Đề tiểu luận triết học - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Đề tiểu luận triết học - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (FC.001.03)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
19:46 3/8/24
Đề tiểu luận Triết học - Triết 18 HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
ĐỀ TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
________________________
__________________________________
Học kỳ: 1 Năm học: 2021- 2022 ĐỀ SỐ: 01
Hệ: Chính quy Khóa: 48, lớp : Triết 18 ĐỀ TIỂU LUẬN
(Dành cho sinh viên năm thứ nhất)
Sinh viên chọn 1 trong số các câu sau để làm bài tiểu luận kết thúc học phần.
1. Trình bày nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ biện chứng giữa cái chung
và cái riêng. Liên hệ công cuộc phòng, chống dịch bệnh Covid19 ở Việt Nam hiện nay.
2. Trình bày nội dung, ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập. Từ đó chỉ ra những mâu thuẫn cơ bản của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
3. Trình bày nguyên tắc lịch sử cụ thể của chủ nghĩa duy vật biện chứng, từ đó vận dụng phân
tích nguyên tắc lịch sử cụ thể được thể hiện trong đường lối, chính sách của Đảng: “Xây dựng nền
ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm”
(Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31, tháng 12/2021).
4. Phân tích cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả và vận dụng ý nghĩa phương pháp luận vào
việc học tập của sinh viên học viện Ngoại giao năm học 2021-2022.
5. Trình bày nguyên tắc toàn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý nghĩa phương pháp luận,
từ đó vận dụng phân tích nguyên tắc toàn diện được thể hiện trong đường lối đối ngoại của Đảng:
“Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước
và đối ngoại nhân dân” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII).
6. Phân tích quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn) của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, từ đó chỉ ra các nhân tố thúc đẩy sự vận động và phát triển của xã hội Việt Nam.
7. Lênin viết: “Thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận) vì nó có ưu điểm không những có tính phổ
biến mà cả của tính hiện thực trực tiếp” (V.I. Lênin: Bút ký triết học, Toàn tập, NXB. Matxcơva,
1981, tr..230). Trình bày quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về thực tiễn và vai trò của thực 1 about:blank 1/5 19:46 3/8/24
Đề tiểu luận Triết học - Triết 18
tiễn đối với nhận thức, từ đó vận dụng phân tích, làm rõ luận điểm trên của Lênin và nêu ý nghĩa,
phương pháp luận đối với quá trình đổi mới ở nước ta.
8. Trình bày nội dung mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
trong chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác-Lênin, từ đó vận dụng phân tích quan điểm của
Đảng: “Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các
nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển
văn hoá là nền tảng tinh thần; đảm bảo quốc phòng, an ninh là trọng yếu thường xuyên”. (Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII)
9. Trình bày nội dung mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, từ
đó phân tích việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là sự thể hiện
quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất.
10. Từ mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và thực tiễn, Anh/Chị hãy phân tích quan điểm
của Đảng: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc với sức mạnh thời đại” (Hội nghị văn hóa toàn quốc, ngày 24/11/2021).
--------------------------------------Hết-------------------------------------- Ghi chú:
YÊU CẦU BÀI TIỂU LUẬN
A. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY
Tiểu luận được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, sạch sẽ; đánh số trang; đánh số thứ tự các hình
vẽ, sơ đồ…cụ thể (nếu có).
1- Kiểu chữ (font): Times New Roman (mã Unicode).
2- Cỡ chữ (size): cỡ chữ 14 trên khổ giấy A4 đứng.
3- Dàn trang, căn lề theo các thông số sau: Top: 2cm; Bottom: 2 cm Left: 3 cm; Right: 2 cm
4- Khoảng cách giữa các hàng (line spacing): từ 1.3 đến 1.5 lines.
5- Số trang: tối thiểu 1000 từ (3 trang A4), tối đa 4000 từ (10 trang A4)
6- Cấu trúc nội dung tiểu luận gồm:
- Trang bìa (Thông tin của sinh viên, đề tiểu luận…) - Mục lục
- Nội dung tiểu luận (gồm 3 phần):
1/.Đặt vấn đề về nội dung nghiên cứu)
2/Nội dung: trình bày các nội dung chính bao gồm cả lý thuyết và thực tiễn,
3/Thảo luận – Kết luận: trình bày quan điểm cá nhân và những kết luận rút ra từ nội dung nghiên cứu trên. 2 about:blank 2/5 19:46 3/8/24
Đề tiểu luận Triết học - Triết 18
- Tài liệu tham khảo (sắp xếp tên tác giả theo thứ tự chữ cái a, b, c), trích dẫn theo
Harvard style (xem phụ lục đề thi về cách trích dẫn của Harvard style). Tối đa 8 tài liệu tham khảo.
B. YÊU CẦU NỘP SẢN PHẨM
1. Thời gian nộp bài: ngày 28 tháng 1 năm 2022; giờ: từ 16 giờ đến 16 giờ 30 phút.
2. Hình thức nộp bài: Định dạng file: pdf; nộp vào mục “Bài tập” (Assignments) trên MS
Teams/ và tập hợp file theo lớp gửi lên thư mục “Bài thi” trong file Tài liệu lớp học của Team.
3. Đặt tên file trước khi gửi:
Số thứ tự (theo danh sách lớp). Mã sinh viên. Họ tên. Lớp học (viết tắt).
Ví dụ: sinh viên Nguyễn Văn A, có số thứ tự 3 trong bảng điểm danh, lớp Ngôn ngữ Anh 48 – mã số
sv 12345, lớp học phần Lịch sử văn minh 7. File bài thi sẽ được lưu như sau:
03NNA48- 12345.Nguyễn Văn A. LSVM7
- Với sinh viên học bổ sung (học lại, học cải thiện): Số thứ tự (theo danh sách bổ sung). Số thứ
tự,MSV/Họ tên. Lớp học (viết tắt)
Ví dụ: 02. TT46-12345-Nguyễn Văn A. TA47A-bổ sung.TLHĐC
4. Lưu ý: Những bài giống nhau, copy, sao chép sẽ bị trừ điểm (tùy vào mức độ sao chép): trừ từ
30% điểm-hủy bài thi. Bài thi được chấm điểm cả về nội dung (chiếm 90%) và hình thức (10%, bao
gồm kết cấu, cách thức trình bày và trích dẫn) DUYỆT ĐỀ THI GIẢNG VIÊN RA ĐỀ TRƯỞNG KHOA
(Ký và ghi rõ họ tên)
(Ký và ghi rõ họ tên)
Th.S Trần Thị Quỳnh Diễn
TS Lý Thị Hải Yến 3 about:blank 3/5 19:46 3/8/24
Đề tiểu luận Triết học - Triết 18 PHỤ LỤC
HƯỚNG DẪN PHONG CÁCH TRÍCH NGUỒN HARVARD (HARVARD STYLE)
Khi sử dụng ý tưởng hoặc trích dẫn trực tiếp từ tài liệu của người khác (Ví dụ: Bài báo, sách vở
hoặc bài viết trên website), người viết cần phải dẫn nguồn và tác giả của công trình đó.
1. Đối với trích dẫn nguyên văn
Trích dẫn nguyên văn được sử dụng khi trích dẫn trực tiếp hoặc diễn giải một nguồn thông tin.
Khi trích dẫn nguyên văn, người viết cần chỉ dẫn tên tác giả, năm xuất bản, số trang của nguồn tài
liệu tham khảo trong ngoặc đơn.
Ví dụ: “Rất nhiều thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của chúng trong trường hợp này” (Larsen 1971, tr. 245).
2. Đối với danh mục tài liệu tham khảo
a, Trích dẫn nguồn từ sách:
Họ, Chữ cái đầu của tên. (Năm xuất bản). Tên tài liệu. Thứ tự tái bản. (Chỉ ghi số lần tái bản nếu
không phải là lần in đầu tiên). Nơi xuất bản: Nhà xuất bản, Số trang.
Ví dụ: 1.Durant, W., 2011. The Age of Faith: The Story of Civilization, Volume IV (Vol. 4). Simon and Schuster, tr.23-25.
b, Trích dẫn nguồn từ tạp chí chuyên ngành:
Họ, Chữ cái đầu tiên của tên. Năm xuất bản. Tên bài viết. Tên tạp chí, Số báo, Số trang. Ví dụ:
1.Lý Thị Hải Yến, Lê Hải Bình., 2021. Vai trò của công tác thông tin đối ngoại trong việc phát
huy nguồn lực sức mạnh mềm Việt Nam trong tình hình mới. Tạp chí Nghiên cứu quốc tế; 27-48.
c, Trích dẫn nguồn từ Website:
Họ, Chữ cái đầu của tên (Năm xuất bản). Tên bài .
viết [online] Tên website. Đường dẫn: URL
[Truy cập ngày...tháng..năm…] Ví dụ:
1. Lý Thị Hải Yến., 2019. Ngoại giao văn hóa Việt Nam: Một thập kỷ nhìn lại, Tạp chí Cộng sản.
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-
ngoai1/-/2018/817244/ngoai-giao-van-hoa-viet-nam--mot-thap-nien-nhin-lai.aspx; ngày truy
cập ….(là ngày đăng nhập đọc tài liệu của người nghiên cứu);
Khi trích dẫn trừ bài viết trên Website mà không có tên tác giả, sử dụng cấu trúc sau:
Tên Website, (Năm xuất bản). Tên .
trang [online]. Đường dẫn: URL [Truy cập ngày...tháng..năm…].
Ví dụ: Mms.com, (2015). M&M’S Official Website. [online]. Đường dẫn: http://www.mms.com/
[Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2015]
d, Trích dẫn nguồn từ E-book hoặc PDF:
Họ, Chữ cái đầu của tên. Năm xuất bản. Tên tài liệu. Số lần xuất bản. [format] Nơi xuất bản: Nhà
xuất bản, số trang. Đường dẫn E-book hoặc PDF [Truy cập Ngày Tháng. Năm].
Ví dụ: Robin, J. (2014). A handbook for professional learning: research, resources, and
strategies for implementation. 1st ed. [pdf] New York: NYC Department of Education. Available at
http://schools.nyc.gov/ [Accessed 14 Apr. 2015].
--------------------------------------Hết-------------------------------------- 4 about:blank 4/5 19:46 3/8/24
Đề tiểu luận Triết học - Triết 18 5 about:blank 5/5