-
Thông tin
-
Quiz
Điểm tương đồng và dị biệt trong tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Uynxtenly và Campanenla | Tiểu luận Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Trong một xã hội có giai cấp đối kháng, có tình trạng người áp bức bóc lột người thì ước nguyện về một xã hội công bằng và vươn tới tư tưởng bình đẳng xã hội, khát vọng hạnh phúc cũng như những cuộc đấu tranh dưới nhiều hình thức khác nhau để thực hiện những ước vọng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa 3 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Điểm tương đồng và dị biệt trong tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Uynxtenly và Campanenla | Tiểu luận Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Trong một xã hội có giai cấp đối kháng, có tình trạng người áp bức bóc lột người thì ước nguyện về một xã hội công bằng và vươn tới tư tưởng bình đẳng xã hội, khát vọng hạnh phúc cũng như những cuộc đấu tranh dưới nhiều hình thức khác nhau để thực hiện những ước vọng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa 3 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong một xã hội có giai cấp đối kháng, có tình trạng người áp bức bóc lột
người thì ước nguyện về một xã hội công bằng và vươn tới tư tưởng bình đẳng
xã hội, khát vọng hạnh phúc cũng như những cuộc đấu tranh dưới nhiều hình
thức khác nhau để thực hiện những ước vọng sẽ tất yếu nảy sinh trong đời sống
tinh thần của những người nghèo khổ và của tất cả những ai đứng về phía lợi
ích của họ. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa chính là những tư tưởng phản ánh ước
nguyện ấy- ước nguyện về một xã hội không còn sự áp bức bóc lột, không còn
sự phân chia giai cấp, không có chiến tranh, mọi người được ấm no, bình đẳng
và hạnh phúc. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa cũng phản ánh quan niệm về con
đường, giải pháp và những điều kiện để đến xã hội tốt đẹp. Những tư tưởng xã
hội chủ nghĩa đã thể hiện qua nhiều nội dung, khuynh hướng khác nhau, dưới
nhiều hình thức do điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi thời kỳ quy định. Lịch sử
của những tư tưởng xã hội chủ nghĩa ấy là một bộ phận của lịch sử tư tưởng
nhân loại. Nó nghiên cứu chính quá trình nảy sinh, hình thành và phát triển của
các tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa cũng nghiên
cứu quá trình chủ nghĩa xã hội phát triển từ không tưởng trở thành khoa học. Vì
vậy tôi lựa chọn đề tài tiểu luận “ Điểm tương đồng và dị biệt trong tư tưởng xã
hội chủ nghĩa của Uynxtenly và Campanenla”.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Để hiểu rõ về sự đa dạng và sự phong phú của các lý thuyết xã hội chủ nghĩa,
bằng cách so sánh và phân tích những điểm chung và khác biệt giữa hai tư
tưởng của Uynxtenly và Campanenla, chúng ta có thể nhận thấy những cách
tiếp cận khác nhau trong việc giải quyết câc vấn dề xã hội. Từ đó học hỏi và
phát triển các phương pháp hiệu quả hơn để xây dựng một xã hội công bằng và bền vững hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: điểm tương đồng và dị biệt trong tư tưởng xã hội chủ nghĩa
của Uynxtenly và Campanenla.
Phạm vi nghiên cứu: vì vấn đề tiếp cận với nguồn tài liệu có nhiều khó
khăn và tài liệu tham khảo có nhiều hạn chế nên trong đề tài này tôi
nghiên cứu: Điểm tương đồng và dị biệt trong tư tưởng xã hội chủ nghĩa
của Uynxtenly và Campanenla; Điểm hạn chế và ý nghĩa trong tư tưởng
xã hội chủ nghĩa của Uynxtenly và Campanenla.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài
Mục tiêu của bài tiểu luận này là tìm hiểu, nghiên cứu, xác định đúng đắn và
nhìn nhận điểm tương đồng, dị biệt trong tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Uynxtenly và Campanenla.
Để đạt được mục tiêu này, tiểu luận tập trung vào các nhiệm vụ sau:
● Tìm hiểu nắm rõ về hoàn cảnh, tiểu sử, tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Uynxtenly và Campanenla.
● Phân tích, so sánh điểm tương đồng và dị biệt trong hai tư tưởng đó.
5.Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với một số phương pháp cụ
thể như: lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch. 6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mục lục, phần mở đầu, phần kết luận và phần tài liệu tham khảo,
nội dung của đề tài bao gồm:
Chương I: Hoàn cảnh và tác giả.
Chương II: Điểm tương đồng và dị biệt trong tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Uynxtenli và Campanenla.
Chương III: Điểm hạn chế và ý nghĩa tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Uynxtenli và Campanenla. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Hoàn cảnh và tác giả I.
NHỮNG TƯ TƯỞNG XHCN CỦA TÔMAĐÔ CAMPANENLA (1568 -1639)
1. Hoàn cảnh lịch sử của Italia vào thế kỷ XVII.
Trong khoảng từ thế kỷ XIV-XV, Italia là một trong những
nước phát triển nhất châu Âu về mọi mặt. Nhưng Italia vẫn
chưa thống nhất được thị trường trong nước. Nền kinh tế lại
phụ thuộc vào thị trường thế giới, nhất là thị trường châu
Âu.. Đến cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII, kinh tế Italia
lâm vào khủng hoảng. Trong xã hội có nhiều giai cấp, tầng
lớp phức tạp: quý tộc phong kiến, Giáo hội - tăng lữ, tư sản
mới, nông dân, thợ thủ công... Mâu thuẫn giữa các giai cấp
tầng lớp về mặt lợi ích ngày càng gay gắt, đối kháng. Thực
dân Pháp, Đức, Tây Ban Nha giành nhau quyền bá chủ Italia
và đã xâu xé đất nước này. Cuối cùng miền Nam Italia bị
thực dân Tây Ban Nha chiếm. Kinh tế khủng hoảng, chiến
tranh tàn phá, những cuộc xung đột nội bộ... đã đấy nhân dân
lao động Italia vào tình cảnh khốn cùng nhất châu Âu. Mặc
dù chính trị không ổn định, kinh tế thăng trầm nhưng trong
khoảng thời gian từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII về phương
diện tư tưởng - văn hóa ở Italia có sự phát triển rõ rệt với
nhiều nhà khoa học, nhà tư tưởng nổi danh như Đantê (1265-
1321), Galilê (1564-1642), Lêôna Đơ Vanhxi (1452-1519),
Tômađô Campanenla (1568-1639),...
2. Tômadô Campanenla và tác phẩm “ Thành phố Mặt Trời”
2.1 Tiểu sử của Tômadô Campanenla.
Tômađô Campanenla (Tommaso Campanella, 1568 -1639) sinh ở Calabri thuộc
miền Nam Italia trong một gia đình thợ thủ công làm giày. Tuy vậy ông đã được
gia đình cố gắng cho ăn học. Ông đã nghiên cứu thần học, triết học, văn học...
trong các tu viện. Tác phẩm đầu tay của ông là một tác phẩm triết học mang tên
Triết học dựa trên cảm giác rất nổi tiếng, xuất bản khi ông 23 tuổi. Chính vì
những quan niệm chống lại triết học kinh viện thời trung cổ thể hiện trong tác
phẩm này mà ông bị tòà án Giáo hội kết án 2 năm tù. Từ năm 1598, ông tổ chức
khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha. Cuộc khởi nghĩa được chuẩn bị khá
chu đáo, thu hút nhiều giai cấp tầng lớp nhân dân yêu nước. Tuy nhiên âm mưu
bại lộ, ông bị bắt giam 27 năm. Mặc dù bị tra tấn dã man, ông vẫn kiên cường
"... bị giam cầm mà vẫn tự do, một mình mà không đơn độc..." như ông viết.
Ông tiếp tục viết nhiều tác phẩm trong tù và bí mật chuyến ra ngoài. Năm 1626
khi ra tù ông lại mưu sự khởi nghĩa. Chỉ sau một tháng ông lại bị bắt giam 2
năm. Sau đó Campanenla bị quản thúc trong tu viện. Cuối cùng ông buộc phải
sống lưu vong ở Pháp để tránh sự giám sát ngặt nghèo của kẻ thù. Trong những
năm cuối đời ông vẫn phải luôn trốn tránh sự săn đuổi âm mưu bức hại của Giáo hội. 2 2
. Tác phẩm “ Thành phố mặt trời” và tư tưởng xã hội chủ nghĩa của T. Campanenla
Cơ sở triết học của những quan điểm có tính chất xã hội chủ nghĩa của
Campanenla được thể hiện trong tác phẩm “ Triết học dựa trên cảm giác”. Thế
giới quan triết học của ông vừa mang tính chất duy tâm chủ quan vừa mang màu
sắc tôn giáo. Campanenla đã khẳng định vai trò to lớn của nhận thức của con
người trước thế giới. Ông là người đưa ra luận điểm nổi tiếng: Tôi tư duy nên
tôi tồn tại. Ông nhiệt thành bênh vực Galilê, cổ vũ tinh thần tự do nghiên cứu khoa học.
Theo ông, Chúa là nguồn gốc sáng tạo muôn loài và hội tụ cả ba yếu tố cơ bản -
sức mạnh, khôn ngoan và tình yêu. Ba yếu tố này bao trùm vũ trụ. Ông đặc biệt
thần thánh hóa mặt trời. Mặt trời là hiện thân của Chúa. Khái niệm Chúa của
Campanenla có tính chất phiếm thần luận khi ông đồng nhất Chúa với tự nhiên.
Tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Campanenla thể hiện trong tác phẩm Thành phố
Mặt Trời. Tác phẩm này được Campanenla viết vào mùa hè năm 1601 bằng
tiếng Italia. Ông tự dịch Thành phố Mặt Trời ra tiếng Latinh và xuất bản năm
1613. Tác phẩm ấy tái bản tại Phơrăng phuốc bằng tiếng Đức (1623), tiếng Pháp
(Pari, 1633), tiếng Nga (Pêtecbua,1906). Thành phố Mặt Trời là một tác phẩm
văn học viễn tưởng, được trình bày theo lối kể chuyện. Truyện kể về một thủy
thủ thám hiểm trên chiếc thuyền vượt biển và lạc vào hòn đảo lạ. Trên hòn đảo
này có một xã hội tốt đẹp. Đó là xã hội Thành phố Mặt Trời.
Những quan điểm có tính chất xã hội chủ nghĩa đã được thể hiện trong sự mô tả
chi tiết các mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Thành phố
Mặt Trời, đồng thời Campanenla phê phán xã hội đương thời ở Italia bằng cách
so sánh xã hội ấy với xã hội lý tưởng theo mơ ước của Campanenla.
*Nội dung của tác phẩm thể hiện các vấn đề sau:
Phê phán xã hội Italia và châu Âu: Đó là một xã hội coi trọng những kẻ chây
lười, ăn bám nhưng lại coi khinh những người lao động, những người có tài
năng. Xã hội coi con người không bằng con vật: họ chăm lo chọn giống ngựa,
giống chó trong khi lại coi nhẹ giống người.
Xã hội Thành phố Mặt Trời dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Mọi
cái đều là của chung là sự phù hợp với luật tự nhiên. Chế độ tư hữu với sự phân
chia cái "của tôi", "của anh" cần thủ tiêu bởi vì chế độ tư hữu là cội nguồn của
những tệ nạn xã hội, của bất công, đói nghèo, của sự tham lam chiếm đoạt. "...
Do có tài sản riêng, nhà cửa, vợ con mà con người nảy sinh lòng tự ái để cho
con cái giàu có địa vị vẻ vang, tài sản lớn mà người ta tìm cách vơ vét nhà nước,
giả nhân, giả nghĩa, keo kiệt, phản bội...".
Trong xã hội Thành phố Mặt Trời, những người có sức lao động đều làm việc
theo khả năng, không ai lười biếng, trộm cắp. Việc phân công lao động được
thực hiện theo hướng ưu tiên cho nữ. Nữ không phải lao động nặng nhọc tốn
nhiều sức cơ bắp "... Việc nghiên cứu khoa học, và nghề thủ công là việc chung
của đàn ông và đàn bà; chỉ có một điểm khác nhau là những nghề nặng nhất như
cày bừa, gieo trồng, đập lúa, mộc rèn... thì đàn ông làm; còn những việc vắt sữa,
dệt, khâu vá, hội hoạ, âm nhạc... là của phụ nữ."
Ngoài ra, Campanenla cho rằng con người cần bình đẳng nhưng mỗi người có
những đặc điểm, phẩm chất, năng khiếu, sở thích khác nhau do đó có thể làm
việc và đóng góp cho xã hội khác nhau. Vì vậy nhà nước phải có sự phân công,
sử dụng, đãi ngộ... khác nhau.
Trong xã hội Thành phố Mặt trời, các ngành thủ công nghiệp, thương mại đều
được chú ý phát triển. Đặc biệt, việc nghiên cứu khoa học được chú trọng để
góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.
Lao động nông nghiệp được coi là nghĩa vụ, mọi người lần lượt thay nhau thực
hiện. Thời gian lao động trong xã hội Mặt Trời chỉ là 4 giờ/ngày, thời giản còn
lại dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học, nghệ thuật.
Xã hội côi trọng mọi ngành nghề, “ Mỗi người dù được đặt vào công việc nào
cũng coi công việc của mình là vẻ vang nhất ”. Thước đo giá trị chính là năng
lực: những ai tài giỏi đều được xã hội tôn trọng đến mức được xã hội gọi là " vua".
Hình thức lao động và quản lý là tổ chức tập thể (công xã). Những người giỏi,
có uy tín nhất được cử làm quản lý. Nhiều biện pháp quản lý được sử dụng: thi
đua, tuyên dương, trừng phạt...
Trong xã hội Thành phố Mặt Trời mỗi người đều nhận những thứ cần thiết cho
nhu cầu của bản thân ở các kho chung trong sự giám sát của nhà chức trách để
đảm bảo cho ai cũng ".. vừa giàu vừa nghèo..."- vì giàu có thì con người ngạo
mạn, kiêu căng còn nghèo nàn sẽ làm cho con người trở nên đê tiện, quỷ quyệt,
gian lận. Theo Campanenla việc phân phối bình quân theo nhu cầu như trong xã
hội Thành phố Mặt Trời sẽ làm cho ai cũng có tất cả (giàu) và cũng không ai có
gì của riêng mình (nghèo). Quan niệm phân phối này của Campanenla thể hiện
rõ nét tính không tưởng, nó chỉ có thể tồn tại trong trí tưởng tượng.
Trong xã hội Thành phố Mặt Trời mọi người đều thương yêu, tôn trọng nhau
như trong một gia đình. Không ai là nô lệ của ai. Những người già nua, neo đơn,
tàn tật được xã hội cưu mang, chăm sóc chu đáo. Người đứng đầu nhà nước là
"ông Mặt trời"- một linh mục. Dưới ông là những trợ lý cao cấp: "đại biểu sức
mạnh", "đại biểu tình yêu", "đại biểu trí tuệ". Đó là 4 người được dân lựa chọn
và không bị bãi miễn, bị thay thế bởi đây là những người sáng suốt nhất, hoàn hảo nhất.
Ông Mặt trời là người quyết định tối cao về mọi mặt. "Đại biểu sức mạnh" phụ
trách quân sự, bảo vệ tổ quốc. Nét độc đáo trong vấn đề quân sự ở Thành phố
Mặt Trời là hệ thống phòng thủ và tổ chức quân đội mang tính toàn dân. Thành
phố Mặt Trời được bảo vệ bằng một hệ thống phòng thủ kiên cố với bức tường
thành gồm 7 vành đai mang tên 7 vì tinh tú. Môi vành đai có 4 cống quay theo 4
hướng, có các pháo đài, súng thần công cỡ lớn, hệ thống lỗ châu mai... Ngoài ra
trên các bức tường đều có ghi những tri thức khoa học cơ bản và có hệ thống
phản âm, khuếch âm để truyền tin hoặc những giáo huấn của các quan chức.
"Đại biểu cho trí tuệ" phụ trách việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học,
văn học nghệ thuật, kiến trúc... "Đại biểu tình yêu" phụ trách những vấn đề sản
xuất, tổ chức, hôn nhân gia đình, sức khoẻ….
Dưới 4 người lãnh đạo này là những người quản lý do dân cử ra trong Hội nghị
nhân dân. Cứ mỗi tháng Hội nghị nhân dân được tổ chức 2 lần và lúc trăng non
(đầu tháng) và trăng tròn (giữa tháng), gồm những người từ 20 tuổi trở lên.
Trong Hội nghị, toàn dân có thể phê bình, góp ý, bãi miễn các quan chức (trừ 4
người tối cao). Như vậy theo nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
P.V.Vônghin thì nguyên tắc cai trị trong Thành phố Mặt Trời là kết hợp giữa
dân chủ với sự cai trị của những người khôn ngoan.
Xã hội Thành phố Mặt Trời được quản lý bằng các loại luật khác nhau. Đó là
những luật được soạn thảo ngắn gọn, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra và được ghi
chép công khai trên các bức tường của thành phố. Toàn dân đều có quyền tham
gia xét xử, kết tội, thi hành án với nhiều mức án khác nhau (cảnh cáo, không
cho ăn ở nhà ăn chung, đánh đòn, rút phép thông công, tử hình...). Điều này thể
hiện tính chất vô chính phủ. Một trong những tội nặng nhất ở xã hội này là tội
chống Chúa. Chỉ có 4 người lãnh đạo cao nhất của Thành phố Mặt Trời mới có
quyền giảm tội, ân xá. Như vậy nhà nước trong xã hội Thành phố Mặt Trời thể
hiện quan điểm dân chủ, bình đẳng và công bằng xã hội.
Quan điểm của Campanenla về văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, nghệ
thuật cũng thể hiện rõ tính chất xã hội chủ nghĩa mà đến nay vẫn còn nguyên
giá trị. Chẳng hạn về giáo dục, ông chủ trương thực hiện chế độ giáo dục phổ
cập toàn xã hội, vừa giáo dục văn hóa cơ bản vừa chú ý giáo dục nghề nghiệp
gắn với thực hành sản xuất. Xã hội quan tâm đến việc giáo dục, bồi dưỡng tình
yêu lao động, yêu tổ quốc, yêu con người với phương châm sống: Điều gì anh
không muốn thì đừng làm cho người khác và điều gì anh muốn người khác làm
cho mình thì hãy làm cho người khác. Trong xã hội Thành phố Mặt Trời, việc
chăm sóc sức khoẻ, từ ăn, mặc, ở... đều được xã hội lo chung (ăn tại nhà ăn tập
thể, ở trong những ngôi nhà được cấp để sử dụng cứ 6 tháng một lần, y phục
mọi người là như nhau...)
Trong xã hội Thành phố Mặt Trời, nam nữ có quyền tự do tìm hiểu và kết hôn.
Ở đây, không ai được có con trước 21 tuổi (nam), và 19 tuổi (nữ) và tuy trong
cư dân không quy định sự chung vợ chung chồng nhưng chế độ ấy được chấp
nhận tự nhiên bởi lẽ đơn giản là ở họ có quan niệm tất cả đều là của chung....
Như vậy, với những quan niệm đặc sắc phản ánh khát vọng tự do, bình đẳng xã
hội, những tư tưởng nhân đạo phê phán ách áp bức bóc lột và chế độ tư hữu, bảo
vệ lợi ích nhân dân lao động, Campanenla là một nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa
xuất sắc trong thế kỷ XVII. Tất nhiên Campanenla không tránh khỏi những hạn
chế nhất định, như Angghen nhận định, là còn "thô kệch", "chưa được đẽo gọt".
Ông có những quan điểm chính trị - xã hội duy tâm, quan niệm công bằng xã
hội thô thiển, máy móc (chủ nghĩa bình quân, chủ nghĩa tập thể), chủ nghĩa
cộng sản mang tính chất trại lính…
II.NHỮNG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA GIÊ RẮC UYNXTENLI
1. Hoàn cảnh lịch sử của nước Anh vào nửa sau thế kỷ XVII.
Bước vào thế kỷ XVII, thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển
mạnh mẽ trong nền kinh tế ở Tây Âu. Trong cuộc cách mạng tư sản ở Anh, như
C. Mác nhận định, "giai cấp tư sản, liên minh với tầng lớp quý tộc mới, đã đấu
tranh chống chế độ quân chủ, chống giai cấp quý tộc phong kiến và chống Giáo
hội thống trị" ' Cách mạng tư sản Anh thắng lợi vào năm 1640 nhưng chưa thật
triệt để. Nước Anh tiếp tục trải qua hai cuộc nội chiến (1642 -1646 và 1648 -
1649). Đến đầu năm 1649, vua Sáclơ I bị xử tử. Nước Cộng hòa được tuyên bố
thành lập. Sau thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản Anh, chủ nghĩa tư bản có
điều kiện phát triển mạnh trong lĩnh vực kinh tế, nhưng trong lĩnh vực xã hội lại
xuất hiện xung đột giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội diễn ra quyết liệt, tiêu
biểu là cuộc chiến trên chính giữa trường phái "Bảo hoàng" và phái "Nghị viện".
Trong hoàn cảnh ấy đã xuất hiện những nhà tư tưởng lý luận tiên phong có
khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, tiêu biểu trong số đó là Giê-Rắc-do-uyn Xten-
li. Trong các tác phẩm của mình, ông đã luận chứng cho các yêu sách của phái
"Đào đất" mà ông là một lãnh tụ của phong trào này, tư tưởng cơ bản toát lên từ
những yêu sách đó là bình đẳng về mọi phương diện, cả trong kinh tế - xã hội.
Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là cuốn "Luật tự do", có thể coi là cương lĩnh
cải tạo triệt để xã hội bằng cách thủ tiêu chế độ tư hữu về ruộng đất, xây dựng
chế độ cộng hòa, trong đó ruộng đất và sản phẩm lao động làm ra là tài sản chung của toàn xã hội.
2. GIÊ RẮC UYNXTENLI và những tư tưởng xã hội chủ nghĩa của ông.
2.1 Tiểu sử GIÊ RẮC UYNXTENLI
Ông sinh năm 1609 trong một gia đình buôn bán tơ lụa ở thị trấn Uigan, tỉnh
Lancátxia nước Anh. Ông không được học một cách có hệ thống, từ nhỏ ông
chủ yếu học buôn bán. Năm 1637, ông là một thành viên của một công ty buôn
bán quần áo ở Luân đôn. Nhưng ông lại có chí tự học và hoạt động xã hội, gắn
bó với quần chúng lao động nghèo khổ. Hoàn cảnh kinh tế, xã hội của nước
Anh thời đó đã ảnh hưởng đến nhận thức và hành động thực tiễn của ông.
Ông tổ chức phái "Đào Đất", lúc đầu chủ yếu nhằm mục đích kinh tế, ông tổ
chức những nông dân, thợ thủ công bị phá sản đi khai phá những mảnh đất công
vô chủ chứ không có tư tưởng chiếm đất. Dần dần phái "Đào đất" gắn hoạt động
kinh tế với hoạt động đấu tranh chính trị - xã hội. “ Luật công bằng” là tác phẩm
ông viết - là tài liệu tuyên truyền và cũng có ý nghĩa như một cương lĩnh hành
động của phái “ Đào Đất”. Dù chỉ hoạt động ở quận Xuarây thuộc xứ đạo
Cốphem gần Luân đôn, nhưng tiếng vang và ảnh hưởng của nó đã tác động
mạnh đến nhiều vùng khác, nhất là tư tưởng đấu tranh cho bình đẳng chân chính.
Ông và bạn của ông đã nhiều lần đối thoại trực tiếp với quan chức nhà nước Anh.
Phái "Đào đất" mới hoạt động được 01 năm thì vấp phải sự phản kháng của một
số nông dân các địa phương bị bọn tư sản lợi dụng nên họ đã đòi lại đất hoang,
dẫn đến nhiều vườn tược và thành quả lao động của phái "Đào đất" bị tàn phá.
Tiếp đó là các trang trại của họ cũng bị phá hủy. Nhiều người lãnh đạo của phái
"đào đất" bị bắt, bị giết. Uynxtenly trốn thoát và đến năm 1650, phong trào
"Đào đất" bị thất bại hoàn toàn. Tuy phong trào thất bại nhưng Uynxtenly vẫn tiếp tục hoạt động.
Ông đã viết những tác phẩm tuyên truyền lý tưởng có tính chất xã hội chủ
nghĩa. Tác phẩm “Luật Tự do", nội dung của tác phẩm là một kế hoạch cải tạo
triệt để bằng cách thủ tiêu chế độ tư hữu về ruộng đất, xây dựng chế độ cộng
hòa của những người sản xuất nhỏ dựa trên cơ sở sử dụng chung ruộng đất và sản phẩm của nó.
2.2 Tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Uynxtenly
Trước hết, ông chủ trương xây dựng một xã hội đảm bảo cho con người có
quyền tự do chân chính, mà yếu tố cơ bản của quyền ấy là: quyền tự do sử dụng
chung ruộng đất và quyền được sống của mỗi người, đó là xã hội mọi của cải
đều là của chung, là xã hội dựa trên chế độ cộng đồng về ruộng đất và sản phẩm
của sản xuất. Ông cho rằng, chế độ công hữu ấy là lý do tối cao của tạo hóa
sáng tạo ra mà con người cần phải tuân theo, ông kịch liệt lên án chế độ tư hữu
về ruộng đất, chế độ ấy là đáng nguyễn rủa. Theo ông, chế độ chiếm hữu tư
nhân là nguyên nhân gây ra mọi áp lực, bất bình đẳng và mọi tính xấu xa, mọi
tội ác đối với con người. Ông chủ trương xây dựng kinh tế kiểu công xã trên
mảnh đất vô chủ và coi đó là Luật Tự do sử dụng đất của Nhà nước cộng hòa.
Trong công xã, kinh tế gia đình là những tổ chức kinh tế cơ sở để sản xuất nông
nghiệp, thủ công nghiệp nhưng kinh tế gia đình không tách rời với kinh tế
chung của xã hội. Song toàn bộ sản phẩm của gia đình làm ra phải nộp vào kho
chung để Nhà nước làm nhiệm vụ phân phối theo nguyên tắc bình quân. Tuy
nhiên với ông, sở hữu tư nhân vẫn được bảo vệ, tức là không phải mọi của cải
của gia đình đều là của chung như quan điểm của T. Campanenla. Uynxtenly
cũng chủ trương xây dựng một số công xã, một số công xưởng trung tâm, tiêu
biểu, có tính chất làm gương cho toàn xã hội.
Về lao động, ông cho rằng, người lao động càng giảm thời gian lao động thì
năng suất càng cao và hiệu quả sản xuất sẽ tăng. Kỷ luật lao động là tự nguyện
và tự giác, ai làm tốt, hưởng thụ hợp lý thì được tuyên dương, ai lười nhác,
hưởng thụ quá mức sẽ bị phê phán và xử phạt bằng nhiều hình thức, kể cả làm
nhục hình. Xã hội sẽ bình đẳng trước hết về kinh tế, không có kẻ giàu, người nghèo, ai cũng
sống bằng sức lao động.
Uynxtenly chủ trương xây dựng Nhà nước cộng hòa đảm bảo tự do chân chính cho mọi người.
So sánh chế độ cộng hòa với chế độ quân chủ, ông đi đến kết luận: chế độ cộng
hòa hơn hẳn chế độ quân chủ về mọi mặt nên cần xây dựng và phát triển, vì ở
đây không lo các bệnh của xã hội phát triển như: chây lười, ăn bám và tranh
giành hưởng thụ hay xung đột dân tộc vì có chế độ công hữu đảm bảo.
Ông đề cao hệ thống giáo dục của nhà trường đối với con người từ lúc còn nhỏ
và phương châm giáo dục của ông là gắn học với hành, kích thích sáng tạo trong
thực tiễn và nhận thức.
Trên lĩnh vực hôn nhân gia đình, ở ông cũng rất tiến bộ. Nam, nữ được tự do kết
hôn, hôn nhân dựa trên tình yêu nam nữ, tự nguyện theo nguyên tắc một vợ,
một chồng, gia đình sống riêng độc lập, việc kết hôn ở lứa tuổi thích hợp với
tâm sinh lý và điều kiện kinh tế, sức khỏe.
Đồng thời, chống bạc đãi trong gia đình, nhất là với phụ nữ và con cái.
Nhìn chung, Giêrắc Uynxtenly là một trong những nhà tư tưởng lớn của thế kỷ
XVII. Ông có những đóng góp vào kho tàng lịch sử các tư tưởng xã hội chủ
nghĩa trên những lĩnh vực cơ bản như kinh tế, chính trị, giáo dục, hôn nhân gia
đình ... với những tư tưởng đặc sắc.
CHƯƠNG 2: Điểm tương đồng và dị biệt trong tư tưởng xã hội chủ nghĩa
của Uynxtenly và Campanenla. 1.Điểm tương đồng
Cả hai nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng đều tập trung đưa ra những lý luận
riêng, những phương pháp khác nhau nhằm trả lời cho một câu hỏi chung: "Làm
thế nào để xây dựng một xã hội mới không có áp bức, bóc lột, bất công mà ở đó
mọi người dân đều có thể chung sống hòa bình, vui vẻ, hạnh phúc bên nhau, đều
được hưởng quyền và nghĩa vụ bình đẳng như nhau ?". Không những thế cả hai
đại biểu đều tập trung phê phán mạnh mẽ những mặt tối của xã hội tư sân lúc
bấy giờ đồng thời tất cả tin rằng trong tương lai quyền kiểm soát các vấn đề xã
hội sẽ không còn nắm trong tay nghị viện, các bộ trưởng hay nhà vua nữa mà
thay vào đó sẽ thuộc về những người thuộc tầng lớp lao động - giai cấp công
nhân. Uynxtenly vàCampanenla cho rằng các hình thức chính phú và tổ chức
chính trị truyền thống dựa trên xung đột và tính cạnh tranh sẽ sớm bị thay thế
bởi một trật tự thế giới mới với hòa bình và sự xuất hiện của hợp tác quốc tế
phù hợp hơn với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của loài người trong tương
lai. Bên cạnh đó, các nhà chú nghĩa xã hội không tưởng nửa đầu thế ký XIX đều
đưa ra những phương pháp thực hiện sai lầm trong việc hiện thực hóa các học
thuyết của mình khi phân đối bạo lực cách mạng cùng như đấu tranh giai cấp .
Họ tin rằng bằng con đường hòa bình, giáo dục : giai cấp tư sản sẽ sớm nhận ra
những lỗi lầm, tội ác của mình để qua đó từ bỏ những lợi ích cá nhân và quay
lại giúp đỡ xây dựng xã hội mới nơi mọi người đều chung sống bình đẳng với
nhau. Chính suy nghĩ đó đã đẩy những học thuyết tiến bộ của cả Uynxtenly và
Campanenla trở nên không tưởng và khó có thể áp dụng vào trong xã hội đương thời. 2. Điểm dị biệt
Khía cạnh triết học và lý luận: Uynxtenly thường được coi là một tư tưởng có
tính chất triết học sâu sắc hơn, thường xây dựng trên cơ sở những nguyên lý lý
luận về sự phân phối công bằng và quyền lợi xã hội. Trong khi đó, Campanenla
có thể được nhìn nhận là một phong cách tư tưởng thực tiễn hơn, tập trung
nhiều vào các biện pháp cụ thể để cải thiện cuộc sống của người lao động.
Phương pháp tiếp cận: Uynxtenly thường tập trung vào việc phê phán các hệ
thống tồn tại và đề xuất các thay đổi cấu trúc để tạo ra một xã hội công bằng
hơn, trong khi Campanenla có xu hướng tìm kiếm sự thấu hiểu sâu sắc về bản
chất con người và xã hội thông qua phân tích triết học và văn hóa.
Quan điểm về tự do: Uynxtenly thường nhấn mạnh vào tự do cá nhân và quyền
lợi, trong khi Campanenla có thể đặt trọng tâm nhiều hơn vào ý thức xã hội và
trách nhiệm cá nhân đối với cộng đồng.
Chiến lược thực hiện: Uynxtenly có thể đưa ra các chiến lược chi tiết hơn và
thường xuyên liên quan đến cải cách chính sách xã hội, pháp luật và kinh tế.
Trong khi đó, Campanenla có thể tậptrung vào những phong trào xã hội, hoạt
động cộng đồng và các biện pháp nhân quyền.
Phạm vi ảnh hưởng: Uynxtenly có thể có phạm vi ảnh hưởng rộng hơn, ảnh hưởng
đến cả triết học và chính trị toàn cầu, trong khi Campanenla có thể tập trung hơn
vào các vấn đề cụ thể trong cộng đồng và quốc gia.
CHƯƠNG 3: Điểm hạn chế và ý nghĩa tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Uynxtenly và Campanenla.
1.Điểm hạn chế trong tư tưởng
1.1 Điểm hạn chế trong tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Uynxtenly.
Thiên vị lý thuyết: Tư tưởng của Uynxtenly có thể bị chỉ trích là quá lý thuyết
và thiên vị, không phản ánh đầy đủ các thực tế phức tạp của xã hội thực tế. Việc
áp dụng các lý thuyết này vào thực tiễn có thể gặp khó khăn do sự phức tạp và
đa dạng của các yếu tố xã hội, kinh tế và chính trị.
Bất khả thi trong thực tế: Một số phê bình cho rằng những ý tưởng của
Uynxtenly về phân phối công bằng và bình đẳng có thể không thực tế hoặc khó
đạt được trong thực tế, đặc biệt là khi áp dụng vào các nền kinh tế đang phát
triển và những xã hội đa dạng về văn hóa, chính trị.
Bỏ qua vai trò của thị trường: Uynxtenly có thể bỏ qua vai trò quan trọng của thị
trường trong việc cung cấp động lực kinh tế và khuyến khích sáng tạo. Việc
không cân nhắc đúng mức độ can thiệp của nhà nước có thể gây ra các tác động
phụ không mong muốn đến hoạt động kinh tế và sự phát triển.
1.2 Điểm hạn chế trong tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Campanenla.
Thiếu mặt lý thuyết sâu sắc: Tư tưởng của Campanenla có thể bị cho là thiếu
mặt lý thuyết sâu sắc và khả năng phân tích rõ ràng về nguyên nhân và cơ chế
của các vấn đề xã hội. Điều này có thể làm hạn chế khả năng áp dụng các giải
pháp hiệu qu là bền vững trong thực tế.
Chưa có chiến lược rõ ràng: Các phê bình cho rằng Campanenla có thể thiếu
một chiến lược rõ ràng để thúc đẩy các biện pháp cải thiện xã hội và đổi mới xã
hội. Việc thiếu một kế hoạch cụ thể và chi tiết có thể làm giảm tính hiệu quả của
các nỗ lực và hoạt động.
Phụ thuộc vào phong trào và hoạt động ngắn hạn: Ý tưởng của Campanenla có
thể dựa quá nhiều vào các phong trào xã hội và hoạt động ngắn hạn, thiếu sự
bền vững trong việc xây dựng những thay đổi cấu trúc và lâu dài trong xã hội.
Tóm lại, Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời trong thời điểm phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa vẫn chưa thực sự phát triển đến độ chín muồi khiến cho
các mâu thuẫn kinh tế cơ bản không có đủ điều kiện để bộc lộ rõ nét ra bên
ngoài xã hội lúc bấy giờ.
Chính yếu tố đó đã góp phần không nhỏ dẫn đến những hạn chế mà chủ nghĩa
xã hội không tưởng mắc phải. Không những thế, giai cấp công nhân vào khoảng
thời gian đó vẫn chưa trưởng thành cùng với với việc các cuộc đấu tranh giai
cấp chỉ diễn ra ở trình độ thấp trong phạm vi nhỏ. Điều này mô hình chung đã
khiến cho các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng lúc bấy giờ bỏ qua sứ mệnh
lịch sử của chính giai cấp công nhân trong công cuộc xây dựng một xã hội mới
công bằng, bình đăng. Ngoài ra, việc quan hệ giai cấp và đối lập giữa giai cấp
công nhân và giai cấp tư sản vẫn còn khá mờ nhạt, chưa phát triển mạnh mẽ
cũng đã cản trở sự phát triển của chủ nghĩa không tưởng vào nửa đầu thế kỷ
XIX. Nhìn chung, nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế của chủ nghĩa xã
hội không tưởng chủ yếu là do điều kiện kinh tế - xã hội, khách quan đến từ bên ngoài quy định.
2. Ý nghĩa tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Uynxtenly và Campanenla.
2.1 Ý nghĩa đương thời.
Mặc dù vẫn còn nhiều điểm hạn chế nhưng không thể phủ nhận rằng những tư
tưởng chủ nghĩa xã hội không tưởng đã đặt những viên gạch đầu tiên trong quá
trình hình thành và phát triên của chủ nghĩa xã hội khoa học đồng thời để lại
cho nhân loại những giá trị, những bài học đắt giá cho các cuộc đấu tranh giai
cấp sau này. Đầu tiên đã dũng cảm đứng lên phê phán, phủ nhận mạnh mẽ nền
tảng cơ sở hình thành nên chủ nghĩa tư bản vốn dựa vào chế độ tư hữu, chế độ
người bóc lột người dã man, tàn khốc. Qua đó đã diễn tả được sự khổ đau, bất
hạnh, nghèo đói trong đời sống hàng ngày của quần chúng nhân dân đồng thời
thế hiện khát vọng, ước mơ của họ về một xã hội tốt đẹp, bình đẳng, bác ái. Thứ
hai, những nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng nửa đầu thế kỷ XIX nói chung và
Uynxtenly, Campanenla nói riêng đã nhận ra được mặt trái của xã hội tư sản lúc
bây giờ. Họ chủ trương xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất sau khi
phát hiện ra rằng một xã hội được xây dựng dựa trên nền tảng cơ sở của tư hữu
về tư liệu sản xuất sẽ chẳng thể nào mang lại được sự tự do, bình đẳng, hạnh
phúc thực sự cho quần chúng nhân dân. Không những thế, xuyên suốt quá trình
hoạt động của mình, các nhà không tưởng đã để lại cho nhân loại rất nhiều luận
điểm có giá trị, nhiều tiên đoán, dự báo khác nhau về quy luật phát triển của xã hội trong tương lai.
2.2 Ý nghĩa hiện đại.
Khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ mạnh mẽ trên toàn thế giới thì
các học thuyết, lý luận của chủ nghĩa xã hội không tưởng vẫn còn sức ảnh
hưởng nhất định trong xã hội ngày nay. Các lý luận của chủ nghĩa xã hội không
tưởng về giai cấp công nhân đã được kê thừa, phát huy bởi chủ nghĩa xã hội
khoa học sau nay và tạo ra những tác động mạnh mẽ trong nhận thức của toàn
xã hội. Chính điều đó đã góp phần giúp cho vị thế của giai cấp công nhân ngày
càng được đề cao hơn trong cuộc sống.
Cụ thể, chính phú và các nhà sản xuất hiện đại đã nhận thấy được vai trò quan
trọng của những người công nhân lao động trong quá trình sản xuất, lưu thông
hàng hóa đồng thời cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến những quyền lợi của họ
thông qua việc đưa ra các chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ, giải quyết các vấn đề
khác nhau mà giai cấp công nhân gặp phải. Đối với những người lao động, họ
đã trưởng thành hơn và có được những nhận thức đúng đắn về xung đột giai cấp
để từ đó chủ động chống lại những bất công, đàn áp, bóc lột đến từ tầng lớp
thống trị. Có thể nói, những sự thay đổi tích cực được tạo ra từ các học thuyết
vốn đã "nhuốm màu thời gian" của chủ nghĩa xã hội không tưởng tuy chưa thể
nào xóa bỏ hoàn toàn những bất công trong xã hội hiện đại ngày nay nhưng đã
phần nào đó xoa dịu được những mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp
thống trị vốn diễn ra vô cùng gay gắt và khốc liệt trong các thế kỷ trước đó. KẾT LUẬN
Vào thế kỷ thứ XIX, khi chủ nghĩa tư bản dần bộc lộ những mặt trái, những
mâu thuẫn của mình trong xã hội thì chủ nghĩa xã hội không tưởng đã phát triển
đạt đến đỉnh cao trong học thuyết của các nhà tư tưởng vĩ đại lúc bấy giờ. Chủ
nghĩa xã hội không tưởng đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với số phận của
những người công nhân lao động đồng thời sẵn sàng phê phán, lên án xã hội tư
bản với nền tảng cơ sở là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất vốn đã gây ra rất
nhiều bất công, khó khăn cũng như đau khổ cho giai cấp công nhân. Không
những thế, chủ nghĩa xã hội không tưởng trong khoảng thời gian đó còn đại
diện cho đa số những người công nhân lao động nói lên ước mơ, khát vọng của
họ khi mong muốn thiết lập một xã hội mới mà ở đó mọi người đều có thể
chung sống hòa bình, vui vẻ, hạnh phúc bên nhau: đều bình đẳng như nhau,
không hề phân biệt giàu - nghèo, sang - hèn hay giai cấp. Tuy nhiên, các ý
tưởng tiến bộ cùng với những mong muốn cao cả đó lại không thể thực hiện
được khi các nhà không tưởng phản đối kịch liệt bạo lực cách mạng mà thay
vào đó chủ trương đi theo con đường ôn hòa - vốn được coi là một sai lầm "tai
họa" của chủ nghĩa xã hội không tưởng trong khoảng thời gian lúc bấy giờ. Mặc
dù vẫn còn nhiều hạn chế song những đóng góp to lớn về mặt tiền đề lý luận của
chủ nghĩa xã hội không tưởng là không thể phủ nhận được. Những giá trị lịch sử
mà chủ nghĩa xã hội không tưởng để lại cho nhân loại cách đây hai thế kỷ trước
vẫn không hề bị mai một đi theo dòng chảy của thời gian mà thay vào đó chúng
vẫn được kê thừa và phát triển bởi chủ nghĩa xã hội khoa học sau này. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Công Anh. Chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê
phán đầu thế kỷ XIX, giá trị và hạn chế.
2. Trần Đức Thảo. Lịch sử tư tưởng trước Marx. 1995.
Hà Nội . NXB Khoa học xã hội.
3. PGS.TS. Đỗ Công Tuấn;TS. Đặng Thuỳ Linh. Giáo
trình lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa. NSX giáo dục Việt Nam.
4. ThS. Nguyễn Thị Nhu; ThS Lê Thanh Hà. Giáo trình
lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa ( 2004). Trường Đại
học sư phạm TP.HCM. Khoa giáo dục chính trị.