Định nghĩa về giai cấp - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Trước giờ, phần lớn mọi người hay hiểu giai cấp là tập hợp những con người có cùng địa vị xã hội, cùng một chức năng xã hội hay mức sống. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. ĐỊNH NGHĨA VỀ GIAI CẤP:
Định nghĩa:
Trước giờ, phần lớn mọi người hay hiểu giai cấp là tập hợp những con người có
cùng địa vị xã hội, cùng một chức năng xã hội hay mức sống. Trong lịch sử, hầu
hết các nhà triết học, xã hội học đều thừa nhận sự xuất hiện của các giai cấp khác
nhau trong xã hội. Song, họ chỉ hiểu về định nghĩa hai từ giai cấp một cách chủ
quan, chưa toàn diện, bao quát được về nghĩa lẫn đặc trưng của hai từ giai cấp. Bởi
lẽ, họ tránh đụng chạm tới những vấn đề cơ bản trong xã hội đặc biệt là vấn đề bốc
lột, lạm dụng, chiếm hữu tư liệu sản xuất ( chiếm của chung thành của riêng ) sau
đó họ trở nên giàu có và có địa vị trong xã hội. Họ có tư liệu sản xuất, có đất đai,
ruộng cày nhưng họ không làm lụng, họ bắt buộc những người khác làm cho họ
( đa số là những người nghèo, không có ruộng đất, không có tư liệu sản xuất ).
Theo C.Mác là một người nghiên cứu rất nhiều về xã hội ông cho rằng muốn
hiểu đúng nhất về định nghĩa hai từ giai cấp thì phải gắn nó với đời sống kinh tế,
với nền sản xuất của xã hội bởi lẽ quan hệ giai cấp là bộ mặt xã hội về quan hệ sản
xuất, trong bộ phận này vẫn có một nhóm người bốc lột sức lao động của người
khác. Nói về vấn đề này Ph.Ăngghen đã khẳng định “…điều đó hoàn toàn không
loại trừ việc sử dụng bạo lực, cướp bóc, mánh khóe, lừa bịp trong sư hình thành các giai cấp”
Kế thừa và phát triển quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen, Lênin đã đưa ra
một định nghĩa khoa học về giai cấp trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại” : “Được
gọi là giai cấp, là những tập đoàn người to lớn, khác nhau về địa vị của họ trong
một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, về quan hệ của họ đối với
những tư liệu sản xuất (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và
thừa nhận), về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và do đó khác nhau về
cách thức hưởng thụ phần của cải xã hội ít hay nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp
là những tập đoàn người, mà một tập đoàn có thể chiếm đoạt lao động của các tập
đoàn khác, do địa vị khác nhau của họ trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”.
Định nghĩa của Lênin đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản của giai cấp:
Thứ nhất, giai cấp là những tập đoàn người có địa vị kinh tế-xã hội khác nhau.
Họ không phải là những cá nhân riêng lẻ mà là một tập đoàn người khác nhau về
địa vị kinh tế-xã hội tức khác nhau về vị trí, vai trò trong hệ thống sản xuất xã hội
nhất định. Địa vị của mỗi giai cấp trong hệ thống sản xuất quyết giai cấp nào là giai
cấp thống trị, giai cấp nào là giai cấp bị thống trị. Ví dụ như giai cấp thống trị và bị
trị trong xã hội chiếm hữu nô lệ là chủ nô và nô lệ, trong xã hội phong kiến là địa
chủ và nông dân, trong xã hội tư bản chủ nghĩa là tư sản và vô sản. Đây là những
giai cấp đại diện cho từng giai đoạn lịch sử . Sự vận động về địa vị trong hệ thống
sản xuất cũng có thể dẫn tới sự thay đổi về vai trò của các phương thức sản xuất trong xã hội .
Thứ hai, dấu hiệu chủ yếu quy định địa vị kinh tế-xã hội của các giai cấp là mối
quan hệ kinh tế-vật chất giữa các tập đoàn người trong phương thức sản xuất.
Quan hệ kinh tế-vật chất bao gồm: quan hệ giữa người với người trong việc sở hữu
các tư liệu sản xuất, quan hệ giữa người với người trong việc quản lý sản xuất hay
trong phân phối sản phẩm lao động. Các quan hệ vật chất này quyết định địa vị
kinh tế-xã hội của các tập đoàn người từ đó hình thành lên các giai cấp khác nhau trong xã hội. a.
Quan hệ trong việc sở hữu các tư liệu sản xuất: là quan hệ giữa người với người
trong việc chiếm hữu của cải trong xã hội. Việc sở hữu càng nhiều của cải nắm vai trò
quyết định đối với các mối quan hệ còn lại bởi lẽ ai chiếm được càng nhiều của cải,
vật chất thì sẽ có quyền quyết định việc sản xuất hay phân phối của cải như thế nào.
Đây là quan hệ ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến địa vị của các tập đoàn người
trong xã hội. Bởi giai cấp nào càng nắm giữ được nhiều tư liệu sản xuất hơn thì họ sẽ
trở thành người quyết định, chi phối sản phẩm lao động và trở thành giai cấp thống trị,
song những người không có tư liệu sản xuất sẽ trở thành giai cấp bị bóc lột hay gọi là giai cấp bị thống trị. b.
Quan hệ trong việc quản lý sản xuất hay phân phối sản phẩm lao động: Hai
quan hệ này đều phụ thuộc vào việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội. Vì nếu
như cá nhân nào nắm được nhiều tư liệu sản xuất hơn thì sẽ có quyền hưởng thụ nhiều
của cải hơn, có quyền quản lý, phân chia lợi ích cho các gia cấp khác và cũng là người
quyết định quyền phân phối sản phẩm vật chất của xã hội.
Thứ ba, thực chất của quan hệ giai cấp là tập đoàn người này chiếm đoạt lao động
của người khác do đối lập về địa vị trong một chế độ kinh tế-xã hội nhất định.
Chính vì sự khác biệt trong giai cấp, địa vị xã hội nên dẫn đến xa hội có những tình
trạng bóc lột giữa các tập đoàn người với nhau, từ đó hình thành lên quan hệ giữa
người bị bóc lột – người bóc lột. Vì thế, các giai cấp khác nhau về vị trí, vai trò
trong hệ thống sản xuất dẫn đến khác nhau về vị trí, vai trò trong chế độ xã hội đó.
Ví dụ như trong xã hội phong kiến, địa chủ có địa vị cao hơn nông nô. Họ có đất
đai, tư liệu sản xuất nên họ có quyền quản lý, quyết định phân phối các sản phẩm
lao động và trở thành giai cấp thống trị còn những người nông dân nghèo trở thành
giai cấp bị địa chủ bóc lột hay gọi là giai cấp bị trị.
Từ những đặc trưng của giai cấp, Lênin đã cho thấy giai cấp là một phạm trù lịch
kinh tế-xã hội có tính lịch sử, sự tồn tại của nó gắn với việc sở hữu tư liệu sản xuất
của các giai cấp hay nói một cách dễ hiểu là do nguyên nhân kinh tế (việc chiếm
được nhiều của cải, tài sản của chung thành của riêng). Định nghĩa của V.I.Lênin có
giá trị to lớn về lý luận và thực tiễn, giúp mọi người định nghĩa đúng được vị trí, vai
trò, bản chất, đặc trưng của giai cấp trong lịch sử đồng thời giúp giai cấp vô sản
nhận thức được vai trò của mình trong cuộc đấu tranh xây dựng xã hội mới.
Nguồn gốc giai cấp:
Mác và Ph.Ăngghen cho rằng nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự xuất hiện của giai
cấp gắn với những giai đoạn lịch sử phát triển nhất định của sản xuất. Trong xã
hội nguyên thủy, do xã hội còn chưa phát triển con người còn ăn lông ở lỗ chủ
yếu là làm chung, ăn chung, hưởng chung. Vì vậy chưa xuất hiện giai cấp, mọi
người đều bình đẳng như nhau.
Đến cuối thời kì nguyên thủy, với sự phát triển của các công cụ lao động sản
xuất. Con người bắt đầu tìm thấy kim loại như: đồng, sắt,… và thường xuyên
cải tiến công cụ sản xuất của mình dẫn đến việc năng suất, của cải mỗi ngày
làm ra đều gia tăng và hình thành lên của cải dư thừa. Chính việc dư thừa của
cải đã tạo cơ hội cho những người có địa vị chiếm đoạt của chung thành của
riêng và trở nên giàu có. Đây là nguyên nhân dẫn tới sự phân công lao động
trong xã hội. Những gia đình có càng nhiều tài sản, tư liệu sản xuất dần trở
thành người có quyền và vị thế trong bộ tộc. Họ lợi dụng chức quyền của mình
chiếm đoạt phần của cải dư thừa dẫn đến sự mất cân bằng, chênh lệch nhiều về
tài sản trong xã hội. Từ đấy hình thành các giai cấp.
Tóm lại, nguyên nhân sâu xa cũng như nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện
giai cấp là sự phát triển của lực lượng sản xuất làm của cải dư thừa và sự chiếm
đoạt của cải dư thừa của tập đoàn người này đối với người khác. Nguyên nhân
trực tiếp ảnh hưởng tới sự hình thành giai cấp là do chế độ tư hữu về vật liệu cá
nhân và giai cấp chỉ mất đi khi và chỉ khi chế độ này hoàn toàn bị xóa bỏ.