-
Thông tin
-
Quiz
Điện ảnh là gì phân tích - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Điện ảnh là gì phân tích - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Quản Trị Công Nghệ Truyền Thông (vb) 17 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Điện ảnh là gì phân tích - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Điện ảnh là gì phân tích - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Quản Trị Công Nghệ Truyền Thông (vb) 17 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
“Điện ảnh" - bộ môn nghệ thuật thứ 7, một bộ môn nghệ thuật được hình thành và phát
triển dần theo nhịp sống tiến bộ, hiện đại và nhu cầu cảm thụ, thưởng thức và đời sống
tinh thần của con người. Từ xuất phát điểm là những thước phim ghi hình đen trắng,
chuyên dùng ghi chép lại sự kiện, khoảnh khắc, lịch sử chúng ta đã từng bước một xây
dựng nó trở thành một loại hình nghệ thuật. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa hình ảnh
chuyển động, hội hoạ, thơ ca, và âm nhạc. Cần có rất nhiều yếu tố để tạo nên những
thước phim điện ảnh mang lại giá trị nghệ thuật cao: từ câu chuyện (kịch bản) đến cách
xây dựng hình ảnh,… cả góc nhìn, tiếng nói và phong cách riêng của người đạo diễn.
Đạo diễn, nhà sản xuất kiêm nhà biên kịch phim người Mỹ gốc Do Thái Steven
Spielberg đã từng nhận định: “Phim là một điều kì diệu biết chuyển động". Thông qua
những thước phim, khán giả có thêm góc nhìn mới, đa chiều và sâu sắc hơn về câu
chuyện nghệ thuật, về thế giới quan của những nhà làm phim. Mỗi một bộ phim hay sẽ
là một cánh cửa, mở ra cho chúng ta những vùng đất mới - một thực tại khác với hiện
thực để khám phá những giá trị nghệ thuật đặc sắc: số phận, cảm xúc của nhân vật; vẻ
đẹp từ những điều bình thường nhất (con người, thiên nhiên, thành phố,...); …
Cảm thụ điện ảnh là một chuyến hành trình thực thụ, mỗi chúng ta - mỗi vị khán giả sẽ
có một sự trải nghiệm riêng biệt, một cảm nhận khác nhau. Điện ảnh không chỉ đơn
thuần là một loại hình nghệ thuật giải trí, vậy nên khán giả cần có sự hiểu biết nhất định
để có thể nhìn nhận đúng đắn những giá trị nghệ thuật được gói ghém trong từng tác
phẩm. Cụ thể, chúng ta sẽ cùng phân tích một tác phẩm điện ảnh được “làm mới -
remake” từ bộ phim “Sunny” (công chiếu lần đầu năm 2011, tại Hàn Quốc) - “Tháng
Năm Rực Rỡ”, để thấy được những tinh hoa nghệ thuật, cái tài hoa của người đạo diễn
và nhà sản xuất. Một tác phẩm tuy được remake từ bản Hàn nhưng lại mang đậm màu
sắc điện ảnh và phong cách Việt Nam.
“Tháng năm rực rỡ” là một tác phẩm được đạo diễn bởi Nguyễn Quang Dũng - một nhà
làm phim kiêm biên kịch có tiếng tại đất Việt. Ông cũng đã từng gây tiếng vang với rất
nhiều các tác phẩm đặc sắc: Nụ hôn thần chết, mỹ nhân kế, tiệc trăng máu,... Với thể
loại hài chính kịch xen lẫn với học đường và tâm lý xã hội.
Dàn diễn viên chính - thứ chính bao gồm:
- Hoàng Yến Chibi (Hiểu Phương nhỏ); Hồng Ánh (Hiểu Phương lớn)
- Hoàng Oanh (Mỹ Dung nhỏ); Thanh Hằng (Mỹ Dung lớn)
- Jun Vũ (Tuyết Anh nhỏ); Anh Thư (Tuyết Anh lớn)
- Minh Thảo (Tuyền nhỏ); Lan Chi (Tuyền lớn)
- Trịnh Thảo (Thuỳ Linh nhỏ); Mỹ Duyên (Thuỳ Linh lớn)
- Khổng Tú Quỳnh (Bảo Châu nhỏ) - NSƯT Mỹ Uyên (Thuỳ Linh lớn)
- Tiến Dũng (Đông Hồ nhỏ); Tùng Yuki (Đông Hồ lớn)
Bộ phim lấy bối cảnh thanh xuân học đường tại Đà Lạt những năm 1973 (khi Hiệp Định
Paris được kí kết, kết thúc cuộc chiến tranh Bắc - Nam). Câu chuyện kể về 6 cô gái
nhóm “Ngựa hoang" - Hiểu Phương, Mỹ Dung, Tuyết Anh, Bảo Châu, Thùy Linh và Lan
Chi. Họ từng là một nhóm bạn thân thiết, cùng gắn bó suốt những năm tháng thanh
xuân, cùng chơi đùa, nghịch ngợm, “thành lập" lời hẹn ước “chỉ cần một người trong
nhóm bị bắt nạt, cả nhóm sẽ cùng trả thù". Tưởng chừng đó sẽ là một tình bạn keo
sơn, không thể chia cắt, thế nhưng vào giai đoạn 1970s, trải qua biến cố bất ngờ -
Tuyết Anh bị rạch mặt, cùng với những diễn biến phức tạp của cuộc chiến lịch sử,
nhóm bạn đã phải tạm chia tay nhau, mỗi người một ngả đường riêng. Mãi đến sau
này, Hiểu Phương và Mỹ Dung tình cờ gặp nhau trong bệnh viện. Và thế là nhóm Ngựa
Hoang có cơ hội được tái hợp.
Bộ phim được kể theo cấu trúc tự sự - dưới góc nhìn của Hiểu Phương (nhân vật
chính). Câu chuyện xoay quanh Hiểu Phương và cuộc hành trình tìm lại những năm
tháng thanh xuân cùng với nhóm Ngựa Hoang.
Mở đầu là hình ảnh Hiểu Phương của tuổi 40, khi cuộc sống đã ổn định, không còn sự
“điên cuồng" của tuổi trẻ. Cô lập gia đình, gác lại đằng sau hoài bão và lời mộng ước
của nhóm “Ngựa Hoang". Cho đến khi gặp lại Mỹ Dung - trưởng nhóm Ngựa Hoang.
Nhưng cuộc gặp gỡ ấy lại là một bi kịch: Mỹ Dung bị ung thư giai đoạn cuối. - (Hồi 1: mở đầu)
Tuy nhiên, diễn biến câu chuyện được phát triển theo hướng tích cực. Xuyên suốt bộ
phim, khán giả không cảm nhận được quá nhiều sự u buồn vì sự ra đi của nhóm
trưởng Mỹ Dung. Từ lần gặp gỡ đó, cả hai quyết định đi tìm lại những người bạn thất
lạc lâu năm của mình. Hành trình tìm lại những mảnh ghép của nhóm “Ngựa Hoang”
cũng chính là cuộc hành trình tìm về quá khứ, hoài niệm lại những năm tháng thanh
xuân tươi đẹp nhưng không kém phần bi kịch của Hiểu Phương. Xen lẫn vào đó là
những vấn đề của thực tại.
Sau khi tan rã, không phải cô gái nào cũng may mắn có được cuộc sống tốt đẹp như
mong muốn. Ngay cả chính Hiểu Phương - người tưởng chừng như là đã yên bề gia
thất, có nửa đời sau trọn vẹn như ý, nhưng chỉ có bản thân cô mới biết chính mình
không hài lòng với thực tại như thế nào. Hiểu Phương luôn khao khát được trở về quá
khứ, được sống đúng với cá tính và hoài bão của bản thân, hoài niệm về mối tình đầu -
Đông Hồ. Cô đã mâu thuẫn với chính con gái của mình, khi không thể hiểu được cô bé
cùng những vấn đề mà con gái cô gặp phải khi ở trên trường. Thông qua những cảnh
phim về gia đình của Hiểu Phương, khán giả có thể cảm nhận được sự bất hoà giữa
hai mẹ con: cô con gái với tâm lý của tuổi mới lớn, thường xuyên né tránh mẹ, từ chối
chia sẻ về đời sống cá nhân, bao gồm cả việc bị bắt nạt.
Lan Chi, Bảo Châu, Thuỳ Linh, và cả nhóm trưởng Mỹ Dung thì càng bi thương hơn.
Khi người thì làm mẹ đơn thân, con gái mắc bệnh tim, nhà lại không có điều kiện để
chữa trị. Người thì gia đình đi vào bước đường cùng, phải bán thân kiếm sống qua
ngày. Người thì loay hoay tìm kiếm tình yêu đích thực của cuộc đời nhưng chỉ toàn gặp
phải những tên đểu cáng. Người thì không còn nhiều thời gian để tiếp tục chuyến hành trình.
Chỉ còn lại Tuyết Anh - cô gái hoa khôi với nhan sắc xinh đẹp nhất nhóm, cũng mai
danh ẩn tích. Kể từ lần tan rã đó, không một ai còn có thể liên lạc được với cô.
Nhịp điệu bộ phim chậm rãi và ổn định, không quá nhanh. Các mâu thuẫn được sắp
xếp theo trình tự hợp lý với mạch phim. Bắt đầu là mâu thuẫn giữa Tuyết Anh và Hiểu
Phương, đến mâu thuẫn giữa nhóm Ngựa Hoang và Lôi Báo - được liên kết giữa nhóm
Ngựa Hoang trưởng thành với đám học sinh du côn bắt nạt con gái Hiểu Phương. Mâu
thuẫn giữa Tuyết Anh, Hiểu Phương và Kiều Chinh đã dẫn đến cao trào và tiếp sau đó
là sự tan rã của nhóm. Đan xen vào đó là mâu thuẫn nội tâm nhân vật Hiểu Phương khi
cô phát hiện ra người mình thầm đơn phương bấy lâu lại yêu chính người bạn thân của
mình. (Hồi 2: Diễn biến, mâu thuẫn và cao trào)
Sau tất cả, nhóm “Ngựa Hoang" không chỉ tìm lại được những mảnh ghép, mà các cô
gái cũng tìm được lại chính bản thân mình, tìm lại được nhiệt huyết và sức sống tươi
trẻ bên trong. Các mâu thuẫn cũng được giải quyết hợp lý, dẫn đến kết cục viên mãn:
Sau trận “tay đôi" với nhóm học sinh du côn, con gái của Hiểu Phương dần mở lòng với
mẹ hơn; biết được hoàn cảnh của Bảo Châu, Mỹ Dung đã để lại một phần tài sản để
giúp cô sống tốt hơn. Cả nhóm lại quay về bên nhau, kể cả nhân vật Tuyết Anh. Họ sẽ
cùng nhau sống với một tình bạn. Tuy nhiên mâu thuẫn giữa Tuyết Anh và Hiểu
Phương lại được xây dựng và giải quyết khá sơ sài, chưa thoả đáng. Hai người mâu
thuẫn khá gay gắt nhưng cuối cùng lại qua một buổi nhậu lại có thể làm hoà và yêu
thương nhau như những người chị em. Có thể vì Tuyết Anh chỉ ghét Hiểu Phương vì
giọng vùng miền giống với mẹ kế của cô (chi tiết chứng minh Tuyết Anh tuy có tất cả
mọi thứ mà một người bình thường mong muốn: xinh đẹp, gia đình khá giả nhưng lại
không hạnh phúc vì gia đình tan vỡ).
Các bối cảnh giữa quá khứ và thực tại được đan xen và liên kết rất tinh tế, chặt chẽ.
Quá khứ và thực tại được nối liền với nhau bởi cùng một sự kiện, cùng một vấn đề,
nhân vật. Đây là điểm sáng giúp cho bộ phim liền mạch, các tình tiết và sự kiện diễn ra
một cách phù hợp, quá khứ và hiện tại tương phản, bổ trợ cho nhau làm cho khán giả
hiểu hơn về tính cách và cuộc đời nhân vật.
Mạch phim khá nhẹ nhàng, không quá kịch tính gây hồi hộp. Các cú xoay chuyển tình
tiết cũng được thêm thắt vừa đủ để tạo nên cảm xúc đau thương, hạnh phúc cho khán
giả. Đầu tiên là tình tiết Hiểu Phương phát hiện ra Đông Hồ và Tuyết Anh có mối quan
hệ tình cảm với nhau. Mặc dù từ trước kịch bản của bộ phim có xây dựng các tình tiết
khiến khán giả lầm tưởng rằng Đông Hồ cũng có chút tình ý với Hiểu Phương, nhưng
đến cuối cùng lại là một một bước chuyển dẫn sự đau khổ và giằng xé nội tâm của
Hiểu Phương: một bên bạn một bên tình. Tiếp đến là sự xuất hiện của Tuyết Anh ở
cuối phim, gây nên sự sửng sốt vì nhan sắc, thần thái và đôi chút thắc mắc về vết sẹo
năm xưa của cô, tạo nên cái kết gây ấn tượng mạnh trong lòng khán giả.
“Tháng năm rực rỡ" là một bộ phim đã tạo nên tiếng vang trong thị trường điện ảnh Việt
Nam, không chỉ bởi kịch bản và cách sắp xếp hình ảnh, cách kể chuyện của người đạo
diễn. Một trong những yếu tố góp mặt trong sự thành công của tác phẩm chính là diễn
xuất của diễn viên. Nói về khâu casting, tổ sản xuất đã lựa chọn những gương mặt xuất
sắc, vừa vặn với nguyên tác nhân vật. Tuy ở ngoài đời, các diễn viên không có nét tính
cách giống với hình mẫu nhân vật, nhưng khi bước vào vai diễn, họ đã thể hiện trọn
vẹn tất cả những cảm xúc, đặc điểm của các nhân vật. Các diễn viên dường như đã
thực sự thấu hiểu nhân vật, họ đã sống hết hình trong các vai diễn và đem đến sự thoả mãn cho khán giả.
Xuất sắc nhất trong dàn diễn viên có lẽ phải kể đến ca sĩ/ diễn viên Hoàng Yến Chibi
(trong vai Hiểu Phương lúc nhỏ). Cô đã thể hiện được tất cả các nét diễn nội tâm, tính
cách, tâm lý mà kịch bản xây dựng. Từ nét rụt rè, lóng ngóng của một cô gái quê lần
đầu lên thành thị, nét rạng rỡ, ngại cùng của một cô gái mới biết yêu, đến những cảm
xúc đau khổ nội tâm khi tình yêu tan vỡ,... Hoàng Yến Chibi đều thể hiện một cách trọn
vẹn, sát với kịch bản và tâm lý nhân vật. Bản thân nữ diễn viên cùng đã từng chia sẻ
rằng đây là một vai diễn khó đối với cô vì nhân vật trong phim và cô ở ngoài đời là hai
người hoàn toàn khác nhau nên Hoàng Yến đã phải rất kiên trì luyện tập. Và khi tác
phẩm được ra mắt, Hoàng Yến đã nhận được “cơn mưa” lời khen bởi lối diễn xuất tự
nhiên, trong trẻo của mình.
Về Hiểu Phương khi đã trưởng thành, nữ diễn viên Hồng Ánh cũng đã thể hiện được
nét già dặn trong suy nghĩ của một người trung niên mang nhiều nuối tiếc. Tuy nhiên
cũng không kém phần tươi trẻ và năng động khi cô tìm lại được các thành viên “Ngựa
Hoang". Người xem cảm nhận được hình ảnh người phụ nữ, người mẹ trưởng thành,
nhưng không bị mất đi nét nhí nhảnh, hồn nhiên của Hiểu Phương năm ấy.
Về nhân vật Hoàng Oanh, được xây dựng hình tượng mạnh mẽ, “chị đại", Hoàng Oanh
đã không ngại lăn xả với những pha đánh nhau. Nhưng qua đó cũng thể hiện được mặt
giàu tình cảm đối với những người chị em của mình. Mỹ Dung luôn già dặn hơn so với
các bạn, và ra dáng người nhóm trưởng. Sự mạnh mẽ và cá tính của Mỹ Dung không
phải là nét “giang hồ", mê đánh đấm, thể hiện sức mạnh bè phái như đại ca nhóm “Lôi
báo", mà xuất phát từ tình yêu thương muốn bảo bọc những kẻ yếu và các chị em của
mình. Cả Hoàng Oanh và Thanh Hằng đều có được nét diễn vừa đủ, để giữ đúng
nguyên tác nhân vật. Tuy nhiên về phía Thanh Hằng, cô chưa thực sự thoát được vai
trò “người mẫu đóng phim" nên tạo hình (trang điểm, phục trang) và biểu cảm có phần
không đúng so với Mỹ Dung lúc trưởng thành.
Về các tuyến nhân vật phụ khác như Bảo Châu, Lan Chi, Thuỳ Linh. Bảo Châu lúc trẻ
do Khổng Tú Quỳnh đóng vai quả thực là một vai diễn sáng đầy đáng yêu. Khổng Tú
Quỳnh thể hiện nét cá tính của con nhà tiểu thư, điệu đàng, nhí nhảnh nhưng không hề
lố lăng khiến người xem khó chịu. Bảo Châu lúc trưởng thành lại mang phần già dặn và
khổ tâm hơn các bạn cùng nhóm. Ở điểm này, NSƯT Mỹ Duyên cực kì bám sát tâm lý
nhân vật, cô thể hiện được rõ nét của một con người trải qua biến cố và phải đi đến
bước đường cùng, bán rẻ bản thân, chán ghét cuộc sống, khiến khán giả hiểu được nỗi
khổ và bàng hoàng trước số phận vô thường của con người. Các vai Lan Chi, Thuỳ
Linh cũng được thể hiện tự nhiên, nhẹ nhàng. “Nữ hoàng chửi thề" cả lúc trẻ lẫn khi
trưởng thành đều đem tới cảm giác hài hướng, vui nhộn cho bộ phim. Lan Chi với nét
tính cách gần như tương đồng, thật không ngoa khi nói rằng sẽ chẳng có ai hợp vai Lan
Chi 16 tuổi như Minh Thảo.*