-
Thông tin
-
Quiz
Đề tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Lý sở Hà Nội 2016 - 2017
Đề tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Lý sở Hà Nội 2016 - 2017 được biên soạn dưới dạng file PDF cho các bạn học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Đề thi vào 10 môn Vật Lí 10 tài liệu
Môn Vật Lí 10 tài liệu
Đề tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Lý sở Hà Nội 2016 - 2017
Đề tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Lý sở Hà Nội 2016 - 2017 được biên soạn dưới dạng file PDF cho các bạn học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề thi vào 10 môn Vật Lí 10 tài liệu
Môn: Môn Vật Lí 10 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN HÀ NỘI Năm học 2016 - 2017
Môn thi: VẬT LÍ ĐỀ CHÍNH THỨC
Ngày thi: 10 tháng 6 năm 2016
Thời gian làm bài: 150 phút
Bài I (2,5 điểm)
1. Trong những tập phim Harry Potter dành cho thiếu nhi, để điều khiển chổi bay, Harry
Potter phải tìm trọng tâm của cây chổi cán dài.
a) Em hãy dự đoán cách làm của Harry Potter khi không dùng bất cứ dụng cụ nào khác.
b) Ronald Weasley, bạn của Harry quả quyết rằng: nếu cưa đứt cây chổi cán dài theo
phương vuông góc với trục của cán chổi và đi qua trọng tâm thì thu được hai phần có khối lượng
bằng nhau. Theo em, quan điểm này đúng hay sai? Vì sao?
2. Thanh AB đồng chất dài 700 cm và có khối lượng m
đặt trên mặt bàn nằm ngang, phần còn lại nối với hệ thống ròng
rọc như hình 1. Biết người có khối lượng 3m, vật nặng C có
khối lượng 4m, BM = 2 MN = 4 NA. Bỏ qua ma sát, khối lượng
ròng rọc và dây. Hỏi người di chuyển trong khoảng nào trên
thanh AB thì thanh vẫn cân bằng?
Bài II (2,0 điểm)
1. Một ấm điện có công suất phụ thuộc vào thời gian theo
đồ thị như hình 2. Biết rằng hao phí nhiệt là không đáng kể, nhiệt
dung riêng của nước là c = 4200 J/kg.K, khối lượng riêng của
nước là 1000 kg/m3. Nếu dùng ấm điện trên để đun sôi 3 lít nước
từ 25ο C thì mất bao nhiêu thời gian?
2. Một ngày mùa đông, ta có nửa thùng nước lạnh ở nhiệt độ môi trường và nửa thùng
nước nóng. Muốn có nước ấm sử dụng, ta làm theo hai cách:
Cách 1: đổ từ từ thùng nước lạnh sang thùng nước nóng.
Cách 2: đổ từ từ thùng nước nóng sang thùng nước lạnh. Hỏi:
a) Cách nào nhiệt truyền ra môi trường ít hơn? Vì sao?
b) Cách nào quá trình trao đổi nhiệt giữa nước nóng và nước lạnh xảy ra nhanh hơn? Vì sao?
Bài III (2,5 điểm)
1. Trong ngôi nhà lớn, để đi từ phòng này sang phòng khác phải qua một hành lang dài.
Em hãy thiết kế mạch điện sao cho chỉ với 1 bóng đèn và 2 công tắc đặt ở đầu và cuối hành
lang mà vẫn có thể bật đèn ở công tắc này, tắt đèn ở công tắc kia và ngược lại. Vẽ sơ đồ mạch điện cần dùng.
2. Lấy vôn kế có điện trở vô cùng lớn, ampe kế có điện trở không đáng kể cùng với hai
điện trở R1 và R2 nối với nhau bằng dây dẫn có điện trở nhỏ rồi. Tất cả cho vào trong hộp chỉ
để lộ mặt ampe kế và vôn kế ra ngoài. Biết hộp đưa ra 4 đầu dây (hình 3), giữa 2 đầu dây bất kì
có 2 dụng cụ điện. Sử dụng nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U = 12 V. Nếu:
- Mắc nguồn vào A và B có IA = 0 ; UV = 12 V.
- Mắc nguồn vào A và C có IA = 3 A; UV = 0 V.
- Mắc nguồn vào B và D có: IA = 0; UV = 12 V.
- Mắc nguồn vào C và D có: IA = 1 A; UV = 0.
Hãy xác định cách mắc các dụng cụ trong hộp và tìm độ lớn R1 , R2.
Bài IV (2,0 điểm)
Người ta tổ chức một buổi trình diễn thời trang trên bờ biển với
sàn diễn nhẵn bóng coi như là gương phẳng nằm ngang với phía sau là
một phông lớn (hình 4). Vào thời điểm ánh nắng xiên góc α = 300 đối
với mặt đất thì người mẫu cao 170 cm đang đứng cách tường 4 m.
a) Tìm vị trí, chiều cao của bóng người in trên phông.
b) Nếu người mẫu sải bước về phía mặt trời với tốc độ 2 m/s thì bóng người ấy trên
phông di chuyển theo chiều nào? Với tốc độ là bao nhiêu?
Bài V (1,0 điểm)
Trong một phòng học có dạng hình lập phương cạnh a = 4 m, người ta mắc bốn bóng
đèn ở bốn góc của trần nhà. Để ánh sáng chiếu xuống nền nhà không bị lấp loáng (coi ánh sáng
tỏa đều theo mọi phương, bỏ qua kích thước của các bóng đèn) thì phải treo ở chính giữa trần
một quạt trần có sải cánh 0,8 m cách trần nhà tối đa là bao nhiêu? ----------- Hết ----------
Ghi chú: Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh : ........................................................ Số báo danh : .....................................
Họ tên, chữ ký của giám thị 1: Họ tên, chữ ký của giám thị 2:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN HÀ NỘI NĂM HỌC 2016 - 2017
Hướng dẫn chấm môn: VẬT LÍ Bài Nội dung Điểm Bài 1 1.
* Đặt chổi lên hai ngón tay rồi lần lượt kéo 2 ngón vào sát nhau sao cho chổi 0,5
không rơi. Chỗ 2 ngón tay gặp nhau là trọng tâm.
* Nhận định sai. Phần cán chổi nhẹ hơn vì tay đòn dài 0,5 2.
TH1: Khi M là trục quay, phương trình cân bằng của thanh là 0,5
Giải phương trình tìm được x = 2 m.
TH2: Khi B là trục quay, phương trình cân bằng của thanh là: 0,5
Giải phương trình tìm được x = 1,5 m.
Vậy để thanh cân bằng người đó phải di chuyển trong khoảng: sang trái M 2,5 0,5 m và sang phải M 2 m. Bài 2 1.
Từ đồ thị suy ra: P = 1000 + 50t 0,25
Gọi tx là thời gian cần thiết để đun sôi nước, công suất trung bình trong khoảng thời gian này là: 0,5 Để đun sôi cần có: 0,25
Giải được tx = 175,44 s 2.
a) Cách 1 diện tích tiếp xúc của nước nóng với môi trường ít hơn so với cách 0,5
hai nên nhiệt tỏa ra môi trường ít hơn.
b) Đổ từ từ sẽ tạo ra hai lớp nước nóng và lạnh. Trộn theo cách 1 thì quá trình 0,5
truyền nhiệt xảy ra nhanh hơn vì nước lạnh ở trên, nước nóng ở dưới nên xảy ra
đối lưu - một hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng. Trong cách 2 thì
truyền nhiệt bằng dẫn nhiệt nên rất chậm. Bài 3 1. 0,5 - Công tắc 3 cực 0,25 2.
- Nguồn vào A,B: chắc chắn mạch này có V và R hoặc A 0,25
- Nguồn vào AC: chắc chắn có A và R1 hoặc R2 0,25
Nguồn vào DB: chắc chắn có V, không có 0,25 A nên còn lại là R2 0,5
Từ đó ta vẽ được mạch điện 0,5
Ta tính được R1 = 4 Ω và R2 = 12Ω A O Bài 4 a. Vẽ hình 0,5 B D 0,25
MNĐĐ’ là hbh nên MN = 2CĐ = 3,4m 0,25 CJ = CĐ/tan300 = 170 3 cm C
Chú ý: Nếu thí sinh làm theo cách khác đúng đáp số và bản chất vật lý vẫn được điểm tối đa