-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi trắc nghiệm có đáp án môn Luật thương mại | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Hoạt động thương mại là gì?A Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. B.Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích thương mại, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợikhác.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Luật thương mại (HUBT) 3 tài liệu
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Đề thi trắc nghiệm có đáp án môn Luật thương mại | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Hoạt động thương mại là gì?A Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. B.Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích thương mại, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợikhác.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Luật thương mại (HUBT) 3 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47886956
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN HỌC LUẬT THƯƠNG MẠI
(CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ) SỐ TÍN CHỈ 2
Câu 1: Hoạt động thương mại là gì?
A Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ,
đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
B.Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích thương mại, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch
vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
C.Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích do Nhà nước hoạch định, bao gồm mua bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích dân sự khác.
D.Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích phát triển kinh tế, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng
dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 2: Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam chọn Luật áp dụng như thế nào? A.
Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường
hợp các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật Thương mại Việt Nam hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật Thương mại Việt Nam. B.
Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường
hợp các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật Việt nam hoặc luật nước ngoài, hoặc luật nào đó theo điều ước quốc tế. C.
Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong mọi
trường hợp thì áp dụng theo luật nước ngoài, theo điều ước quốc tế mà nước có hàng hóa là thành viên. D.
Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì áp dụng
Luật ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc luật của nước có xuất xứ hàng hóa, có tham gia vận chuyển hàng hóa, hoặc
tham gia điều ước quốc tế về thương mại. lOMoAR cPSD| 47886956
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 3: Thương nhân họ là ai? A.
Là tổ chức, cá nhân hoạt động có liên quan đến thương mại một cách độc lập, thường xuyên nhằm mục
đích sinh lợi theo qui định của Luật thương mai B.
Là tổ chức, pháp nhân hoạt động có liên quan đến thương mại một cách độc lập, thường xuyên nhằm
mục đích sinh lợi theo qui định của Luật thương mai C.
Là tổ chức, thương nhân hoạt động có liên quan đến thương mại một cách phụ thuộc, thường xuyên
nhằm mục đích sinh lợi theo qui định của Luật thương mai D.
Là tổ chức, cá nhân hoạt động có liên quan đến thương mại theo chỉ đạo, thường xuyên nhằm mục đích
phục vụ các hoạt động phát triển kinh tế
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 4: Hàng hóa là gì?
A.Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai.
B.Tất cả các loại tài sản, kể cả tài sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai.
C.Tất cả các loại sản phẩm, kể cả sản phẩm hình thành trong tương lai; Những vật gắn liền với đất đai.
D.Tất cả các loại vật phẩm, kể cả vật phẩm hình thành trong tương lai; Những vật gắn liền với đất đai.
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 4: Thói quen trong hoạt động thương mại là gì?
A.Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều
lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của
các bên trong hợp đồng thương mại.
B.Thói quen trong hoạt động thương mại là thói quen cư xử của thương nhân được hình thành và lặp lại nhiều
lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của
các bên trong hợp đồng thương mại. lOMoAR cPSD| 47886956
C.Thói quen trong hoạt động thương mại là quy định của một địa phương có nội dung rõ ràng được hình thành
và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền
và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại.
D.Thói quen trong hoạt động thương mại là hương ước xử sự có nội dung thương mại được hình thành và lặp
lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và
nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại.
Đáp án: A Độ khó: Cao
Câu 5: Tập quán thương mại là gì? A.
Là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực
thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. B.
Là tập quán được thừa nhận trong hoạt động thương mại trên một xã, huyện hoặc một lĩnh vực thương
mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.
C.Là thói quen được các bên thỏa thuận trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực
thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.
D. Là thói quen được các bên thừa nhận trong hợp đồng thương mại trên một khu vực, hoặc một ngành thương
mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 6: Thông điệp dữ liệu là gi?
A. Là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằng phương tiện điện tử.
B. Là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằng phương tiện bưu chính.
C. Là tập tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằng phương tiện Internet.
D. Là tài liệu được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằng phương tiện truyền thông. Đáp án: A Độ khó: TB lOMoAR cPSD| 47886956
Câu 7: Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là gì? A.
Là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép. B.
Là đơn vị độc lập của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài
để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép. C.
Là đơn vị kinh tế của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật quốc tế để tìm
hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép. D.
Là pháp nhân độc lập của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.
Đáp án: A Độ khó: Cao
Câu 8: Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị hoạt động như thế nào? A.
Là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam
theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. B.
Độc lập với thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy
định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. C.
Phụ thuộc của thương nhân nước ngoài về mặt tài chính, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt
Nam theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. D.
Độc lập của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy
định của pháp luật quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà thương nhân nước ngoài là thành viên.
Đáp án: A Độ khó: Cao
Câu 9: Mua bán hàng hoá là gì? A.
Là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho
bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận. lOMoAR cPSD| 47886956 B.
Là hoạt động trao đổi sản phầm, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, vận chuyển hàng hóa cho bên
mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận. C.
Là hoạt động giao dịch, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sử dụng hàng hóa cho bên
mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo qui định. D.
Là các loại giao dịch, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển hàng hóa cho bên mua và nhận
thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo qui định pháp luật.
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 10: Cung ứng dịch vụ thương mại là gì? A.
Là hoạt động thương mại, theo đó một bên ( gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ
cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên
cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. B.
Là hoạt động thương mại, theo đó một bên ( gọi là bên bán) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên
khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ ( gọi là bên mua) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch
vụ và sử dụng dịch vụ theo qui định.
C.Là hoạt động giao dịch, theo đó một bên ( gọi là nhà cung cấp) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên
khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (gọi là người thụ hưởng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung
ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
D.Là hoạt động dịch vụ, theo đó một bên ( gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một
bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ ( gọi là nhận dịch vụ) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung
ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo qui định.
Đáp án: A Độ khó: Cao
Câu 11: Vi phạm hợp đồng là gì? A.
Là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả
thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật Thương mại. lOMoAR cPSD| 47886956 B.
Là việc các bên không thực hiện, thực hiện không tốt hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả
thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật. C.
Là việc một bên không thực hiện, thực hiện không hợp lý hoặc thực hiện không đúng quyền và nghĩa vụ
theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định. D.
Là việc các bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng quyền của mình
theo qui định của nhà nước.
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 12: Vi phạm cơ bản là gì?
Là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục
đích của việc giao kết hợp đồng.
Là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục
đích của việc giao kết hợp đồng.
Là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục
đích của việc giao kết hợp đồng.
Là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục
đích của việc giao kết hợp đồng.
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 13: Xuất xứ hàng hoá là gì?
A.Là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản
cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.
B.Là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản
cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó. lOMoAR cPSD| 47886956
C.Là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản
cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.
D.Là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản
cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.
Đáp án: A Độ khó: Cao
Câu 14: Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm loại nào?
A.Gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
B.Gồm điện thoại, telex, fax, thông điệp truyền tin và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
C.Gồm điện báo, telex, fax, email, Zalo, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
D.Gồm điện báo, telegram, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo thỏa thuận giữa các bên.
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 15: Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề nào?
A.Trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.
B.Trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật cho phép.
C.Trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật qui định.
D.Trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà Chính phủ cho phép. lOMoAR cPSD| 47886956
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 16: Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh Thương nhân quy định như thế nào?
A.Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh
doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật Thương mại
và quy định khác của pháp luật.
B.Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của Bộ Thương mại. Trường hợp chưa đăng ký
kinh doanh, thương nhân thì không phải chịu trách nhiệm về hoạt động thương mại của mình.
C.Thương nhân có quyền, không có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp
chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của pháp luật.
D.Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của Chính phủ. Trường hợp chưa đăng ký kinh
doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật Thương mại
và các qui định của cơ quan nhà nước.
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 17: Hiệp hội thương mại được thành lập với mục đích gì? gì? A.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thương nhân, động viên thương nhân tham gia phát triển thương
mại, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về thương mại. Hiệp hội thương mại được tổ chức và
hoạt động theo quy định của pháp luật về hội. B.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, động viên công dân dân tham gia phát triển
thương mại, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về thương mại. Hiệp hội thương mại được tổ
chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội.
C.Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, động viên mọi người tham gia phát triển thương mại, tuyên
truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về thương mại.Hiệp hội thương mại được tổ chức và hoạt động theo
quy định của pháp luật doanh nghiệp.
D. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, động viên thương nhân tham gia phát triển thương mại,
tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về thương mại.Hiệp hội thương mại được tổ chức và hoạt
động theo quy định của pháp luật thương mại. lOMoAR cPSD| 47886956
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 18: Hoạt động thương mại tuân theo những nguyên tắc cơ bản nào?
A.Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân; Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận ;Nguyên tắc
áp dụng thói quen thương mại; Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại; Nguyên tắc bảo vệ
lợi ích chính đáng của người tiêu dùng; Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu.
B.Nguyên tắc bình đẳng trước Nhà nước của thương nhân; Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận ;Nguyên tắc
áp dụng thói quen; Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại; Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính
đáng của người tiêu dùng; Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu.
C.Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của mọi người; Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận ;Nguyên tắc áp
dụng thói quen; Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại; Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính
đáng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu.
D.Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của doanh nhân; Nguyên tắc tự do, bình đằng, thiện chí, trung thực
;Nguyên tắc áp dụng thói quen thương mại; Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại; Nguyên
tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân, Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu.
Đáp án: A Độ khó: Cao
Câu 19: Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam được qui định như thế nào?
A.Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.
B.Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
Việt Nam hoặc được pháp luật Việt Nam công nhận.
C.Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
quốc tế hoặc được pháp luật quốc tế công nhận.
D.Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
quốc gia hoặc được pháp luật quốc gia công nhận. lOMoAR cPSD| 47886956
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 20: Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam có quyền gì theo qui định của Luật thương mại? A.
Được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định. B.
Được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật quốc tế quy định. C.
Được hoạt động thương mại thông qua Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định. D.
Được đặt trụ sở chính, Văn phòng, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 21: Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa
vụ theo quy định của pháp luật nước nào?
A.Pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ
hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.
B.Pháp luật nơi đặt trụ sở chính. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về
toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.
C.Pháp luật nơi đăng ký kinh doanh. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam
về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.
D. Pháp luật quốc tế. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật quốc tế về toàn bộ hoạt
động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam. lOMoAR cPSD| 47886956
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 22: Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện dưới hình thức nào?
A.Được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể; Đối với các loại hợp đồng
mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. B.
Được thể hiện bằng lời nói, bằng tài liệu hoặc được xác lập bằng hành động nào đó;Đối với các loại hợp
đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. C.
Được thể hiện dưới nhiều hình thức như bằng điện thoại, Fax.bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành
vi cụ thể:Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì
phải tuân theo các quy định đó. D.
Được thể hiện bằng thư từ giao dịch, điện thoại, telex,bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ
thể; Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải
tuân theo các quy định đó.
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 23: Cơ quan nhà nước nào quy định danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh
doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện? A. Chính phủ B. Bộ Thương mại C. Quốc hội
D. Thủ tướng Chính phủ
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 24: Trường hợp nào áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa đang lưu thông hợp pháp?
A.Hàng hóa đó là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh; Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.
B.Hàng hóa đó có nguồn gốc từ các vùng ô nhiễm môi trường, phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh;Khi
xảy ra tình trạng khẩn cấp. lOMoAR cPSD| 47886956
C.Hàng hóa đó là nguồn gốctừ động vật hoang dã hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh; Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.
D.Hàng hóa đó là nguồn gốc gây ô nhiễm hoặc phương tiện vận tải không đảm bảo an toàn vệ sinh; Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 25: Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức nào?
A. Hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
B.Hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, lưu kho, xuất ra ngoài biên giới, tái nhập và chuyển khẩu.
C. Hình thức xuất khẩu, vận chuyển, chuyển tải,nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập.
D. Hình thức xuất khẩu,trung gian xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và vận chuyển.
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 26: . Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở nào?
A.Trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
B.Trên cơ sở văn bản có ký kết giữa các bên hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
C. Trên cơ sở tài liệu bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
D.Trên văn bản có chữ ký của các bên hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 27: Chuyển khẩu hàng hoá là gì?
A.Là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam
mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
B.Là việc mua hàng từ một nơi, vùng lãnh thổ để bán sang một nơi khác, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt
Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. lOMoAR cPSD| 47886956
C.Là việc mua một mặt hàng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và
không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam mà chuyển sang nước khác.
D.Là việc mua hàng trên lãnh thổ Việt Nam, vùng lãnh thổ của Việt Nam để bán sang một nước, vùng lãnh thổ
ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Đáp án: A Độ khó: Cao
Câu 28: Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ trong các trường hợp nào?
A.Trường hợp hàng hóa được hưởng ưu đãi về thuế hoặc ưu đãi khác; Theo quy định của pháp luật Việt Nam
hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
B.Trường hợp Hàng hóa được xuất khẩu sang nước có mã QR về truy xuất nguồn gốc hàng hóa; Theo quy định
của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
C.Trường hợp Hàng hóa được xuất khẩu sang các nước có nền kinh tế phát triển; Theo quy định của pháp luật
Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
D.Trường hợp Hàng hóa được xuất khẩu sang các nước thuộc khối G 7; Theo quy định của pháp luật Việt Nam
hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Đáp án: A Độ khó: Cao
Câu 29: Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa là nghĩa vụ của ai trong hợp đồng mua bán hàng hóa?
A.Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng
gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.
B.Bên mua phải nhờ bên trung gian giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất
lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.
C.Bên vận chuyển phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức
đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.
D.Bên vận tải phải giao hàng, chứng từ theo qui định của pháp luật về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói,
bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng. lOMoAR cPSD| 47886956
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 30: Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng được xử lý như thế nào?
A. Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo quy định của Luật thương mại.
B. Bên mua có quyền nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng, nhưng giảm giá.
C. Bên mua có quyền nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng, nhưng bổ sung thêm hàng.
D. Bên bán có quyền từ chối giao hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 31: Bên bán có nghĩa vụ bảo đảm về quyền sở hữu đối với hàng hoá như thế nào?
A. Quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bên thứ ba;Hàng hóa đó phải
hợp pháp;Việc chuyển giao hàng hoá là hợp pháp
B.Quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị cầm cố, kém phẩm chất;Hàng hóa đó phải hợp
pháp;Việc chuyển giao hàng hoá là hợp pháp
C.Quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị kê biên, thế chấp;Hàng hóa đó phải hợp
pháp;Việc chuyển giao hàng hoá là hợp pháp
D.Quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị mang ra bảo lãnh, cầm đồ;Hàng hóa đó phải
hợp pháp;Việc chuyển giao hàng hoá là hợp pháp
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 32: Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá thuộc bên mua hay bên bán?
A.Bên bán không được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên bán phải chịu trách nhiệm trong trường
hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán.
B.Bên mua không được mua hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên mua tự chịu trách nhiệm trong trường
hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán.
C.Bên bán không được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu không biết. Bên bán không phải chịu
trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán. lOMoAR cPSD| 47886956
D.Bên bán được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong trường hợp luật không qui định rõ. Bên bán
phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa, nếu có qui định.
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 33: Nghĩa vụ bảo hành hàng hoá thuộc bên bán hay bên mua?
A.Bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận.
B.Bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn theo qui định pháp luật.
C.Bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn theo qui định của Luật thương mại.
D.Bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã đăng ký.
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 34: Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là gì?
A.Là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một
loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá
được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.
B.Là hoạt động của Sở giao dịch để thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất
định qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn quốc tế với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết
hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.
C.Là hoạt động giao thương, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một
loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn của quốc gia nào đó với giá được ấn
định tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.
D.Là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một
loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn được mã hóa với giá được thỏa thuận
tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm định trước. lOMoAR cPSD| 47886956
Đáp án: A Độ khó: Cao
Câu 35: Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá bao gồm loại hợp đồng nào?
A. Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.
B. Hợp đồng thời hạn và hợp đồng quyền chọn.
C. Hợp đồng thời hiệu và hợp đồng quyền chọn.
D. Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng lựa chọn.
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 36: Hợp đồng kỳ hạn là gì?
A.Là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong
tương lai theo hợp đồng.
B.Là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm được ấn định theo hợp đồng.
C.Là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm theo qui
định của Sở giao dịch hàng hóa.
D.Là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm nhất định theo hợp đồng.
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 37: Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán được qui định như thế nào theo Luật thương mại năm 2005?
A.Là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá
định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền).
Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó
B.Là giao dich, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa nào đó với mức giá
định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền).
Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó lOMoAR cPSD| 47886956
C.Là qui ước, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá
định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền).
Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó
D.Là văn bản, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá
theo qui định (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua
quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó Đáp án: A Độ khó: Cao
Câu 38: Sở giao dịch hàng hoá có các chức năng gì?
A.Cung cấp các điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hoá; Điều hành các hoạt động
giao dịch; Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm.
B.Cung cấp các điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hoá; chỉ đạo, ấn định các hoạt
động giao dịch; Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại Sở giao dịch
C.Cung cấp các phương tiện cần thiết để giao dịch mua bán hàng hoá; Điều hành các hoạt động giao dịch; Niêm
yết các khung giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm.
D.Cung cấp các điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hoá; Điều hành các hoạt động
giao dịch; Niêm yết bước mức giá để giao dịch trên thị trường Sở giao dịch tại nhiều thời điểm.
Đáp án: A Độ khó: Cao
Câu 39: Danh mục hàng hoá giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa do ai qui định?
A. Bộ trưởng Bộ Công thương quy định
B. Bộ trưởng Bộ Thương mại quy định
C. Thủ tướng Chính phủ quy định
D. Chủ tịch nước quy định Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 40: Các hành vi nào bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa?
A.Nhân viên của Sở giao dịch hàng hoá không được môi giới, mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá;
Gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa trong hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn được giao dịch; Đưa tin lOMoAR cPSD| 47886956
sai lệch về giao dịch, thị trường, giá hàng hoá mua bán;Dùng biện pháp bất hợp pháp gây rối loạn thị trường
hàng hóa; hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
B.Nhân viên của Sở giao dịch hàng hoá không được phép môi giới, mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng
hoá; Gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn được giao
dịch; Đưa tin sai lệch về các giao dịch, thị trường hoặc giá hàng hoá mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa.
C.Gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn được giao
dịch; Đưa tin sai lệch về các giao dịch, thị trường hoặc giá hàng hoá mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa;Dùng
các biện pháp bất hợp pháp để gây rối loạn thị trường hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hoá; Các hành vi bị cấm
khác theo quy định của pháp luật.
D.Nhân viên của Sở giao dịch hàng hoá không được phép môi giới, mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng
hoá; Gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn được giao
dịch;Dùng các biện pháp bất hợp pháp để gây rối loạn thị trường hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hoá.
Đáp án: A Độ khó: Cao
Câu 41: Hợp đồng dịch vụ được thể hiện dưới hình thức nào?
A.Được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng
dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
B.Được thể hiện bằng nhiều hình thức như văn bản, tài liệu hoặc được xác lập bằng hành động cụ thể. Đối với
các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
C.Được thể hiện bằng hành động, bằng tài liệu hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp
đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
D.Được thể hiện bằng thư từ giao dịch, bằng tài liệu hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại
hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. lOMoAR cPSD| 47886956
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 42: Dịch vụ cấm kinh doanh, dịch vụ hạn chế kinh doanh và dịch vụ kinh doanh có điều kiện được
qui định như thế nào?
A.Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục dịch vụ cấm kinh doanh, dịch vụ hạn chế kinh
doanh, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh dịch vụ đó.
B.Căn cứ vào Nghị quyết của Đảng của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục dịch vụ cấm kinh doanh, dịch vụ hạn chế kinh doanh,
dịch vụ kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh dịch vụ đó.
C.Căn cứ vào sự chỉ đạo của Tổng bí thư trong từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục dịch vụ cấm kinh doanh, dịch vụ hạn chế kinh
doanh, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh dịch vụ đó.
D.Căn cứ vào sự hội nhập quốc tế của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục dịch vụ cấm kinh doanh, dịch vụ hạn chế kinh doanh,
dịch vụ kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh dịch vụ đó.
Đáp án: A Độ khó: Cao
Câu 43: Kinh doanh dịch vụ khuyến mại là gì?
A.Là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương
nhân khác trên cơ sở hợp đồng.
B.Là hoạt động từ thiện, theo đó một thương nhân thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân
khác để sử dụng thử.
C.Là hoạt động không thu tiền, theo đó một thương nhân thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của
thương nhân khác trên cơ sở hợp đồng.
D.Là hoạt động thường kỳ, theo đó một thương nhân thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương
nhân khác trên cơ sở hợp đồng. lOMoAR cPSD| 47886956
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 44: Hợp đồng dịch vụ khuyến mại được lập như thế nào?
A. Phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
B. Có thể được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
C. Không cần phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
D. Bằng nhiều hình thức khác nhau như văn bản, tài liệu hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 45: Quyền khuyến mại của thương nhân được qui định như thế nào?
A.Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại
Việt Nam có quyền tự tổ chức khuyến mại hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện
việc khuyến mại cho mình.
B.Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại
Việt Nam không có quyền tự tổ chức khuyến mại mà phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại
thực hiện việc khuyến mại cho mình.
C.Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại
Việt Nam phải tự tổ chức khuyến mại không được thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện
việc khuyến mại cho mình.
D.Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại
Việt Nam phải lập một tổ chức chuyên khuyến mại hàng hóa dịch vụ của mình trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam.
Đáp án: A Độ khó: TB
Câu 46: Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là loại hàng hóa nào?
A.Là hàng hóa, dịch vụ được thương nhân sử dụng các hình thức khuyến mại để xúc tiến việc bán, cung ứng
hàng hóa, dịch vụ đó; Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại phải là hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp.