-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Địa Lý 12 bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
Địa Lý 12 bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long. Tài liệu được biên soạn dưới dạng PDF gồm 3 trang và bài giải giúp bạn đọc tham khảo, ôn tập và đạt kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc tham khảo.
Preview text:
BÀI 41: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG Địa lý 12
1. Các bộ phận hợp thành ĐBSCL
ĐBSCL gồm 13 tỉnh và thành phố là An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau,
Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà
Vinh, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ. Vị trí địa lí: o Bắc giáp ĐNB o Tây Bắc giáp Campuchia o Tây giáp vịnh Thái Lan o Đông giáp biển Đông
Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, bao gồm:
o Phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông
Hậu (thượng châu thổ và hạ châu thổ)
o Phần nằm ngoài phạn vi tác động trực tiếp của 2 sông trên.
2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu a. Thế mạnh: Đất: Có 3 nhóm: o Đất phù sa: o Đất phèn o Đất mặn o Các loại đất khác...
Khí hậu: Cận xích đạo, thuận lợi cho phát triển, sản xuất nông nghiệp Sông ngòi: o Chằng chịt
o Thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất và sinh hoạt Sinh vật:
o Thực vật: rừng tràm, rừng ngập mặn…
o Động vật: cá và chim…
Tài nguyên biển: nhiều bãi cá, tôm…
Khoáng sản: đã vôi, than bùn,… b. Hạn chế:
Thiếu nước về mùa khô
Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn
Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đất quá chặt, khó thoát nước…
Tài nguyên khoáng sản bị hạn chế…
3. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
Có nhiều ưu thế về tự nhiên
Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên là vấn đề cấp bách:
o Cần có nước ngọt để tháo chua rửa mặn vào mùa khô
o Duy trì và bảo vệ rừng
o Chuyển dịch cơ cấu nhằm phá thế độc canh
o Kết hợp khai thác vùng đất liền với mặt biển, đảo, quần đảo
o Chủ động sống chung với lũ