Định hướng nghề nghiệp | môn Tâm Lý học giáo dục | Đại học sư phạm Hà nội
Định hướng nghề nghiệp | môn Tâm Lý học giáo dục | Đại học sư phạm Hà nội nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 15962736
Định hướng nghề và những vấn đề trong định hướng nghề của thanh niên học sinh
- Nghề nghiệp luôn được coi là một trong nhiều yếu tố quan trọng quyết
định tương lai của mỗi con người.
- Tuy nhiên, chỉ đến khi bước sang tuổi thanh niên thì xu hướng nghề mới
trở nên cấp thiết và mang tính hiện thực. Hầu hết thanh niên mới lớn đều
phải đối mặt với việc lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai
Vì thế, lựa chọn cho mình được một nghề nghiệp phù hợp luôn là mối
quan tâm hàng đầu, thường trực của mỗi cá nhân học sinh trong thời kì THPT
Việc học tập của mỗi cá nhân học sinh không chỉ hướng đến bản thân môn
học mà còn là hướng tới những yêu cầu nghề nghiệp và việc học nghề 1) Biểu hiện:
Xu hướng và hứng thú nghề trở nên cấp thiết và mang tính hiện thực hơn.
- Xu hướng nghề nghiệp của thanh niên học sinh được bộc lộ rõ qua hứng
thú nghề nghiệp và việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai:
• Lựa chọn các môn học thuộc ban KHTN hay KHXH ngay từ năm lớp 10
theo năng lực và thế mạnh của bản thân. lOMoAR cPSD| 15962736
• Trăn trở với những câu hỏi: Học đại học hay học nghề? Học trường nào
bây giờ? Làm nghề gì đây? Mình thật sự cần bao nhiêu thu nhập? Mình
nên chọn ngành nào để phù hợp với bản thân?....
• Quan tâm đến các thông tin liên quan đến ngành nghề, trường đào tạo và cơ hội việc làm.
• Chủ động chuẩn bị cho việc thi vào trường đại học ( trường nghề) hơn
như tham gia vào ngày hội tuyển sinh của trường, tích cực học chứng chỉ
chỉ ngoại ngữ để được tuyển thẳng, chăm chỉ học tập để đạt được kết quả cao,…
• Tận dụng những việc tình nguyện, hội thảo nghề nghiệp và các hoạt động
ngoại khóa để sẵn sàng cho công việc tương lai mà mình nhắm tới. Rèn
luyện tác phong và lối suy nghĩ tích cực.
Quá trình định hướng giá trị và chọn nghề của thanh niên học sinh được
thực hiện qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ năm 13 hoặc 14 tuổi (cuối THCS, đầu THPT) xuất hiện
những biểu tượng ban đầu về nghề nghiệp và giá trị của nó.
Giai đoạn 2: Từ 16 – 18 tuổi (cuối THPT) , đây là giai đoạn cụ thể hóa,
tích cực tìm hiểu đặc điểm các nghề trong xã hội.
Giai đoạn 3: Từ 19 – 20 tuổi (tuổi sinh viên học nghề) - giai đoạn thực hiện.
2) Những vấn đề trong định hướng nghề nghiệp của thanh niên học sinh lOMoAR cPSD| 15962736 Khách quan
Trong quá trình chọn nghề nghiệp tương lai, sẽ xuất hiện những yếu tố
tác động (bạn bè, xã hội, gia đình, hướng dẫn của thầy cô giáo, sự tư vấn
của chuyên viên tham vấn,...) cùng với đó là những mâu thuẫn phát sinh
(chọn ngành theo sở thích cá nhân hay chọn ngành theo kì vọng của gia đình,...)
Sự hiểu biết về nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp, hệ thống nghề
nghiệp ở nước ta và của nhiều địa phương ở nhiều học sinh vẫn còn mơ
hồ, chưa mang tính sâu sắc và cụ thể.
Các hoạt động về tìm hiểu nghề nghiệp, định hướng ngành nghề tương
lai ở một số trường trung học phổ thông chưa được coi trọng. Dẫn tới
việc các em học sinh thiếu những kiến thức, hiểu biết khi đứng trước các lựa chọn ngành nghề.
Trong nền kinh tế hiện đại, mạng lưới nghề rất đa dạng, phong phú và
biến động, nên việc định hướng và lựa chọn giá trị nghề của thanh niên trở lên rất khó.
Học sinh được mặc định phải vào đại học và kiếm công việc tốt, nhưng
không ai hướng dẫn các em phải làm gì để tìm ra mục đích nghề nghiệp của mình Chủ quan
Các em học sinh chưa có tâm thế, chưa tự ý thức đầy đủ về tầm quan
trọng của việc chọn nghề, chọn trường học nghề, chọn những môn học
phù hợp với việc chọn nghề. lOMoAR cPSD| 15962736
Sự hiểu biết về nghề ở nhiều thanh niên học sinh còn hạn chế. Các em
thực sự hiểu rõ mạng lưới nghề hiện có trong xã hội, chưa phân biệt rõ sự
khác nhau giữa nghề và trường đào tạo nghề, nên ít em hướng đến việc
chọn nghề mà chủ yếu chọn trường để học.
Việc chọn ngành nghề vẫn còn mang tính cảm tính, phần đông chọn cách
lựa chọn nghề nghiệp theo vẻ bề ngoài của nghề, chọn nghề theo bạn bè,
hay theo kì vọng của gia đình.
Hiểu biết và kĩ năng đánh giá xu hướng, năng lực và tính cách của bản
thân liên quan tới hoạt động nghề trong tương lai ở học sinh trung học
phổ phông chưa cao, còn nhiều hạn chế. 3) Kết luận sư phạm
- Việc giáo dục nghề và hướng nghiệp cho học sinh luôn là việc làm rất
quan trọng của trường phổ thông và của toàn xã hội.
- Hoạt động học tập – hướng nghiệp là một trong những điều kiện đặc biệt
quan trọng cho sự phát triển tâm lý của thanh niên học sinh.
- Giáo viên cần phải hướng dẫn và tư vấn cho học sinh ngay từ những năm
cuối trung học cơ sở và trong suốt thời gian học trung học phổ thông để
các em có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, đồng thời cũng giúp các
em biết cách định hướng ngành nghề phù hợp
- Xu hướng nghề nghiệp của thanh niên học sinh là một hệ thống những
động lực có tác dụng thúc đẩy và quy định tính lựa chọn các thái độ và
tính tích cực của thanh niên học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. lOMoAR cPSD| 15962736
- Tổ chức khoa học, kịp thời và hiệu quả những hoạt động hướng nghiệp từ
phía gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội rất cần thiết và rất quan
trọng đối với sự hình thành xu hướng nghề nghiệp và sự nghiệp của các em trong tương lai.