










Preview text:
PHÁT TRIỂN TỪ ĐỀ MINH HỌA
ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2025 ĐỀ 33
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT Thời gian: 50 phút
Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời tờ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu thí sinh
chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Chủ thể nào sau đây có vai trò điều phối và phân chia tài nguyên trong nền kinh tế để đảm bảo sự phát triển bền vững? A. sản xuất B. phân phối. C. tiêu dùng D. trao đổi.
TH1.1. Tìm hiểu và tham gia hoạt động KT-XH MĐTD: Biết
CĐ1: Nền KT và các chủ thể của nền KT.
Câu 2: Trong nền kinh tế xã hội, hoạt động đóng vai trò cơ bản nhất, quyết định các hoạt động khác của đời
sống xã hội là hoạt động A. sản xuất B. phân phối. C. tiêu dùng D. trao đổi.
TH1.1. Tìm hiểu và tham gia hoạt động KT-XH MĐTD: Biết
CĐ1: Nền KT và các chủ thể của nền KT.
Câu 3: Chủ thể nào sau đây có vai trò điều chỉnh và giám sát hoạt động của các chủ thể khác trong nền kinh tế? A. Chủ thể nhà nước. B. Chủ thể tiêu dùng. C. Chủ thể sản xuất.
D. Chủ thể trung gian.
TH1.1. Tìm hiểu và tham gia hoạt động KT-XH MĐTD: Biết
CĐ1: Nền KT và các chủ thể của nền KT.
Câu 4. Theo quy định của pháp luật về thuế, người nộp thuế có quyền
A. kê khai đầy đủ các loại thuế phải nộp.
B. nộp thuế đúng thời hạn quy định.
C. được cung cấp thông tin về việc nộp thuế.
D. đăng ký thuế khi tiến hành hoạt động phát sinh thuế.
ĐC 1.1. Điều chỉnh hành vi MĐTD: Biết CĐ3
Câu 5: Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành
những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của khái niệm A. lợi tức. B. tranh giành. C. cạnh tranh. D. đấu tranh.
TH1.1. Tìm hiểu và tham gia hoạt động KT-XH MĐTD: Biết
CĐ1: Cạnh tranh, cung - cầu trong nền KT.
Câu 6: Trong nền kinh tế thị trường, một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cạnh tranh giữa các
chủ thể kinh tế là do có sự khác nhau về
A. quan hệ gia đình. B. chính sách đối ngoại. C. chất lượng sản phẩm. D. chính sách hậu kiểm.
TH1.1. Tìm hiểu và tham gia hoạt động KT-XH MĐTD: Biết
CĐ1: Cạnh tranh, cung - cầu trong nền KT.
Câu 7: Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là do có sự khác nhau về
A. điều kiện sản xuất.
B. giá trị thặng dư.
C. nguồn gốc nhân thân.
D. quan hệ tài sản.
TH1.1. Tìm hiểu và tham gia hoạt động KT-XH MĐTD: Biết
CĐ1: Cạnh tranh, cung - cầu trong nền KT.
Câu 8: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, nội dung nào dưới đây không thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh?
A. Áp dụng khoa học – kĩ thuật tiên tiến.
B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
C. Giảm thiểu chi phí sản xuất.
D. Bán hàng giả gây rối thị trường.
TH2.1. Tìm hiểu và tham gia hoạt động KT-XH MĐTD: Hiểu
CĐ1: Cạnh tranh, cung - cầu trong nền KT.
Câu 9: Đối với chủ thể sản xuất, kinh doanh, đạo đức kinh doanh biểu hiện tập trung nhất ở đức tính nào dưới đây? A. Tính thật thà. B. Tính trung thực.
C. Tính quyết đoán. D. Tính kiên trì.
ĐC 1.1. Điều chỉnh hành vi MĐTD: Biết
CĐ5: Đạo đức kinh doanh
Câu 10: Khi nói về đạo đức kinh doanh của một chủ thể nào đó, người ta không đề cập đến phẩm chất nào dưới đây? A. Công bằng. B. Liêm chính. C. Nguyên tắc. D. Vụ lợi.
ĐC 1.1. Điều chỉnh hành vi MĐTD: Biết
CĐ5: Đạo đức kinh doanh
Câu 11: Hành vi nào dưới đây không vi phạm đạo đức kinh doanh?
A. Xả thải chưa xử lí ra môi trường.
B. Trả lương đúng hạn cho nhân viên.
C. Quảng cáo sai sự thật về hàng hoá.
D. Khai thác trái phép tài nguyên.
ĐC 2.1. Điều chỉnh hành vi MĐTD: Hiểu
CĐ5: Đạo đức kinh doanh
Câu 12: Việc các chủ thể kinh doanh hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh của mình vừa mang lại lợi nhuận
cho bản thân, vừa góp phần mang lại giá trị cho xã hội là đã thực hiện tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây? A. Trách nhiệm. B. Trung thực. C. Tôn trọng. D. Giữ chữ tín.
ĐC 2.1. Điều chỉnh hành vi MĐTD: Hiểu
CĐ5: Đạo đức kinh doanh
Câu 13: Yếu tố nào dưới đây là chỉ tiêu của phát triển kinh tế?
A. Mức sống bình dân.
B. Tiến bộ xã hội.
C. Cơ cấu dòng tiền.
D. Tăng trưởng dân số.
TH1.1. Tìm hiểu và tham gia hoạt động KT-XH MĐTD: Biết
CĐ1: Tăng trưởng và phát triển KT.
Câu 14: Phát biểu nào dưới đây là sai về sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế?
A. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các quốc gia tận dụng được các nguồn lực bên ngoài để phát triển
B. Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần mở rộng thị trường để thúc đẩy sản xuất trong nước.
C. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nền kinh tế quốc gia phát triển bền vững.
D. Hội nhập kinh tế quốc tế làm cho nền kinh tế quốc gia ngày càng phụ thuộc vào bên ngoài.
TH2.1.Tìm hiểu và tham gia hoạt động KT-XH MĐTD: Hiểu
CĐ2: Hội nhập kinh tế quốc tế
Câu 15: Khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế song phương, các quốc gia không bắt buộc
phải thủ nguyên tắc nào dưới đây?
A. Tôn trọng vị thế của nhau.
B. Bình đẳng cùng có lợi.
C. Phải sử dụng ngôn ngữ của nhau.
D. Tôn trọng độc lập chủ quyền.
ĐC3.1. Điều chỉnh hành vi MĐTD: Vận dụng
CĐ2: Hội nhập kinh tế quốc tế
Câu 16: Loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối
tượng theo quy định phải tham gia là
A. bảo hiểm thân thể.
B. bảo hiểm xã hội tự nguyện.
C. bảo hiểm xã hội bắt buộc.
D. bảo hiểm tài sản.
ĐC1.1. Điều chỉnh hành vi MĐTD: Biết
CĐ3: Bảo hiểm và an sinh xã hội
Câu 17: Anh A đến đại lý bán bảo hiểm để mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới cho chiếc xe máy
mà mình đang sử dụng. Bác A đã sử dụng loại hình bảo hiểm nào dưới đây?
A. Bảo hiểm y tế.
B. Bảo hiểm thương mại.
C. Bảo hiểm xã hội.
D. Bảo hiểm thất nghiệp.
ĐC2.1. Điều chỉnh hành vi MĐTD: Hiểu
CĐ3: Bảo hiểm và an sinh xã hội
Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 18, 19
Bà H là lao động tự do sống trên địa bàn tỉnh Y. Sau một thời gian khám bệnh và điều trị tại bệnh
viện K, bà H cầm trên tay hóa đơn, chứng từ thanh toán bảo hiểm y tế với số tiền 80 triệu đồng. Kết quả sau
khi điều trị, bà đã được thanh toán gần một nửa chi phí điều trị gần 50 triệu đồng, thuộc đối tượng đồng chi
trả 20%. Bà xúc động nói thêm: “Nhờ có sự tư vấn của cán bộ bảo hiểm xã hội, cách đây 5 tháng tôi có mua
một tấm thẻ bảo hiểm y tế nay nhờ có tấm thẻ BHYT này mà tôi không trở thành gánh nặng tài chính của
các con khi ốm đau, đến bây giờ bản thân tôi mới thắm thía cái câu khẩu hiệu: “BHYT đóng góp khi lành
để dành khi ốm. Có thẻ BHYT, mình được lợi rất nhiều về viện phí, chất lượng khám chữa bệnh cũng tương
đương với dịch vụ, tôi mong rằng mọi người nên tham gia BHYT để được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, bản
thân, gia đình một cách tốt nhất”.
Câu 18: Loại hình bảo hiểm mà bà H tham gia có đặc điểm là A. bắt buộc.
B. được tài trợ.
C. được vĩnh viễn. D. tự nguyện.
TH2.1.Tìm hiểu và tham gia hoạt động KT-XH MĐTD: Hiểu
CĐ3: Bảo hiểm và an sinh xã hội
Câu 19: Nhờ có tham gia loại hình bảo hiểm đã mang lại lợi ích gì dưới đây cho bà H khi gặp rủi ro về ốm đau?
A. Khám chữa bệnh chất lượng cao.
B. Giảm gánh nặng tài chính gia đình.
C. Được hỗ trợ tiền sau khi ra viện.
D. Được khám miễn phí suốt đời.
TH2.3.Tìm hiểu và tham gia hoạt động KT-XH MĐTD: Vận dụng
CĐ3: Bảo hiểm và an sinh xã hội
Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 20, 21
Khi biết có một căn nhà cũ bán với giá rẻ, anh T liền lên kế hoạch dự trù tài chính, mua lại căn nhà
đó để sửa chữa và cho thuê với giá hợp lí. Cách thức này vừa giúp gia đình anh có thêm nguồn thu nhập vừa
giữ được tài sản hiện có của anh. Bên cạnh đó, anh T dành một khoản lớn thu nhập cho mục tiêu tiết kiệm.
Anh chi tiêu ở mức tối thiểu cho sinh hoạt hằng ngày với các nhu cầu thiết yếu. Anh quan niệm rằng chỉ có
tiết kiệm mới có thể thực hiện được mục tiêu mua nhà, mua xe,... Vì vậy, anh hạn chế giao tiếp, không mở
rộng quan hệ xã hội để tránh các khoản chi không cần thiết, không mang lại cho anh lợi ích gì.
Câu 20: Nội dung nào dưới đây thể hiện anh T chưa biết phân chia một cách phù hợp giữa các khoản chi
tiêu thiết yếu và không thiết yếu?
A. Mua nhà và sửa lại cho thuê.
B. Tiết kiệm dùng để mua nhà.
C. Bảo toàn tài sản hiện có.
D. Dành khoản lớn để tiết kiệm.
PT1.1. Phát triển bản thân MĐTD: Biết
CĐ6: Quản lí thu, chi trong gia đình
Câu 21: Việc làm nào dưới đây thể hiện anh T đã biết bổ thu nguồn thu nhập cho gia đình?
A. Tập trung vào tiền tiết kiệm.
B. Giảm chi tiêu thiết yếu.
C. Hạn chế giao tiếp bạn bè.
D. Mua nhà rồi cho thuê lại.
PT1.1. Phát triển bản thân MĐTD: Biết
CĐ6: Quản lí thu, chi trong gia đình
Câu 22: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu phát sinh các khoản liên quan đến thuế, người sản xuất
kinh doanh có nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Kê khai trung thực, chính xác.
B. Hoàn thuế để gia tăng lợi nhuận.
C. Che giấu làm sai lệch hồ sơ.
D. Khiếu nại quyền lợi về thuế.
ĐC1.1. Điều chỉnh hành vi MĐTD: Biết
CĐ7: Một số quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh tế
Câu 23: Do bất đồng quan điểm sống, anh T đã nhiều lần đánh vợ mình là chị X nên chị đã viết đơn li hôn
gửi Tòa án nhân dân. Chị gái của chị X là chị M vì thương em nên đã bôi nhọ danh dự anh T trên mạng xã
hội khiến uy tín của anh ở cơ quan bị ảnh hưởng. Bà Q là mẹ ruột của anh T biết chuyện liền đuổi chị X ra
khỏi nhà mình. Bà Q còn gọi điện cho bố mẹ chị X để lăng mạ, xúc phạm gia đình thông gia. Những ai sau
đây vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình? A. Anh T và bà Q.
B. Anh T, bà Q và chị M.
C. Chị X, anh T và chị M. D. Anh T và chị M.
ĐC3.1. Điều chỉnh hành vi MĐTD: Vận dụng
CĐ8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về văn hóa, xã hội
Câu 24: Nghĩa vụ nào dưới đây mà nước sở tại không áp dụng cho những người nước ngoài cư trú và sinh
sống trên lãnh thổ của mình khi họ có thời hạn lưu trú tương đối ổn định và lâu dài?
A. Nộp thuế khi kinh doanh.
B. Nghĩa vụ quân sự.
C. Bảo vệ môi trường.
D. Bảo vệ an ninh trật tự.
ĐC3.1. Điều chỉnh hành vi MĐTD: Vận dụng
CĐ9: Một số vấn đề cơ bản của Luật pháp Quốc tế
Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 dến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi
câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai:
Câu 1. Đọc thông tin sau:
Vị thế của Việt Nam trên thế giới đã được củng cố toàn diện trong giai đoạn 2011 - 2022. Cùng với quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, đến năm 2020, Việt Nam có 30 đối tác chiến lược và đối tác chiến
lược toàn diện; có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước, có quan hệ kinh tế với 160 nước và 70 vùng lãnh
thổ. Đến năm 2022, tổng số quan hệ kinh tế - thương mại của Việt Nam đã nâng lên thành 230 nước và vùng
lãnh thổ. Với việc thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế toàn diện với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế,
vị thế của đất nước tiếp tục được cải thiện đáng kể. Có thể khẳng định, hội nhập kinh tế quốc tế đóng góp
quan trọng vào việc mở rộng và đưa quan hệ của nước ta với các đối tác đi vào chiều sâu, tạo thế đan xen lợi
ích, góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; nâng cao uy tín và vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế.
a) Hội nhập kinh tế quốc tế không góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng GDP hàng năm ở Việt Nam. Sai,
thông qua hội nhập kinh tế quốc tế, hàng hóa nước ta đẩy mạnh xuất khẩu sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP
TH1.1 Tìm hiểu và tham gia hoạt động KT-XH MĐTD: Biết
CĐ 2. Hội nhập KT quốc tế
b) Việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và chiến lực toàn diện là thể hiện hình thức hội nhập kinh tế
quốc tế ở cấp độ khu vực. Sai, đây là hình thức song phương giữa hai quốc gia với nhau.
ĐC2.1. Điều chỉnh hành vi MĐTD: Hiểu
CĐ 2. Hội nhập KT quốc tế
c) Nước ta đang phát triển vì vậy khi hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam phải chấp nhận từ bỏ lợi ích của
mình để hội nhập. Sai, khi hội nhập kinh tế quốc tế các nước cùng bình đẳng, cùng có lợi.
ĐC2.1. Điều chỉnh hành vi MĐTD: Hiểu
CĐ 2. Hội nhập KT quốc tế
d) Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần đưa hàng hóa của Việt Nam đến với các thị trường trên thế giới.
Đúng, thông qua các hiệp định kinh tế giúp hàng hóa Việt Nam dễ dàng thâm nhập vào thị trường thế giới.
ĐC3.1. Điều chỉnh hành vi MĐTD: Vận dụng
CĐ 2. Hội nhập KT quốc tế
Câu 2. Đọc thông tin sau:
Với niềm yêu thích tìm hiểu và khám phá ngành công nghiệp ô tô, ngay từ khi còn là sinh viên, ông M
đã ấp ủ ý tưởng về việc lắp ráp và kinh doanh ôtô với mục tiêu sẽ đưa ra thị trường những chiếc ô tô mang
thương hiệu Việt Nam. Khởi nghiệp từ một sinh viên tốt nghiệp đại học ngành chế tạo ô tô, ban đầu ông M
làm việc cho một nhà máy sửa chữa ô tô. Sau 5 năm làm quen với công việc, chịu khó học hỏi, ông quyết
định thành lập cơ sở sửa chữa ô tô, xe máy, sau này phát triển thành công ty chuyên lắp ráp và kinh doanh ô
tô bởi ông nhận thấy thị trường ô tô ở Việt Nam chưa có thương hiệu trong nước trong khi nhu cầu của
người dân rất cao, nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi để phát triển. Để công ty hoạt động có hiệu quả, ông
luôn chủ động, sáng tạo, nắm bắt cơ hội, vạch ra chiến lược kinh doanh; tự trang bị cho mình những kiến
thức, kĩ năng quản trị doanh nghiệp, xây dựng hệ thống quản lí nội bộ công ty chuyên nghiệp, tạo dựng được
mối quan hệ rộng rãi với các đối tác, khách hàng và xây dựng được văn hoá công ty. Nhờ kiến thức và niềm
đam mê chỉ sau 10 năm thương hiệu tô tô do ông M xây dựng đã dần hình thành và từng bước có chỗ đứng
trên thị trường Việt Nam.
a) Ông M luôn thống nhất mục tiêu và ý tưởng kinh doanh nên đã thành công. Đúng, ông M đã xác định
đúng mục tiêu và ý tưởng kinh doanh trên cơ sở đánh giá đúng các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh.
ĐC2.1. Điều chỉnh hành vi MĐTD: Hiểu
CĐ4. Lập kế hoạch kinh doanh
b) Ông đã phân tích sai yếu tố thị trường và yếu tố khách hành khi thực hiện ý tưởng kinh doanh. Sai, ông
đã đưa ra phân tích đúng khi cho rằng thị trường ô tô ở Việt Nam chưa có thương hiệu trong nước trong khi
nhu cầu của người dân rất cao
PT2.1. Phát triển bản thân MĐTD: Hiểu
CĐ4. Lập kế hoạch kinh doanh
c) Ông M khi lãnh đạo công ty đã không đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động. Sai
ĐC3.1. Điều chỉnh hành vi MĐTD: Vận dụng
CĐ 5. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
d) Với tư cách là giám đốc công ty, ông M luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, thỏa mãn nhu
cầu, lợi ích của người tiêu dùng. Đúng đây có thể coi là giai đoạn ông M tích lũy kiến thức và hiểu biết để
thực hiện mục tiêu đặt ra.
ĐC3.1. Điều chỉnh hành vi MĐTD: Vận dụng
CĐ 5. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Câu 3. Đọc thông tin sau:
Công ty Z do ông B là giám đốc hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng thông minh, ứng dụng công
nghệ hiện đại trong thiết kế và sản xuất. Mỗi năm, ông B tổ chức các buổi đào tạo nâng cao kỹ năng cho
người lao động để cải thiện chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu thị trường. Năm 2024, công ty đã đầu
tư 1,5 tỷ đồng để lắp đặt hệ thống tái chế nước thải nhằm bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí sản xuất.
Nhờ vậy, công ty đã giảm được chi phí vận hành và tăng trưởng doanh thu, đồng thời thu nhập của người lao
động cũng được cải thiện. Đến năm 2025, ông B quyết định huy động thêm vốn từ người lao động để
chuyển công ty thành công ty cổ phần và chia sẻ lợi nhuận với các cổ đông.
a) Việc công ty Z tổ chức đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động để cải thiện chất lượng sản
phẩm và thu nhập là thực hiện trách nhiệm xã hội về kinh tế. Đúng
TH2.1.Tìm hiểu và tham gia hoạt động KT-XH MĐTD: Hiểu
CĐ 7. Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh tế
b) Việc đầu tư vào hệ thống tái chế nước thải là trách nhiệm pháp lý của công ty Z. Sai
ĐC3.1. Điều chỉnh hành vi MĐTD: Vận dụng
CĐ 7. Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh tế
c) Việc tổ chức đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động hàng năm là không đảm bảo quyền lợi được
đào tạo nghề của người lao động. Sai
ĐC2.1. Điều chỉnh hành vi MĐTD: Hiểu
CĐ8. Quyền và nghĩa vụ của công dân về văn hóa - xã hội
d) Người lao động nên tham gia trở thành cổ đông của công ty vì họ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ
và nghĩa vụ của công ty trong phạm vi số vốn đã đóng góp. Đúng
TH1.1.Tìm hiểu và tham gia hoạt động KT-XH MĐTD: Biết
CĐ8. Quyền và nghĩa vụ của công dân về văn hóa - xã hội
Câu 4. Đọc thông tin sau:
Trong hai ngày 1 và 2 tháng 11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp
quốc khoá 78 đã thảo luận về “Sự cần thiết chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt
đối với Cuba. Tại cuộc họp này, đông đảo các nước và nhóm nước chia sẻ những khó khăn mà nhân dân
Cuba phải gánh chịu do ảnh hưởng tiêu cực kéo dài của lệnh cấm vận do Mỹ áp đặt suốt hơn 60 năm qua.
Đồng thời, các nước cũng kêu gọi Mỹ đưa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố và chấm
dứt ngay các lệnh cấm vận đối với La Habana.
a) Hành vi thực hiện chính sách cấm vận của Mỹ với Cuba là vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. Đúng.
(NL: Tìm hiểu và tham gia các hoạt động KT-XH
CB – TH2 – 2.1 – vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm pháp luật quốc tế.
MĐTD – Vận dụng; CĐ9: Một số vấn đề cơ bản của luật pháp quốc tế)
b) Các nước kêu gọi Mỹ chấm dứt ngay các lệnh cấm vận đối với La Habana là vi phạm nguyên tắc cơ bản
của pháp luật quốc tế. Sai
(NL: Tìm hiểu và tham gia các hoạt động KT-XH
CB – TH2 – 2.1 – vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm pháp luật quốc tế.
MĐTD – Vận dụng; CĐ9: Một số vấn đề cơ bản của luật pháp quốc tế)
c) Lệnh cấm vận Mỹ áp đặt suốt hơn 60 năm ở Cuba là hành vi coi thường pháp luật quốc tế. Đúng.
(NL: Tìm hiểu và tham gia các hoạt động KT-XH
CB – TH2 – 2.1 – vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm pháp luật quốc tế.
MĐTD – Vận dụng; CĐ9: Một số vấn đề cơ bản của luật pháp quốc tế)
d) Việc làm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong tình huống này là phù hợp với pháp luật quốc tế. Đúng.
(NL: Tìm hiểu và tham gia các hoạt động KT-XH
CB – TH2 – 2.1 – Vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm pháp luật quốc tế.
MĐTD – Vận dụng; CĐ9: Một số vấn đề cơ bản của luật pháp quốc tế) ĐÁP ÁN
Phần I (6 điểm): Mỗi câu đúng được 0.25 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
Đáp A A A C C C A D B B B A B D C C B D B D D A B B án
Phần II: Trắc nghiệm đúng sai (4 điểm): Đúng 1 câu được: 0.1 điểm, đúng 2 câu được: 0.2 điểm,
đúng 3 câu được: 0.5 điểm, đúng 4 câu được 1 điểm. Câu Đáp án a Đáp án b Đáp án c Đáp án d 1 S S Đ Đ 2 Đ S S Đ 3 S Đ S S 4 Đ S Đ Đ