Đề Thi HSG Môn Lịch Sử 9 Tỉnh Quảng Nam 2017-2018 (Có Lời Giải)

Tổng hợp Đề Thi HSG Môn Lịch Sử 9 Tỉnh Quảng Nam 2017-2018 (Có Lời Giải) rất hay và bổ ích giúp bạn đạt điểm cao. Các bạn tham khảo và ôn tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp đến nhé. Mời bạn đọc đón xem.

Chủ đề:
Môn:

Lịch Sử 9 251 tài liệu

Thông tin:
4 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề Thi HSG Môn Lịch Sử 9 Tỉnh Quảng Nam 2017-2018 (Có Lời Giải)

Tổng hợp Đề Thi HSG Môn Lịch Sử 9 Tỉnh Quảng Nam 2017-2018 (Có Lời Giải) rất hay và bổ ích giúp bạn đạt điểm cao. Các bạn tham khảo và ôn tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp đến nhé. Mời bạn đọc đón xem.

44 22 lượt tải Tải xuống
Trang 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NAM
KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn thi: LỊCH SỬ
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngy thi: 17/4/2018
Câu 1. (3,5 điểm)
Nêu những yếu tố chung góp phần thúc đẩy Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu trở thnh ba trung
tâm kinh tế - ti chính của thế giới vào nửa sau thế kỉ XX. Xác định yếu tố quan trọng nhất
v giải thích.
Câu 2. (2,5 điểm)
Những sự kiện lịch sử no chứng tỏ: “Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu
vực Đông Nam Á” từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX?
Câu 3. (4,5 đim)
Sự kiện no đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước cho dân
tộc Việt Nam? Những yếu ttác động đến việc lựa chọn con đường cứu nước mới của Người.
Câu 4. (2,5 điểm)
Hn tnh nội dung các phong trào cách mạng 1936 1939 1939 1945 Vit Nam
theo mẫu sau:
Nội dung
Phong tro dân chủ
1936 1939
Phong tro giải phóng dân tộc
1939 1945
Kẻ thù
Mục tiêu đấu tranh
Phương pháp đấu tranh
Câu 5 . (7,0 điểm)
Trong cuộc kháng chiến chống Pp (1945 1954) và chống , cứu ớc (1954 1975)
của dân tộc Việt Nam, y xác định:
a. Thắng lợi trên mặt trận ngoại giao trong năm 1954 v 1973. Ý nghĩa của những
thắng lợi đó đối với cách mạng Việt Nam.
b. Những trận đánh tiêu biểu mở ra khả năng quân dân miền Nam thể đánh bại
chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” v “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ. Chỉ ra những điểm giống
v khác nhau của những trận đánh đó.
-------- HẾT ---------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ………………………………….. Số báo danh: ……….
Trang 2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NAM
KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2017 – 2018
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ
Ngày thi: 17/4/2018
(Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang)
I. Hướng dẫn chung.
- Nếu bi lm của học sinh diễn đạt theo cách riêng nhưng vẫn đáp ứng được các yêu cầu
bản của nội dung hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn chấm.
- Không lm tròn điểm (giữ nguyên điểm lẻ đến 0,25)
II. Đáp án và biểu điểm.
Câu
Nội dung
Điểm
1
Nêu những yếu tố chung góp phần thúc đẩy Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu trở thành ba
trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới vào nửa sau thế kỉ XX. Xác định yếu tố quan
trọng nhất và giải thích.
3.5
Những yếu tố chung
- Đầu phát triển khoa học thuật; áp dụng những thnh tựu khoa học - thuật, điều
chỉnh hợp cấu sản xuất, cải tiến thuật, nâng cao năng suất, giảm giá thnh sản
phẩm…
- Vai trò quản v điều tiết hiệu quả của nh nước. Các chính sách v biện pháp phù
hợp của nh nước có vai trò thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao...
(HS có thể nêu yếu tố chung khác, dùng để thay thế cho ý 3)
1.0
0.75
0.25
Yếu tố quan trọng nhất
Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật; áp dụng những thnh tựu khoa học - kĩ thuật,…
Giải thích
Do đầu phát triển khoa học thuật; áp dụng triệt để những thnh tựu khoa học -
thuật vo các ngnh sản xuất kinh tế, các nước đó đã tăng năng suất lao động, giảm giá
thnh sản phẩm nên có khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường…
0.75
0.75
2
Những sự kiện lịch sử nào chứng tỏ: “Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực
Đông Nam Á” từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX?
2.5
+ Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau Chiến tranh lạnh v vấn đề Campuchia được
giải quyết bằng việc Hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu
vực được cải thiện rõ rệt.
+ Xu hướng nổi bật đầu tiên l sự mở rộng thnh viên của tổ chức ASEAN: 01/1984
Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lo v Myanma, 4/1999 Campuchia. ASEAN từ 6
nước đã phát triển thnh 10 nước thnh viên. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước
Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất.
+ ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu
vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
+ Năm 1992, ĐNA thnh khu vực mậu dịch tự do (AFTA); Năm 1994 lập Diễn đn khu
vực (ARF) …
-> Kết luận
0.75
0.75
0.5
0.25
0.25
Trang 3
3
Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước
cho dân tộc Việt Nam? Những yếu tố tác động đến việc lựa chọn con đường cứu nước
mới của Người.
4.5
* Sự kiện:
Tháng 7 1920, Nguyn Ái Quốc đọc thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề
dân tộc vấn đề thuộc địa của Lênin. Người đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc
theo khuynh hướng vô sản.
* Những yếu tố tác động:
- Yếu tố thời đại
+ Chủ nghĩa bản chuyn sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa với các mâu thuẫn trong
lòng diễn ra gay gắt -> Người nhận ra bản chất của CNTB nên không lựa chọn con
đường CMTS.
+ Cách mạng Tháng Mười Nga thnh công mở ra cho các dân tộc bị áp bức “một thời đại
giải phóng dân tộc”; CN Mác Lênin được truyền bá; Quốc tế Cộng sản được thnh
lập…đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng cho các dân tộc bị áp bức -> giúp cho
Người tìm hiểu lý luận v thực tiễn để lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn.
- Yếu tố dân tộc
+ Sự nghiệp đấu tranh ginh độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam diễn ra liên tục v
anh dũng. Các con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến v sản đều không
thnh công. Đất nước lâm vo “ tình hình đen tối tưởng như không có đường ra”,-> đặt ra
yêu cầu tìm một con đường mới.
- Yếu tố cá nhân: trí tuệ và nhãn quan chính trị của Nguyễn Ái Quốc
+ Thấy được hạn chế trong con đường cứu nước của ông cha…
+ Kết hợp nghiên cứu luận v khảo sát thực tiễn nhiều quốc gia trên thế giới để tìm ra
ưu điểm, hạn chế của cách mạng từng nước…
+ Phát hiện thấy trong Luận cương của Lênin “con đường giải phóng cho chúng ta” l
con đường GPDT theo khuynh hướng vô sản.
1.0
0.5
0.5
1.0
0.5
0.5
0.5
4
Hoàn thành nội dung các phong trào cách mạng 1936 1939 và 1939 1945
Việt Nam theo mẫu sau:
2.5
Nội dung
Phong tro dân chủ
1936 1939
Phong tro giải phóng dân tộc
1939 1945
Kẻ thù
Bọn phản động thuộc địa v tay sai.
0.25
Đế quốc phát xít Pháp, Nhật v tay sai. 0.5
Mục tiêu đấu tranh
Đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo
và hòa bình. 0.5
Giải phóng dân tộc 0.5
Phương pháp
đấu tranh
Kết hợp các hình thức đấu tranh: công
khai, bán công khai; hợp pháp, nửa hợp
pháp; bí mật, bất hợp pháp 0.5
Khởi nghĩa vũ trang ginh chính
quyền. 0.25
5
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và chống , cứu nước
(1954 - 1975) của dân tộc Việt Nam, hãy xác định:
7.0
a. Thắng lợi trên mặt trận ngoại giao trong năm 1954 1973. Ý nghĩa của
những thắng lợi đó đối với cách mạng Việt Nam.
* Thắng lợi trên mặt trận ngoại giao trong năm 1954 và 1973
- Năm 1954: Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được kí kết.
- Năm 1973: Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được kí kết.
* Ý nghĩa của những thắng lợi đó đối với cách mạng Việt Nam.
Ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ.
- Hiệp định Giơnevơ cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt cuộc chiến tranh
4.0
0.5
0.5
0.5
Trang 4
xâm lược của thực dân Pháp v can thiệp Mĩ ở Việt Nam, đánh dấu sự thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Pháp.
- Hiệp định Giơnevơ l văn bản pháp quốc tế ghi nhận c quyền dân tộc bản của
nhân dân các nước Đông Dương v được các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng.
- Với Hiệp định Giơnevơ, Pháp buộc phải rút quân về nước; thất bại trong âm mưu
kéo di, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương; miền Bắc nước ta hon
ton giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Ý nghĩa của Hiệp định Pari
Hiệp định Pari l kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta
hai miền đất nước. L văn bản pháp công nhận các quyền dân tộc bản của nhân dân
ta, phải rút hết quân về nước. Đây l thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi
để nhân dân ta tiến lên giải phóng hon ton miền Nam.
0.5
0.5
1.5
b. Những trận đánh tiêu biểu mở ra khả năng quân dân miền Nam thể đánh
bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ. Chỉ ra những
điểm giống và khác nhau của những trận đánh đó.
* Trận đánh tiêu biểu
- Trận Ấp Bắc (1963).
- Trận Vạn Tường (1965).
* Giống nhau:
- L những chiến thng có ý nga mở đầu cho thắng li của ta trong hai chiến ợc chiến tranh.
- Mra khả khả năng qn n miền Nam thđánh bại chiến ợc chiến tranh mi của Mĩ.
- Mở ra những cao tro đấu tranh mạnh mẽ sau đó.
* Khác nhau:
- Chiến thắng Ấp Bắc l thắng lợi của quân dân ta chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt”, đánh bại cuộc hnh quân của quân đội Si Gòn. Đánh vo âm mưu “bình định” của
kẻ thù.
- Chiến thắng Vạn Tường l thắng lợi của quân dân ta chống lại chiến lược “Chiến tranh
cục bộ”, đánh bại cuộc hnh quân của quân đội Mĩ, đồng minh v quân đội Si Gòn.
Đánh bại cuộc hnh quân quy lớn của với phương tiện chiến tranh hiện đại v
sự phối hợp của nhiều binh chủng… Đánh vo âm mưu “tìm diệt” v “bình định” của kẻ
thù.
3.0
1.0
0.75
0.5
0.75
HẾT
| 1/4

Preview text:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH QUẢNG NAM NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn thi: LỊCH SỬ ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 17/4/2018
Câu 1. (3,5 điểm)
Nêu những yếu tố chung góp phần thúc đẩy Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu trở thành ba trung
tâm kinh tế - tài chính của thế giới vào nửa sau thế kỉ XX. Xác định yếu tố quan trọng nhất và giải thích.
Câu 2. (2,5 điểm)
Những sự kiện lịch sử nào chứng tỏ: “Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu
vực Đông Nam Á” từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX?
Câu 3. (4,5 điểm)
Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước cho dân
tộc Việt Nam? Những yếu tố tác động đến việc lựa chọn con đường cứu nước mới của Người.
Câu 4. (2,5 điểm)
Hoàn thành nội dung các phong trào cách mạng 1936 – 1939 và 1939 – 1945 ở Việt Nam theo mẫu sau: Nội dung Phong trào dân chủ
Phong trào giải phóng dân tộc 1936 – 1939 1939 – 1945 Kẻ thù Mục tiêu đấu tranh Phương pháp đấu tranh
Câu 5 . (7,0 điểm)
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975)
của dân tộc Việt Nam, hãy xác định:
a. Thắng lợi trên mặt trận ngoại giao trong năm 1954 và 1973. Ý nghĩa của những
thắng lợi đó đối với cách mạng Việt Nam.
b. Những trận đánh tiêu biểu mở ra khả năng quân dân miền Nam có thể đánh bại
chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ. Chỉ ra những điểm giống
và khác nhau của những trận đánh đó.
-------- HẾT ---------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ………………………………….. Số báo danh: ………. Trang 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH QUẢNG NAM
NĂM HỌC 2017 – 2018
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ Ngày thi: 17/4/2018
(Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) I. Hướng dẫn chung.
- Nếu bài làm của học sinh diễn đạt theo cách riêng nhưng vẫn đáp ứng được các yêu cầu cơ
bản của nội dung hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn chấm.
- Không làm tròn điểm (giữ nguyên điểm lẻ đến 0,25)
II. Đáp án và biểu điểm. Câu Nội dung Điểm
Nêu những yếu tố chung góp phần thúc đẩy Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu trở thành ba 1
trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới vào nửa sau thế kỉ XX. Xác định yếu tố quan 3.5
trọng nhất và giải thích.
Những yếu tố chung
- Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật; áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật, điều 1.0
chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm…
- Vai trò quản lí và điều tiết có hiệu quả của nhà nước. Các chính sách và biện pháp phù 0.75
hợp của nhà nước có vai trò thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao... 0.25
(HS có thể nêu yếu tố chung khác, dùng để thay thế cho ý 3)
Yếu tố quan trọng nhất

Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật; áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật,… 0.75 Giải thích
Do đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật; áp dụng triệt để những thành tựu khoa học - kĩ 0.75
thuật vào các ngành sản xuất kinh tế, các nước đó đã tăng năng suất lao động, giảm giá
thành sản phẩm nên có khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường… 2
Những sự kiện lịch sử nào chứng tỏ: “Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực 2.5
Đông Nam Á” từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX?
+ Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau Chiến tranh lạnh và vấn đề Campuchia được 0.75
giải quyết bằng việc kí Hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu
vực được cải thiện rõ rệt.
+ Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 0.75
Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia. ASEAN từ 6
nước đã phát triển thành 10 nước thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước
Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất.
+ ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu 0.5
vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
+ Năm 1992, ĐNA thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA); Năm 1994 lập Diễn đàn khu 0.25 vực (ARF) … -> Kết luận 0.25 Trang 2
Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước 4.5 3
cho dân tộc Việt Nam? Những yếu tố tác động đến việc lựa chọn con đường cứu nước
mới của Người. * Sự kiện:
Tháng 7 – 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề 1.0
dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Người đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc
theo khuynh hướng vô sản.
* Những yếu tố tác động:
- Yếu tố thời đại
+ Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa với các mâu thuẫn trong
lòng nó diễn ra gay gắt -> Người nhận ra bản chất của CNTB nên không lựa chọn con 0.5 đường CMTS.
+ Cách mạng Tháng Mười Nga thành công mở ra cho các dân tộc bị áp bức “một thời đại
giải phóng dân tộc”; CN Mác Lênin được truyền bá; Quốc tế Cộng sản được thành 0.5
lập…đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng cho các dân tộc bị áp bức -> giúp cho
Người tìm hiểu lý luận và thực tiễn để lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn.
- Yếu tố dân tộc
+ Sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam diễn ra liên tục và
anh dũng. Các con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản đều không 1.0
thành công. Đất nước lâm vào “ tình hình đen tối tưởng như không có đường ra”,-> đặt ra
yêu cầu tìm một con đường mới.
- Yếu tố cá nhân: trí tuệ và nhãn quan chính trị của Nguyễn Ái Quốc
+ Thấy được hạn chế trong con đường cứu nước của ông cha… 0.5
+ Kết hợp nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn nhiều quốc gia trên thế giới để tìm ra 0.5
ưu điểm, hạn chế của cách mạng từng nước…
+ Phát hiện thấy trong Luận cương của Lênin “con đường giải phóng cho chúng ta” là 0.5
con đường GPDT theo khuynh hướng vô sản. 2.5 4
Hoàn thành nội dung các phong trào cách mạng 1936 – 1939 và 1939 – 1945 ở
Việt Nam theo mẫu sau:
Nội dung Phong trào dân chủ
Phong trào giải phóng dân tộc 1936 – 1939 1939 – 1945 Kẻ thù
Bọn phản động thuộc địa và tay sai. Đế quốc phát xít Pháp, Nhật và tay sai. 0.5 0.25
Mục tiêu đấu tranh Đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo Giải phóng dân tộc 0.5 và hòa bình. 0.5 Phương pháp
Kết hợp các hình thức đấu tranh: công Khởi nghĩa vũ trang giành chính đấu tranh
khai, bán công khai; hợp pháp, nửa hợp quyền. 0.25
pháp; bí mật, bất hợp pháp 0.5
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và chống Mĩ, cứu nước 7.0 5
(1954 - 1975) của dân tộc Việt Nam, hãy xác định:
a. Thắng lợi trên mặt trận ngoại giao trong năm 1954 và 1973. Ý nghĩa của 4.0
những thắng lợi đó đối với cách mạng Việt Nam.

* Thắng lợi trên mặt trận ngoại giao trong năm 1954 và 1973
- Năm 1954: Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được kí kết. 0.5
- Năm 1973: Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được kí kết. 0.5
* Ý nghĩa của những thắng lợi đó đối với cách mạng Việt Nam.
Ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ.
- Hiệp định Giơnevơ cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt cuộc chiến tranh 0.5 Trang 3
xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ ở Việt Nam, đánh dấu sự thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Pháp.
- Hiệp định Giơnevơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của 0.5
nhân dân các nước Đông Dương và được các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng.
- Với Hiệp định Giơnevơ, Pháp buộc phải rút quân về nước; Mĩ thất bại trong âm mưu 0.5
kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương; miền Bắc nước ta hoàn
toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Ý nghĩa của Hiệp định Pari
Hiệp định Pari là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở 1.5
hai miền đất nước. Là văn bản pháp lí công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân
ta, Mĩ phải rút hết quân về nước. Đây là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi
để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
b. Những trận đánh tiêu biểu mở ra khả năng quân dân miền Nam có thể đánh
bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ. Chỉ ra những 3.0
điểm giống và khác nhau của những trận đánh đó.

* Trận đánh tiêu biểu 1.0 - Trận Ấp Bắc (1963).
- Trận Vạn Tường (1965). * Giống nhau:
- Là những chiến thắng có ý nghĩa mở đầu cho thắng lợi của ta trong hai chiến lược chiến tranh. 0.75
- Mở ra khả khả năng quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược chiến tranh mới của Mĩ.
- Mở ra những cao trào đấu tranh mạnh mẽ sau đó. * Khác nhau:
- Chiến thắng Ấp Bắc là thắng lợi của quân dân ta chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt”, đánh bại cuộc hành quân của quân đội Sài Gòn. Đánh vào âm mưu “bình định” của 0.5 kẻ thù.
- Chiến thắng Vạn Tường là thắng lợi của quân dân ta chống lại chiến lược “Chiến tranh
cục bộ”, đánh bại cuộc hành quân của quân đội Mĩ, đồng minh Mĩ và quân đội Sài Gòn. 0.75
Đánh bại cuộc hành quân có quy mô lớn của Mĩ với phương tiện chiến tranh hiện đại và
sự phối hợp của nhiều binh chủng… Đánh vào âm mưu “tìm diệt” và “bình định” của kẻ thù. HẾT Trang 4