



Preview text:
lOMoAR cPSD| 45932808 I.
Khái niệm hợp đồng:
Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019, có quy định về khái niệm về Hợp đồng lao động như sau:
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm
có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả
công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động. II.
Các loại hợp đồng:
Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng
Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà
trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời
gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là
hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
III. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng:
Các căn cứ chấm dứt hợp đồng dân sự là các yếu tố, các sự kiện xảy ra có kết quả làm hợp đồng
chấm dứt, không còn hiệu lực thi hành đối với các bên. Theo Điều 422 BLDS năm 2015 thì hợp
đồng dân sự chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Khi hợp đồng đã được hoàn thành
Khi các bên tham gia hợp đồng đã thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ, tức mỗi bên đã đáp
ứng được quyền dân sự của mình thì hợp đồng được coi là hoàn thành.
2. Hợp đồng được chấm dứt theo thỏa thuận của các bên
Trong các trường hợp bên có nghĩa vụ không có khả năng để thực hiện hợp đồng hoặc nếu việc
tiếp tục thực hiện hợp đồng có thể sẽ gây ra tổn thất cho một hoặc hai bên thì các bên có thể thỏa
thuận chấm dứt hợp đồng.
Hợp đồng đã giao kết chấm dứt tại thời điểm các bên thỏa thuận.
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà
hợpđồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện lOMoAR cPSD| 45932808
Không phải trong mọi trường hợp cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc các tổ chức
khác giao kết hợp động chấm dứt hoạt động thì hợp đồng đều được coi là chấm dứt. Theo căn cứ
này, chỉ những hợp đồng nào mà do tính chất của nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó hoặc do các
bên đã thỏa thuận trước là người có nghĩa vụ phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đó hay chỉ người
có quyền mới được hưởng lợi ích phát sinh từ hợp đồng thì khi họ chết, hợp đồng mới được chấm dứt.
4. Hợp đồng bị hủy bỏ
– Theo Điều 423 BLDS, một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại
trong trường hợp sau đây:
+ Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận +
Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng:
Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên
kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng + Trường hợp khác do luật quy định:
Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ
Hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện
Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hư hỏng
– Bên hủy hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết về việc hủy hợp đồng, trường hợp
khôngthông báo, gây thiệt hại thì phải bồi thường.
– Hợp đồng bị hủy bỏ sẽ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực
hiệncác nghĩa vụ của hợp đồng mà chỉ còn phải thực hiện nghĩa vụ về bồi thường thiệt hại, phạt
vi phạm và giải quyết tranh chấp.
5. Hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện
– Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt
hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
– Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về
việcchấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
– Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm
bênkia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa
thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực
hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
– Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ thì bên
đơnphương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực
hiện trách nhiệm dân sự.
6. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn
Trong những trường hợp đối tượng của hợp đồng là một vật đặc định hoặc đơn chiếc mà do bị
mất hoặc bị tiêu hủy hay các lí do khác nên vật đó không còn thì hợp đồng đó đương nhiên được lOMoAR cPSD| 45932808
coi là chấm dứt vào thời điểm vật là đối tượng của hợp đồng không còn, đồng thời cũng không
có sự thay thế đối tương khác.
7. Hợp đồng chấm dứt khi hoàn cảnh thực hiên hợp đồng thay đổi cơ bảnTheo Điều 420
BLDS, hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;Tại
thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được
giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt
hại nghiêm trọng cho một bên;
Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép,
phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên
kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp
lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định.
8. Trường hợp khác do luật quy định.
IV. Điều kiện Đơn phương chấm dứt HĐLĐ •
HĐ mùa vụ: Phải có lý do theo khoản 1 Điều 37 và báo trước ít nhất 03 ngày làm việc. •
HĐ xác định thời hạn: Phải có lý do theo khoản 1 Điều 37 và báo trước ít nhất 30
ngày. HĐ không xác định thời hạn: Không cần lý do, báo trước 45 ngày. -
Đối với những trường hợp không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc
hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; Không
được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận; bị ngược đãi, quấy
rồi tình dục; bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp
đồng lao động xác định thời hạn và 1/4 thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng
lao động theo mùa mà khả năng lao động chưa được hồi phục thì báo trước ít nhất 03 ngày làm
việc đối với tất cả các loại hợp đồng. -
Đối với trường hợp lao động nữ mang thai nghỉ do yêu cầu của bác sĩ thì thời hạn theo chỉ định của bác sĩ. -
Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2021, khi Bộ luật Lao động 2019 bắt đầu có hiệu lực sẽ
có nhiều thay đổi về hợp đồng lao động như Không còn hợp đồng lao động theo mùa vụ và theo
một công việc nhất định; NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần lý do. lOMoAR cPSD| 45932808
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Hợp đồng lao động là gì?
A. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động
về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
B. Hợp đồng lao động là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động
vềtiền lương, tiền công trong quan hệ lao động.
C. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao độngvề
công việc, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các quyền, nghĩa vụ
khác trong quan hệ lao động.
2. Anh, chị hãy cho biết có mấy loại hợp đồng lao động, đó là những loại nào?
A. 2 loại, gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng xác định thờihạn.
B. 3 loại, gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động 1 nămvà
hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 đến 3 năm.
C. 3 loại, gồm: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định
thời hạn và hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
D. 1 loại, gồm: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
3. Trong trường hợp nào người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứthợp đồng lao động?
A. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng.
B. Người lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ.
C. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
4. Điều kiện để người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
A. Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động
phảitrao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
B. Người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước một khoảng thờigian luật định.
C. Cả hai điều kiện A và B
5. Trong trường hợp nào thì người sử dụng lao động không được đơn phương chấm
dứthợp đồng lao động?
A. Người lao động nữ đang nuôi con từ đủ 12 tháng tuổi đến dưới 36 tháng tuổi.
B. Người lao động đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ
khác được người sử dụng lao động cho phép. C. Cả A và B đều đúng.