-
Thông tin
-
Quiz
Vai trò của Lênin trong bảo vệ và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học | Tiểu luận Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
CNXHKH là một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin, đã và đang giữ vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của nhân loại, trở thành kim chỉ nam cho phong trào cách mạng vô sản trên toàn thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa 3 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Vai trò của Lênin trong bảo vệ và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học | Tiểu luận Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
CNXHKH là một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin, đã và đang giữ vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của nhân loại, trở thành kim chỉ nam cho phong trào cách mạng vô sản trên toàn thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa 3 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TIỂU LUẬN
MÔN LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Đề tài: Vai trò của Lênin trong bảo vệ và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học Họ và tên : Kiều Vũ Hà Mã sinh viên : 2350080013 Lớp hành chính
: Chủ nghĩa xã hội khoa học K43 Lớp tín chỉ : CN02053_K43_1 HÀ NỘI - 2024
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
CỤM TỪ VIẾT TẮT CỤM TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ CNĐQ : Chủ nghĩa đế quốc CT : Chính trị CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNTD : Chủ nghĩa thực dân CNXH : Chủ nghĩa xã hội CNXHKH
: Chủ nghĩa xã hội khoa học CTTG : Chiến tranh thế giới DC - TS : Dân chủ - tư sản ĐCS : Đảng cộng sản GCTS : Giai cấp tư sản GCCN : Giai cấp công nhân GCVS : Giai cấp vô sản KT : Kinh tế KT - CT : Kinh tế - chính trị PTCN : Phong trào công nhân TBCN : Tư bản chủ nghĩa TK : Thế kỷ XH : Xã hội XH - DC : Xã hội - Dân chủ MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU
1. Lý do và tính cấp thiết của đề tài
2. Tình hình nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
5.2. Cơ sở thực tiễn
5.3. Phương pháp nghiên cứu
6. Kết cấu đề tài B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ CƠ SỞ
HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA LÊNIN
1.1 Bối cảnh lịch sử thời kỳ của Lênin
1.1.1. Tình hình lịch sử thế giới
1.1.2. Phong trào công nhân quốc tế - một số điểm cơ bản
1.1.3. Tình hình lịch sử nước Nga
1.2. Sự ảnh hưởng tư tưởng của Marx và Engels đối với Lênin
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VAI TRÒ CỦA LÊNIN TRONG VIỆC BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN CNXHKH
2.1. Đôi nét về tiểu sử của Lênin
2.2. Vai trò của Lênin trong bảo vệ và phát triển CNXHKH
2.2.1. Những nội dung lý luận CNXHKH được Lênin phát triển trong thời kỳ
trước cách mạng tháng 10
2.2.1.1. Quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về chính đảng kiểu mới của GCCN
2.2.1.2. Quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về Cuộc cách mạng DCTS kiểu mới
2.2.2. Những nội dung lý luận CNXHKH được Lênin phát triển sau Cách mạng
tháng Mười đến năm 1924
CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ THỰC TIỄN VAI TRÒ CỦA LÊNIN TRONG
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CNXHKH ĐỐI VỚI THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Ảnh hưởng đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
3.2. Ý nghĩa trong công cuộc xây dựng XHCN hiện nay
3.3. Ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay C. KẾT LUẬN
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. MỞ ĐẦU
1. Lý do và tính cấp thiết của đề tài
CNXHKH là một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin, đã
và đang giữ vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của nhân loại, trở thành
kim chỉ nam cho phong trào cách mạng vô sản trên toàn thế giới. Học thuyết
này không những cung cấp cơ sở lý luận vững chắc về sự sụp đổ tất yếu của
CNTB và sự thắng lợi của CNXH, mà còn định hướng con đường xây dựng một
XH công bằng, văn minh và tiến bộ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh lịch sử đầy rẫy những biến động về mọi mặt,
việc bảo vệ và phát triển CNXHKH luôn là nhiệm vụ khó khăn và đầy thách
thức. Đặc biệt, vào cuối TK XIX - đầu TK XX, phong trào cách mạng quốc tế
đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: sự phản kháng quyết liệt từ các thế
lực TB, sự phân hóa trong nội bộ PTCN, và các tư tưởng cơ hội, xét lại đe dọa
tới chủ nghĩa Mác. Trong bối cảnh đó, V.I. Lênin, nhà tư tưởng và lãnh tụ cách
mạng kiệt xuất, đã xuất hiện như một ngọn hải đăng, dẫn dắt PTVS quốc tế vượt
qua sóng gió. Ông đã kế thừa và phát triển xuất sắc chủ nghĩa Marx. Ông không
chỉ vận dụng mà còn bổ sung, phát triển lý luận Marx để phù hợp với điều kiện
lịch sử cụ thể, như trong Cách mạng Tháng Mười Nga và xây dựng nhà nước
Xô viết, đồng thời đấu tranh bảo vệ học thuyết khỏi các khuynh hướng cơ hội,
xét lại. Với tư duy biện chứng sắc bén và tinh thần cách mạng triệt để của mình,
ông không chỉ bảo vệ CNXHKH khỏi các quan điểm sai trái và xuyên tạc, mà
còn tiếp tục xây dựng phát triển học thuyết này lên một tầm cao mới, phù hợp
với những điều kiện lịch sử trong thời đại mới. Những đóng góp lý luận và thực
tiễn của Lênin không chỉ làm sáng tỏ con đường đấu tranh cách mạng của
GCCN, mà còn hiện thực hóa học thuyết Mác trong cuộc sống. Đặc biệt, những
đóng góp của Lênin không chỉ dừng lại ở thời đại của ông, mà vẫn còn giữ
nguyên giá trị trong bối cảnh thế giới ngày nay khi đang phải đối mặt với những
mâu thuẫn và bất công sâu sắc của CNTB toàn cầu.
Trong bối cảnh thế giới hiện nay, thời đại toàn cầu hóa với sự phát triển
mạnh mẽ của CNTB hiện đại, nhiều vấn đề mới đặt ra cho CNXH, đòi hỏi việc
bảo vệ và phát triển lý luận này trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nghiên cứu
sâu vào vai trò của Lênin giúp ta định hướng những phương thức mới để vận
dụng CNXHKH vào thực tiễn. Trước hết, để bảo vệ hệ tư tưởng Marx - Lenin,
trước những thách thức từ tư tưởng phản động và diễn biến hòa bình. Tiếp đến,
việc nghiên cứu còn phục vụ cho việc xây dựng nhà nước kiểu mới và chiến
lược cách mạng trong bối cảnh đa dạng, vẫn mang tính ứng dụng cao. Nghiên
cứu sâu về Lênin giúp các nhà hoạch định chính sách tìm ra những giải pháp
phù hợp trong công cuộc xây dựng XHCN hiện nay. Đề tài giúp nhận diện các
bài học lịch sử từ thời đại của Lênin, đồng thời khẳng định giá trị hiện đại của
chủ nghĩa xã hội khoa học trong việc giải quyết các vấn đề như bất bình đẳng,
môi trường và khủng hoảng kinh tế. Đặc biệt, nghiên cứu đề tài còn có vai trò
góp phần khơi dậy niềm tin vào tính ưu việt của con đường XHCN khi mà
nhiều quốc gia trên thế giới vẫn luôn tìm kiếm một mô hình phát triển công bằng và bền vững.
Vì những lý do và tính cấp thiết trong, việc nghiên cứu đề tài “Vai trò của
Lênin trong bảo vệ và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học” không chỉ có ý
nghĩa lý luận sâu sắc mà còn mang giá trị thực tiễn cao trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ lý tưởng XHCN hiện nay. Việc nghiên cứu không chỉ giúp hiểu
rõ hơn về di sản tư tưởng của Lênin mà còn góp phần khẳng định giá trị bền
vững của CNXHKH trong bối cảnh hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Đề tài "Vai trò của Lênin trong bảo vệ và phát triển chủ nghĩa xã hội
khoa học" là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng, đặc biệt trong hệ thống lý
luận chính trị tại Việt Nam và quốc tế. Các nghiên cứu tại Việt Nam chủ yếu tập
trung vào vai trò của Lênin trong cách mạng Tháng Mười Nga, lý luận về Nhà
nước, cách mạng và các nguyên tắc xây dựng CNXH, được triển khai qua các
công trình tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và nhiều trường đại
học. Trên thế giới, các nghiên cứu quốc tế phân tích sâu về vai trò của Lênin
trong phong trào cộng sản, với các nước XHCN. Xu hướng hiện nay đòi hỏi
cách tiếp cận sáng tạo, gắn tư tưởng Lênin với bối cảnh toàn cầu hóa và các
thách thức mới. Nghiên cứu còn gặp những hạn chế như thiếu góc nhìn mới và
khó tiếp cận tài liệu quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của Lênin trong bảo vệ và phát triển Chủ nghĩa xã hội khoa học
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thực tiễn hoạt động của Lênin, phong trào cộng sản quốc tế từ cuối TK
XIX đến nay, và mối liên hệ với tình hình hiện tại.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích và làm rõ những đóng góp lý luận và thực tiễn của V.I. Lênin
trong việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học, một trong những nền
tảng tư tưởng quan trọng của phong trào cộng sản quốc tế.
Nghiên cứu tầm ảnh hưởng của các tư tưởng Lênin đối với việc hình
thành, củng cố, và phát triển mô hình chủ nghĩa xã hội ở các quốc gia.
Đánh giá giá trị và ý nghĩa của các tư tưởng này đối với phong trào cộng
sản quốc tế và bối cảnh hiện nay.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa lý luận về CNXHKH, tập trung vào những nội dung cốt lõi
mà Lênin đã bổ sung và phát triển từ tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen.
Phân tích bối cảnh lịch sử và vai trò của Lênin trong việc bảo vệ
CNXHKH trước sự tấn công của các thế lực thù địch và những biến động XH.
Làm rõ các quan điểm mới của Lênin liên quan đến cách mạng vô sản,
xây dựng nhà nước Xô viết, và cải cách kinh tế trong điều kiện lịch sử cụ thể.
Đánh giá tác động của tư tưởng Lênin đối với phong trào cộng sản quốc
tế và sự nghiệp xây dựng CNXH.
Đưa ra những bài học kinh nghiệm và định hướng vận dụng tư tưởng
Lênin trong bối cảnh xây dựng CNXH hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận 5.2. Cơ sở thực tiễn
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng Phương pháp nghiên cứu lịch sử, phân tích và tổng hợp,
song song với đó là việc sử dụng phương pháp so sánh và vận dụng lý luận vào
thực tiễn để đi từ cơ sở lý luận đến thực tiễn phục vụ cho quá trình nghiên cứu
6. Kết cấu đề tài
Đề tài có kết cấu bao gồm: Cụm từ viết tắt, mục lục, các phần, tài liệu tham khảo A. Mở đầu B. Nội dung
Chương 1: Lý luận chung về bối cảnh lịch sử và cơ sở hình thành tư tưởng của Lênin
Chương 2: Nội dung vai trò của lênin trong việc bảo vệ và phát triển CNXHKH
Chương 3: Giá trị thực tiễn vai trò của lênin trong bảo vệ và phát triển
CNXHKH đối với thế giới và Việt Nam hiện nay C. Kết Luận D. Tài liệu tham khảo B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ CƠ SỞ
HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA LÊNIN
1.1 Bối cảnh lịch sử thời kỳ của Lênin
1.1.1. Tình hình lịch sử thế giới
Vào cuối TK XIX - đầu TK XX, CNTB bước vào giai đoạn phát triển cao
nhất là CNĐQ. Việc tích tụ tập trung sản xuất và tư bản đã đạt tới quy mô vô
cùng to lớn, CNTB từ tự do cạnh tranh đã chuyển mạnh sang giai đoạn độc
quyền và hình thành các Liên hiệp Tư bản độc quyền. Ở thị trường trong nước
sự cạnh tranh cũng được mở rộng, cùng với việc hình thành các liên minh quốc
tế xâm chiếm thị trường bên ngoài, toàn bộ thế giới bị chúng phân chia với nhau
thành các khu vực ảnh hưởng. Các nước nhỏ yếu ở châu Á, châu Phi và khu vực
Mỹ Latinh ngày càng bị đẩy mạnh quá trình xâm chiếm và nô dịch. Những
chính sách thực dân tàn bạo mà chúng thực hiện nhằm vơ vét sức người, sức
của, vì lợi nhuận độc quyền của CNTB.
Đến đầu TK XX, việc phân chia lãnh thổ thế giới đã hoàn thành, nên mâu
thuẫn giữa đế quốc "già" và đế quốc "trẻ" ngày một gay gắt đã làm cho vấn đề
phân chia lại thuộc địa được đặt ra trở nên cấp bách hơn. Vấn đề này không chỉ
khiến cho mâu thuẫn của các nước đế quốc ngày càng phát triển gay gắt với
nhau trong việc tranh giành thuộc địa, dẫn tới CTTG thứ nhất 1914 – 1918, mà
còn làm cho mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa bị áp bức với CNĐQ và
CNTD ngày càng trở nên sâu sắc. Một thời kỳ tương đối "hòa bình" buộc phải
chấm dứt, mức sống của nhân dân lao động bị GCTS tấn công một cách không
thương tiếc. Không chỉ huỷ hoại về mặt KT, gây ra sự phản động về mặt CT,
GCTS còn tăng cường gây sức ép về mặt tư tưởng đối với nhân dân lao động.
Chính những bất công đó đã thúc đẩy GCCN hoạt động hoạt động mạnh mẽ,
mở rộng hàng ngũ đồng minh của GCVS để chống lại GCTS. Việc chuẩn bị cho
cách mạng XHCN không chỉ trở thành nhiệm vụ khách quan và trực tiếp của
GCCN, mà còn là nội dung đấu tranh giai cấp chính. Các yếu tố về trình độ,
nhận thức, điều kiện mới và nhiệm vụ mới đã góp phần quan trọng trong việc
phối hợp giữa chiến lược, sách lược và toàn bộ hoạt động của GCCN cùng với
yêu cầu lịch sử mới, đã trở thành tiêu chuẩn khách quan, đánh giá trình độ và
bản lĩnh của mỗi người trong XH - DC và của bất kỳ tổ chức công nhân nào.
1.1.2. Phong trào công nhân quốc tế - một số điểm cơ bản
Một là, vị trí của các đảng XH - DC được tăng cường rõ rệt. Năm 1914, ở
những Nước có bầu cử, những người XH - DC chiếm gần 700 ghế trong Nghị
viện. Cùng với đó, những đảng XHCN mới cũng dần xuất hiện, điển hình như
Đảng XH - DC Nhật Bản. Phong trào công đoàn đã được củng cố và thành lập
Liên Hiệp công đoàn quốc tế. PTCN quốc tế hướng vào việc chống chủ nghĩa
quân phiệt và chiến tranh ăn cướp đang ngày càng gia tăng, cuộc đấu tranh cho
hòa bình được gắn chặt với cuộc đấu tranh cho CNXH.
Hai là, PTCN quốc tế đã di chuyển trung tâm từ Tây Âu sang nước Nga.
Phong trào cách mạng của công nhân được đẩy mạnh, với đỉnh cao của phong
trào vô sản là cuộc cách mạng nhân dân 1905 - 1907 ở Nga. Sự phát triển của
chủ nghĩa Mác được gắn liền chủ yếu với những hoạt động của Lênin, bắt đầu
một giai đoạn phát triển mới của CNXHKH. Năm 1903, Đảng Bônsêvich -
Đảng Vô sản kiểu mới đầu tiên được thành lập ở Nga. Đây là bước ngoặt không
những trong PTCN Nga mà cả trong PTCN quốc tế. Từ 1905 - 1907, những
người XH - DC cách mạng bên cạnh việc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội đã
phát triển sáng tạo một số mặt của chủ nghĩa Mác và đề ra sách lược đấu tranh
trong điều kiện lịch sử mới. Họ bắt đầu thành lập các nhóm của mình và ở một
số nước như Bungari, Ba Lan, Hà Lan đã được tổ chức thành chính đảng.
Ba là, cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng cách mạng và cơ hội chủ
nghĩa trở thành đặc điểm quan trọng nhất trong thời kỳ mới của PTCN quốc tế
do nguy cơ chủ nghĩa cơ hội rất nghiêm trọng. Xuất phát từ bản chất, GCTS
chẳng những thường xuyên sử dụng bạo lực, mà còn dùng nhiều thủ đoạn nhằm
mua chuộc, tạo ra tầng lớp công nhân quý tộc để chia rẽ hàng ngũ GCCN. Mặt
khác, CNĐQ làm cho các tầng lớp trung gian phá sản hàng loạt, gia nhập
GCVS. Chúng mang theo hệ tư tưởng tiểu tư sản vào GCCN, nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho sự truyền bá của chủ nghĩa cơ hội. Sẽ không thể giải quyết
được nhiệm vụ cách mạng mới đặt ra với GCVS nếu không có thắng lợi hoàn
toàn về tư tưởng lý luận đối với chủ nghĩa cơ hội và đoạn tuyệt với nó về tổ
chức. Nhiều người trong XH - DC chưa nhận thức được những điều kiện và
nhiệm vụ mới của GCCN, làm cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại cực
kỳ khó khăn. Trung phái là cái tên mà những người XH - DC cách mạng gọi họ
và toàn bộ trào lưu là chủ nghĩa trung phái. Những người trung phái tìm cách để
điều hòa trào lưu cách mạng và trào lưu cơ hội chủ nghĩa, họ bảo vệ một số
quan điểm cũ và chống lại những hình thức đấu tranh mới do không nhận thức
được nguy cơ của chủ nghĩa xét lại. Chủ nghĩa trung phái được nhận định là chủ
nghĩa cơ hội ẩn giấu, như một dạng đặc biệt của chủ nghĩa cơ hội: nó là sự kết
hợp của chủ nghĩa Mác trên lời nói với thực tiễn cải lương.
Chủ nghĩa cơ hội dưới hình thức chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa trung phái
trong thời kỳ CNĐQ, trở thành nguy cơ chính, song không phải là nguy cơ duy
nhất của PTCN. Trong PTCN còn có chủ nghĩa công đoàn vô chính phủ, là "chủ
nghĩa xét lại về phía tả".
Lênin đóng vai trò quyết định trong việc bảo vệ các nguyên tắc cách
mạng của chủ nghĩa Mác và phát triển chúng một cách sáng tạo. Chủ nghĩa
Lênin ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của phong trào cách mạng ở
Nga vào cuối TK XIX, đầu TK XX.
1.1.3. Tình hình lịch sử nước Nga
Đầu TK XX, CNTB ở Nga bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhưng
chế độ phong kiến Nga hoàng vẫn tồn tại mạnh mẽ dưới hình thức đại chiếm
hữu địa chủ. Ách áp bức của chế độ chuyên chế - địa chủ kết hợp với sự bóc lột
của TBCN, áp bức dân tộc, và sự phụ thuộc vào tư bản nước ngoài. Điều này
dẫn đến sự kết hợp của nhiều cuộc đấu tranh: GCCN chống GCTS, nông dân
chống địa chủ, các dân tộc bị áp bức chống Nga hoàng, và quần chúng nhân dân
chống chế độ chuyên chế và tư bản nước ngoài. Trong bối cảnh đó, các tiền đề
cho cuộc cách mạng DC - TS có tính chất nhân dân đã hoàn toàn chín muồi.
Cuộc cách mạng Nga 1905 - 1907 là cuộc cách mạng DC - TS đầu tiên
trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, đánh dấu thời kỳ mới của lịch sử toàn cầu với
những rung chuyển chính trị và cách mạng. Sau sự kiện “Ngày Chủ nhật đẫm
máu” (9/1/1905), một làn sóng đấu tranh mạnh mẽ với các cuộc bãi công, biểu
tình bao trùm nước Nga. GCCN, nông dân, và trí thức dân chủ vùng dậy đấu
tranh, được sự ủng hộ của PTCN các nước Đức, Pháp, và Ý. Cuộc cách mạng
này có ý nghĩa quốc tế to lớn, không chỉ ở chỗ trực tiếp tác động đến tính tích
cực cách mạng của quần chúng ở các nước tư bản quân chủ và thuộc địa, mà nó
còn đặt ra những vấn đề căn bản của PTCN quốc tế và đòi hỏi phải trả lời những
vấn đề mới: vấn đề động lực của cuộc cách mạng DCTS trong thời đại đế quốc
XHCN, vấn đề truyền bá lãnh đạo của GCVS, vấn đề liên minh giai cấp, những
vấn đề về sách lược đấu tranh giai cấp, vấn đề cách mạng DCTS chuyển biến thành cách mạng XHCN.
Cùng với đó, cuộc cách mạng cũng làm gia tăng mâu thuẫn giữa các trào
lưu trong PTCN quốc tế. Trong nội bộ nước Nga, sự đối lập giữa Bônsêvich và
Mensêvích trở nên gay gắt, khi Mensêvích phản đối khởi nghĩa vũ trang và phủ
nhận ý nghĩa quốc tế của cuộc cách mạng. Trong khi đó, Lênin đã bảo vệ và
phát triển lý luận của C. Mác, kiên quyết đấu tranh chống các trào lưu dân túy,
cơ hội và xét lại ở Nga và quốc tế. Từ sau Cách mạng Tháng Mười (1917) đến
năm 1924, ông tiếp tục bổ sung và phát triển lý luận CNXHKH dựa trên thực
tiễn xây dựng CNXH Nga và Liên Xô.
1.2. Sự ảnh hưởng tư tưởng của Marx và Engels đối với Lênin
Tư tưởng của Marx và Engels có ảnh hưởng một cách sâu sắc và toàn
diện đến V.I.Lênin, giúp hình thành nền tảng lý luận và thực tiễn cách mạng
trong ông. Lênin tiếp thu hệ thống lý luận của chủ nghĩa Marx, đặc biệt là chủ
nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử, lý luận giá trị thặng dư và quan điểm về sự
phát triển các hình thái KT - XH, để phân tích sự phát triển của XH và mâu
thuẫn giữa các giai cấp. Ông áp dụng lý luận giá trị thặng dư để phê phán
CNTB, khẳng định rằng bóc lột là bản chất của hệ thống này và sự sụp đổ của
nó là tất yếu. Lênin kế thừa lý luận về cách mạng vô sản, nhấn mạnh rằng cách
mạng XHCN cần có sự lãnh đạo của ĐCS như một lực lượng tiên phong đại
diện cho lợi ích của GCCN.
Nếu Marx và Engels chỉ tập trung vào cách mạng ở các nước tư bản phát
triển, thì Lênin đã sáng tạo và vận dụng lý luận này vào trong bối cảnh của nước
Nga - một nước tư bản lạc hậu, nơi mà mâu thuẫn giai cấp và áp bức xã hội vô
cùng gay gắt. Đồng thời, ông cũng kế thừa lý tưởng quốc tế vô sản của Marx và
Engels, hiện thực hóa thông qua việc thành lập Quốc tế Cộng sản (Comintern),
nhằm thúc đẩy phong trào cách mạng trên toàn thế giới. Trong việc phê phán
chủ nghĩa tư bản, Lenin cũng phát triển tư tưởng của Marx và Engels, ông chỉ ra
rằng CNĐQ là giai đoạn tột cùng của CNTB, nguyên nhân dẫn đến chiến tranh
và áp bức, bóc lột thuộc địa.
Tuy nhiên, Lênin không chỉ dừng lại ở việc kế thừa mà còn sáng tạo, bổ
sung lý luận với nhiều luận điểm quan trọng. Đặc biệt, trong việc xây dựng nhà
nước chuyên chính vô sản và vận dụng chủ nghĩa Marx vào thực tiễn cách mạng
Nga. Tư tưởng của Marx và Engels không chỉ là kim chỉ nam, mà còn là nền
tảng tư tưởng giúp Lênin phát triển những lý luận mới phù hợp với bối cảnh thế
giới đầu TK XX. Điều này cũng khẳng định giá trị thực tiễn và tính sáng tạo của chủ nghĩa Marx.
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VAI TRÒ CỦA LÊNIN TRONG VIỆC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CNXHKH
2.1. Đôi nét về tiểu sử của Lênin
V.I.Lênin tên thật là Vơlađimia Ilich Ulianôp (Vladimir Ilyich Ulianov)
sinh ngày 22/4/1870 tại Simbirsk, mất ngày 21/1/1924 ở làng Gorki gần
Moskva. Ông là vị lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, người sáng lập ra ĐCS Nga và
Nhà nước Xô Viết đầu tiên.
Thời niên thiếu và con đường học vấn: Lênin tốt nghiệp xuất sắc bậc
trung học với huy chương vàng vào năm 1887, sau đó ông theo học Khoa Luật
ở Đại học Tổng hợp Kazan. Lênin từng bị đuổi học và bị phát lưu đến làng
Kokushino Kazan do tham gia tuyên truyền cách mạng trong sinh viên. Đến
tháng 10 năm 1888 ông về lại Kazan và gia nhập nhóm Mácxit. Trong việc tự
học Lênin có nghị lực rất cao do đó đã tốt nghiệp Luật với tư cách thí sinh tự do vào năm 1891.
Hoạt động cách mạng ban đầu: Từ những năm 1890, Lênin tích cực tham
gia các nhóm Mácxit. Mùa Thu năm 1895, ông thành lập “Hội Liên hiệp đấu
tranh giải phóng GCCN” tập hợp các nhóm cách mạng ở Pêtécbua. Do có kẻ tố
giác, ông bị bắt giam. Sau 14 tháng bị cầm tù, tháng 2/1897, Lênin bị kết án đi
dài 3 năm ở làng Shushenkoe (miền Đông Xibêri), nơi ông viết nhiều tác phẩm
quan trọng về chủ nghĩa Marx. Trong thời gian lưu đày, V.I.Lênin đã viết xong
hơn 30 tác phẩm, trong đó có cả tác phẩm đồ sộ Sự phát triển của CNTB Nga.
Thành lập Đảng Bolshevik: Năm 1900, khi thời hạn lưu đày kết thúc,
Lênin ra nước ngoài hoạt động và cùng Plekhanov sáng lập tờ báo “Tia lửa”.
Năm 1903, tại Đại hội lần II của Đảng Công nhân XHCN Nga, ông đưa ra phát
biểu về sự cần thiết phải xây dựng một đảng cách mạng kiểu mới, dẫn đến sự
phân chia thành hai phái Bônsêvíc (những người đa số) và Mensêvíc (thiểu số).
Trong thời kỳ cách mạng 1905 - 1907, V.I.Lênin đã phát triển tư tưởng về sự
lãnh đạo của GCCN trong cách mạng DC - TS kiểu mới và sự chuyển biến tất
yếu của cuộc cách mạng ấy thành cuộc cách mạng XHCN.
Lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười Nga: Những mâu thuẫn KT - CT sâu
sắc ở nước Nga lúc bấy giờ đòi hỏi phải tiến hành một cuộc cách mạng làm thay
đổi tận gốc đời sống CT nước Nga. Năm 1917, sau cuộc cách mạng tháng Hai,
Lênin trở về Nga, đưa ra “Luận cương Tháng Tư” với khẩu hiệu “Toàn bộ chính
quyền về tay Xô Viết”. Phong trào cách mạng nước Nga được ông thường
xuyên chỉ đạo. Sau khi đề ra kế hoạch khởi nghĩa vũ trang, ngày 7/11/1917, ông
đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Cách mạng tháng Mười Nga toàn thắng, đem lại
Chính quyền về tay nhân dân, cho ra đời Nhà nước công nông đầu tiên trên thế
giới do Đảng của GCVS lãnh đạo.
Xây dựng Nhà nước Xô Viết: Sau cách mạng, để rút Nga khỏi Thế chiến
I, Lênin đã ký Hòa ước Brest - Litovsk với Đức (1918). Ông lãnh đạo công cuộc
cải tổ KT với chính sách KT mới (NEP), cùng với các kế hoạch phát triển công
nghiệp và điện khí hóa. V.I.Lênin bắt tay vào việc thi hành chính sách đối ngoại
Xô Viết, ông đề ra những nguyên tắc giữa các quốc gia có chế độ XH khác nhau
để cùng tồn tại hòa bình.
Những năm cuối đời: Năm 1918, Lênin bị ám sát và bị thương nặng
nhưng may mắn sống sót. Đến năm 1919, ông sáng lập Quốc tế Cộng sản. Năm
1922, dù sức khỏe suy giảm nhưng ông vẫn tiếp tục đóng góp vào công cuộc
xây dựng CNXH. Ngày 21/4/1924, V.I.Lênin qua đời ở làng Gorki (Mátxcơva).
Lênin để lại di sản to lớn trong việc xây dựng nền móng cho Liên bang Xô Viết
và phong trào cộng sản quốc tế.
2.2. Vai trò của Lênin trong bảo vệ và phát triển CNXHKH
2.2.1. Những nội dung lý luận CNXHKH được Lênin phát triển trong thời
kỳ trước Cách mạng tháng 10
2.2.1.1. Quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về chính đảng kiểu mới của GCCN
Một là, việc xây dựng một đảng kiểu mới, Mácxit cách mạng của GCCN
là xuất phát từ những tiền đề khách quan. Trong bối cảnh khủng hoảng nội bộ
của các đảng XH - DC và Quốc tế II, sự phân hóa về tư tưởng, CT và tổ chức
diễn ra sâu sắc. Các kỳ đại hội trở thành nơi đấu tranh gay gắt giữa phái cách
mạng và phái cơ hội xét lại, dẫn đến việc không giải quyết được các vấn đề cấp
bách của PTCN. Nghị quyết của các đại hội thường bị phái xét lại phá hoại, làm
gia tăng khủng hoảng và báo hiệu sự sụp đổ của Quốc tế II. Trong tình hình đó,
một trào lưu cách mạng triệt để bảo vệ sự thống nhất quốc tế của PTCN đã hình
thành, mà đỉnh cao là sự xuất hiện của chủ nghĩa Lênin. Chủ nghĩa Lênin mở ra
một giai đoạn phát triển mới cho CNXHKH, với dấu mốc quan trọng là sự ra
đời của Đảng Bônsêvích - một đảng kiểu mới có ý nghĩa quyết định trong
PTCN quốc tế. Trước nguy cơ chiến tranh đế quốc và tình thế cách mạng, Lênin
nhấn mạnh sự cần thiết của một đảng kiên quyết cách mạng với đường lối đúng
đắn để lãnh đạo GCCN và nhân dân lao động giành chính quyền. Trong CTTG
thứ nhất, ông khẳng định rằng CNXH có thể thắng lợi trước hết ở một nước
riêng lẻ, thay vì đồng thời ở nhiều nước, và chủ trương biến chiến tranh đế quốc
thành nội chiến cách mạng. Những nỗ lực lâu dài của Lênin trong việc xây dựng
một đảng kiểu mới đạt được thành tựu quan trọng khi ông khai trừ phái
Mensêvích và tổ chức Đảng Bônsêvích độc lập tại Praha năm 1912, tạo tiền đề
cho mô hình đảng cách mạng kiểu mới trên thế giới.
Hai là, những nguyên tắc mà Đảng kiểu mới, Đảng Mácxít cách mạng
của GCCN cần phải tuân theo:
Nguyên tắc thứ nhất, về tư tưởng: Đảng lấy chủ nghĩa Mác và lý luận
CNXHKH làm nền tảng tư tưởng. Điều này là cần thiết vì chỉ có tư tưởng tiên
phong mới giúp Đảng đảm nhận vai trò chiến sĩ tiên phong của GCCN. Chủ
nghĩa Mác và CNXHKH là hệ tư tưởng của GCCN, nhưng ban đầu không tự
phát sinh từ PTCN mà do các nhà lý luận Mácxít đưa vào phong trào. PTCN
thường bị ảnh hưởng bởi cả tư tưởng XHCN và tư sản. Bảo vệ sự trong sáng
của hệ tư tưởng XHCN là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của Đảng Vô sản cách
mạng, vận dụng sáng tạo tư tưởng này để lãnh đạo PTCN giành thắng lợi và
chống lại tư tưởng tư sản cùng các tư tưởng phi vô sản khác.
Nguyên tắc thứ hai, về tổ chức: Đảng là bộ phận tiên phong, giác ngộ và
cách mạng nhất của GCCN, đại diện cho lợi ích toàn bộ phong trào cách mạng.
Đảng không phải là toàn bộ giai cấp nhưng là đại biểu cho lợi ích của toàn bộ
phong trào, được xây dựng bằng cách tuyển chọn những người ưu tú, trung
thành với sự nghiệp của Đảng và GCCN, dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ,
thống nhất tư tưởng, ý chí và hành động. Kỷ luật của Đảng nghiêm minh tự giác
cao, bình đẳng và dân chủ trong nội bộ. Đảng phải luôn gắn bó mật thiết với
GCCN, nhân dân lao động, lãnh đạo phong trào cách mạng cùng các tổ chức vô
sản. Thực hiện tự phê bình và phê bình là nguyên tắc quan trọng nhằm xây dựng
và củng cố tổ chức Đảng.
Nguyên tắc thứ ba, về chính trị: Đảng phải kiên định lập trường
GCCN và trung thành với lợi ích của GCCN cùng nhân dân lao động.
Đảng cần có trí tuệ và năng lực để xây dựng cương lĩnh cách mạng phù hợp,
xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể, vận dụng sáng tạo lý luận của CNXHKH,
tránh giáo điều và chủ quan duy ý chí. Bởi thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
Vận dụng chủ nghĩa Mác trong bối cảnh đặc thù, Lênin đã đề ra cương lĩnh
đúng đắn cho cách mạng dân chủ ở Nga năm 1905: GCCN lãnh đạo cách mạng;
liên minh giữa GCCN và giai cấp nông dân, với GCCN đóng vai trò lãnh đạo;
phương pháp là khởi nghĩa vũ trang để lật đổ chế độ chuyên chế; mục tiêu là
thiết lập nền cộng hòa dân chủ và chính phủ lâm thời là cơ quan chính trị của
chuyên chính dân chủ cách mạng của GCCN và nông dân; tiến hành cách mạng
dân chủ phải triệt để, làm tiền đề chuyển sang XHCN.
2.2.1.2. Quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về Cuộc cách mạng DCTS kiểu mới
Một là, quan điểm của V.I.Lênin về vai trò lãnh đạo của GCCN trong
CNXHKH: Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, GCTS đã trở nên lỗi thời và lạc
hậu, thậm chí còn phản động và nhiều nơi còn thỏa hiệp với chế độ chuyên chế
để chống lại phong trào cách mạng. Trong bối cảnh đó, GCCN trưởng thành
nhanh chóng ở một số nước và không chỉ trở thành lực lượng tiên phong lãnh
đạo cách mạng XHCN mà còn đảm nhận vai trò lãnh đạo cách mạng DC - TS.
Nhiệm vụ của GCCN là đánh đổ chế độ chuyên chế, triệt để xóa bỏ tàn dư
phong kiến, thúc đẩy lực lượng sản xuất và chuẩn bị điều kiện để tiến lên cách
mạng XHCN. Đầu thế kỷ XX, nước Nga hội tụ đầy đủ điều kiện khách quan và
chủ quan để GCCN, thông qua Đảng XH - DC, đảm nhận vai trò này. GCCN
Nga được rèn luyện qua các cuộc đấu tranh cách mạng, có chính đảng lãnh đạo,
là đội tiên phong của GCVS quốc tế và được cổ vũ bởi phong trào cách mạng
thế giới. Do đó, GCCN Nga không chỉ đủ khả năng mà còn cần thiết phải nắm
giữ vai trò lãnh đạo cách mạng dân chủ, dẫn dắt phong trào cách mạng XHCN
và góp phần vào sự nghiệp cách mạng quốc tế.
Hai là, quan điểm của V.I.Lênin về tính nhân dân của cuộc cách mạng
DC - TS trong thời đại đế quốc chủ nghĩa: Cách mạng DC - TS thu hút đông
đảo quần chúng nhân dân tham gia. Nhân dân không chỉ nhận thức mà còn trực
tiếp thực hiện nhiệm vụ lật đổ chế độ chuyên chế, thành lập Quốc hội lập hiến
và sáng tạo ra trật tự XH mới. Mục tiêu của cách mạng là đáp ứng lợi ích và nhu
cầu của nhân dân, biến cách mạng thành “ngày hội” của những người bị áp bức và bóc lột.
Ba là, nền tảng của cuộc cách mạng nhân dân là liên minh của GCCN với
quảng đại quần chúng nhân dân lao động phi vô sản, trước hết là với nông dân:
Liên minh giữa GCCN và giai cấp nông dân là tất yếu và quyết định sự thành
công của cách mạng, bởi nông dân là lực lượng cách mạng vô cùng to lớn. Tuy
nhiên, nông dân không thuần nhất và thiếu kiên định, nên họ cần sự lãnh đạo
của một đảng cách mạng để đáp ứng nguyện vọng về ruộng đất và tự do dân
chủ. Bởi lẽ đó, liên minh công - nông phải do GCCN lãnh đạo, xuất phát từ nhu
cầu khách quan của cả hai giai cấp. Từ lý luận và thực tiễn, Lênin khẳng định
tầm quan trọng của liên minh công - nông trong cách mạng dân chủ và XHCN.
Bốn là, quan điểm của Lênin về con đường, hình thức và phương pháp
đấu tranh cách mạng: Lênin, kế thừa tư tưởng của Mác và Ăngghen, khẳng định
rằng hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng của GCCN rất đa dạng, từ
các cuộc bãi công KT, bãi công CT, đấu tranh hoà bình trong nghị trường đến
khởi nghĩa vũ trang. Trong cách mạng dân chủ, khởi nghĩa vũ trang là tất yếu để
giành thắng lợi quyết định, vì các giai cấp phản động thường sử dụng bạo lực
quân sự trước. Lênin nhấn mạnh bạo lực cách mạng không chỉ là đấu tranh vũ
trang mà còn bao gồm toàn bộ các hoạt động đấu tranh CT của nhân dân lao
động do Đảng lãnh đạo, nhằm lật đổ chế độ cũ và thiết lập chính quyền mới của
GCCN và nhân dân lao động.
Năm là, quan điểm của V.I.Lênin về vấn đề chính quyền trong cách mạng
dân chủ: Lênin khẳng định vấn đề chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc
cách mạng. Trong cách mạng DC - TS, GCCN lãnh đạo và chính phủ cách
mạng lâm thời là mục tiêu hàng đầu, thay thế chính phủ phong kiến, biểu hiện
thắng lợi của cách mạng và là điều kiện để chuyển sang cách mạng XHCN.
Chính phủ cách mạng lâm thời phải hành động chuyên chính, dựa vào liên minh
công - nông, tiêu diệt tàn dư chế độ chuyên chế nhưng chưa hề chạm đến nền
tảng của CNTB, dẫn đến cuộc đấu tranh mới nhằm giải phóng triệt để GCCN và
nhân dân lao động khỏi áp bức, bóc lột. Đảng phải dựa vào quần chúng, bảo vệ
thành quả cách mạng và kiên quyết chống phản cách mạng.
Sáu là, quan điểm của V.I.Lênin về sự chuyển biến cách mạng dân chủ tư
sản thành cách mạng XHCN: Lênin cho rằng cách mạng dân chủ dù thắng lợi
vẫn chưa giải phóng hoàn toàn GCVS và nhân dân lao động, khi mâu thuẫn
giữa vô sản và tư sản ngày càng gay gắt. Chuyên chính công - nông trong cách
mạng dân chủ không phải chuyên chính XHCN, vì chưa chạm đến cơ sở của
CNTB. Do đó, cách mạng dân chủ khi đã giành được thắng lợi triệt để phải
chuyển ngay thành cách mạng XHCN. Sự chuyển biến này đòi hỏi phải chuẩn
bị đầy đủ những tiền đề: trước hết, vai trò lãnh đạo của GCVS qua chính đảng
của mình được xác lập trong cách mạng dân chủ, đây là điều kiện cơ bản nhất
làm tiền đề cho các điều kiện sau; tiếp đến, Liên minh công - nông phải vững
chắc, tạo chỗ dựa cho chuyên chính công - nông; cuối cùng, Chuyên chính dân
chủ cách mạng của công - nông chống chế độ chuyên chế, đồng thời chuẩn bị
cho cuộc đấu tranh chống tư bản và thiết lập CNXH.
Bảy là, quan điểm của V.I.Lênin về khả năng thắng lợi của cách mạng
XHCN trong thời đại đế quốc chủ nghĩa: Từ năm 1905, trong tác phẩm Hai sách
lược của Đảng XH - DC trong cách mạng dân chủ, Lênin đã đặt cơ sở cho học
thuyết về cách mạng XHCN, làm rõ sự chuyển biến từ cách mạng DC - TS sang
cách mạng XHCN. Ông nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của GCVS do liên minh với
nông dân và các tầng lớp lao động bị bóc lột, nhằm xây dựng nền chuyên chính
dân chủ công - nông làm cơ sở cho chuyên chính XHCN.
Đến năm 1915 - 1916, trong các bài viết như Bàn về khẩu hiệu Liên bang châu
Âu và Cương lĩnh quân sự của cách mạng vô sản, Lênin phát triển lý luận rằng
sự phát triển không đều của KT - CT trong thời đại đế quốc chủ nghĩa tạo ra
mâu thuẫn, làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc và khiến nó có thể tan vỡ tại những
"khâu yếu nhất". Từ đó, ông kết luận rằng CNXH có thể trước tiên thắng lợi ở
một hoặc vài nước riêng lẻ, chứ không nhất thiết phải đồng thời ở tất cả các nước.
2.2.2. Những nội dung lý luận CNXHKH được Lênin phát triển sau Cách mạng
tháng Mười đến năm 1924
Sau Cách mạng tháng Mười, Lênin tập trung xây dựng nhà nước Xô Viết
và CNXH. Trong tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô
Viết” (1918), ông vạch ra con đường xây dựng CNXH. Sau vụ mưu sát vào
tháng 8/1918, Lênin bị thương nhưng ĐCS vẫn bảo vệ và cứu nền Cộng hòa Xô
Viết. Ông thành lập Quốc tế thứ III (tức Quốc tế Cộng sản năm 1919), phát triển
lý luận về CNXH và chủ nghĩa cộng sản trong tác phẩm “KT và CT trong thời
đại chuyên chính vô sản” (1919). Sau khi nội chiến kết thúc, Lênin lãnh đạo
công tác phục hồi KT và chuyển đổi chính sách mới. Ông tiếp tục đấu tranh
chống bọn Tơrốtxki, Bukharin… phá hoại sự thống nhất và tính chiến đấu của
Đảng, viết nhiều tác phẩm chiến lược như “Bệnh ấu trĩ tả khuynh” (1920) và
“Bàn về thuế lương thực” (1921). Năm 1923, Lênin tổng kết công tác cách
mạng và đề ra các phương hướng phát triển, bao gồm công nghiệp hóa, cải tạo
nông nghiệp và cách mạng văn hóa. Mặc dù trong thời gian ngắn từ 1917 đến
khi qua đời năm 1924, nhưng Lênin đã bổ sung và phát triển lý luận Mác chung
và lý luận về CNXHKH nói riêng. Đặc biệt, Người đã tập trung nêu ra và phân
tích những vấn đề cơ bản về CNXHKH sau đây:
Một là, V.I.Lênin đã đặt vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc trong các
nước thuộc địa và phụ thuộc theo một cách mới. Ông cho rằng cuộc cách mạng
vô sản ở các nước tư bản và cuộc cách mạng giải phóng dân tộc cần phải hợp
thành một mặt trận thống nhất chống CNĐQ. Cách mạng XHCN tháng Mười
Nga đã biến chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý thuyết thành hiện thực, chứng minh
tính đúng đắn của học thuyết này và mở đường cho tư tưởng CNXH lan tỏa
khắp thế giới. Cách mạng tháng Mười đã giải quyết vấn đề dân tộc một cách
tiến bộ, xóa bỏ áp bức và bất bình đẳng, đồng thời xây dựng chính sách đối
ngoại khác biệt so với nhà nước tư sản. Sự kết hợp thành công giữa đấu tranh
cho CNXH và giải phóng dân tộc đã báo hiệu sự khủng hoảng của hệ thống đế
quốc chủ nghĩa, đồng thời làm cho chủ nghĩa cải lương tư sản và CNXH dân
chủ bị khủng hoảng sâu sắc.
Hai là, V.I.Lênin đã chỉ ra hai hình thức phát triển cách mạng của GCCN
trong thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH: một là thông qua cách mạng vũ
trang, hai là thông qua hình thức hòa bình. Song khả năng đạt được cách mạng
hòa bình là rất hiếm và khó khăn, mặc dù nó đã xuất hiện ở Nga từ 27/2 đến
4/7/1917. Tuy nhiên, hình thức này không thành hiện thực, và cuối cùng, cách
mạng XHCN tháng Mười Nga đã phải sử dụng hình thức khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền.
Ba là, Lênin phát triển học thuyết Mác về chuyên chính vô sản. Ông đặc
biệt quan tâm và coi đây là công cụ cơ bản để đấu tranh giai cấp và xây dựng
CNXH. Lênin nhấn mạnh rằng chuyên chính vô sản không chỉ diễn ra trong giai
đoạn giành chính quyền mà còn trong suốt quá trình bảo vệ và xây dựng
CNXH. Ông chỉ ra tính đa dạng của các hình thức chính trị của chuyên chính vô
sản và khẳng định rằng chính quyền Xô Viết là một trong những hình thức của
nó. Lênin làm rõ sự khác biệt giữa dân chủ vô sản và dân chủ tư sản, khẳng định
rằng dân chủ vô sản cao hơn vì GCVS và các tầng lớp bị áp bức đã trở thành
giai cấp thống trị. Trong tác phẩm “Bàn về chuyên chính vô sản”, Lênin khẳng
định rằng chuyên chính vô sản là sự tiếp tục đấu tranh giai cấp dưới các hình
thức mới, bao gồm cả bạo lực và hòa bình. Ông cũng nhấn mạnh vai trò của
ĐCS trong lãnh đạo chuyên chính vô sản và khẳng định rằng chỉ có ĐCS mới
có thể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này. Trong công cuộc xây dựng CNXH,
Lênin yêu cầu cải tiến bộ máy nhà nước, quản lý KT và thay đổi thái độ đối với
lao động, nhằm tạo ra một hệ thống nhà nước vững mạnh, gọn nhẹ và hiệu quả.
Bốn là, V.I. Lênin đã khái quát về mặt lý luận hoạt động thực tiễn của
công cuộc cải tạo XH cũ và kinh nghiệm của quần chúng trong công cuộc xây
dựng XH mới và đã nêu lên những luận điểm cơ bản của một kế hoạch khoa học
xây dựng CNXH, bao gồm những vấn đề: xã hội hóa theo hướng XHCN những
tư liệu sản xuất cơ bản, xây dựng nền công nghiệp hiện đại, điện khí hóa nền
KT quốc dân, cải tạo nền KT tiểu nông theo những nguyên tắc của CNXH, tiến
hành cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa. Lênin cho rằng cần áp dụng các biện
pháp khác nhau để XH hóa tư liệu sản xuất, như tước đoạt của địa chủ và
GCTS, phát triển hợp tác xã nông nghiệp. Ông cũng nhấn mạnh việc xây dựng
nền công nghiệp hiện đại, đặc biệt là điện khí hóa toàn quốc. Trong nông
nghiệp, Lênin đề xuất cải tạo dần dần qua hợp tác xã, giúp nông dân chuyển
sang canh tác tập thể. Về văn hóa, ông nhấn mạnh giáo dục quốc dân, phát triển
khoa học và đào tạo trí thức nhân dân. Chính sách KT mới (NEP) được triển
khai từ năm 1921, thay thế trưng thu lương thực bằng thuế lương thực, giúp ổn
định nền KT sau chiến tranh và tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất.
NEP không chỉ là một chính sách KT, mà còn có tác động CT mạnh mẽ, củng
cố khối liên minh công nông và tạo nền tảng cho việc xây dựng CNXH thắng lợi.
Tóm lại, sự phát triển lý luận CNXHKH của Lênin đã hình thành chủ
nghĩa Lênin, kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác trong thời đại đế quốc chủ
nghĩa, tạo thành chủ nghĩa Mác - Lênin. Sự phát triển này làm rõ các nguyên lý
quan trọng về CNĐQ và lý luận cách mạng XHCN trong thời đại đế quốc chủ
nghĩa, xác định nhiệm vụ và phương pháp đấu tranh của GCVS. Điều này đã
cung cấp phương hướng hoạt động cho các ĐCS ở các nước tư bản, thuộc địa và
phụ thuộc, giúp họ hiểu rõ các phương thức và phương pháp đấu tranh thiết lập
chính quyền công nông, chống lại các quan điểm phi vô sản.
CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ THỰC TIỄN VAI TRÒ CỦA LÊNIN TRONG
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CNXHKH ĐỐI VỚI THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Ảnh hưởng đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
3.2. Ý nghĩa trong công cuộc xây dựng XHCN hiện nay
3.3. Ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay C. KẾT LUẬN
Lênin là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại, ông đã tiếp nối và nâng cao
những lý luận của Marx và Engels. Ông còn có vai trò quan trọng trong việc bảo
vệ và phát triển CNXHKH trong bối cảnh lịch sử đầy biến động. Trước hết,
Lênin đã bảo vệ tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Marx trước những
xu hướng lệch lạc và xuyên tạc của các trào lưu tư tưởng phi Marx, như chủ
nghĩa cơ hội và chủ nghĩa xét lại. Ông đã phân tích sâu sắc các mâu thuẫn trong
lòng CNTB thời kỳ đế quốc, qua đó khẳng định rằng cách mạng vô sản là con
đường tất yếu để lật đổ chế độ bóc lột và xây dựng XH mới. Tác phẩm “Chủ
nghĩa đế quốc – Giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” là minh chứng rõ rệt
cho khả năng lý luận sắc bén và cách tiếp cận thực tiễn của Lênin, góp phần làm
sáng tỏ con đường cách mạng XHCN trong thời đại mới.
Vai trò của ông không chỉ dừng lại ở việc kế thừa những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Marx mà còn mở rộng phát triển, sáng tạo và áp dụng chúng
vào thực tiễn cách mạng, đặc biệt trong điều kiện cụ thể của của nước Nga và
thế giới cuối TK XIX - đầu TK XX khi đưa ra các luận điểm mới về cách mạng
vô sản, nhà nước, và vai trò của ĐCS. Ông khẳng định rằng, để cách mạng vô
sản thành công, cần có một Đảng cách mạng tiên phong với tính kỷ luật cao và
sự lãnh đạo tập trung để lãnh đạo GCCN và các tầng lớp nhân dân lao động
đứng lên lật đổ chế độ tư bản, xây dựng nhà nước Xô viết, hình thành chế độ
chuyên chính vô sản để bảo vệ thành quả cách mạng. Ông cũng phát triển lý
luận về CNĐQ như giai đoạn cao nhất của CNTB, từ đó khẳng định tính tất yếu
của cách mạng vô sản trên phạm vi toàn thế giới. Những tư tưởng của Lênin đã
mở ra con đường thực tiễn cho các phong trào giải phóng dân tộc và công cuộc
xây dựng CNXH ở nhiều quốc gia, đặc biệt là tại Liên Xô và các nước XHCN sau này.
Việc nghiên cứu tư tưởng của Lênin có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối
với sự nghiệp cách mạng và phát triển XH hiện nay. Tư tưởng của ông không
chỉ cung cấp những nguyên lý vững chắc cho việc xây dựng và bảo vệ CNXH,
mà còn mang lại những bài học thực tiễn quý báu trong công tác lãnh đạo, tổ
chức và đấu tranh cách mạng. Trong bối cảnh thế giới đầy biến động và sự thay
đổi nhanh chóng của các mô hình CT - KT nghiên cứu tư tưởng Lênin giúp
chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của CNTB, CNĐQ, cũng như các thách thức
mà phong trào cách mạng toàn cầu phải đối mặt. Đồng thời, việc học tập các
quan điểm của Lênin còn giúp củng cố tư duy lý luận, nâng cao bản lĩnh CT cho
đội ngũ cán bộ, đảng viên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, hướng
tới mục tiêu XH công bằng, dân chủ và văn minh. Hơn nữa, đối với Việt Nam
cũng là một trong những nước đi theo con đường CNXH, thì việc nghiên cứu về
Lênin với những đóng góp của ông sẽ góp phần to lớn và toàn diện vào quá trình lâu dài này.
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS. Đỗ Công Tuấn - TS. Đặng Thuỳ Linh (Đồng chủ biên): Giáo
trình Lịch sử tư tưởng Xã hội chủ nghĩa, Nxb. Giáo dục Việt Nam
2. Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế (1917 - 1995), Cổng thông tin
điện tử tỉnh Lào Cai - huyện Mường Khương, 2018
3. Tiểu sử V.I.Lênin, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2018