Định nghĩa vật chất của V - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

*Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin
Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người
trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác”. Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin cho thấy:
+ Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức
+ Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi nó tác động lên giác quan của con người một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp
+ Vật chất là cái được ý thức phản ánh, còn ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất
*Giải thích định nghĩa vật chất của V.I.Lênin
Vật chất là một phạm trù triết học, tức là một khái niệm của triết học, nhưng là một khái niệm
rộng nhất, phản ánh một lớp sự vật hiện tượng; vật chất theo Lênin để chỉ thực tại khách quan,
tức là chỉ những cái tồn tại có thực ở bên ngoài, độc lập và không phụ thuộc vào ý thức của con
người. Và chính những cái thực tại khách quan này nó được đem lại cho con người trong cảm
giác, tức là nó tác động vào các giác quan của chúng ta, được cảm giác của chúng ta chép lại,
chụp lại, phản ánh, và khi tác động vào các giác quan của chúng ta như vậy thì rõ ràng con người
có thể nhận thức được, con người có thể chép lại được, có thể chụp lại, có thể phản ánh, và bản
thân cái thực tại khách quan này, nó không lệ thuộc vào cảm giác của chúng ta, bởi vì nó ở bên
ngoài, nó độc lập, và nó không phụ thuộc vào ý thức của con người
Giải quyết được ngay vấn đề cơ bản của Triết học trên lập trường duy vật biện chứng:
+Với mặt thứ nhất ông khẳng định Vật chất có trước, rõ ràng thực tại khách quan phải có trước
thì nó mới tác động vào các giác quan của con người
+Mặt thứ hai, ông khẳng định Con người nhận thức được thế giới, bởi vì cảm giác con người có
thể chép lại, có thể chụp lại, có thể phản ánh
*Đi cụ thể vào định nghĩa
Thứ nhất, về phương pháp định nghĩa
Đối với định nghĩa vật chất của Lênin, Lênin không thể sử dụng phương pháp định nghĩa thông
thường (quy nó vào một khái niệm khác rộng hơn, đồng thời chỉ ra những đặc điểm riêng của nó)
vì theo quan điểm của Lênin, vật chất là một phạm trù triết học hay nói cách khác, cái phạm trù
vật chất này nó là một trong những phạm trù rộng nhất, rộng đến cùng cực.
Để định nghĩa phạm trù vật chất, ông đã sử dụng phương pháp định nghĩa đặc biệt, đó là đặt
vật chất đối lập với ý thức, hiểu vật chất là tất cả những gì tác động vào giác quan của con người
thì gây nên cảm giác, và hiểu vật chất ở đây chính là thực tại khách quan, và thực tại khách quan
này, nó tác động vào các giác quan của chúng ta, giúp cho chúng ta có thể nhận thức được, các
giác quan của chúng ta có thể chép lại được, có thể chụp lại, có thể phản ánh.
Thứ hai, thuộc tính khách quan
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người
trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác”. Thực tại khách quan là tồn tại có thực ở bên ngoài, độc lập và không phụ
thuộc vào ý thức của con người, dù có hay không có con người, thì nó vẫn tồn tại bởi vì thuộc
tính của nó là khách quan, không phải vì có cảm giác của con người mới có nó, nó tồn tại không
lệ thuộc vào cảm giác.
Lênin đã khẳng định vật chất có trước, cảm giác và ý thức có sau; vật chất là nguồn gốc khách
quan của cảm giác, của ý thức, tri thức,…
Thực tại khách quan là thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất, mọi tồn
tại vật chất đều có thuộc tính ấy.
Thứ ba, thuộc tính phản ánh (Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi nó tác động
lên các giác quan của con người)
Vật chất là thực tại khách quan, khi nó tác động vào ngũ giác quan của con người, thì nó gây nên
cảm giác ở con người và khẳng định rằng: Con người có thể nhận thức được thế giới
Như vậy, theo quan điểm của V.I.Lênin, các hiện tượng vật chất luôn tồn tại khách quan,
không lệ thuộc vào các hiện tượng tinh thần. Thuộc tính chung duy nhất của vật chất là sự tồn tại
khách quan ở bên ngoài ý thức. Tất cả những gì tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào ý thức con
người đều thuộc phạm trù vật chất.
*Vận dụng vào việc xác định các dạng vật chất trong xã hội
Khoa học hiện đại đã đi sâu nghiên cứu cấu tạo của vật chất. Người ta chia ra các trình độ tổ chức
vật chất hay các dạng vật chất khác nhau như sau:
+Trong giới tự nhiên vô sinh, có hai dạng vật chất cơ bản là chất và trường. Chất là cái gián đoạn,
được tạo ra từ các hạt, có khối lượng (m), có cấu trúc thứ bậc bắt đầu từ nguyên tử và cuối cùng
là các thiên thể cực kỳ lớn. Còn trường (như trường hấp dẫn, trường điện tử, trường hạt nhân,…)
là môi trường vật chất liên tục, không có khối lượng tĩnh (m0). Trường làm cho các hạt liên kết
với nhau, tác động với nhau và nhờ đó mới tồn tại được. Tuy nhiên, ranh giới giữa chất và trường
cũng là tương đối.
+Trong giới tự nhiên hữu sinh, có các trình độ tổ chức vật chất là: sinh quyển - sinh khu - quần
thể - cơ thể đa bào - tế bào - tiền tế bào; các axit nuclêich (AND và ARN) và chất đản bạch. Sự
phát triển của sinh học hiện đại đã tìm ra được nhiều mắt khâu trung gian chuyển hóa giữa các
trình độ tổ chức vật chất, cho phép nối liền vô cơ, hữu cơ và sự sống. Thực vật, động vât và cơ
thể con người có sự giống nhau về thành phần vô cơ, cấu trúc và phân hóa tế bào, về cơ chế di
truyền sự sống,…
Như vậy, những thành tựu của khoa học tự nhiên đã giúp khẳng định rằng các sự vật, hiện tượng
đều có cùng bản chất vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất và thông qua tính vật chất. Thế
giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn, vô tận cả bề rộng lẫn bề sâu. Vật chất không được sinh ra
và không bị mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Trong thế giới, không có nơi
nào và lúc nào có gì khác ngoài vật chất đang vận động, chuyển hóa và những cái do vật chất vận
động, chuyển hóa mà sinh ra.
Xã hội loài ngoài là cấp cao nhất của cấu tạo vật chất, là cấp độ đặc biệt của tổ chức vật chất. Xã
hội là một bộ phận thế giới vật chất có nền tảng tự nhiên, có kết cấu và quy luật vận động khách
quan không phụ thuộc vào ý thức con người. Vật chất dưới dạng xã hội là kết quả hoạt động của
con người. Con người có vai trò năng động, sáng tạo trong thế giới vật chất. Như vậy, thế giới -
cả tự nhiên lẫn xã hội - về bản chất là vật chất, thống nhất ở tính vật chất của nó. Thế giới vật
chất có nguyên nhân tự nó, vĩnh hằng và vô tận với vô số những biểu hiện muôn hình muôn vẻ.
| 1/3

Preview text:

*Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin
Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người
trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác”. Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin cho thấy:
+ Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức
+ Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi nó tác động lên giác quan của con người một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp
+ Vật chất là cái được ý thức phản ánh, còn ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất
*Giải thích định nghĩa vật chất của V.I.Lênin
Vật chất là một phạm trù triết học, tức là một khái niệm của triết học, nhưng là một khái niệm
rộng nhất, phản ánh một lớp sự vật hiện tượng; vật chất theo Lênin để chỉ thực tại khách quan,
tức là chỉ những cái tồn tại có thực ở bên ngoài, độc lập và không phụ thuộc vào ý thức của con
người. Và chính những cái thực tại khách quan này nó được đem lại cho con người trong cảm
giác, tức là nó tác động vào các giác quan của chúng ta, được cảm giác của chúng ta chép lại,
chụp lại, phản ánh, và khi tác động vào các giác quan của chúng ta như vậy thì rõ ràng con người
có thể nhận thức được, con người có thể chép lại được, có thể chụp lại, có thể phản ánh, và bản
thân cái thực tại khách quan này, nó không lệ thuộc vào cảm giác của chúng ta, bởi vì nó ở bên
ngoài, nó độc lập, và nó không phụ thuộc vào ý thức của con người
Giải quyết được ngay vấn đề cơ bản của Triết học trên lập trường duy vật biện chứng:
+Với mặt thứ nhất ông khẳng định Vật chất có trước, rõ ràng thực tại khách quan phải có trước
thì nó mới tác động vào các giác quan của con người
+Mặt thứ hai, ông khẳng định Con người nhận thức được thế giới, bởi vì cảm giác con người có
thể chép lại, có thể chụp lại, có thể phản ánh
*Đi cụ thể vào định nghĩa
Thứ nhất, về phương pháp định nghĩa
Đối với định nghĩa vật chất của Lênin, Lênin không thể sử dụng phương pháp định nghĩa thông
thường (quy nó vào một khái niệm khác rộng hơn, đồng thời chỉ ra những đặc điểm riêng của nó)
vì theo quan điểm của Lênin, vật chất là một phạm trù triết học hay nói cách khác, cái phạm trù
vật chất này nó là một trong những phạm trù rộng nhất, rộng đến cùng cực.
 Để định nghĩa phạm trù vật chất, ông đã sử dụng phương pháp định nghĩa đặc biệt, đó là đặt
vật chất đối lập với ý thức, hiểu vật chất là tất cả những gì tác động vào giác quan của con người
thì gây nên cảm giác, và hiểu vật chất ở đây chính là thực tại khách quan, và thực tại khách quan
này, nó tác động vào các giác quan của chúng ta, giúp cho chúng ta có thể nhận thức được, các
giác quan của chúng ta có thể chép lại được, có thể chụp lại, có thể phản ánh.
Thứ hai, thuộc tính khách quan
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người
trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác”. Thực tại khách quan là tồn tại có thực ở bên ngoài, độc lập và không phụ
thuộc vào ý thức của con người, dù có hay không có con người, thì nó vẫn tồn tại bởi vì thuộc
tính của nó là khách quan, không phải vì có cảm giác của con người mới có nó, nó tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
 Lênin đã khẳng định vật chất có trước, cảm giác và ý thức có sau; vật chất là nguồn gốc khách
quan của cảm giác, của ý thức, tri thức,…
 Thực tại khách quan là thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất, mọi tồn
tại vật chất đều có thuộc tính ấy.
Thứ ba, thuộc tính phản ánh (Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi nó tác động
lên các giác quan của con người)

Vật chất là thực tại khách quan, khi nó tác động vào ngũ giác quan của con người, thì nó gây nên
cảm giác ở con người và khẳng định rằng: Con người có thể nhận thức được thế giới
Như vậy, theo quan điểm của V.I.Lênin, các hiện tượng vật chất luôn tồn tại khách quan,
không lệ thuộc vào các hiện tượng tinh thần. Thuộc tính chung duy nhất của vật chất là sự tồn tại
khách quan ở bên ngoài ý thức. Tất cả những gì tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào ý thức con
người đều thuộc phạm trù vật chất.
*Vận dụng vào việc xác định các dạng vật chất trong xã hội
Khoa học hiện đại đã đi sâu nghiên cứu cấu tạo của vật chất. Người ta chia ra các trình độ tổ chức
vật chất hay các dạng vật chất khác nhau như sau:
+Trong giới tự nhiên vô sinh, có hai dạng vật chất cơ bản là chất và trường. Chất là cái gián đoạn,
được tạo ra từ các hạt, có khối lượng (m), có cấu trúc thứ bậc bắt đầu từ nguyên tử và cuối cùng
là các thiên thể cực kỳ lớn. Còn trường (như trường hấp dẫn, trường điện tử, trường hạt nhân,…)
là môi trường vật chất liên tục, không có khối lượng tĩnh (m0). Trường làm cho các hạt liên kết
với nhau, tác động với nhau và nhờ đó mới tồn tại được. Tuy nhiên, ranh giới giữa chất và trường cũng là tương đối.
+Trong giới tự nhiên hữu sinh, có các trình độ tổ chức vật chất là: sinh quyển - sinh khu - quần
thể - cơ thể đa bào - tế bào - tiền tế bào; các axit nuclêich (AND và ARN) và chất đản bạch. Sự
phát triển của sinh học hiện đại đã tìm ra được nhiều mắt khâu trung gian chuyển hóa giữa các
trình độ tổ chức vật chất, cho phép nối liền vô cơ, hữu cơ và sự sống. Thực vật, động vât và cơ
thể con người có sự giống nhau về thành phần vô cơ, cấu trúc và phân hóa tế bào, về cơ chế di truyền sự sống,…
Như vậy, những thành tựu của khoa học tự nhiên đã giúp khẳng định rằng các sự vật, hiện tượng
đều có cùng bản chất vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất và thông qua tính vật chất. Thế
giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn, vô tận cả bề rộng lẫn bề sâu. Vật chất không được sinh ra
và không bị mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Trong thế giới, không có nơi
nào và lúc nào có gì khác ngoài vật chất đang vận động, chuyển hóa và những cái do vật chất vận
động, chuyển hóa mà sinh ra.
Xã hội loài ngoài là cấp cao nhất của cấu tạo vật chất, là cấp độ đặc biệt của tổ chức vật chất. Xã
hội là một bộ phận thế giới vật chất có nền tảng tự nhiên, có kết cấu và quy luật vận động khách
quan không phụ thuộc vào ý thức con người. Vật chất dưới dạng xã hội là kết quả hoạt động của
con người. Con người có vai trò năng động, sáng tạo trong thế giới vật chất. Như vậy, thế giới -
cả tự nhiên lẫn xã hội - về bản chất là vật chất, thống nhất ở tính vật chất của nó. Thế giới vật
chất có nguyên nhân tự nó, vĩnh hằng và vô tận với vô số những biểu hiện muôn hình muôn vẻ.