-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn năm 2024 - Đề 1 (có đáp án)
Trọn bộ Đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn năm 2024 - Đề 1 có đáp án. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 2 trang với 2 phần: đọc hiểu và làm văn giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Đề thi THPTQG môn Ngữ Văn năm 2024 10 tài liệu
Ngữ Văn 143 tài liệu
Đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn năm 2024 - Đề 1 (có đáp án)
Trọn bộ Đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn năm 2024 - Đề 1 có đáp án. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 2 trang với 2 phần: đọc hiểu và làm văn giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề thi THPTQG môn Ngữ Văn năm 2024 10 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 143 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề số 1 I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau:
Xưa anh như lá thư không địa chỉ
Con tàu không lửa than con thuyền cũ không buồm
Anh nghĩ quá nhiều về những khoảng vô biên
Những đảo lạ trong khói mờ ẩn hiện Nay anh chỉ tin
Những nhành cây trong tầm hái của con người
Những nguồn suối có thể cho nước uống
Những mảnh ruộng có thể sinh quả ngọt
Những ngôi nhà sống được ở bên trong
Xưa anh thích những lời nói đẹp
Nay anh thích những lời nói đúng
Anh hiểu lại từ đầu những chân lý giản đơn
Con người cần đến nhau con sông về biển rộng
Muốn gặt hái phải tự mình gieo hạt
Không làm người thua cuộc ở trong đời
Xưa anh tưởng chỉ cần can đảm
Nay anh hiểu phải làm người chiến thắng
Anh không tin kẻ buồn nản cô đơn
Anh đã chán những anh hùng thất bại
Trước anh tự hào thấy mình chẳng giống ai
Nay anh vững tâm thấy mình với mọi người
Chung nỗi khổ niềm vui chung ước vọng
Hôm qua đời anh chẳng có ích cho ai
Như cái vỏ diêm ướt lạnh giữa trời
Anh đo niềm vui bằng những gì anh nhận được
Nay bằng những gì anh mang cho người khác
Chẳng khoanh tay chờ đợi ở ngày mai
Anh nhập vào hơi thở lớn hôm nay
Anh có lại niềm vui và sức lực
Nhờ em cho em đời sống của anh ơi.
(Suy tưởng - Lưu Quang Vũ)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.
Câu 2. Theo văn bản, nhân vật “anh” nay đã hiểu được “những chân lý giản đơn” nào?
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ chính của bài thơ và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ ấy.
Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về niềm tin của nhân vật “anh” được thể hiện trong những câu thơ sau: Nay anh chỉ tin
Những nhành cây trong tầm hái của con người
Những nguồn suối có thể cho nước uống
Những mảnh ruộng có thể sinh quả ngọt
Những ngôi nhà sống được ở bên trong II. LÀM VĂN
Câu 1. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ( khoảng
200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của câu thơ: “Muốn gặt hái phải tự mình gieo hạt”.
Câu 2: Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng
sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy
nhỉ ? Người đàn bà nào đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia ? Sao lại
chào mình bằng u ? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ ? Bà lão hấp háy cặp
mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải. Bà lão nhìn kĩ
người đàn bà lần nữa, vẫn chưa nhận ra người nào. Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu.[...]
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra
biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi,
người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong
sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ
xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay
vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn,
đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được...Thôi
thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con...
May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề
nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.28-29)
Anh/chị hãy phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề số 1 I. ĐỌC HIỂU Câu 1. - Thể thơ: tự do.
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. Câu 2.
Theo văn bản, nhân vật “anh” nay đã hiểu được “những chân lý giản đơn”, đó là:
- Con người tìm đến nhau, con sông về biển rộng.
- Muốn gặt hái phải tự mình gieo hạt.
- Không làm người thua cuộc ở trong đời. Câu 3.
Xác định biện pháp tu từ chính của bài thơ và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ ấy:
- Biện pháp tu từ chính: tương phản.
- Nêu biểu hiện: “Xưa”... “Nay”. - Tác dụng:
+ Làm cho bài thơ trở nên sinh động, giàu tính gợi hình, biểu cảm; tạo sự liên kết cho lời thơ.
+ Nhấn mạnh sự thay đổi trong quan niệm sống của nhân vật trữ tình. Từ đó cho
thấy sự trưởng thành trong nhận thức và tình cảm của con người qua thời gian, qua
trải nghiệm thực tiễn. Câu 4.
Nhận xét về niềm tin của nhân vật “anh”:
- Từ suy tưởng về “những khoảng vô biên và những đảo lạ trong khói mờ ẩn hiện”,
nhân vật “anh” không còn những mơ mộng hão huyền mà tin vào những điều hữu
hạn và thực tế trong cuộc sống…
- Niềm tin đó thể hiện sự trưởng thành trong nhận thức của nhân vật … II. LÀM VĂN Câu 1.
1. Bảo đảm yêu cầu về hình thức đoạn văn:
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo một cách hoặc kết hợp các cách: diễn dịch,
qui nạp, song hành, móc xích hoặc tổng-phân -hợp; bảo đảm yêu cầu về cấu trúc đoạn văn.
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
Muốn thành công thì con người phải nỗ lực phấn đấu bằng chính sức lực của mình.
3. Triển khai vấn đề nghị luận:
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, triển khai vấn đề nghị luận
theo nhiều cách để làm rõ vấn đề; đảm bảo hợp lí, thuyết phục, phù hợp với chuẩn
mực đạo đức và pháp luật. Có thể theo hướng:
-“Tự mình gieo hạt” trong cuộc sống là việc làm cần thiết và ý nghĩa.
- Con người muốn chiến thắng trong cuộc đời thì cần phải biết cố gắng phấn đấu
học tập, làm việc, tôi luyện… bằng chính sức lực của mình chứ không nên dựa dẫm,
đứng trên vai người khác.
-“Tự mình gieo hạt" chính là cách để chúng ta phát triển bản thân và trưởng thành hơn…
- Trong cuộc sống, “quả ngọt” chỉ dành cho những ai biết “gieo hạt tốt lành” và nỗ
lực hết mình. Nếu không “gieo hạt” và không cố gắng, mãi mãi chúng ta chỉ là người thất bại…
4. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp:
Bảo đảm chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt. 5. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận; có cách
lập luận, diễn đạt mới mẻ. Câu 2:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ được thể hiện qua đoạn trích.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập
luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt. 0.5* Phân tích tâm
trạng nhân vật bà cụ Tứ qua đoạn trích:
- Tâm trạng đón nhận cô con dâu mới của bà cụ Tứ đan xen nhiều cảm xúc phức tạp:
+ Ngạc nhiên đến sững sờ khi nhìn thấy người đàn bà lạ trong nhà.
+ Khi hiểu chuyện con trai “nhặt vợ”: ai oán, xót thương cho số kiếp đứa con mình;
tủi phận mình không lo nổi vợ cho con; cảm thương cho người đàn bà khốn khổ cùng đường.
+ Lo lắng cho tương lai của các con.
+ Mừng lòng chấp nhận “nàng dâu mới”…
=> Vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ nghèo: vị tha, nhân hậu và rất mực thương con.
- Nghệ thuật miêu tả tâm trạng:
+ Cách xây dựng tình huống truyện độc đáo.
+ Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn.
+ Bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
+ Ngôn ngữ gần gũi, mộc mạc mang đậm dấu ấn đặc trưng trong phong cách sáng tác của Kim Lân… d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo
- Biết vận dụng kiến thức lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá.
- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, văn viết
giàu hình ảnh, cảm xúc…