Đề thi HSG môn Lịch Sử 9 Sở GD Quảng Nam năm học 2018-2019 (có đáp án)

Trọn bộ đề thi Học sinh giỏi môn LỊCH SỬ 9 của Sở GD&ĐT Quảng Nam năm học 2018 - 2019 có lời giải chi tiết. Đề thi được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 1 trang với 6 câu hỏi tự luận giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Trang 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH QUẢNG NAM
KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2018 - 2019
(Đề thi này có 01 trang)
Môn thi : LỊCH SỬ
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi : 04/4/2019
Câu 1. (3,0 điểm)
Chiến tranh lạnh ? Sự kiện nào đánh dấu kết thúc Chiến tranh lạnh?
Chiến tranh lạnh kết thúc có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?
Câu 2. (3,0 điểm)
Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học - thuật (nửa sau thế kỉ XX)
gì? Vì sao Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật này? Việt Nam
cần học hỏi những gì để phát triển khoa học, kĩ thuật nước nhà?
Câu 3. (3,0 điểm)
Hãy làm sáng tỏ vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.
Câu 4. (3,5 điểm)
sao nói thời trong Cách mạng tháng Tám 1945 Việt Nam thời
“ngàn năm một”? Đảng ta đã nhanh chóng chớp thời cơ đtiến hành Tổng khởi
nghĩa giành thắng lợi như thế nào?
Câu 5. (3,5 điểm)
Từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 - 1946, Đảng Cộng sản Đông Dương
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện những chủ trương, sách lược
nào để đối phó với thực dân Pháp xâm lược?
Câu 6. (4,0 điểm)
a) Trong lịch sử dân tộc Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975, hãy xác định:
- S kin được đánh giá sự chun bị đầu tiên có nh tất yếu, quyết định cho
nhng ớc phát triển nhảy vọt v sau của cách mng lịch sử n tộc Việt Nam.
- Sự kiện mở đầu kỉ nguyên mới ca lịch sử dân tộc - kỉ ngun độc lp, tdo.
- Sự kiện mở ra knguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỉ nguyên đất nước
độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
b) Phân tích ý nghĩa lịch sử của sự kiện mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân
tộc Việt Nam - kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
--- HẾT ---
(Giám thị không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh: ……………………………… Phòng thi: ……… Số báo danh: ……...
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH QUẢNG NAM
KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2018 - 2019
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
Môn: LỊCH SỬ
(Hướng dẫn chấm này có 04 trang)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
ớng dẫn chấm chu những u cầu bản về nội dung, thí sinh thtrình
y theo cách kc nhưng phải đảm bảo chính c, lôc,… tùy mức độ để cho điểm phù
hợp.
II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu
Nội dung yêu cầu
1
Chiến tranh lạnh gì? Sự kiện nào đánh dấu kết thúc Chiến tranh lạnh?
Chiến tranh lạnh kết thúc có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?
a) Khái niệm Chiến tranh lạnh:
Chiến tranh lạnh chính sách thù địch của Mĩ các nước đế quốc trong quan
hệ với Liên các nước hội chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực ngoại trừ
xung đột trực tiếp giữa 2 siêu cường Xô Mĩ.
b) Sự kiện nào đánh dấu kết thúc Chiến tranh lạnh:
Tháng 12.1989 Tổng thống Tổng thống Liên gặp nhau và tuyên bố
chấm dứt Chiến tranh lạnh.
c) Chiến tranh lạnh kết thúc có ảnh hưởng đến Việt Nam:
- Chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra chiều hướng những điều kiện giải quyết
hòa bình các tranh chấp, xung đột và làm hòa dịu các mối quan hệ
- Chiến tranh lạnh chấm dứt, vấn đề Campuchia được giải quyết, các ớc
trong khối ASEAN thay đổi trong quan hệ đối với Việt Nam, đến 1995 Việt
Nam gia nhập vào khối ASEAN.
- Mĩ dỡ bỏ lệnh cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
- Việt Nam điều kiện mở rộng mối quan hệ với các nước, các tổ chức trên
thế giới.
2
Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học - thuật (nửa sau thế kỉ XX)
gì? sao nước nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - thuật
này? Việt Nam cần học hỏi những để phát triển khoa học, thuật nước
nhà?
a) Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học công nghệ (nửa sau thế kỉ
XX) là:
Nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất tinh thần ngày càng cao của cuộc sống con
người, nhất trong tình hình bùng nổ dân số thế giới các nguồn tài nguyên
thiên nhiên ngày càng vơi cạn nghiêm trọng.
b) Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – thuật vì:
- Trước trong thời gian xảy ra Chiến tranh thế giới thứ hai, rất nhiều nhà
khoa học đã sang để học tập, nghiên cứu ớc đầy đủ sở vật
chất điều kiện hòa bình. Chính phủ nhiều chính sách thu hút nguồn
nhân tài đó.
- Chính phủ chú trọng đầu cho giáo dục sự phát triển khoa học,công
Trang 3
Câu
Nội dung yêu cầu
nghệ.
- Chính phủ Mĩ và các doanh nghiệp có nhiều biện pháp kích thích sự phát triển
của khoa học, công nghệ.
c) Việt Nam cần học hỏi những để phát triển khoa học, thuật nước
nhà?
- Đầu tư cho giáo dục và nghiên cứu khoa học.
- Giữ chân nguồn nhân tài của đất nước.
- Có những chính sách phù hợp để kích thích khoa học – công nghệ trong nước
- Học hỏi thành tựu từ bên ngoài.
3
Hãy làm sáng tỏ vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghthành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.
a) Nhận thức được yêu cầu lịch sử quyết định triệu tập chủ trì hội nghị
thống nhất các tổ chức cộng sản
- Năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời nhưng lại hoạt động riêng rẻ, tranh
giành ảnh hưởng… Yêu cầu của lịch sử đặt ra phải thống nhất ba tổ chức cộng
sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất.
- Nhận thức được yêu cầu của lịch sử, với chức trách phái viên của Quốc tế
Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập đại biểu các tổ chức cộng sản
đến Cửu Long để bàn về việc thống nhất.
- Ngày 6 - 1 - 1930 Hội nghị hợp nhất Đảng bắt đầu họp dưới sự chủ trì của
Nguyễn Ái Quốc.
b) Thống nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Với năng lực và uy tín của mình Nguyễn Ái Quốc đã thuyết phục được các đại
biểu tham dự Hội nghị nhất trí với ý kiến thống nhất các tổ chức cộng sản thành
một đảng duy nhất lấy tên Đảng Cộng sản Việt Nam.
c) Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
- Nguyễn Ái Quốc đã soạn thảo Chính Cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt
được Hội nghị thông qua. Đó Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, giá
trị lý luận và thực tiễn lâu dài đối với cách mạng Việt Nam.
d) Ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng…
Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã vai trò cùng quan trọng trong Hội nghị
hợp nhất các tổ chức Cộng sản, là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam...
4
Vì sao nói thời cơ trong Cách mạng tháng Tám 1945 Việt Namthời
“ngàn năm một”? Đảng ta đã nhanh chóng chớp thời để tiến hành
Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi như thế nào?
* Thời trong ch mạng tháng Tám 1945 Việt Nam thời “ngàn
năm có một” vì:
- Đến giữa tháng 8 – 1945 thời cơ vô cùng thuận lợi cho cách mạng Việt Nam:
+ Phát xít Đức đã bị tiêu diệt, kể từ đó phát xít Nhật bị lập. ném 2 quả
bom nguyên tử xuống Nhật Bản, Liên tuyên chiến đánh tan đạo quân
Quan Đông của Nhật Trung Quốc...Ngày15/8/1945 Nhật đầu hàng Đồng
minh không điều kiện... thời cơ Tổng khởi nghĩa chín muồi...
+ Lực lượng cách mạng, bao gồm lực ợng chính trị lực lượng trang đã
được chuẩn bị chu đáo trong suốt 15 năm được rèn luyện qua c cao trào
cách mạng.
+ Quần chúng sẵn sàng cùng Đảng vùng lên đấu tranh, tầng lớp trung gian đã
ngã hẳn về phía cách mạng...
-Tuy nhiên cách mạng cũng có những khó khăn:
Trang 4
Câu
Nội dung yêu cầu
Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc quân Đồng Minh sẽ vào
giải giáp quân Nhật. Với bản chất đế quốc, chúng sẽ dựng chính quyền tay sai...
thế vấn đề giành chính quyền được đặt ra như cuộc chạy đua nước rút với
quân Đồng minh...
- Như vậy, nếu giành chính quyền trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh thì kẻ
thù còn mạnh những điều kiện chủ quan cũng chưa sẵn sàng. Nếu giành
chính quyền muộn thì quân Đồng minh vào Đông Dương sẽ vô cùng khó khăn.
- Từ tình hình trên, thể thấy rằng từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 8 - 1945
được xem thời “ngàn năm một” để dân tộc Việt Nam tiến hành Tổng
khởi nghĩa giành chính quyền.
*Đảng ta đã chớp thời cơ để Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945:
+ 13- 8 - 1945, khi nhận được thông tin về Nhật Bản sắp đầu hàng, trung ương
Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc,
Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “quân lệnh số 1” phát lệnh Tổng khởi
nghĩa.
+ Từ 14 đến 15 - 8 - 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào
quyết địnhTổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào.
+ Ngày16 - 8 - 1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập tại Tân Trào, tán thành
chủ trương Tổng khởi nghĩa…
+Từ 14 - 8 đến 28 - 8 - 1945 Đảng lãnh đạo toàn dân tiến hành Tổng khởi
nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
+ Ngày 2 - 9 - 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Hồ Chủ Tịch đọc
Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nhờ chớp được thời cơ “ngàn năm có một” nên Tổng khởi nghĩa tháng Tám
năm 1945 diễn ra thành công nhanh chóng và ít đổ máu.
5
Từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 - 1946, Đảng Cộng sản Đông Dương và
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện những chủ trương,
sách lược nào để đối phó với thực dân Pháp xâm lược?
a) Từ tháng 9 - 1945 đến trước 6 - 3 - 1945: Tiến hành kháng chiến chống
Pháp xâm lược ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ
- 23 - 9 - 1945 thực dân Pháp nổ súng đánh úp trụ sở ủy ban nhân dân Nam Bộ
và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, chính thức quay lại xâm lược nước ta.
- Trung ương Đảng xác định thực dân Pháp là kẻ thù chính cần phải đối phó.
- Nhân dân Nam Bđứng lên anh dũng chống quân xâm lược Pháp, cả nước
ủng hộ Nam Bộ kháng chiến..
- Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ m chân quân Pháp, ớc đầu làm
thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, tạo điều kiện cho c
nước chuẩn bị cho cuộc kháng chiến sau này.
b) Từ ngày 6 - 3 - 1946 đến trước ngày 19 - 12 - 1946: Thực hiện sách lược
hòa với Pháp.
- Sau khi Hiệp ước Hoa Pháp được kết (2 - 1946), Đảng chủ trương “hòa
để tiến”. Từ chỗ đánh Pháp chuyển sang hòa với Pháp, Hiệp định bộ (6 -
3 - 1946) đồng ý cho quân Pháp ra miền Bắc để thay quân Trung Hoa Dân
Quốc giải giáp quân Nhật.
- Với Hiệp định Sơ bộ, ta đẩy nhanh quân Trung Hoa dân Quốc về nước, tập
trung vào 1 kẻ thù duy nhất là Pháp.
- Cuộc đàm phán giữa chính phủ Vit Nam Dân ch Cộng hòa với Pháp không thành
công, để cứu vãn tình thế, Hồ Chủ Tịch đã kí với Pháp bản Tạm ước Việt - Pháp ( 14 -
Trang 5
Câu
Nội dung yêu cầu
9 - 1946) nhân nhượng tm cho Pháp một s quyền li v kinh tế và n a.
- Với Tạm ước Việt Pháp, ta tỏ thiện chí hòa bình kéo dài thời gian để
chuẩn bị cho cuộc chiến không thể nào tránh khỏi.
c) Từ ngày 19 12 1946: Kiên quyết phát động tiến hành cuộc kháng
chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược.
- Thực dân Pháp ngày càng lấn tới, liên tiếp xung đột với ta Lạng Sơn, Hải
phòng, Hà Nội. Ngày 18 - 12- 1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng
tự vệ giao quyền kiểm soát thủ đô cho Pháp. Khả ng hòa hoãn không
còn…
-Ngày 18 - 12 - 1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng quyết định phát động
cuộc kháng chiến toàn quốc. Ngày 19 - 12 - 1946, Hồ Chủ Tịch ra Lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến.
- Cả dân tộc Việt Nam nhất tề vùng lên, kháng chiến toàn quốc chống Pháp bắt
đầu.
6
a) Trong lịch sử dân tộc Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975, hãy xác định:
- Sự kiện được đánh giá là sự chuẩn b đầu tiên tính tất yếu, quyết
định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng lịch sử
dân tộc Việt Nam.
- Sự kiện mđầu kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc - kỉ nguyên độc
lập, tự do.
- Sự kiện mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc - kỉ nguyên đất nước
độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
b) Phân tích ý nghĩa lịch sử của sự kiện mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử
dân tộc Việt Nam - kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ
nghĩa xã hội.
a) Xác định sự kiện:
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930).
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân 1975, đỉnh cao chiến dịch Hồ Chí
Minh (Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975).
b) Phân tích ý nghĩa lịch sử của Cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân
1975, đỉnh cao chiến dịch Hồ C Minh (Thắng lợi của Cuộc kháng
chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975).
- Kết thúc thắng lợi 21 năm chiến đấu chống 30 năm chiến tranh giải
phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám 1945.
- Chấm dứt ách thống trị của chnghĩa đế quốc nước ta. Trên sở đó, hoàn
thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất
nước.
- Mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc kỉ nguyên đất nước độc lập, thống
nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Tác động mạnh đến tình hình ớc nh hình thế giới, cỗ mạnh mẽ
phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.
-Thắng lợi đó Mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta…..có tầm quan trọng
quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.
| 1/5

Preview text:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TỈNH QUẢNG NAM Năm học 2018 - 2019
Môn thi : LỊCH SỬ ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi : 04/4/2019
(Đề thi này có 01 trang) Câu 1. (3,0 điểm)
Chiến tranh lạnh là gì? Sự kiện nào đánh dấu kết thúc Chiến tranh lạnh?
Chiến tranh lạnh kết thúc có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam? Câu 2. (3,0 điểm)
Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật (nửa sau thế kỉ XX) là
gì? Vì sao Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật này? Việt Nam
cần học hỏi những gì để phát triển khoa học, kĩ thuật nước nhà? Câu 3. (3,0 điểm)
Hãy làm sáng tỏ vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. Câu 4. (3,5 điểm)
Vì sao nói thời cơ trong Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam là thời cơ
“ngàn năm có một”? Đảng ta đã nhanh chóng chớp thời cơ để tiến hành Tổng khởi
nghĩa giành thắng lợi như thế nào? Câu 5. (3,5 điểm)
Từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 - 1946, Đảng Cộng sản Đông Dương và
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện những chủ trương, sách lược
nào để đối phó với thực dân Pháp xâm lược? Câu 6. (4,0 điểm)
a) Trong lịch sử dân tộc Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975, hãy xác định:
- Sự kiện được đánh giá là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho
những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.
- Sự kiện mở đầu kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc - kỉ nguyên độc lập, tự do.
- Sự kiện mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỉ nguyên đất nước
độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
b) Phân tích ý nghĩa lịch sử của sự kiện mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân
tộc Việt Nam - kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. --- HẾT ---
(Giám thị không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh: ……………………………… Phòng thi: ……… Số báo danh: ……... Trang 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TỈNH QUẢNG NAM Năm học 2018 - 2019
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN Môn: LỊCH SỬ
(Hướng dẫn chấm này có 04 trang)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
Hướng dẫn chấm chỉ nêu những yêu cầu cơ bản về nội dung, thí sinh có thể trình
bày theo cách khác nhưng phải đảm bảo chính xác, lôgíc,… tùy mức độ để cho điểm phù hợp.
II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu Nội dung yêu cầu Điểm 1
Chiến tranh lạnh là gì? Sự kiện nào đánh dấu kết thúc Chiến tranh lạnh? 3,0
Chiến tranh lạnh kết thúc có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?
a) Khái niệm Chiến tranh lạnh:
Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch của Mĩ và các nước đế quốc trong quan 1,0
hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực ngoại trừ
xung đột trực tiếp giữa 2 siêu cường Xô – Mĩ.
b) Sự kiện nào đánh dấu kết thúc Chiến tranh lạnh:
Tháng 12.1989 Tổng thống Mĩ và Tổng thống Liên Xô gặp nhau và tuyên bố 1,0
chấm dứt Chiến tranh lạnh.
c) Chiến tranh lạnh kết thúc có ảnh hưởng đến Việt Nam:
- Chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra chiều hướng và những điều kiện giải quyết 0,25
hòa bình các tranh chấp, xung đột và làm hòa dịu các mối quan hệ…
- Chiến tranh lạnh chấm dứt, vấn đề Campuchia được giải quyết, các nước 0,25
trong khối ASEAN thay đổi trong quan hệ đối với Việt Nam, đến 1995 Việt
Nam gia nhập vào khối ASEAN.
- Mĩ dỡ bỏ lệnh cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. 0,25
- Việt Nam có điều kiện mở rộng mối quan hệ với các nước, các tổ chức trên 0,25 thế giới. 2
Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật (nửa sau thế kỉ XX) là 3,0
gì? Vì sao nước Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
này? Việt Nam cần học hỏi những gì để phát triển khoa học, kĩ thuật nước nhà?

a) Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ (nửa sau thế kỉ XX) là:
Nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của cuộc sống con 1,0
người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và các nguồn tài nguyên
thiên nhiên ngày càng vơi cạn nghiêm trọng.
b) Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật vì:
- Trước và trong thời gian xảy ra Chiến tranh thế giới thứ hai, rất nhiều nhà 0,5
khoa học đã sang Mĩ để học tập, nghiên cứu vì nước Mĩ có đầy đủ cơ sở vật
chất và điều kiện hòa bình. Chính phủ Mĩ có nhiều chính sách thu hút nguồn nhân tài đó.
- Chính phủ Mĩ chú trọng đầu tư cho giáo dục và sự phát triển khoa học,công 0,25 Trang 2 Câu Nội dung yêu cầu Điểm nghệ.
- Chính phủ Mĩ và các doanh nghiệp có nhiều biện pháp kích thích sự phát triển 0,25
của khoa học, công nghệ.
c) Việt Nam cần học hỏi những gì để phát triển khoa học, kĩ thuật nước nhà?
- Đầu tư cho giáo dục và nghiên cứu khoa học. 0,25
- Giữ chân nguồn nhân tài của đất nước. 0,25
- Có những chính sách phù hợp để kích thích khoa học – công nghệ trong nước 0,25
- Học hỏi thành tựu từ bên ngoài. 0,25 3
Hãy làm sáng tỏ vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị thành lập Đảng 3,0
Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.
a) Nhận thức được yêu cầu lịch sử quyết định triệu tập và chủ trì hội nghị
thống nhất các tổ chức cộng sản
- Năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời nhưng lại hoạt động riêng rẻ, tranh 0,25
giành ảnh hưởng… Yêu cầu của lịch sử đặt ra phải thống nhất ba tổ chức cộng
sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất.
- Nhận thức được yêu cầu của lịch sử, với chức trách là phái viên của Quốc tế 0,25
Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập đại biểu các tổ chức cộng sản
đến Cửu Long để bàn về việc thống nhất.
- Ngày 6 - 1 - 1930 Hội nghị hợp nhất Đảng bắt đầu họp dưới sự chủ trì của 0,5 Nguyễn Ái Quốc.
b) Thống nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Với năng lực và uy tín của mình Nguyễn Ái Quốc đã thuyết phục được các đại 0,75
biểu tham dự Hội nghị nhất trí với ý kiến thống nhất các tổ chức cộng sản thành
một đảng duy nhất lấy tên Đảng Cộng sản Việt Nam.
c) Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
- Nguyễn Ái Quốc đã soạn thảo Chính Cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt… và 0,75
được Hội nghị thông qua. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, có giá
trị lý luận và thực tiễn lâu dài đối với cách mạng Việt Nam.
d) Ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng… 0,25
Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã có vai trò vô cùng quan trọng trong Hội nghị 0,25
hợp nhất các tổ chức Cộng sản, là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam... 4
Vì sao nói thời cơ trong Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam là thời cơ 3,5
“ngàn năm có một”? Đảng ta đã nhanh chóng chớp thời cơ để tiến hành
Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi như thế nào?

* Thời cơ trong Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam là thời cơ “ngàn năm có một” vì:
- Đến giữa tháng 8 – 1945 thời cơ vô cùng thuận lợi cho cách mạng Việt Nam:
+ Phát xít Đức đã bị tiêu diệt, kể từ đó phát xít Nhật bị cô lập. Mĩ ném 2 quả 0,5
bom nguyên tử xuống Nhật Bản, Liên Xô tuyên chiến và đánh tan đạo quân
Quan Đông của Nhật ở Trung Quốc...Ngày15/8/1945 Nhật đầu hàng Đồng
minh không điều kiện... thời cơ Tổng khởi nghĩa chín muồi...
+ Lực lượng cách mạng, bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang đã 0,25
được chuẩn bị chu đáo trong suốt 15 năm và được rèn luyện qua các cao trào cách mạng.
+ Quần chúng sẵn sàng cùng Đảng vùng lên đấu tranh, tầng lớp trung gian đã 0,25
ngã hẳn về phía cách mạng...
-Tuy nhiên cách mạng cũng có những khó khăn: Trang 3 Câu Nội dung yêu cầu Điểm
Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc quân Đồng Minh sẽ vào 0,5
giải giáp quân Nhật. Với bản chất đế quốc, chúng sẽ dựng chính quyền tay sai...
vì thế vấn đề giành chính quyền được đặt ra như cuộc chạy đua nước rút với quân Đồng minh...
- Như vậy, nếu giành chính quyền trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh thì kẻ 0,25
thù còn mạnh và những điều kiện chủ quan cũng chưa sẵn sàng. Nếu giành
chính quyền muộn thì quân Đồng minh vào Đông Dương sẽ vô cùng khó khăn.
- Từ tình hình trên, có thể thấy rằng từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 8 - 1945 0,25
được xem là thời cơ “ngàn năm có một” để dân tộc Việt Nam tiến hành Tổng
khởi nghĩa giành chính quyền.
*Đảng ta đã chớp thời cơ để Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945:
+ 13- 8 - 1945, khi nhận được thông tin về Nhật Bản sắp đầu hàng, trung ương 0,25
Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc,
Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “quân lệnh số 1” phát lệnh Tổng khởi nghĩa.
+ Từ 14 đến 15 - 8 - 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào 0,25
quyết địnhTổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào.
+ Ngày16 - 8 - 1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập tại Tân Trào, tán thành 0,25
chủ trương Tổng khởi nghĩa…
+Từ 14 - 8 đến 28 - 8 - 1945 Đảng lãnh đạo toàn dân tiến hành Tổng khởi 0,25
nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
+ Ngày 2 - 9 - 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Hồ Chủ Tịch đọc 0,25
Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nhờ chớp được thời cơ “ngàn năm có một” nên Tổng khởi nghĩa tháng Tám 0,25
năm 1945 diễn ra thành công nhanh chóng và ít đổ máu. 5
Từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 - 1946, Đảng Cộng sản Đông Dương và 3,5
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện những chủ trương,
sách lược nào để đối phó với thực dân Pháp xâm lược?

a) Từ tháng 9 - 1945 đến trước 6 - 3 - 1945: Tiến hành kháng chiến chống 0,25
Pháp xâm lược ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ
- 23 - 9 - 1945 thực dân Pháp nổ súng đánh úp trụ sở ủy ban nhân dân Nam Bộ 0,25
và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, chính thức quay lại xâm lược nước ta.
- Trung ương Đảng xác định thực dân Pháp là kẻ thù chính cần phải đối phó. 0,25
- Nhân dân Nam Bộ đứng lên anh dũng chống quân xâm lược Pháp, cả nước 0,25
ủng hộ Nam Bộ kháng chiến..
- Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ kìm chân quân Pháp, bước đầu làm 0,25
thất bại âm mưu “ đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, tạo điều kiện cho cả
nước chuẩn bị cho cuộc kháng chiến sau này.
b) Từ ngày 6 - 3 - 1946 đến trước ngày 19 - 12 - 1946: Thực hiện sách lược 0,25 hòa với Pháp.
- Sau khi Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết (2 - 1946), Đảng chủ trương “hòa 0,25
để tiến”. Từ chỗ đánh Pháp chuyển sang hòa với Pháp, kí Hiệp định Sơ bộ (6 -
3 - 1946) đồng ý cho quân Pháp ra miền Bắc để thay quân Trung Hoa Dân
Quốc giải giáp quân Nhật.
- Với Hiệp định Sơ bộ, ta đẩy nhanh quân Trung Hoa dân Quốc về nước, tập 0,25
trung vào 1 kẻ thù duy nhất là Pháp.
- Cuộc đàm phán giữa chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Pháp không thành 0,25
công, để cứu vãn tình thế, Hồ Chủ Tịch đã kí với Pháp bản Tạm ước Việt - Pháp ( 14 - Trang 4 Câu Nội dung yêu cầu Điểm
9 - 1946) nhân nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa.
- Với Tạm ước Việt – Pháp, ta tỏ rõ thiện chí hòa bình và kéo dài thời gian để 0,25
chuẩn bị cho cuộc chiến không thể nào tránh khỏi.
c) Từ ngày 19 – 12 – 1946: Kiên quyết phát động và tiến hành cuộc kháng 0,25
chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược.
- Thực dân Pháp ngày càng lấn tới, liên tiếp xung đột với ta ở Lạng Sơn, Hải 0,25
phòng, Hà Nội. Ngày 18 - 12- 1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng
tự vệ và giao quyền kiểm soát thủ đô cho Pháp. Khả năng hòa hoãn không còn…
-Ngày 18 - 12 - 1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng quyết định phát động 0,25
cuộc kháng chiến toàn quốc. Ngày 19 - 12 - 1946, Hồ Chủ Tịch ra Lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến.
- Cả dân tộc Việt Nam nhất tề vùng lên, kháng chiến toàn quốc chống Pháp bắt 0,25 đầu. 6
a) Trong lịch sử dân tộc Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975, hãy xác định: 4,0
- Sự kiện được đánh giá là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết
định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.
- Sự kiện mở đầu kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc - kỉ nguyên độc lập, tự do.
- Sự kiện mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc - kỉ nguyên đất nước
độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
b) Phân tích ý nghĩa lịch sử của sự kiện mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử
dân tộc Việt Nam - kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

a) Xác định sự kiện:
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930). 0,5
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. 0,5
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí 0,5
Minh (Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975).
b) Phân tích ý nghĩa lịch sử của Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân
1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh (Thắng lợi của Cuộc kháng
chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975).
- Kết thúc thắng lợi 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải 0,5
phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám 1945.
- Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở nước ta. Trên cơ sở đó, hoàn 0,5
thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.
- Mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống 0,5
nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và tình hình thế giới, cỗ vũ mạnh mẽ 0,5
phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.
-Thắng lợi đó “ Mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta…..có tầm quan trọng 0,5
quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Trang 5