Đề thi thử cuối kỳ Kinh tế vĩ mô | Kinh tế vĩ mô | Đại học Ngoại thương

Đề thi thử cuối kỳ Kinh tế vĩ mô của Trường Đại học Ngoại thương. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

lOMoARcPSD|44862240
ĐỀ THI THỬ CUỐI KỲ
Câu 1: Ngân hàng Trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm lãi suất trong thị
trường tiền tệ giảm. ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?
Sai.
Ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm số nhân tiền giảm,
làm cung tiền danh nghĩa giảm, làm cung tiền thực giảm, đường cung tiền
dịch chuyển sang bên trái, lãi suất tăng.
d tăng => m giảm => Ms giảm => Ms/P giảm => Đường cung tiền dịch
chuyển sang trái => i tăng.
Câu 2: Ngân hàng Trung ương in tiền càng nhiều thì lạm phát càng cao. ĐÚNG
HAY SAI? VÌ SAO?
Đúng.
Ngân hàng trung ương in tiềnphát hành tiền làm cung tiền tăng, lãi suất
giảm, đầu tăng, làm đường tổng cầu AD dịch chuyển sang phải,do đó
mức giá chung tăng. Ngân hàng in tiền càng nhiều, AD dịch phải càng
nhiều, mức giá tăng càng lớn, lạm phát cao xảy ra.
Ms tăng (nhiều) => i giảm (nhiều) => I tăng (nhiều) => Y tăng (nhiều) =>
Đường AD dịch chuyển sang phải (nhiều) => P tăng (nhiều) => Lạm phát
(cao)
Câu 3: Các hộ gia đình bi quan về tình hình kinh tế sẽ làm GDP giảm xuống.
ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?
Đúng.
Các hộ gia đình bi quan về tình hình kinh tế sẽ làm tiêu dùng (C) giảm, làm
GDP giảm.
GDP = C + I + G + X - M và C giảm => GDP giảm
Câu 4: NHTW thi hành chính sách tỷ giá hối đoái cố định, nếu cầu ngoại tệ tăng
sẽ làm cung tiền tăng. ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?
Sai.
Cầu ngoại tệ tăng khiến NHTW phải bán ra ngoại tệ để giữ tỷ giá không
đổi, điều này làm cho cung tiền (trong nước) giảm.
Dfx tăng => E tăng => NHTW bán FX => M0 giảm => Ms giảm Câu
5: Số nhân tổng cầu của nền kinh tế tăng khi Chính phủ tăng thuế suất Sai.
Khi chính phủ tăng thuế xuất sẽ làm số nhân tổng cầu giảm, vì số nhân tổng
cầu = 1/(1-mpc(1-t)+mpm)
t tăng => mpc(1-t) giảm => 1-mpc(1-t)+mpm tăng => 1/(1-mpc(1-t)+mpm)
giảm
Câu 6: Năm 2011, lạm phát Việt Nam 18,1%, các doanh nghiệp phàn nàn về
lãi suất mà họ vay từ các ngân hàng thương mại quá cao (trên 25%) yêu cầu
ngân hàng nhà nước Việt Nam (SBV) tìm cách hạ lãi suất trong nền kinh tế.
a) Để giảm lãi suất, SBV cần làm gì trong tình huống nói trên?
lOMoARcPSD|44862240
Theo quan hệ Fisher, lãi suất danh nghĩa (i) = lãi suất thực (r) + lạm phát
kỳ vọng, như vậy, SBV muốn giảm lãi suất (danh nghĩa) thì cần giảm lạm
phát bằng chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền). dụ: Bán trái
phiếu thị trường mở, tăng lãi suất chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Ms giảm => Y giảm => AD dịch chuyển sang trái => P giảm => Lạm phát
giảm
b) Chính phủ có thể hỗ trợ cho SBV hay không?
Chính phủ thể hỗ trợ cho SBV bằng việc thi hành chính sách tài khóa
thắt chặt (giảm G hoặc tăng T) nhằm giảm lạm phát.
Giảm G hoặc tăng T => Y giảm => AD dịch chuyển sang trái => P giảm =>
Lạm phát giảm
c) Kết hợp chính sách đúng trong trường hợp trên là gì?
Kết hợp chính sách đúng trong trường hợp trên đó là chính sách tiền tệ thắt
chặt + chính sách tài khóa thắt chặt
d) Các hậu quả có thể có nếu dùng kết hợp chính sách bạn chọn ở phần C?
Các chính sách này có thể gây ra suy thoái, vì các chính sách này làm sản
lượng giảm trong ngắn hạn.
Trong ngắn hạn:
Chính sách tiền tệ thắt chặt => Ms giảm => Y giảm
Chính sách tài khóa thắt chặt => Giảm G hoặc tăng T => Y giảm
Do đó, cả 2 chính sách đều làm Y giảm trong ngắn hạn => Suy thoái trong
ngắn hạn
Nhưng trong trung hạn thì sản lượng sẽ về với sản lượng tự nhiên
| 1/2

Preview text:

ĐỀ THI THỬ CUỐI KỲ

Câu 1: Ngân hàng Trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm lãi suất trong thị trường tiền tệ giảm. ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

Sai.

Ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm số nhân tiền giảm, làm cung tiền danh nghĩa giảm, làm cung tiền thực giảm, đường cung tiền dịch chuyển sang bên trái, lãi suất tăng.

d tăng => m giảm => Ms giảm => Ms/P giảm => Đường cung tiền dịch chuyển sang trái => i tăng.

Câu 2: Ngân hàng Trung ương in tiền càng nhiều thì lạm phát càng cao. ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?

Đúng.

Ngân hàng trung ương in tiền và phát hành tiền làm cung tiền tăng, lãi suất giảm, đầu tư tăng, làm đường tổng cầu AD dịch chuyển sang phải, và do đó mức giá chung tăng. Ngân hàng in tiền càng nhiều, AD dịch phải càng nhiều, mức giá tăng càng lớn, lạm phát cao xảy ra.

Ms tăng (nhiều) => i giảm (nhiều) => I tăng (nhiều) => Y tăng (nhiều) =>

Đường AD dịch chuyển sang phải (nhiều) => P tăng (nhiều) => Lạm phát (cao)

Câu 3: Các hộ gia đình bi quan về tình hình kinh tế sẽ làm GDP giảm xuống.

ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?

Đúng.

Các hộ gia đình bi quan về tình hình kinh tế sẽ làm tiêu dùng (C) giảm, làm GDP giảm.

GDP = C + I + G + X - M và C giảm => GDP giảm

Câu 4: NHTW thi hành chính sách tỷ giá hối đoái cố định, nếu cầu ngoại tệ tăng sẽ làm cung tiền tăng. ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?

Sai.

Cầu ngoại tệ tăng khiến NHTW phải bán ra ngoại tệ để giữ tỷ giá không đổi, điều này làm cho cung tiền (trong nước) giảm.

Dfx tăng => E tăng => NHTW bán FX => M0 giảm => Ms giảm Câu 5: Số nhân tổng cầu của nền kinh tế tăng khi Chính phủ tăng thuế suất Sai.

Khi chính phủ tăng thuế xuất sẽ làm số nhân tổng cầu giảm, vì số nhân tổng cầu = 1/(1-mpc(1-t)+mpm)

t tăng => mpc(1-t) giảm => 1-mpc(1-t)+mpm tăng => 1/(1-mpc(1-t)+mpm) giảm

Câu 6: Năm 2011, lạm phát Việt Nam là 18,1%, các doanh nghiệp phàn nàn về lãi suất mà họ vay từ các ngân hàng thương mại quá cao (trên 25%) và yêu cầu ngân hàng nhà nước Việt Nam (SBV) tìm cách hạ lãi suất trong nền kinh tế.

  1. Để giảm lãi suất, SBV cần làm gì trong tình huống nói trên?

Theo quan hệ Fisher, lãi suất danh nghĩa (i) = lãi suất thực (r) + lạm phát kỳ vọng, như vậy, SBV muốn giảm lãi suất (danh nghĩa) thì cần giảm lạm phát bằng chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền). Ví dụ: Bán trái phiếu thị trường mở, tăng lãi suất chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Ms giảm => Y giảm => AD dịch chuyển sang trái => P giảm => Lạm phát giảm

  1. Chính phủ có thể hỗ trợ cho SBV hay không?

Chính phủ có thể hỗ trợ cho SBV bằng việc thi hành chính sách tài khóa thắt chặt (giảm G hoặc tăng T) nhằm giảm lạm phát.

Giảm G hoặc tăng T => Y giảm => AD dịch chuyển sang trái => P giảm =>

Lạm phát giảm

  1. Kết hợp chính sách đúng trong trường hợp trên là gì?

Kết hợp chính sách đúng trong trường hợp trên đó là chính sách tiền tệ thắt chặt + chính sách tài khóa thắt chặt

  1. Các hậu quả có thể có nếu dùng kết hợp chính sách bạn chọn ở phần C?Các chính sách này có thể gây ra suy thoái, vì các chính sách này làm sản lượng giảm trong ngắn hạn.

Trong ngắn hạn:

Chính sách tiền tệ thắt chặt => Ms giảm => Y giảm

Chính sách tài khóa thắt chặt => Giảm G hoặc tăng T => Y giảm

Do đó, cả 2 chính sách đều làm Y giảm trong ngắn hạn => Suy thoái trong ngắn hạn

Nhưng trong trung hạn thì sản lượng sẽ về với sản lượng tự nhiên