Đinh hướng nghề nghiệp phát triển trong tương lai | Học Viện Phụ phụ nữa Việt Nam

Đinh hướng nghề nghiệp phát triển trong tương lai | Học Viện Phụ phụ nữa Việt Nam  được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CẢI CÁCH – HIỆN ĐẠI HÓA NỀN HÀNH CHÍNH
Hiện đại hóa nền hành chính là yếu tố tất yếu cho sự phát triển về mọi mặt trong đời sống kinh tế
- xã hội hiện nay, nhất là trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng như
thực tế thời gian qua, khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
các lĩnh vực quản lý nhà nước, học tập, lao động… đã mang lại hiệu quả rõ nét, là công cụ, đòn
bẩy thúc đẩy công tác cải cách hành chính của Việt Nam, tạo tiền đề quan trọng để xây dựng
chính quyền điện tử và thành phố thông minh.
Chính phủ đã có Nghị quyết số 76/NQ-CP, ngày 15/7/2021 ban hành Chương trình tổng thể cải
cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 và Chỉ thị số 23/CT-TTg, ngày 02/9/2021 về
việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 -
2030. Trong đó nêu rõ: “Cải cách hành chính là một trong những chủ trương lớn của Đảng và
Nhà nước ta trong suốt công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, là một trong những giải pháp
đột phá góp phần phát triển kinh tế - xã hội... xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân, dân
chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực
kiến tạo phát triển; lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo
đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước... Cải cách hành chính là trách
nhiệm của cả hệ thống chính trị, do vậy cần tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng và
sự đồng thuận, thống nhất của người dân, tổ chức và xã hội trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm
vụ cải cách hành chính”.
Theo đó có các định hướng chung được vạch ra như sau: Cơ chế chính sách tiếp tục được hoàn
thiện; thủ tục hành chính được đơn giản hóa, công khai, minh bạch, giảm thời gian và chi phí
thực hiện, tạo thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp. Tổ chức bộ máy từng bước được sắp
xếp tinh gọn, giảm đầu mối, nâng cao hiệu quả hoạt động; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
được bố trí, sắp xếp hợp lý hơn; tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ, kỷ cương, kỷ luật hành
chính có chuyển biến tích cực. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành,
cung cấp dịch vụ công ngày càng cao và phát huy hiệu quả... Xây dựng Trung tâm dữ liệu thành
phố; tích hợp cơ sở dữ liệu về dân cư, kiến trúc, quy hoạch, đầu tư, hạ tầng kỹ thuật đô thị để
phục vụ chính quyền điện tử; triển khai cơ sở dữ liệu dân cư và dịch vụ công theo lộ trình; hoàn
thành việc lắp đặt mạng, thiết bị, đào tạo cơ bản, sử dụng phần mềm tại tất cả các xã, phường, thị
trấn, cơ quan, đơn vị; nghiên cứu, triển khai hình thức thuê doanh nghiệp công nghệ thông tin
thực hiện dịch vụ.
Cụ thể các hướng cải cách:
- Ban hành và tổ chức thực hiện kịp thời các chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý HCNN (hệ thống mạng WAN, LAN nội bộ, phầm mềm quản lý văn bản và điều
hành VNPT-Ioffice,…) nhằm tạo ra một phương thức vận hành thông suốt, hiệu quả của bộ máy
công quyền, giải quyết các nhiệm vụ, hoạt động hành chính, chuyển từ cơ chế hành chính “xin -
cho” sang cơ chế hành chính “phục vụ, dịch vụ” và làm cho nền hành chính có khả năng kiểm
soát lãng phí, thất thoát và tham nhũng, khai thác có hiệu quả trong công tác điều hành, quản lý,
nâng cao chất lượng giải quyết công việc, góp phần tiết kiệm thời gian, giảm chi phí hành chính
cho các cơ quan, đơn vị.
- Đào tạo nguồn nhân lực hợp tác quốc tế: Đào tạo nâng cao năng lực, trình độ sử dụng tin học
của cán bộ công chức trong các quan đảng về việc ứng dụng CNTT để cải thiện hiệu suất công
việc, giảm thiểu tâm lý e ngại, né tránh trong sử dụng máy tính và các thiết bị tin học, thay đổi phong
cách làm việc của cán bộ công chức từ môi trường giấy tờ chuyển sang làm việc trên môi trường máy
tính và các hệ thống thông tin, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và thúc đẩy hoạt động chuyên
môn nghiệp vụ trong các cơ quan đảng. Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trao đổi kinh nghiệm về chỉ
đạo ứng dụng CNTT cho lãnh đạo các quan đảng. Tăng cường tập huấn, nâng cao knăng ứng
dụng CNTT cho cán bộ, đảng viên và công chức. Đẩy mạnh và xã hội hóa việc bồi dưỡng, hướng dẫn
kỹ năng sử dụng máy tính, khai thác internet cho cán bộ, đảng viên và công chức. Đẩy mạnh hình thức
đào tạo trực tuyến cho cán bộ, đảng viên và công chức. Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về công
CNTT, tập huấn nghiệp vụ, kỹ thuật ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức chuyên trách các cấp.
Đặc biệt nâng cao kỹ năng bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Tổ chức các đoàn nghiên cứu, học tập
thực tế mô hình ứng dụng CNTT có hiệu quả, thành công tại các nước.
- Tạo lập 1 ứng dụng – web lưu hành nội bộ cơ quan nhà nước về dữ liệu về dân cư, đất đai,
đăng ký doanh nghiệp, tài chính; bảo hiểm (thu thập thông tin cá nhân của khoảng 93 triệu
người); dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc; dữ liệu giáo dục; dữ liệu danh mục dùng chung của Bộ
Y tế,
- Cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp.
- Triển khai áp dụng, duy trì, chuyển đổi phiên bản hệ thống quản chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc gia tại quan, đơn vị, theo hệ thống quản chất lượng ISO 9001:2008 ISO
9001:2015. Đến nay, thành phố đã rà soát, cập nhật, xây dựng mới, cải tiến theo quy định mới với
287 thủ tục đưa ra bộ phận “một cửa” để triển khai thực hiện theo đúng quy định.
- Áp dụng tiêu chuẩn ISO phù hợp với điều kiện làm việc tại UBND Thành phố trong quản
hành chính công, tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và ban hành văn bản
quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể khả thi của
các văn bản quy phạm pháp luật.
- Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho CB,
CCVC làm việc, nhất là đầu tư cho các hạng mục trang thiết bị hiện đại như: Máy tính, máy fax,
máy scan; nâng cấp các phần mềm ứng dụng trong quản lý hành chính công về TTHC, địa chính,
sản xuất kinh doanh,… góp phần nâng cao hiệu quả xử lý công vụ, giải quyết TTHC, nâng cao
mức độ hài lòng của người dân đối với cơ quan hành chính nhà nước và chất lượng dịch vụ công
- Đưa vào hoạt động và phổ biến rộng rãi ví giấy tờ điện tử - tài khoản định danh có
chức năng thay thế giấy tờ tùy thân tích hợp vào điện thoại thông qua ứng ụng do Bộ
công an trực tiếp quản lý.
- Bên cạnh việc phát triển 4.0 mạnh mẽ thì song song đó cần phải bảo đảm an toàn, an ninh
thông tin: Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phải gắn kết chặt chẽ với việc bảo đảm an
toàn, an ninh và bảo mật thông tin. Triển khai giải pháp bảo đảm an toàn, bảo mật của Ban Cơ yếu
Chính phủ cho dữ liệu lưu giữ và trao đổi trên mạng, như: bảo mật văn bản điện tử cấp độ "Mật" gửi,
nhận trên mạng, bảo mật dịch vụ hội nghị truyền hình; triển khai thiết bị nhớ an toàn; triển khai các
giải pháp tạo kênh ảo PVN và bảo mật cơ sở dữ liệu. Thường xuyên cập nhật, thông báo thông tin về
nguy cơ, hiểm họa mất an toàn hệ thống, an ninh thông tin trong các hoạt động ứng dụng CNTT; quán
triệt, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và kỹ năng sử dụng cho người dùng về các biện pháp
bảo đảm an toàn hệ thống và an ninh thông tin, bảo vệ bí mật của Đảng và Nhà nước trong hoạt động
ứng dụng CNTT. Xây dựng, thực hiện các giải pháp kỹ thuật thực hiện quản lý người dùng tập trung
trong mạng máy tính nội bộ (trong mỗi cơ quan và trong toàn bộ hệ thống các cơ quan đảng); kiểm
soát, giám sát hoạt động truy nhập, khai thác thông tin trong mạng; sử dụng phần mềm diệt virus có
bản quyền; sao lưu, bảo vệ dữ liệu hệ thống và ứng dụng. Xây dựng, thực hiện giải pháp kỹ thuật quản
lý, kết nối Internet tập trung, tách biệt với mạng máy tính nội bộ; diệt, quét virus, mã độc đối với thư
điện tử, dữ liệu sao lưu từ Internet vào mạng máy tính nội bộ.
| 1/2

Preview text:

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CẢI CÁCH – HIỆN ĐẠI HÓA NỀN HÀNH CHÍNH
Hiện đại hóa nền hành chính là yếu tố tất yếu cho sự phát triển về mọi mặt trong đời sống kinh tế
- xã hội hiện nay, nhất là trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng như
thực tế thời gian qua, khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
các lĩnh vực quản lý nhà nước, học tập, lao động… đã mang lại hiệu quả rõ nét, là công cụ, đòn
bẩy thúc đẩy công tác cải cách hành chính của Việt Nam, tạo tiền đề quan trọng để xây dựng
chính quyền điện tử và thành phố thông minh.
Chính phủ đã có Nghị quyết số 76/NQ-CP, ngày 15/7/2021 ban hành Chương trình tổng thể cải
cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 và Chỉ thị số 23/CT-TTg, ngày 02/9/2021 về
việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 -
2030. Trong đó nêu rõ: “Cải cách hành chính là một trong những chủ trương lớn của Đảng và
Nhà nước ta trong suốt công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, là một trong những giải pháp
đột phá góp phần phát triển kinh tế - xã hội... xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân, dân
chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực
kiến tạo phát triển; lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo
đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước... Cải cách hành chính là trách
nhiệm của cả hệ thống chính trị, do vậy cần tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng và
sự đồng thuận, thống nhất của người dân, tổ chức và xã hội trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm
vụ cải cách hành chính”.
Theo đó có các định hướng chung được vạch ra như sau: Cơ chế chính sách tiếp tục được hoàn
thiện; thủ tục hành chính được đơn giản hóa, công khai, minh bạch, giảm thời gian và chi phí
thực hiện, tạo thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp. Tổ chức bộ máy từng bước được sắp
xếp tinh gọn, giảm đầu mối, nâng cao hiệu quả hoạt động; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
được bố trí, sắp xếp hợp lý hơn; tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ, kỷ cương, kỷ luật hành
chính có chuyển biến tích cực. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành,
cung cấp dịch vụ công ngày càng cao và phát huy hiệu quả... Xây dựng Trung tâm dữ liệu thành
phố; tích hợp cơ sở dữ liệu về dân cư, kiến trúc, quy hoạch, đầu tư, hạ tầng kỹ thuật đô thị để
phục vụ chính quyền điện tử; triển khai cơ sở dữ liệu dân cư và dịch vụ công theo lộ trình; hoàn
thành việc lắp đặt mạng, thiết bị, đào tạo cơ bản, sử dụng phần mềm tại tất cả các xã, phường, thị
trấn, cơ quan, đơn vị; nghiên cứu, triển khai hình thức thuê doanh nghiệp công nghệ thông tin thực hiện dịch vụ.
Cụ thể các hướng cải cách:
- Ban hành và tổ chức thực hiện kịp thời các chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý HCNN (hệ thống mạng WAN, LAN nội bộ, phầm mềm quản lý văn bản và điều
hành VNPT-Ioffice,…) nhằm tạo ra một phương thức vận hành thông suốt, hiệu quả của bộ máy
công quyền, giải quyết các nhiệm vụ, hoạt động hành chính, chuyển từ cơ chế hành chính “xin -
cho” sang cơ chế hành chính “phục vụ, dịch vụ” và làm cho nền hành chính có khả năng kiểm
soát lãng phí, thất thoát và tham nhũng, khai thác có hiệu quả trong công tác điều hành, quản lý,
nâng cao chất lượng giải quyết công việc, góp phần tiết kiệm thời gian, giảm chi phí hành chính
cho các cơ quan, đơn vị. -
Đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế: Đào tạo nâng cao năng lực, trình độ sử dụng tin học
của cán bộ công chức trong các cơ quan đảng về việc ứng dụng CNTT để cải thiện hiệu suất công
việc, giảm thiểu tâm lý e ngại, né tránh trong sử dụng máy tính và các thiết bị tin học, thay đổi phong
cách làm việc của cán bộ công chức từ môi trường giấy tờ chuyển sang làm việc trên môi trường máy
tính và các hệ thống thông tin, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và thúc đẩy hoạt động chuyên
môn nghiệp vụ trong các cơ quan đảng. Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trao đổi kinh nghiệm về chỉ
đạo ứng dụng CNTT cho lãnh đạo các cơ quan đảng. Tăng cường tập huấn, nâng cao kỹ năng ứng
dụng CNTT cho cán bộ, đảng viên và công chức. Đẩy mạnh và xã hội hóa việc bồi dưỡng, hướng dẫn
kỹ năng sử dụng máy tính, khai thác internet cho cán bộ, đảng viên và công chức. Đẩy mạnh hình thức
đào tạo trực tuyến cho cán bộ, đảng viên và công chức. Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về công
CNTT, tập huấn nghiệp vụ, kỹ thuật ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức chuyên trách các cấp.
Đặc biệt nâng cao kỹ năng bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Tổ chức các đoàn nghiên cứu, học tập
thực tế mô hình ứng dụng CNTT có hiệu quả, thành công tại các nước.
- Tạo lập 1 ứng dụng – web lưu hành nội bộ cơ quan nhà nước về dữ liệu về dân cư, đất đai,
đăng ký doanh nghiệp, tài chính; bảo hiểm (thu thập thông tin cá nhân của khoảng 93 triệu
người); dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc; dữ liệu giáo dục; dữ liệu danh mục dùng chung của Bộ Y tế, -
Cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp. -
Triển khai áp dụng, duy trì, chuyển đổi phiên bản hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc gia
tại cơ quan, đơn vị, theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 và ISO
9001:2015. Đến nay, thành phố đã rà soát, cập nhật, xây dựng mới, cải tiến theo quy định mới với
287 thủ tục đưa ra bộ phận “một cửa” để triển khai thực hiện theo đúng quy định. -
Áp dụng tiêu chuẩn ISO phù hợp với điều kiện làm việc tại UBND Thành phố trong quản lý
hành chính công, tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và ban hành văn bản
quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể và khả thi của
các văn bản quy phạm pháp luật.
- Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho CB,
CCVC làm việc, nhất là đầu tư cho các hạng mục trang thiết bị hiện đại như: Máy tính, máy fax,
máy scan; nâng cấp các phần mềm ứng dụng trong quản lý hành chính công về TTHC, địa chính,
sản xuất kinh doanh,… góp phần nâng cao hiệu quả xử lý công vụ, giải quyết TTHC, nâng cao
mức độ hài lòng của người dân đối với cơ quan hành chính nhà nước và chất lượng dịch vụ công -
Đưa vào hoạt động và phổ biến rộng rãi ví giấy tờ điện tử - tài khoản định danh có
chức năng thay thế giấy tờ tùy thân tích hợp vào điện thoại thông qua ứng ụng do Bộ
công an trực tiếp quản lý. -
Bên cạnh việc phát triển 4.0 mạnh mẽ thì song song đó cần phải bảo đảm an toàn, an ninh
thông tin:
Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phải gắn kết chặt chẽ với việc bảo đảm an
toàn, an ninh và bảo mật thông tin. Triển khai giải pháp bảo đảm an toàn, bảo mật của Ban Cơ yếu
Chính phủ cho dữ liệu lưu giữ và trao đổi trên mạng, như: bảo mật văn bản điện tử cấp độ "Mật" gửi,
nhận trên mạng, bảo mật dịch vụ hội nghị truyền hình; triển khai thiết bị nhớ an toàn; triển khai các
giải pháp tạo kênh ảo PVN và bảo mật cơ sở dữ liệu. Thường xuyên cập nhật, thông báo thông tin về
nguy cơ, hiểm họa mất an toàn hệ thống, an ninh thông tin trong các hoạt động ứng dụng CNTT; quán
triệt, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và kỹ năng sử dụng cho người dùng về các biện pháp
bảo đảm an toàn hệ thống và an ninh thông tin, bảo vệ bí mật của Đảng và Nhà nước trong hoạt động
ứng dụng CNTT. Xây dựng, thực hiện các giải pháp kỹ thuật thực hiện quản lý người dùng tập trung
trong mạng máy tính nội bộ (trong mỗi cơ quan và trong toàn bộ hệ thống các cơ quan đảng); kiểm
soát, giám sát hoạt động truy nhập, khai thác thông tin trong mạng; sử dụng phần mềm diệt virus có
bản quyền; sao lưu, bảo vệ dữ liệu hệ thống và ứng dụng. Xây dựng, thực hiện giải pháp kỹ thuật quản
lý, kết nối Internet tập trung, tách biệt với mạng máy tính nội bộ; diệt, quét virus, mã độc đối với thư
điện tử, dữ liệu sao lưu từ Internet vào mạng máy tính nội bộ.