Đề thi HSG Ngữ Văn 12 cấp trường 2022 (có đáp án)

Đề thi HSG Ngữ Văn 12 cấp trường 2022 có đáp án. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF bao gồm 4 trang kèm lời giải chi tiết giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!

Trang 1
ĐỀ THI HC SINH GII CP TRƯỜNG
M HỌC 2021 2022
Môn: NG VĂN 12
Thi gian làm bài: 180 phút
Câu 1 (8,0 đim)
Trong một bài t đ tặng con gái, nhà thơ Chế Lan Viên nhc nh:
Ta cúi xung đất
Hí hng nht tìm từng cái kim rơi vn vt
Mà đ lng lng trên cao
Nhng mùa trái, mùa chim bay mt
Nhng mùa yêu, mùa hnh phúc bay vèo
(Tucn đâu)
Còn trong mt đoản văn, cây bút tr Thy Tho bng tỉnh: “Ta mong vi
tri xanh và bin rngquên rng hoa t đất mà ra
(Vi tui)
Hãy chia s suy nghĩ của anh/ch v nhng tâm nim trên.
Câu 2 (12 điểm)
“Văn chương mt th khí gii thanh cao đc lực chúng ta , đ
va t cáo thay đi mt thế gii gi di tàn ác, va làm cho ng người
thêm trong sạch và phong p hơn”.
Anh/ch hãy gii thích và bình lun ý kiến trên của nhà văn Thch Lam.
------------------ HT --------------------
NG DN CHM NG VĂN 12
Câu 1
1. Yêu cu v k ng
Biết cách làm bài văn ngh lun xã hi; kết cu cht ch, diễn đạt lưu loát; không
mc li chính t; li dùng t và li ng pháp.
2. Yêu cu v kiến thc
a. Gii thích
- u thơ của Chế Lan Viên cho rằng con người nhiu khi q tha mãn (“hí
hửng”) vi nhng cái tầm thường, tiu tiết (“kim rơi vn vặt”) đã b phí bao
điu tt đp, nhng giá tr đích thc ca cuc sống (“mùa trái, mùa chim”, “mùa
yêu, mùa hạnh pc”.
- Câu văn của Thy Tho li cho rằng con người vn hay chy theo nhng mng
ởng đi, lớn lao (“trời xanh”, “bin rng”) quên mất những điều nh
gin d (“hoa từ đất”) trong khi đó mới chính là nn tng ca cuc sng.
=> Đa số con người vn hay sng phiến din, thiên lch: hoc chy theo nhng
điu cao vi, xa xôi; hoặc đm chìm trong nhng nim vui vn vt, tầm thường.
Cn phi cân bng trong cách sống đ đưc sng trn vẹn, ý nghĩa.
b. Bình lun
* Nếu sng thiên lch, phiến din không bao gi con người được hưởng hnh
phúc thc s và s đánh mất ý nghĩa của s tn ti
Trang 2
- Sng quá nng v tiu tiết, v những điu vn vặt con người ta d tha n, t
đắc. T đó sẽ mất đi tưởng sng và tr nên bé nh, kém ci hơn chiều ch t
nhiên ca mình. H tr thành nhng sinh th tầm thường, thm hi.
Thêm vào đó, người ta s b l gtr đích thc ca cuc sng, s đánh mất
những hi tri nghim. Tâm hn s trng rng, trí tu s cùn mòn. H kng
sng mà ch là tn ti.
- Nhưng nếu sng ch chy theo nhng mng tưởng xa xôi n một nh
chim kng đim dừng thì con người cũng kng bao gi hnh phúc. H
không được cm giác an nhiên, thư thái bi mt nhân kng bao gi s
hữu được c thế giới, lên đến đỉnh cao này lại đnh cao khác xut hin. Tham
vng s đt cháy h.
Hơn na, h s đánh mt nhng nim vui gin d ca kiếp nhân sinh bi h đã tự
ct a bn thân khi những điu nh bé, thân thuc. H tr thành i diều đt
dây, bay vút lên ri mất thăng bằng và rơi xuống.
* Ch khi biết cân bng trong cách sng, con người mi sống có nghĩa, có ích
có hnh pc, bi:
- H s đạt được trng thái cân bng gia m hn và trí tu, gia khát vng
vươn ti và s bngng.
- H s phát huy được mi gtr ca bn thân, sng trn vn bn th ca mình,
ớc đi vng vàng trong cuc sống và đt ti thành công.
- H s được đón nhn những điều tốt đẹp nht trong cuc sng mt con
người được ban tặng. Khi đó, cuc sng ca h s thc s hnh pc.
(Lưu ý: Mi luận điểm trên đu phân ch dn chứng để làm sáng t. Dn
chng phi toàn din c trong văn hc và trong đời sng…)
* M rng, ng cao vn đ
- Để đạt được s cân bằng, hài hòa con người phi t nhn thc sâu sc v bn
thân đ hiu rõ kh năng, giá trị, khát vng ca mình.
- Tránh s cực đoan trong lối sng nhưng ng cần tránh kiu sng trung dung,
na vi. Kiu sống đó khác v bn cht vi s cân bằng mà ta đ cp trên.
- Trong xu thế hi nhp ngày nay, càng cn phi dung hòa gia các li sng.
Điều đó đòi hi mt bản lĩnh vng vàng.
Hc sinh t liên h bn thân và rút ra bài hc nhn thức, hành đng.
3. Cách cho đim
Đim 7-8: Đápng các yêu cu trên, có th mc mt vài li nh v diễn đạt.
Đim 5-6: Đáp ng t 2/3 các yêu cu, có th mc mt vài li nh v diễn đt
Đim 3-4 : Trình bày đưc mt na c yêu cu trên, mc mt s li diễn đt.
Đim 1-2 : Nội dungsài, diễn đt yếu, mc nhiu li chính t
Đim 0 : Hoàn toàn lc đề.
Câu 2
1. Yêu cu v kĩ năng
Hiểu đ, biết cách m bài văn ngh luận văn hc. Biết gii, phân tích các tác
phẩm văn hc đểm sáng t vấn đ. B cc rõ ràng, lp lun cht chẽ, hành văn
trôi chảy. Văn viết cm c, không mc các li diễn đt, dùng từ, đt câu,
chính tả…
2. Yêu cu v kiến thc
a. Gii thích:
Trang 3
Văn chương mt th khí giới thanh cao đắc lc : Văn chương
công c ngh nghip hoàn ho ca nhà văn, vũ khí kh năng giúp
nhà văn hoàn thành s mnh ca mình mt cách có hiu qu. không b
s dng vào mc đích xấu, hơn nữa nó luôn tác đng bằng con đường tình
cm.
T cáo thay đi mt cái thế gii gi di tàn ác: văn chương vch
trn, phê phán nhng t lu, nhng cái xu xa ca hi và đòi hi dit
tr thay thế nó.
m cho lòng người được thêm trong sạch phong phú hơn: Văn
chương đng thi bi đắp tinh thn, xây dựng đời sng tâm hn, thanh lc
tình cảm con người.
Đây chính là chc năng giáo dục đạo đc, tình cm của văn hc chân chính
b. Bình lun:
- Th hin mt thái đ la chn dt khoát, tiến b, tích cc. Ngầm đi thoi vi
xu hướng văn hc thoát li. Th hin mt quan nim gần gũi vi quan nim ca
các nhà văn hin thc phê phán v văn hc. Rt hiu vai trò trách nhim ca nhà
văn cũng như sự mê hoc, quyến của văn chương.
- Thch Lam rt t hào v vũ khí của mình
+ Nhận xét đúng đn, khái quát, sát thc.
+ Ý thức được sc mnh và s cao c của văn chương.
+ Thấy được cách tác đng đc thù ca văn chương vào cuc sng.
- Nhn thức đúng v hin trạng đi sng lúc by gi
+ Xác định đúng mục tiêu, nhim v của văn chương.
+ Hiểu tương quan gia hai nhim v (phản ánh, đ phá và xây dng tâm
hn).
+ Đầy nim tin kh năng của văn hc, kh năng t ci to ca m hn con
ngưi.
(Dn chng)
c. M rng,ng cao vn đề
- Khẳng định quan niệm đúng đn v vai trò, tác dng của văn chương trong đời
sng xã hi.
- Ý nghĩa lch s và ý nga lâu dài của ý kiến y (Là quan nim toàn din, sâu
sc và tiến b, cũng chính là quan nim ca nhiều nhà văn chân chính thi
hiện đại)
3. Cách cho đim
- Đim 11-12 : Hiu rõ nhận đnh, kiến thc sâu sc, phong phú, phi hp nhun
nhuyn lun kiến thc c phm. Phi hp linh hot thao tác gii tch-
bình lun, phân tích- chng minh. Diễn đt trau chut, tinh tế, giàu cm xúc,
không mc li v chính t, ng pháp.
- Đim 9- 10: Hiu nhận đnh, gii thích còn b sót ý nh, kiến thc lun
song chưa sâu. Kiến thc tác phm sâu sc, chng minh nhun nhuyễn, văn viết
tinh tế, giàu hình nh, giàu cm xúc.
- Đim 6-7: Hiu nhận định nhưng gii thích còn chung chung. Diễn đt mch
lc hình nh, cm xúc nhưng chưa sự gn kết cht ch gia hai phn:
lun và tác phm, gii thích và chng minh
- Đim 4: Cm nhn còn chung chung sài, diễn đt lng cng, mc nhiu li
trong diễn đt.
Trang 4
- Đim 1- 2: Hoàn toàn không hiểu đề, kiến thc c phm nghèo nàn, diễn đạt
kém.
| 1/4

Preview text:

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu 1 (8,0 điểm)
Trong một bài thơ đề tặng con gái, nhà thơ Chế Lan Viên nhắc nhở:
Ta cúi xuống đất
Hí hửng nhặt tìm từng cái kim rơi vụn vặt
Mà để lồng lộng trên cao
Những mùa trái, mùa chim bay mất
Những mùa yêu, mùa hạnh phúc bay vèo
(Tu hú có cần đâu)
Còn trong một đoản văn, cây bút trẻ Thụy Thảo bừng tỉnh: “Ta mong với
trời xanh và biển rộng mà quên rằng hoa từ đất mà ra” (Với tuổi)
Hãy chia sẻ suy nghĩ của anh/chị về những tâm niệm trên.
Câu 2 (12 điểm)
“Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để
vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người
thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Anh/chị hãy giải thích và bình luận ý kiến trên của nhà văn Thạch Lam.
------------------ HẾT --------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 12 Câu 1
1. Yêu cầu về kỹ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không
mắc lỗi chính tả; lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức
a. Giải thích
- Câu thơ của Chế Lan Viên cho rằng con người nhiều khi quá thỏa mãn (“hí
hửng”) với những cái tầm thường, tiểu tiết (“kim rơi vụn vặt”) mà đã bỏ phí bao
điều tốt đẹp, những giá trị đích thực của cuộc sống (“mùa trái, mùa chim”, “mùa yêu, mùa hạnh phúc”.
- Câu văn của Thụy Thảo lại cho rằng con người vẫn hay chạy theo những mộng
tưởng vĩ đại, lớn lao (“trời xanh”, “biển rộng”) mà quên mất những điều nhỏ bé
giản dị (“hoa từ đất”) trong khi đó mới chính là nền tảng của cuộc sống.
=> Đa số con người vẫn hay sống phiến diện, thiên lệch: hoặc chạy theo những
điều cao vời, xa xôi; hoặc đắm chìm trong những niềm vui vụn vặt, tầm thường.
Cần phải cân bằng trong cách sống để được sống trọn vẹn, ý nghĩa. b. Bình luận
* Nếu sống thiên lệch, phiến diện không bao giờ con người được hưởng hạnh
phúc thực sự và sẽ đánh mất ý nghĩa của sự tồn tại Trang 1
- Sống quá nặng về tiểu tiết, về những điều vụn vặt con người ta dễ thỏa mãn, tự
đắc. Từ đó sẽ mất đi lý tưởng sống và trở nên bé nhỏ, kém cỏi hơn chiều kích tự
nhiên của mình. Họ trở thành những sinh thể tầm thường, thảm hại.
Thêm vào đó, người ta sẽ bỏ lỡ giá trị đích thực của cuộc sống, sẽ đánh mất
những cơ hội trải nghiệm. Tâm hồn sẽ trống rỗng, trí tuệ sẽ cùn mòn. Họ không
sống mà chỉ là tồn tại.
- Nhưng nếu sống mà chỉ chạy theo những mộng tưởng xa xôi như một cánh
chim không có điểm dừng thì con người cũng không bao giờ hạnh phúc. Họ
không có được cảm giác an nhiên, thư thái bởi một cá nhân không bao giờ sở
hữu được cả thế giới, lên đến đỉnh cao này lại có đỉnh cao khác xuất hiện. Tham
vọng sẽ đốt cháy họ.
Hơn nữa, họ sẽ đánh mất những niềm vui giản dị của kiếp nhân sinh bởi họ đã tự
cắt lìa bản thân khỏi những điều nhỏ bé, thân thuộc. Họ trở thành cái diều đứt
dây, bay vút lên rồi mất thăng bằng và rơi xuống.
* Chỉ khi biết cân bằng trong cách sống, con người mới sống có nghĩa, có ích và có hạnh phúc, bởi:
- Họ sẽ đạt được trạng thái cân bằng giữa tâm hồn và trí tuệ, giữa khát vọng
vươn tới và sự bằng lòng.
- Họ sẽ phát huy được mọi giá trị của bản thân, sống trọn vẹn bản thể của mình,
bước đi vững vàng trong cuộc sống và đạt tới thành công.
- Họ sẽ được đón nhận những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống mà một con
người được ban tặng. Khi đó, cuộc sống của họ sẽ thực sự hạnh phúc.
(Lưu ý: Mỗi luận điểm trên đều có phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ. Dẫn
chứng phải toàn diện cả trong văn học và trong đời sống…)
* Mở rộng, nâng cao vấn đề
- Để đạt được sự cân bằng, hài hòa con người phải tự nhận thức sâu sắc về bản
thân để hiểu rõ khả năng, giá trị, khát vọng của mình.
- Tránh sự cực đoan trong lối sống nhưng cũng cần tránh kiểu sống trung dung,
nửa vời. Kiểu sống đó khác về bản chất với sự cân bằng mà ta đề cập ở trên.
- Trong xu thế hội nhập ngày nay, càng cần phải dung hòa giữa các lối sống.
Điều đó đòi hỏi một bản lĩnh vững vàng.
– Học sinh tự liên hệ bản thân và rút ra bài học nhận thức, hành động. 3. Cách cho điểm
– Điểm 7-8: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
– Điểm 5-6: Đáp ứng từ 2/3 các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt
– Điểm 3-4 : Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, mắc một số lỗi diễn đạt.
– Điểm 1-2 : Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả
– Điểm 0 : Hoàn toàn lạc đề. Câu 2 1. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết lý giải, phân tích các tác
phẩm văn học để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn
trôi chảy. Văn viết có cảm xúc, không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả…
2. Yêu cầu về kiến thức a. Giải thích: Trang 2
Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực : Văn chương là
công cụ nghề nghiệp hoàn hảo của nhà văn, là vũ khí có khả năng giúp
nhà văn hoàn thành sứ mệnh của mình một cách có hiệu quả. Nó không bị
sử dụng vào mục đích xấu, hơn nữa nó luôn tác động bằng con đường tình cảm.
Tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác: văn chương vạch
trần, phê phán những tệ lậu, những cái xấu xa của xã hội và đòi hỏi diệt trừ thay thế nó.
Làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn: Văn
chương đồng thời bồi đắp tinh thần, xây dựng đời sống tâm hồn, thanh lọc tình cảm con người.
→ Đây chính là chức năng giáo dục đạo đức, tình cảm của văn học chân chính b. Bình luận:
- Thể hiện một thái độ lựa chọn dứt khoát, tiến bộ, tích cực. Ngầm đối thoại với
xu hướng văn học thoát li. Thể hiện một quan niệm gần gũi với quan niệm của
các nhà văn hiện thực phê phán về văn học. Rất hiểu vai trò trách nhiệm của nhà
văn cũng như sự mê hoặc, quyến rũ của văn chương.
- Thạch Lam rất tự hào về vũ khí của mình
+ Nhận xét đúng đắn, khái quát, sát thực.
+ Ý thức được sức mạnh và sự cao cả của văn chương.
+ Thấy được cách tác động đặc thù của văn chương vào cuộc sống.
- Nhận thức đúng về hiện trạng đời sống lúc bấy giờ
+ Xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ của văn chương.
+ Hiểu rõ tương quan giữa hai nhiệm vụ (phản ánh, đả phá và xây dựng tâm hồn).
+ Đầy niềm tin ở khả năng của văn học, khả năng tự cải tạo của tâm hồn con người. (Dẫn chứng)
c. Mở rộng, nâng cao vấn đề
-
Khẳng định quan niệm đúng đắn về vai trò, tác dụng của văn chương trong đời sống xã hội.
- Ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa lâu dài của ý kiến ấy (Là quan niệm toàn diện, sâu
sắc và tiến bộ, nó cũng chính là quan niệm của nhiều nhà văn chân chính ở thời hiện đại) 3. Cách cho điểm
- Điểm 11-12 : Hiểu rõ nhận định, kiến thức sâu sắc, phong phú, phối hợp nhuần
nhuyễn lí luận và kiến thức tác phẩm. Phối hợp linh hoạt thao tác giải thích-
bình luận, phân tích- chứng minh. Diễn đạt trau chuốt, tinh tế, giàu cảm xúc,
không mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 9- 10: Hiểu nhận định, giải thích còn bỏ sót ý nhỏ, có kiến thức lí luận
song chưa sâu. Kiến thức tác phẩm sâu sắc, chứng minh nhuần nhuyễn, văn viết
tinh tế, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.
- Điểm 6-7: Hiểu nhận định nhưng giải thích còn chung chung. Diễn đạt mạch
lạc có hình ảnh, có cảm xúc nhưng chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa hai phần: lí
luận và tác phẩm, giải thích và chứng minh
- Điểm 4: Cảm nhận còn chung chung sơ sài, diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi trong diễn đạt. Trang 3
- Điểm 1- 2: Hoàn toàn không hiểu đề, kiến thức tác phẩm nghèo nàn, diễn đạt kém. Trang 4