-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi Pháp luật Thương Mại hàng hóa & dịch vụ | Đề thi môn Luật Thương mại 2 | Trường Đại học Luật Hà Nội
Đề thi Pháp luật Thương Mại hàng hóa & dịch vụ | Đề thi môn Luật Thương mại 2 | Trường Đại học Luật Hà Nội. Tài liệu gồm 13 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Luật thương mại 3 tài liệu
Đại học Luật Hà Nội 360 tài liệu
Đề thi Pháp luật Thương Mại hàng hóa & dịch vụ | Đề thi môn Luật Thương mại 2 | Trường Đại học Luật Hà Nội
Đề thi Pháp luật Thương Mại hàng hóa & dịch vụ | Đề thi môn Luật Thương mại 2 | Trường Đại học Luật Hà Nội. Tài liệu gồm 13 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật thương mại 3 tài liệu
Trường: Đại học Luật Hà Nội 360 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề thi Luật Thương mại 2
Pháp luật TM hàng hóa & dịch vụ
Câu 1: So sánh hoạt động ủy thác mua bán hàng hoá với hoạt động đại lý thương mại.
Câu 2: Nhận định đúng sai, giải thích?
a) Mọi hoạt động vận chuyển hàng hoá của thương nhân cho khách hàng để hưởng thù
lao đều gọi là hoạt động dịch vụ Logictics
b) Trong mọi trường hợp, nếu ko có thoả thuận chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong hoạt
động thương mại thì ko được đòi phạt khi có vi phạm hợp đồng đó.
c) Bên đại lý ko được tự mình quyết định giá bán hàng hoá mà mình làm đại lý.
d) Chỉ có thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại mới
được quyền tổ chức hội chợ, triển lãm thương mai.
Câu 3: Công ty A gửi công văn đề nghị giao kết hợp đồng với công ty B vào ngày
12/7/2008, theo đó công ty A đặt mua 100 tấn cà phê với giá 30 triệu/ tấn và thanh toán
sau khi công ty A nhận hàng. Công ty B gửi công văn đề ngày 20/07/08 trả lời công ty A
là công ty B đồng ý bán số hàng nói trên cho công ty A, nhưng yêu cầu công ty A thanh toán thành 2 đợt:
- Đợt 1: Khi hợp đồng được xác lâp.
- Đợt 2: Tại thời điểm cty B giao hàng cho người vận chuyển do cty A thuê.
Ngày 28/07/08 cty A trả lời chấp nhận yêu cầu trên của cty B. Cùng ngày cty B nhận
được trả lời chấp nhận của cty A bẳng Fax. hỏi:
1. Hãy xác định thời điểm xác lập hợp đồng mua bán hàng hoá giữa cty A và cty B?
2. Ai phải chịu trách nhiệm khi hàng hoá của đợt 2 bị hư hỏng do người vận chuyển hàng
hoá gặp bão lớn mà họ ko thể chống đỡ được và đã thông báo cho cty A. TÌNH HUỐNG Câu 1: Tình huống
Ngày 1/12/2007 công ty TNHH thương mại Thiên Lộc ký hợp đồng mua của công ty
TNHH sản xuất chế biến và kinh doanh thực phẩm Nhân Hoà 150 tấn gạo, 5% tấm với
giá 6.000.000đồng/ tấn . Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm ký kết và công ty Nhân
Hoà sẽ giao hàng tại kho của công ty Thiên Lộc làm 3 đợt trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày ký hợp động Công ty Thiên Lộc sẽ thanh toán bằng tiền mặt, ngay sau khi nhận hàng của mỗi đợt.
Vào ngày 5/12/2007 công ty Nhân Hoà giao đợt hàng đầu tiên 50 tấn gao. Sau khi nhận
hàng công ty Thiên Lộc không chấp nhận thanh toán cho công ty Nhân Hoà theo giá đã
thoả thuận trong hợp đồng, mà chỉ đồng ý thanh toán với giá 5.000.000đồng/tấn với lý do
là gạo có độ tấm nhiều hơn 5%. Công ty Nhân Hoà không đồng ý với quyết định trên và không nhận thanh toán.
Ngày 7/12/2007 công ty tiếp tục giao 50 tấn gạo của đợt 2, mặc dù vẫn còn đang tranh
chấp về thanh toán tiền hàng của đợt 1. Tuy nhiên, công ty Thiên Lộc từ chối không nhận
50 tấn gạo của đợt 2 với lý do công ty Nhân Hoà giao hàng không báo trước, nên công ty
không có kho chứa hạng Ngay đêm đó mưa rất tọ Do không lường trước được tình huống
trên, nên công ty Nhân Hoà không có phương tiện che chắn, hậu quả 50 tấn gạo bị ướt và hư hỏng hoàn toàn.
Trước các sự kiện trên, công ty Nhân Hoà cho rằng công ty Thiên Lộc đã cố ý lừa dối
mình, nên không tiếp tục giao hàng đợt 3.
Vào ngày 15/12/2007 công ty Nhân Hoà gửi công văn cho công ty Thiên Lộc với các yêu
cầu đối với công ty Thiên Lộc như sau:
- Công ty Thiên Lộc phải thanh toán 50 tấn gạo của đợt 1 theo giá đã thoả thuận trong hợp đồng.
- Công ty Thiên Lộc phải bồi thường thiệt hại đối với lô hàng 50 tấn của đợt 2 theo giá trị
hợp đồng đã ký kết, do lỗi không nhận hàng theo thoả thuận trong hợp đồng, dẫn đến gạo
bị mưa ướt và hư hỏng hoàn toàn.
Ngày 30/12/2007 công ty Thiên Lộc có công văn trả lời như sau:
- Bác bỏ yêu cầu của công ty Nhân Hoà và giữ nguyên quan điểm của mình, chỉ chấp
nhận thanh toán 50 tấn gạo của đợt đầu với giá 5.000.000đồng /tấn.
- Yêu cầu công ty Nhân Hoà phải chịu phạt 8% giá trị hợp đồng và bồi thường thiệt hại
300.000.000 đồng vì vi phạm hợp đồng.
1/ Hãy cho nhận xét về quan hệ hợp đồng và diễn biến thực hiện hợp đồng nêu trên?
2/ Bằng quy định của pháp luật thương mại hãy cho biết yêu cầu của các bên đúng hay
sai, đồng thời giải thích rõ vì sao?
3/ Hãy đưa ra cách giải quyết cụ thể phù hợp quy định pháp luật tình tiết quan hệ hợp đồng trên?
CÂU 2: Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
a/ Mọi rủi ro đối với hàng hoá sẽ thuộc về bên bán nếu bên mua chưa nhận được hàng hoá đó.
b/ Hợp đồng mua hàng hoá sẽ không có hiệu lực, nếu các bên trong quan hệ mua bán đó
không có chức năng kinh doanh đối với hàng hoá là đối tượng của hợp đồng.
c/ Mua bán hàng hoá giữa các thương nhân Việt Nam với nhau là mua bán hàng hoá trong nước.
d/ Hợp đồng trong hoạt động thương mại, có hiệu lực từ thời điểm được giao kết giữa các bên.
e/ Trong hợp đồng mua bán hàng hoá, điều khoản về chất lượng là điều khoản bắt buộc trong hợp đồng.
f/ Mọi thiệt hại phát sinh trong hợp đồng mua bán hàng hoá, sau thời điểm chuyển quyền
sở hữu đối với hàng hoá giữa bên bán với bên mua, được chuyển giao cho bên mua.
g/ Tài sản được mua bán, chuyển nhượng trên thị trường là hàng hoá.
h/ Hợp đồng thương mại được xác lập trái quy định pháp luật sẽ bị vô hiệu tại thời điểm xác lâp.
Công ty Bông Vải A thuê công ty vận tải B vận chuyển 100.000m vải từ kho cảng Cát
Lái (tp.hcm) về Bình Dương. Theo thoả thuận: thời gian nhận hàng vào hồi 10h30 phút
ngày 24/12/2009, ngoài ra hai bên thoả thuận với nhau bên nào vi phạm sẽ phải chịu hoàn
toàn trách nhiệm. nhưng đến 16h30 ngày 24/12/2009 công ty B mới đến kho cảng( không
có lý do khách quan để làm công ty B đến muộn); tuy nhiên vào 14h kho vải bị cháy
80.000m vải. Công ty A khởi kiện công ty B đòi bồi thường số vải cháy. Yêu cầu:
1. Hợp đồng trên là hợp đồng thương mại hay hợp đồng dân sự ?
2. Chủ thể của hợp đồng là những đối tượng nào?
3. Công ty B có phải bồi thường cho công ty A không?
4. Sự việc trên giải quyết như thế nào?
Bài này mình làm như sau:
1. Hợp đồng trên là hợp đồng thương mại( hợp đồng cung ứng dịch vụ)
2. Chủ thể của hợp đồng trên gồm bên cung ứng dịch vụ(cty vận tải B) và bên sử dụng
dịch vụ(cty Bông Vải A)
3. Cty B phải bồi thường cho cty A .vì Theo khoảng 1 Điều 61, công ty B đã vi phạm hợp đồng
4.Giải quyết theo khoảng 3 điều 292, Cty A buộc bồi thường thiệt hại.
Để cho các bạn tiện theo dõi, kèm theo từng nội dung của tình huống chúng tôi sẽ tiến
hành giải quyết, phân tích và đánh giá trực tiếp các vấn đề. Tình huống:
2.1. Hợp đồng đại lý mua bán hàng hoá số 15/VK ngày 15/11/2007 giữa công ty TNHH
A (bên A – bên giao đại lý) với DNTN B (bên B – bên đại lý), theo đó có một số điều
khoản đáng lưu ý sau: (nhận xét về các thoả thuận trong hợp đồng đại lí ký kết giữa CTTNHH A và DNTN B).
• Bên B làm đại lí không độc quyền cho bên A, được nhân danh chính mình để giao kết
các hợp đồng mua bán hàng hoá; bên B chỉ bán các sản phẩm mà bên A cung cấp, không
bán các sản phẩm cạnh tranh hoặc bên A cho là cạnh tranh nếu không được bên A đồng ý bằng văn bản.
Theo thoả thuận này thì bên B không phải là đại lí độc quyền của A. Điều này có nghĩa là
trên phạm vi địa bàn kinh doanh của B, A hoàn toàn có quyền ký kết các hợp đồng đại lí
mua bán hàng hoá với các đại lí khác. Hệ quả của việc này là B rất có khả năng sẽ có các
đối thủ cạnh tranh kinh doanh các mặt hàng tương tự do bên A cung cấp và thị trường
khách hàng của B sẽ bị giảm đi một phần, khoản thù lao thu được sẽ bớt đi.
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý ở đây là hai bên thoả thuận bên B có quyền nhân danh mình
để giao kết các hợp đồng mua bán hàng hoá nhưng quyền này lại bị hạn chế về đối tượng
giao kết. Hợp đồng quy định, bên B chỉ bán các sản phẩm mà bên A cung cấp, không bán
các sản phẩm cạnh tranh hoặc bên A cho là cạnh tranh nếu không được bên A đồng ý
bằng văn bản. Đây là một thoả thuận gây bất lợi cho B. Thường các đại lí là nơi có các
loại mặt hàng của nhiều hãng khác nhau để cho người tiêu dùng có thể lựa chọn và cũng
đáp ứng được nhiều đối tượng khác nhau, nếu không thì đại lí đó cũng phải có các mặt
hàng mang tính đặc trưng mà các đại lí khác không có được để tạo nguồn thu. Trong khi
ở đây, B không phải là đại lí độc quyền lại bị hạn chế về các sản phẩm. Thêm nữa, trong
hợp đồng lại đưa ra một điểm là bên B không được bán các sản phẩm mà bên A cho là
cạnh tranh nếu không được bên A đồng ý bằng văn bản. Đây là điều khoản mập mờ,
không rõ ràng. Bởi, hiểu như thế nào là sản phẩm cạnh tranh? Quan điểm của A về mặt
hàng cạnh tranh là như thế nào? Ở đây, B dường như mất đi tính tự quyết đối với hoạt
động kinh doanh của mình. Với quy đinh như vậy thì bên B để đảm bảo an toàn, không bị
coi là vi phạm hợp đông thì trước khi có ý định bán một sản phẩm của đối tác nào đó thì
sẽ hỏi ý kiến của bên A, nếu được bên A đồng ý bằng văn bản thì mới ký kết với các đối
tác khác để bán các sản phẩm đó.
Như vậy, với điều khoản trên B dường như bị phụ thuộc khá nhiều vào A và luôn giữ thế
bị động trong quan hệ này và cả trong hoạt động kinh doanh của B.
• Hàng hoá được giao tại kho của bên B; quyền sở hữu hàng hoá được chuyển giao cho
bên B kể từ thời điểm giao hàng.
Điều khoản này về hình thức là rõ ràng và có lợi hơn cho B. Cụ thể là hàng hoá được bên
A vận chuyển đến tại kho của bên B. Tuy nhiên vấn đề cần bàn ở đây là hợp đồng quy
định quyền sở hữu hàng hoá được chuyển giao cho bên B kể từ thời điểm giao hàng. Hợp
đồng số 15/VK là hợp đồng đại lí bán hàng, bản chất của hợp đồng này là bên đại lí bán
hàng cho bên giao đại lí để hưởng thù lao. Hơn nữa theo điều 170 Luật thương mại thì
bên giao đại lí là chủ sở hữu đối với hàng hoá chứ không phải là bên đại lí – đây là quy
đinh mang tính bắt buộc, nghĩa là các bên trong hợp đồng đại lí không được thoả thuận
khác đi. Quy định này là hoàn toàn hợp lí. Bởi, nếu như quyền sở hữu hàng hoá chuyển
giao hoàn toàn cho bên đại lí thì đây lại không còn là hợp dồng đại lí nữa mà là hợp đồng
mua bán hàng hoá. Như vậy, trong trường hợp này, điều khoản về chuyển quyền sở hữu
là bất hợp pháp, khi có tranh chấp và được giải quyết tại cơ quan tài phán thì điều khoản
này sẽ bị tuyên vô hiệu hoặc hợp đồng sẽ bị vô hiệu toàn bộ.
Như vậy, điểm cần lưu ý đối với hợp đồng đại lí là các bên phải xác định chính xác một
điểm rằng quyền sở hữu hàng hoá trước khi chuyển giao hàng hoá cho khách hàng thì
luôn thuộc về bên giao đại lí. Vì vậy khi thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng liên
quan đến vấn đề này thì các bên không được thoả thuận khác đi, nếu không hợp đồng sẽ
bị vô hiệu và thiệt hại sẽ xảy ra đối với cả hai bên.
• Bên B bán các sản phẩm theo giá mà bên A ấn định.
Luật thương mại hoàn toàn cho phép bên giao đại lí có quyền ấn định giá bán của bên đại
lí và ở đây thì bên A cũng ấn định giá bán cho bên b, theo đó bên B sẽ phải bán hàng theo
giá mà bên A ấn định. Như vậy, bên B sẽ được hưởng thù lao theo phần trăm giá trị hàng
hoá bán được đã được bên A định trước tỷ lệ phần trăm. Quy định này cho thấy bên B
phụ thuộc tương đối nhiều vào bên A và dường như là rất bất lợi. Bởi, nếu xét sự tương
quan với các điều khoản ở trên thì bên B đã phải chịu sự giới hạn về các mặt hàng lại
không được quyền tự quyết định giá bán. Đặt ra tình huống bên B kinh doanh một mặt
hàng chủ yếu như: bánh kẹo mà với các điều khoản này thì B sẽ khó lòng cạnh tranh với
các đại lí khác. Bởi, khi các đại lí có quyền ấn định giá bán cho khách hàng thì họ có thể
chủ động tăng giảm giá để vừa có thể thu lợi cho mình lại vừa có thể cạnh tranh với các
đại lí khác. Trong khi ở đây, B hoàn toàn không có quyền năng này, do đó khả năng cạnh
tranh của B sẽ bị hạn chế đi.
• Bên B sẽ thanh toán tiền hàng theo từng đợt giao hàng sau 15 ngày kể từ ngày giao hàng.
Theo quy đinh tại điều 176 Luật thương mại thì trong trường hợp các bên không có thoả
thuận khác thì tiền hàng sẽ được thanh toán theo từng đợt sau khi bên đại lí hoàn thành
việc bán một khối lượng hàng hoá nhất định. Điều này có nghĩa là khi bên đại lí bán hết
một khối lượng hàng hoá nhất định thì bên đại lí sẽ thanh toán tiền hàng cho bên giao đại
lí và nhập lượng hàng mới nếu hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Quy đinh này là hợp lí vì bản
chất của đại lí bán là bán hộ và hưởng thù lao từ việc bán đó. Vì vậy chỉ khi hàng hoá bán
được một lượng đáng kể đảm bảo có khả năng hàng sẽ được bán hết thì bên đại lí mới có
thể giao tiền và hàng cho bên giao đại lí và hưởng thù lao đại lí.
Tuy nhiên hợp đồng đã thoả thuận rõ thời hạn thanh toán tiền hàng thì các bên sẽ thực
hiện theo đúng thoả thuận. Mặc dù vậy, nó cũng có một số điểm chưa rõ ràng, cụ thể:
việc thanh toán sẽ được thực hiện theo phương thức nào, trả trực tiếp hay trả qua tài
khoản? Trả bằng tiền Việt hay ngoại tệ chuyển đổi? Trả một lần hay nhiều lần? Nếu
không thoả thuận rõ ràng thì khi thực hiện sẽ rất dễ phát sinh tranh chấp.
• Hợp đồng có thời hạn 2 năm kể từ ngày ký.
Pháp luật cho phép các bên được thoả thuận về thời hạn hợp đồng và không hạn chế
quyền này. Vì vậy hai bên hoàn toàn có thể thoả thuận về thời hạn chấm dứt hợp đồng. Ở
đây các bên đã thoả thuận thời hạn chấm dứt là hai năm kể từ ngày ký. Thoả thuận này
khá rõ ràng. Tuy nhiên đặt ra vấn đề là khi hợp đồng chấm dứt thì việc thanh lí hợp đồng
sẽ như thế nào? Trường hợp hợp đồng chấm dứt thì hàng hoá sẽ xử lý ra sao, trả lại cho
bên giao đại lí hay bên đại lí vẫn bán tiếp? Trong trường hợp có các sự kiện khác xảy ra
thì hợp đồng có đương nhiên chấm dứt không?
Vần đề nữa là các đại lí thường hoạt động lâu dài và uy tín thương hiệu của họ được xây
dựng dựa trên hàng hoá mà họ bán và quan hệ đại lí thường mang tính chất ổn định, lâu
dài và các điều khoản về thời hạn hợp đồng thường là không xác định hoặc dựa trên các
yếu tố mang tính khách quan hơn là quy định một thời gian nhất định. Điều này sẽ gây
khó dễ cho cả phía bên giao đại lí và bên đại lí.
b. Ngày 1/3/2008, A giao đợt hàng mới cho B. Bên B mới bán được 1/3 lô hàng thì ngày
11/3/2008 do sự cố chập điện tại địa điểm có kho hàng của B (sự cố này được xác định là
sự kiện bất khả kháng) nên kho chứa hàng của B bị cháy làm toàn bộ số hàng hoá trong
kho bị hư hỏng. Vì vậy, B không thanh toán được tiền hàng theo thoả thuận trong hợp
đồng và cho rằng mình chỉ là đại lí nên không có nghĩa vụ chịu rủi ro đối với số hàng đã bị cháy.
DNTN B có phải thanh toán tiền hàng cho CTTNHH A không? Ai sẽ là người chịu rủi ro
đối với số hàng hoá bị cháy vào ngày 11/3/2008?
Nếu như xét tình huống này trong sự tương quan giữa các điều khoản trong hợp đồng thì
khi hàng hoá đã vận chuyển đến kho của B thì quyền sơ hữu hàng hoá đã được chuyển
giao cho B không phụ thuộc vào việc bên B đã thanh toán hay chưa. Theo lý luận thì rủi
ro sẽ thuộc về chủ sở hữu hàng hoá trừ trường hợp rủi ro đó là do lỗi của bên kia. Như
vậy, bên B sẽ phải chịu rủi ro về hàng hoá đối với trường hợp này mặc dù chưa đến hạn
thanh toán tiền hàng của bên B.
Nếu xét trong các hợp đồng đại lí bình thường mà hai bên không thoả thuận các điều
khoản về trách nhiệm của hai bên khi có rủi ro xảy ra thì nếu rủi ro xảy ra là do sự kiên
bất khả kháng thì chủ sở hữu hàng hoá phải chịu trách nhiệm, cụ thể là bên giao đại lí
như phân tích ở trên. Nhưng với hợp đồng này thì lại khác, đây là hợp đồng có điều
khoản trái pháp luật và điều khoản trái pháp luật này lại có liên quan đến trách nhiệm của
các bên khi có rủi ro xảy ra. Đó là điều khoản về quyền sở hữu hàng hoá.
Như vậy, có thể đưa ra cách giải quyết trong tình huống này như sau:
Nếu bên B vẫn chấp nhận hợp đồng và thực hiện không có ý kiến gì thì DNTN B sẽ vẫn
phải thanh toán tiền hàng cho CTTNHH A đồng thời phải chịu trách nhiệm về rủi ro đó.
Nếu hai bên có tranh chấp và đưa ra cơ quan tài phán giải quyết thì hợp đồng sẽ bị tuyên
vô hiệu một phần hoặc toàn bộ. Và dù hợp đồng bị tuyên vô hiệu theo hình thức nào thì
các bên cũng phải khắc phục hậu quả của việc hợp đồng bị tuyên vô hiệu là quyền sở hữu
sẽ phải chuyển giao cho A chứ không được chuyển sang cho B theo như quy đinh tại điều
170 Luật thương mại. Và như vậy, DNTN B sẽ không phải thanh toán tiền hàng cho
CTTNHH A và không phải chịu trách nhiệm về rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng mà
không phải là lỗi của B.
2.2. Giả sử, anh An và ba người bạn của anh An mua bánh trung thu ở của hàng đại lí do
bên B bán và khi ăn bánh họ đã bị ngộ độc phải nằm viện 3 ngày do chất lượng bánh
trung thu không đảm bảo. B đã ứng trước tiền viện phí, thuốc men…cho họ; sau đó, B
yêu cầu A phải thanh toán lại số tiền mà B đã ứng trước. A lập luận rằng mình cũng chỉ là
đại lí cho DNTN Long Phụng chuyên sản xuất các loại bánh kẹo nên DNTN Long Phụng
phải là người chịu trách nhiệm về chất lượng bánh trung thu và bồi thường thiệt hại cho
anh An và các bạn của anh. Theo anh, chị ai là người phải bồi thường thiệt hại cho các khách hàng nói trên?
Chất lượng hàng hoá là một trong những tiêu chí quan trọng để làm nên thương hiệu của
nhà sản xuất và cả của đại lí, việc một hàng hoá bị coi là có chất lượng không tốt sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của họ sau này. Để một hàng hoá, đặc biệt là các
hàng hoá là thực phẩm đến tay khách hàng đảm bảo chất lượng tốt không chỉ phụ thuộc
vào yếu tố sản xuất mà còn phụ thuộc cả vào yếu tố vận chuyển, bảo quản. Có thể khi sản
xuất ra, hàng hoá đó đảm bảo chất lượng tốt nhưng khi bảo quản lại không hợp lý thì
cũng làm cho chất lượng hàng hoá bị giảm sút và nhiều khi là có hại. Do đó khi khách
hàng phát hiện ra hàng hoá đó không đảm bảo chất lượng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho
khâu sản xuất và khi đó thì trách nhiệm về chất lượng của hàng hoá cũng sẽ không phải
luôn do bên sản xuất chịu toàn bộ.
Theo quy định tại khoản 2 điều 173 Luật thương mại, trong trường hợp các bên không có
thoả thuận khác thì bên giao đại lí có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá
của đại lí bán hàng. Tuy nhiên, khoản 3 điều 175 cũng quy định, trong trường hợp hai
bên không có thoả thuận khác thì bên đại lý có nghĩa vụ bảo quản hàng hoá sau khi nhận
và phải liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá trong trường hợp có lỗi do mình
gây ra. Như vậy ở đây đặt ra vấn đề lỗi, cụ thể: trong trường hợp chất lượng hàng hoá
không đảm bảo một phần là do lỗi của bên đại lí như bảo quản không đúng theo chỉ dẫn
của bên đại lí là một trong những nguyên nhân đẫn đến hàng hoá không đảm bảo chất
lượng thì bên đại lí cũng phải liên đới chịu trách nhiệm với bên giao đại lí. Còn trong
trường hợp, chất lượng hàng hoá không đảm bảo không phải do lỗi của bên đại lí thì bên
giao đại lí sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.
Tuy nhiên, trong tình huống này, bên giao đại lí lại chỉ là một đại lí cho một bên giao đại
lí khác. Trong khi Luật chỉ quy định mối quan hệ giữa một hợp đồng đại lí mà không quy
định trường hợp có hợp đồng đại lí tiếp nối. Như vậy thì trong tình huống này trách
nhiệm giữa các bên sẽ giải quyết như thế nào?
Trong tình huống này, mặc dù luật không có quy đinh cụ thể nhưng chúng ta cũng có thể
áp dụng một số quy đinh khác để giải quyết. Theo điều 14 Luật thương mại quy định về
nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng thì thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải
chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng hoá mà mình kinh doanh. Như vậy, mặc dù
DNTN Long Phụng giao hàng cho bên A làm đại lí bán, sau đó bên A lại giao hàng cho
bên B đê làm đại lí bán cho mình và sự việc liên quan đến chất lượng hàng hoá không
đảm bảo lại xảy ra ở của hàng đại lí cảu bên B thì trong trường hợp này nếu chúng minh
được rằng chất lượng của hàng hoá không đảm bảo là do một phần hoặc toàn bộ lỗi thuộc
về khâu sản xuất thì DNTN Long Phụng cũng vẫn phải chịu trách nhiệm.
Đối chiếu trường hợp này với lập luận trên đây thì tình huống này sẽ xảy ra các trường
hợp tương ứng với các cách giải quyết cụ thể sau:
Trường hợp cả bên A và bên B chứng minh đều không có lỗi trong việc làm cho chất
lượng hàng hoá không đảm bảo thì DNTN Long Phụng sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm
bồi thường thiệt hại cho anh An và các bạn của anh.
Trong trường hợp bên B hoặc A hoặc cả B và A có lỗi trong việc làm cho chất lượng
hàng hoá không đảm bảo thì bên B hoặc bên A hoặc cả A và B sẽ phải liên đới chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại với DNTN Long Phụng và nếu bên B đã thực hiện nghĩa vụ
cho anh An và các bạn của anh thì DNTN Long Phụng và bên A (nếu phải bồi thường) sẽ
phải bồi hoàn cho bên B khoản tiền tương ứng với phần lỗi của mình.
2.3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng đại lí mua bán hàng hoá số 15/VK, bên A đã
không tiếp tục giao hàng và gửi thông báo bằng văn bản chấm dứt hợp đồng cho bên B.
Hãy cho biết ý kiến của mình về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của bên A?
Trong hợp đồng 15/VK, hai bên đã thoả thuận hợp đồng có thời hạn 2 năm kể từ ngày ký.
Thông thường thì hai bên sẽ phải thực hiện hợp đồng cho đến hết thời hạn này. Nhưng vì
một lý do nào đó mà bên giao đại lý lại đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
thoả thuận. Câu hỏi đặt ra là bên giao đại lý có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng không? Và chấm dứt như thế nào là hợp lý? Hậu quả của việc chấm dứt là gì?
Điều 177 Luật thương mại có quy đinh về thời hạn đại lí và việc đơn phương chấm dứt
hợp đồng đại lí trong trường hợp hai bên không thoả thuận về thời hạn trong hợp đồng
mà không quy đinh việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trong hợp đồng có quy đinh thời hạn.
Tuy nhiên, hợp đồng đại lí cũng là một loại hợp đồng dịch vụ mà theo quy định tại điều
525 Bộ Luật dân sự có quy định về việc đơn phương chấm dưt hợp đồng dịch vụ, cụ thể
“trong trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên thuê dịch vụ thì
bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải thông
báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lí; bên thuê dịch vụ phải trả
tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ dã thực hiện và bồi thường thiệt
hại.” Theo đó, bên giao đại lí trong trường hợp nhận thấy việc tiếp tục hợp đồng là không
có lợi cho mình thì cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo
bằng văn bản cho bên đại lí biết trước một thời gian hợp lý.
Như vậy, trong trường hợp này hợp đồng đại lí là hợp đồng có thời hạn nên không thể áp
dụng điều 177 Luật thương mại mà phải áp dụng theo điều 525 Bộ luật dân sự, cụ thể:
nếu bên A không tiếp tục giao hàng và chứng minh được rằng nếu như bên A tiếp tục
giao hàng thì sẽ không có lợi cho mình như: giá nguyên liệu tăng mà bán theo giá cũ thì
sẽ bị lỗ hoặc biểu thuế mới áp dụng cho mặt hàng này tăng mà nếu vẫn giao với giá như
hợp đồng sẽ không có lãi…trong trường hợp này việc đơn phương chấm dứt hợp đồng
của A là có căn cứ. Tuy nhiên, điều 525 quy định trước khi chấm dứt hợp đông thì bên A
phải thông báo bằng văn bản cho bên B biết trong một thời gian hợp lý. Trường hợp bên
A không đưa ra được các lý do nêu trên thì việc chấm dứt hợp đồng của A là bất hợp
pháp và A phải chịu các chế tài như: buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm hợp
đồng và bồi thường thiệt hại cho B.
Tóm lại trong trường hợp này, việc A không tiếp tục giao hàng và gửi thông báo bằng
văn bản chấm dứt hợp đồng cho bên B là không hợp lý. Bởi chưa cần xác định là vì lý do
gì mà A chấm dứt hợp đồng nhưng thủ tục tiên quyết là A phải thông báo bằng văn bản
về việc chấm dứt hợp đồng cho B trước một thời gian hợp lý. Tuy nhiên trong tình huống
này A đã có hành vi chấm dứt hợp đồng trước khi thông báo bằng văn bản cho B là
không đúng pháp luật. Theo nhóm tôi trong trường hợp này, nếu như A đã không tiếp tục
giao hàng cho B như đã thoả thuận và gửi văn bản chấm dứt hợp đồng mà việc này đã
gây thiệt hại cho B thì A phải bồi thường thiệt hại cho B và tiếp tục giao hàng như thoả
thuận. Sau đó, nếu vẫn còn ý định chấm dứt hợp đồng thì gửi bằng văn bản khác cho B,
nếu B đồng ý hoặc B không đồng ý nhưng lý do đưa ra là họp lý thì B phải sắp xếp lại
hoạt động kinh doanh và chấm dứt hợp đồng, trong trường hợp này A sẽ phải bồi thường
cho B một khoản tiền và có thể bị phạt vi phạm và ngược lại B vẫn phải thanh toán cho A
tiền hàng của đợt hàng mới nhận. Theo điều 177 Luật thương mại thì khoản bồi thường
sẽ bằng “một tháng thù lao đại lí trung bình trong thời gian nhận đại lí cho mỗi năm mà
bên đại lí làm đại lí cho bên giao đại lí. Trong trường hợp thời gian đại lí dưới một năm
thì khoản bồi thường được tính làm một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian
nhận đại lí”. Nếu B không đồng ý chấm dứt và lý do A đưa ra không hợp lý thì A vẫn
phải tiếp tục thực hiện hợp đồng cho đến khi hết thời hạn.