
Bác Hồ là một ngọn lửa, vừa gần gũi, vừa vĩ đại, một
nguồn tình cảm ấp áp của toàn dân, toàn quân ta trong
những ngày đầu của cuộc kháng chiến gian nan, thiếu thốn.(1,25đ) (6 đ)
1.Về hình thức: 2
- Trình bày dưới dạng một bài văn ngắn. 1đ
- Diễn đạt lưu loát, thuyết phục.
2. Về nội dung:
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nh- 5đ
ưng đại thể nêu được các ý sau:
- Truyện kể về việc cho và nhận của cậu bé và người
ăn xin, qua đó ngợi ca cách ứng xử cao đẹp, nhân ái giữa
con người với con người.
+Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách
ứng xử lịch sự là món quà quý giá ta tặng cho người khác
+Và khi ta trao món quà tinh thần quý giá ấy ta cũng
nhận được món quà quý giá tương tự
+ Truyện gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về việc cho
và nhận trong cuộc sống:
- Cái cho và nhận là gì? Đâu phải chỉ là vật chất, có thể
là giá trị tinh thần, có khi chỉ là một câu nói, một cử chỉ…
- Thái độ khi cho và nhận: cần chân thành, có văn hoá.
+ Xác định thái độ sống và cách ứng xử của bản thân:
tôn trọng, quan tâm chia sẻ với mọi người. 3
1.Yêu cầu về hình thức: 10đ
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất số ít. 2đ
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc.
- Viết dưới dạng tự kể chuyện.
- Chú ý chính tả, ngữ pháp 2. Nội dung:
Bài viết thể hiện được các nội dung cơ bản sau: 8đ
- Sau khi Dế Choắt qua đời, tôi muốn thay đổi cuộc sống nên đi phiêu lưu.
- Cuộc chia tay cảm động với những người hàng xóm.
- Trong cuộc phiêu lưu gặp nhiều chuyện vui, xong
cũng không ít truyện buồn. Qua mỗi câu chuyện, tôi rút ra bài học quý giá.
- Bất chợt nghĩ về Dế Choắt - Người bạn xấu số bất
hạnh năm xưa, tôi quyết định về quê để thăm lại ngôi mộ của bạn.
- Cuộc thăm viếng nấm mộ bạn trong nỗi xúc động,
tiếng khóc ngẹn ngào; Nỗi ân hận, day dứt trào dâng
trong lòng như sự việc mới xảy ra hôm nào.
- Cái chết của Dế Choắt không vô ích bởi tôi đã
trưởng thành, giúp tôi nhận ra lẽ phải. Tôi chịu ơn anh suốt đời.
- Lời ước nguyện nhắc nhở đối với các bạn học sinh.
* Cách cho điểm:
- Điểm 9, 10: Bài đạt xuất sắc các yêu cầu trên, cách viết sáng tạo.
- Điểm 7, 8: Đủ nội dung, còn thiếu sót một số lỗi nhỏ.
- Điểm 5, 6: Đủ nội dung nhưng sơ sài, diễn đạt vụng.
- Điểm 3, 4: Còn thiếu nhiều nội dung, chưa hoàn thiện hình thức.
- Điểm 1, 2: Chưa đề cập được nội dung, mắc nhiều lỗi về hình thức