Đề thi mẫu môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Đề thi mẫu môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (JL2002)
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ THI MẪU
MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN Thời gian thi: 60 phút
Sinh viên được sử dụng tài liệu để làm bài thi
Sinh viên chọn đáp án bằng cách khoanh tròn một trong bốn đáp án a,b,c,d.
Ngày thì……………………………………………….. Ca thi ...…………………………
Họ và tên thí sinh: ……………………………………..Mã số SV: ……………………… Câu 1
Kinh tế chính trị Mác - Lênin đã kế thừa và phát triển trực tiếp những thành tựu của?
a. Chủ nghĩa trọng thương b. Chủ nghĩa trọng nông
c. Kinh tế chính trị cổ điển Anh
d. Kinh tế - chính trị tầm thường Đáp án: c Câu 2
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm nào? a. 2006 b. 2007 c. 2008 d. 2009 Đáp án: b Câu 3
Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs) đã sử dụng con đường nào
để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. a. Con đường thứ nhất b. Con đường thứ hai c. Con đường thứ ba d. Con đường thứ tư Đáp án: c Câu 4
Giá trị thặng dư siêu ngạch thu được do:
a. Tăng năng suất lao động xã hội
b. Tăng năng suất lao động ngành
c. Tăng năng suất lao động của liên ngành
d. Tăng năng suất lao động cá biệt Đáp án: d Câu 5
Các quan hệ lợi ích kinh tế thống nhất với nhau vì:
a. Lợi ích kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ lực lượng sản xuất
b. Một chủ thể có thể trở thành bộ phận cấu thành của chủ thể khác
c. Lợi ích kinh tế bị chi phối bởi quan hệ sở hữu
d. Tại một thời điểm kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là xác định Đáp án: b Câu 6
Mục đích nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin là:
a. Tìm ra quy luật kinh tế chi phối các quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi
b. Đánh giá mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
c. Tìm ra bản chất của hoạt động kinh tế và đánh giá đúng mối quan hệ giữa
quan hệ sản xuất với kiến trúc thượng tầng.
d. Đánh giá nguồn gốc sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội. Đáp án: a Câu 7
“Hệ thống thể chế còn kém hiệu lực, hiệu quả, kém đầy đủ các yếu tố thị
trường và các loại thị trường” là đánh giá được rút ra từ Nghị quyết nào của Đảng ta?
a. Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017, thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta còn nhiều hạn chế
b. Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017, thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta còn nhiều hạn chế
c. Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 03/6/2017, thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta còn nhiều hạn chế
d. Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 03/6/2017, thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta còn nhiều hạn chế. Đáp án: a Câu 8
Vai trò của người tiêu dùng là:
a. Kích thích người sản đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao vào sản
xuất, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị hàng hóa.
b. Định hướng sản xuất
c. Kích thích người sản xuất năng động, sáng tạo.
d. Tạo điều kiện để phát triển bền vững xã hội. Đáp án: b Câu 9
Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là do:
a. Hàng hóa có giá trị, giá trị sử dụng và đều là kết tinh lao động của con
người trong quá trình sản xuất hàng hóa.
b. Lao động của người sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt là lao động cụ
thể và lao động trừu tượng.
c. Chí phí của lao động sống và lao động quá khứ tạo ra.
d. Quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa quy định. Đáp án: b Câu 10
Khi năng suất lao động tăng
a. Hao phí lao động để tạo ra một đơn vị sản phẩm sẽ tăng
b. Hao phí lao động để tạo ra một đơn vị sản phẩm sẽ không đổi
c. Hao phí lao động để tạo ra một đơn vị sản phẩm sẽ giảm
d. Hao phí lao động để tạo ra một đơn vị sản phẩm sẽ giảm một nửa Đáp án: c Câu 11
Chọn ý đúng trong các lựa chọn dưới đây:
a. Kinh tế chính trị nghiên cứu lĩnh vực sản xuất, trao đổi và tiêu dùng
b. Kinh tế chính trị nghiên cứu lĩnh vực lưu thông
c. Kinh tế chính trị nghiên cứu sản xuất và tiêu dùng
d. Kinh tế chính trị nghiên cứu quan hệ sản xuất và trao đổi Đáp án: d Câu 12
Nội dung (yêu cầu) của quy luật giá trị
a. Giá cả bằng giá trị của hàng hóa.
b. Giá cả lên xuống xoay quanh giá trị dưới sự tác động của cơ chế thị trường
c. Giá cả hình thành tự phát trên thị trường
d. Sản xuất, trao đổi tiến hành trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết Đáp án: d Câu 13
Chức năng phương pháp luận của kinh tế chính trị Mác - Lênin:
a. Trang bị phương pháp để xem xét thế giới nói chung và hoạt động kinh tế - xã hội nói riêng
b. Là cơ sở để nhận thức được các qui luật và tính qui luật t rong kinh tế
c. Phát hiện bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế.
d. Là nền tảng lý luận khoa học cho việc tiếp cận các khoa học kinh tế khá Đáp án: d Câu 14
Về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản xuất ra bao hàm:
a. Hao phí lao động quá khứ và giá trị tư liệu sản xuất, tiền công cho công nhân.
b. Hao phí lao động quá khứ và giá trị sức lao động
c. Hao phí lao động quá khứ và hao phí lao động mới kết tinh thêm
d. Giá trị thặng dự và tiền công công nhân Đáp án: c Câu 15
Khi đồng nội tệ được định giá thấp sẽ:
a. Hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu
b. Khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu
c. Hạn chế cả nhập khẩu và xuất khẩu
d. Khuyến khích cả nhập khẩu và xuất khẩu Đáp án: a Câu 16
Dựa vào căn cứ nào để chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến?
a. Tốc độ chu chuyển của tư bản
b. Vai trò của các bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư
c. Phương thức chuyển giá trị các bộ phận tư bản vào sản phẩm trong quá trình sản xuất.
d. Hao mòn hữu hình hoặc vô hình Đáp án: b Câu 17
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động trong quá trình sử dụng vào sản
xuất có khả năng tạo ra một lượng giả trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Hỏi:
“giá trị bản thân nó” là gì?
a. Giá trị vốn có của nó
b. Giá trị hàng hóa sức lao động
c. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động d. Giá trị hàng hóa Đáp án: b Câu 18
Các tài phiệt tài chính thực hiện sự thống trị của mình thông qua:
a. Quyền lực kinh tế và chính trị b. Chế độ tham dự
c. Làm chủ các tập đoàn kinh tế lớn
d. Thành lập công ty xuyên quốc gia Đáp án: b Câu 19
Cấu tạo hữu cơ luôn có xu hướng tăng là do:
a. Cấu tạo kỹ thuật cũng vận động theo xu hướng tăng lên về lượng
b. Mối quan hệ giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến ngày càng giảm tương đối.
c. Xu hướng đầu tư ứng dụng công nghệ cao
d. Thu hút đầu tư nước ngoài Đáp án: a Câu 20
Mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản chỉ được giải quyết khi:
a. Tìm ra được tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.
b. Tìm ra được lao động phức tạp
c. Tìm ra được hàng hóa sức lao động
d. Khi ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất Đáp án: c Câu 21
Trong mô hình tái sản xuất giản đơn, toàn bộ giá trị thặng dư được nhà tư bản sử dụng:
a. Đầu tư vào quá trình sản xuất b. Tiêu dùng cho cá nhân
c. Tiêu dùng cho ứng dụng khoa học công nghệ
d. Trả tiền công cho công nhân Đáp án: b Câu 22
Giá cả độc quyền bao gồm các yếu tố
a. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và lợi nhuận độc quyền
b. Chi phí sản xuất độc quyền và sự thỏa hiệp trong nội bộ tổ chức độc quyền.
c. Chi phí sản xuất và lợi nhuận bình quân
d. Chi phí sản xuất độc quyền và lợi nhuận độc quyền Đáp án: d Câu 23
Giá trị của hàng hóa là một phạm trù: a. Vĩnh viễn b. Lịch sử
c. Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa
d. Không liên quan đến phạm trù Đáp án: b Câu 24
Sự phát triển của hệ thống tín dụng đã:
a. Đẩy nhanh quá trình tích lũy tư bản
b. Đẩy nhanh quá trình tích tụ tư bản
c. Trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, dẫn đến độc quyền
d. Tạo điều kiện để các xí nghiệp huy động vốn, mở rộng sản xuất kinh
doanh, hình thành độc quyền Đáp án: c Câu 25
Mô hình công nghiệp hóa cổ điển được thực hiện gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp nào?
a. Cách mạng công nghiệp lần thứ I
b. Cách mạng công nghiệp lần thứ II
c. Cách mạng công nghiệp lần thứ III
d. Cách mạng công nghiệp lần thứ IV Đáp án: a Câu 26
Liên kết ngang giữa các tổ chức độc quyền là:
a. Liên kết mở rộng ra nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau
b. Liên kết giữa những doanh nghiệp trong cùng một ngành
c. Liên kết trong nước phạm vi quốc gia
d. Liên kết trên phạm vị quốc tế Đáp án: b Câu 27 Hội n ậ
h p kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để các quốc gia giải quyết n ữ h ng vấn đề: a. Quốc gia, dân tộc
b. Giai cấp, dân tộc, đói nghèo. c. Toàn cầu
d. Phân biệt chủng tộc. Đáp án: c Câu 28
Consortium là hình thức độc quyền theo kiểu: a. Liên kết chiều ngang b. Liên kết phân tầng c. Liên kết chiều dọc. d. Liên kết công – tư. Đáp án: c Câu 29
Chủ thể xuất khẩu tư bản của chủ nghĩa tư bản ngày nay chủ yếu là:
a. Các công ty xuyên quốc gia
b. Các nhà tư bản tư nhân
d. Các tổ chức độc quyền tư nhân trong nước d. Nhà nước tư sản Đáp án: a Câu 30
Yếu tố quan trọng đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh
tế thị trường Việt Nam là:
a. Sự quản lý của nhà nước và sự vận hành của cơ chế thị trường
b. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
c. Sự đa dạng của các chủ thể kinh tế
c. Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế Đáp án: b Câu 31
Trong điều kiện kinh tế thị trường, sự chênh lệch về mức thu nhập giữa các
tập thể, các cá nhân là:
a. Hiện tượng vĩnh viễn
b. Do hạn chế của kinh tế thị trường c. Tất yếu khách quan d. Không thể chấp nhận Đáp án: c Câu 32
Trong nền kinh tế thị trường TBCN, độc quyền nhà nước được hình thành:
a. Do sự kết hợp giữa độc quyền tư nhân và nhà nước tư sản
b. Trên cơ sở cộng sinh giữa độc quyền tư nhân, độc quyền nhóm và sức
mạnh kinh tế của nhà nước
c. Do sự thống trị và chi phối của tư bản tài chính và tài phiệt tài chính .
d. Trên cơ sở thống trị của các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, đa quốc gia
đã hình thành hệ thống công ty mẹ, công ty con toàn cầu. Đáp án: b Câu 33
Mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế và các lợi ích khác thể hiện như thế nào?
a. Lợi ích văn hóa – xã hội chi phối lợi ích kinh tế
b. Lợi ích kinh tế phụ thuộc vào lợi ích chính trị, nhưng quyết định lợi ích văn hóa – xã hội.
c. Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác
d. Lợi ích của xã hội là trên hết, trước hết . Đáp án: c Câu 34
Kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước là hai khái niệm: a. Đồng nhất với nhau.
b. Kinh tế nhà nước là một bộ phận của doanh nghiệp nhà nước.
c. Không liên hệ gì với nhau
d. Doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận của kinh tế nhà nước. Đáp án: d Câu 35
Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV là:
a. Sử dụng công nghệ thôn tin và máy tính để tự động hóa sản xuất
b. Liên kết giữa thế giới thực và ảo, để thực hiện công việc thông minh và hiệu quả nhất.
c. Sử dụng công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất nhằm tăng năng
suất lao động và hội nhập quốc tế.
d. Sử dụng robot và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất Đáp án: b Câu 36
Con đường công nghiệp hóa theo mô hình Liên Xô cũ thường là:
a. Ưu tiên phát triển công nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm.
b. Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng.
c. Ưu tiến phát triển công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu.
d. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Đáp án: d Câu 37
Điền vào dấu ……. cụm từ thích hợp: “Sản xuất hàng hòa là kiểu tổ chức
kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm không nhằm mục đích phục
vụ nhu cầu tiêu dùng của chín mình mà để…………… a. Thu lợi nhuận b. Trao đổi, mua bán
c. Phục vụ nhu cầu xã hội
d. Thỏa mãn cả lợi ích cá nhân và xã hội Đáp án: b Câu 38
Yếu tố quyết định quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam thích
ứng với tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là: a. Công nghệ số b. Con người c. Công nghệ sinh học d. Thể chế kinh tế Đáp án: b Câu 39
Chọn câu sai cho cách diễn đạt nào dưới đây về hệ quả kinh tế của tích lũy tư bản?
a. Tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản.
b. Tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản.
c. Tích lũy tư bản là bần cùng hóa giai cấp công nhân.
d. Tích lũy tư bản là quá trình hiện đại hóa công nghệ. Đáp án: d Câu 40
Học thuyết kinh tế nào của C.Mác được coi là cơ sở khoa học luận chứng
cho vai trò lịch sử của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa?
a. Học thuyết giá trị lao động
b. Học thuyết tái sản xuất tư bản xã hội
c. Học thuyết giá trị thặng dư
d. Học thuyết tích luỹ tư sản Đáp án: c