-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Định nghĩa về quan hệ quốc tế - Lịch sử ngoại giao Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Định nghĩa về quan hệ quốc tế - Lịch sử ngoại giao Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử ngoại giao Việt Nam (IR.001.02)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
23:49 6/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ CẬN HIỆN ĐẠI
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ CẬN HIỆN ĐẠI Câu 1:
Định nghĩa về quan hệ quốc tế:
QHQT bao gồm chủ thể qhqt (quốc gia và phi quốc gia: các cty và các tổ
chức quốc tế ASEAN APEC) và tính qte (do cuộc sống và môi trg sinh sống con ng
mang tính qte sâu sắc. Con ng sử dụng những sản phẩm dịch vụ do sự phân công
labour chuyên môn hóa qte so suck) => QHQT là sự tương tác của các chủ thể vượt
qua biên giới lãnh thổ quốc gia, trên phạm vi toàn thế giới trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, xã hội, quân sự, chính trị, là môi trg chi phối hoạt động qgia và con người, trong
đó lợi ích cơ bản nhất là lợi ích qgia.
- Quan hệ quốc tế là mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền. Mọi quốc gia
đều có quyền quyết định tối cao và tự do. Các quốc gia không ở dưới một uy
quyền nào và đối nghịch với nhau, sử dụng quyền lực để thực hiện các mục
tiêu và thỏa mãn các quyền lực của quốc gia mình. Quan hệ quốc tế có thể bao
gồm nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
- QHQT bao gồm các lĩnh vực chủ yếu: + QH chính trị QT + QH KT QT
+ QHQT về an ninh, quốc phòng
+ QHQT về văn hóa, y tế, giáo dục và những vấn đề xã hội.
Định nghĩa về địa chính trị:
- Địa chính trị là lĩnh vực nghiên cứu về tác động của các yếu tố địa lý tới hành
vi của các quốc gia và quan hệ quốc tế. Cụ thể, địa chính trị xem xét việc các
yếu tố như vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số, hay địa hình tác
động như thế nào tới chính sách đối ngoại của một quốc gia và vị thế của quốc
gia đó trong hệ thống quốc tế.
- Nói cách khác, địa chính trị là nghệ thuật xử lý những mối quan hệ đối ngoại
trên những không gian lãnh thổ cụ thể tại những thời điểm cụ thể nhằm đảm
bảo cho quốc gia-dân tộc mình được an toàn và phát triển thuận lợi -> quyền lợi quốc gia.
- Như vậy, biết được tình thế địa chính trị thế giới và của chính đất nước mình là
điều vô cùng quan trọng đối với sự ổn định và vận mệnh của mỗi quốc gia. Chỉ
trong điều kiện ấy, người ta mới có thể hành động đúng, không bỏ lỡ thời cơ và được an toàn.
- Các đặc điểm về kinh tế, chính trị và quân sự của một quốc gia bắt nguồn từ
các yếu tố địa lý và môi trường của quốc gia đó. Các yếu tố địa lý này có thể about:blank 1/27 23:49 6/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ CẬN HIỆN ĐẠI
thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển về kinh tế-xã hội và chính trị, đồng thời
góp phần định hình bản sắc và lịch sử của mỗi quốc gia.
Vai trò của địa chính trị trong quan hệ quốc tế, ví dụ minh họa cụ thể:
- Có thể nói, yếu tố địa chính trị đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế.
Vị trí địa lý có mối liên hệ với sức mạnh và sự phát triển của mỗi quốc gia.
Những quốc gia nằm ở những khu vực có khí hậu ôn hòa thường có sức mạnh
kinh tế và quân sự lớn hơn các quốc gia khác nhờ lợi thế nông nghiệp và khai
thác tài nguyên. Trong khi đó, các quốc gia ở gần xích đạo hay có khí hậu giá
lạnh thường có nền kinh tế kém phát triển hơn và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết.
- Tương tự điều kiện khí hậu cũng có thể tác động tới an ninh của một quốc gia.
- Việc quân đội Pháp thời Napoleon hay quân đội Đức thời Hitler bị thời tiết
băng giá cản bước khi tìm cách xâm lược nước Nga là những ví dụ tiêu biểu.
- Nước Mỹ có 2 bên là 2 đại dương lớn, ở giữa là phần lục địa rộng lớn,
- hoàn toàn đủ điều kiện để thực hiện chính sách biệt lập khỏi châu Âu những
- thời kì trước WW2. 2 Bờ biển vừa là rào chắn tự nhiên, vừa là 2 mũi vươn ra
- thế giới của Mỹ bằng hải quân.
- Các đặc điểm địa hình, như sa mạc, rừng rậm hay núi non hiểm trở, cũng là
những yếu tố tác động quan trọng tới chiến thuật quân sự, có thể góp phần
mang lại thành công hay thất bại cho một đội quân trong các cuộc chiến tranh. Câu 2:
Những nhân tố mới nào xuất hiện làm thay đổi vị trí các cường quốc và tác
động tới quan hệ quốc tế sau 1500:
Trước 1500: Phương Tây không sáng sủa, phương Đông tối tăm. Nhiều “Trung
tâm quyền lực” tồn tại ở Châu Á: Trung Quốc, đế chế Ottoman, đế chế Mogul ở
Ấn Độ và Tokugaoa ở Nhật Bản. Xây dựng một “trật tự thế giới” riêng. Hệ tư
tưởng “phong kiến trung ương tập quyền” và “kinh tế nông nghiệp”. Châu Âu
không có gì đáng kể. “Đêm trường Trung cổ”: quyền lực của Nhà thờ đối với xã hội. Kinh tế đóng kín.
Sau 1500 có sự thay đổi:
- Sự thay đổi mạnh mẽ nền kinh tế: Trong quá trình vươn lên trở thành cường
quốc của các nước Tây Âu, yếu tố kinh tế tác động mạnh mẽ tới các chiến lược
và ngược lại nhằm gia tăng của cải và quyền lực để trở thành một cường quốc
hùng mạnh. Vì thế, các xung đột quân sự thường bị tác động bởi sự thay đổi
của “mục đích kinh tế” hay “bối cảnh kinh tế”. Chuyển từ: Văn minh Nông
nghiệp -> Văn minh Công nghiệp.
- Sự thay đổi về mặt hệ tư tưởng: “Kỷ nguyên ánh sáng” (Enlightenment) –
Pháp: là một cách gọi khác của Thời kỳ khai sáng, một phong trào văn hoá và about:blank 2/27 23:49 6/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ CẬN HIỆN ĐẠI
triết học phát triển tại thế kỷ 18, thay đổi hoàn toàn lý lẽ và lý tưởng của tự do,
sự tiến bộ và lòng khoan dung, cách tiếp cận của con người đối với chính trị,
tôn giáo, triết học tư duy, khoa học và công ..., “Tuyên bố về Quyền của con
người” ban hành tại Pháp năm 1789, “Nhân quyền” - nguyên tắc của giai cấp
tư sản thế kỷ thứ mười tám: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp
(1789) khẳng định ngay tại điều đầu tiên là “Mọi người sinh ra đều có quyền
sống tự do và bình đẳng; mọi sự phân biệt xã hội chỉ có thể đặt trên cơ sở lợi
ích chung”. Tuyên ngôn tiến bộ vì đề cao quyền cơ bản của con người.
- Châu Âu trở thành Trung tâm của thế giới: Thuyết: “Châu Âu làm trung
tâm” – Dĩ Âu vi trung/ Eurocentrism (TK XIX- Phục vụ cho công cuộc thực
dân). Chia loài người thành các chủng tộc: + Thượng đẳng: Châu Âu
+ Trung bình: Trung Quốc, Nhật Bản + Hạ đẳng: Châu Phi
- “Khai hóa văn minh” – Civilisation: chỉ là bình phong để họ áp đặt sự thống
trị, thực hiện công cuộc khai thác ở một nước thuộc địa.
- Khoảng cách khác biệt giữa Âu và Á: thực tế phát triển lẫn hệ tư tưởng.
Khác biệt về hệ tư tưởng: Châu Á (Nho giáo), Châu Âu (Tin Lành).
Nhân tố mới: Thay đổi trong cán cân quyền lực xuất phát từ việc xuất hiện các
“nhân tố mới” đến từ các quốc gia châu Âu lúc đó:
- Những tiến bộ kỹ thuật và tổ chức xã hội làm thay đổi địa vị của các quốc gia
một cách nhanh chóng trong thời Cận đại. Các phát minh mới ra đời, sự phát triển của khoa học.
- Phát kiến địa lý và Thập tự chinh (XV). Cùng với đó là sự truyền bá mạnh mẽ của các phát minh.
- Phong trào “Văn hóa Phục hưng” (XV_XVII):
- Cải cách tôn giáo: Chia thành 02 nhánh Cựu giáo (Thiên chúa giáo) hoặc
những nhà nước theo Tân giáo (Tin Lành)
+ Tân giáo (tin lành): nhấn mạnh vào “mối quan hệ trực tiếp giữa cá nhân với
Thiên chúa” và do đó lương tâm mỗi cá nhân sẽ là “chìa khóa của sự cứu rỗi”.
+ Cựu giáo: “tính chính thống của Giáo hội”
+ Ý thức về chủ quyền quốc gia
Ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế: QHQT mở rộng, các cường quốc phổ quát sức
mạnh của mình (chủ yếu là quân sự để bành trướng, mục đích kte còn kinh tế để tăng của cải + qu lực)
Sự thay đổi tiềm lực kinh tế, tg quan lực lượng giữa các cường quốc, Phương đông và phương Tây.
Câu 3: Lịch sử phát triển thương mại của thế giới như thế nào? Thương mại đã
tác động thế nào tới quan hệ quốc tế? Giai đoạn nào có vai trò quan trọng? about:blank 3/27 23:49 6/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ CẬN HIỆN ĐẠI
Lịch sử phát triển thương mại của thế giới:
CỔ ĐẠI-TRUNG ĐẠI-CẬN ĐẠI-HIỆN ĐẠI
Cổ đại: con đường tơ lụa, định hướng cho sự ptrien của thương mại sau này
Trung đại:( Trung đại và cận đại gắn với Phát kiến địa lý và các cuộc
chiến tranh góp phần thúc đẩy giao thương
Cận đại: Những cuộc chiến tranh tranh giành thuộc địa: công ty Đông Ấn
Hà Lan, Công ty đi trước các nước theo sau,
Hiện đại: Quá trình toàn cầu hóa, sự xuất hiện của các công ty đa quốc
gia, sự xuât xuất hiện các tổ chức liên kết khu vực quốc tế: WTO, APEC, .
- Đã có ngay từ thời kỳ cổ đại: khi săn bắt hái lượm, có của cải dư thừa -> trở
thành hệ thống thương mại thế giới. Trương Kiên khi được Hán Vũ Đế sai tìm
con đường liên kết -> con đường tơ lụa.
- Con đường tơ lụa trên biển.
- Con đường thương mại mở rộng hơn nữa khi người Châu Âu mở con đường
giao thương trên biển. (sự khác biệt giữa tư duy phương Đông và tư duy
phương Tây). Giai đoạn đỉnh cao thịnh vượng: GIAI ĐOẠN PHÁT KIẾN ĐỊA
LÝ. Thị trường mới: công ty Đông Ấn.
- 3000 NĂM TCN-THẾ KỶ 5: TUYẾN THƯƠNG MẠI VỊNH BA TƯ.
- Hình thái xã hội: xã hội nguyên thủy, công xã nguyên thủy.
- : Từ lâu, con người đã không ngừng nỗ lực khai phá những tuyến đường để
trao đổi hàng hóa cho nhau. Những dấu tích đầu tiên của thương mại xuất hiện
ở vùng Mesoptamia cổ đại vài nghìn năm về trước qua tuyến thương mại vịnh
Ba Tư. 3000 năm TCN, những người nông dân Sumer tìm đường đi xuôi theo
hai con sông Tigris và Euprhates đến sa mạc Sinai để trao đổi lương thực-thứ
mà họ có rất nhiều, lấy đồng-thứ mà họ cần để chế tạo loại vũ khí có thể chống
lại sự tấn công của bộ lạc du mục. Những chuyến đi này mở đầu cho một
chương giao thương đường dài.
- Lại nói về vùng Hy-La ở phía Tây bán cầu. Những thành phố lớn ở vùng đất
này đối diện với vấn đề dân số, việc dân số gia tăng nhanh chóng trong khi cơ
sở hạ tầng chưa kịp cải tiến khiến những con phố ngày càng đông đúc, chật
chội và bốc mùi. Vì thế hương liệu trở thành món hàng mà ai cũng khao khát.
Giới quý tộc chấp nhận bỏ ra rất nhiều tiền để có được hương liệu từ phương
Đông. Tuyến thương mại Hy lạp-Biển Đỏ-Vịnh Ba Tư để vận chuyển
hương liệu từ phương đông tới phương Tây trở nên vô cùng nhộn nhịp.
- Năm 331 TCN, Alexander Đại đế đi chinh phạt và cho xây dựng thành phố
Alexandria, với vị trí chiến lược nằm ở giữa con đường giao thương huyết
mạch, nhiều thế kỷ sau đây vẫn là thành phố trọng điểm thương mại. Sau này,
vương quốc Macedonia của ông thất bại trước La Mã và người La Mã lên làm
chủ tuyến thương mại vịnh Ba Tư này. about:blank 4/27 23:49 6/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ CẬN HIỆN ĐẠI
- TK 2 : CON ĐƯỜNG TƠ LỤA : định hướng cho sự phát triển của thương mại sau này.
- Hình thái Vào thế kỷ thứ 2, một sứ thần nhà Hán đã tìm ra Con đường tơ
lụa-tuyến đường bộ đi từ TQ sang các nước Ả Rập đến Châu Âu. Vào thế
kỷ thứ 7, Hồi giáo xuất hiện. Nhà tiên tri Muhammad là người nhận lời mặc
khải từ thánh Allah. Ông đồng thời là một nhà buôn. Khác với nhiều tôn giáo
chỉ chú trọng về vấn đề đạo đức, luật Hồi giáo bao gồm rất nhiều mặt trong đời
sống trong đó có luật thương mại. Vì luật không cho phép người cùng đạo
cướp bóc hàng hóa của nhau, nên ngày càng có nhiều người theo đạo Hồi. Trên
con đường tơ lụa nguy hiểm đi qua nhiều quốc gia, điều luật này đảm bảo cho
người và hàng hóa được an toàn hơn. Với số lượng tăng lên nhanh chóng, điều
này tạo nên vị thế hùng mạnh cho người Hồi giáo trong thương mại thế
giới. Các tiểu vương quốc Ả Rập nằm ở vị trí chiến lược giữa châu á và châu
âu. Vị trí này giúp các nhà buôn Ả Rập nhanh chóng làm chủ con đường
tơ lụa. Món hàng chính của tuyến đường này hiển nhiên là tơ lụa, ngoài ra họ
còn trao đổi rất nhiều thứ khác, trong đó có gia vị từ phương Đông. Người
Phương Tây rất yêu thích món hàng này. Họ sẵn sàng bỏ cả gia tài để mua
hương liệu, đặc biệt là hồ tiêu. Việc làm chủ con đường tơ lụa khiến hồi giáo
ngày càng mở rộng, kéo theo sự giàu có cho vùng đất Ả rập -> VIỆC ĐỘC
CHIẾM NÀY KHIẾN TRUYỀN BÁ TƯ TƯỞNG HỒI GIÁO VÀ THÚC
ĐẤY SỰ KHAI PHÁ, TÌM KIẾM CÁC CON ĐƯỜNG MỚI -> DẪN TỚI
CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ.
- THẾ KỈ 7: CON ĐƯỜNG SINBAD: Tuy nhiên việc di chuyển trên đường bộ
gặp quá nhiều nguy hiểm nên người hồi giáo chọn một tuyến đường biển
khác để tránh đi qua eo biển đỏ do người La Mã làm chủ. Đó là tuyến
đường mà thuyền trưởng Sinbad từng đi qua vì thế nó được đặt theo tên ông.
Con đường Sinbad kéo dài từ Địa Trung Hải đến sa mạc Syria, xuôi theo hai
con sông Tigris và Euprhates ra ấn độ dương. Đây là tuyến đường kết hợp cả
hai tuyến biển và đất liền. Những tuyến giao thương mang về nhiều hàng hóa
cần thiết cho người phương Tây, trong khi họ không có nhiều thứ mà người
phương Đông cần. Nên món hàng mà họ trao đổi để lấy vải vóc và hương
liệu chính là nô lệ. Nô lệ rất cần cho nhu cầu thánh chiến, mở rộng sức ảnh
hưởng tôn giáo của người hồi giáo. Một trận đại dịch xuất hiện làm thay đổi
bản đồ giao thương thế giới.
- TK 14, vi khuẩn hình que sống trong cơ thể bọ chét và chuột theo con
đường giao thương đi từ TQ sang Châu Âu. Vi khuẩn hình que đã tạo nên
một trận dịch hạch quét sạch một nửa dân số châu âu. Trận đại dịch được gọi
với cái tên ghê rợn là “Cái chết đen”. Dịch hạch lan nhanh qua các quốc gia
khiến nhà Minh suy yếu, thương mại Hồi giáo suy sụp, còn Ai Cập không thể
phục hồi trở lại, mất đi vị thế là một trong 4 nền văn minh lớn của thế giới. Sau about:blank 5/27 23:49 6/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ CẬN HIỆN ĐẠI
trận dịch, Châu Âu dần phục hồi. Công nghệ đóng tàu lúc này ở Châu Âu
phát triển nhanh đã giúp họ viết nên một chương mới cho thương mại và
cả lịch sử thế giới.
- TK 14: TÌM RA CHÂU MỸ & CON ĐƯỜNG QUA MŨI HẢO VỌNG:
Cùng với sự phục hồi và thịnh vượng của Châu Âu là sự trỗi dậy của chủ
nghĩa đế quốc thực dân. Họ lên những chuyến tàu để khai phá và đô hộ
những vùng đất mới. Thế kỉ 15, nhà hàng hải Cristoforo Colombo tìm nguồn
tài trợ để thực hiện chuyến hải trình vượt đại tây dương. Người bồ đào nha từ
chối hành trình hoang tưởng này. Ông sang Tây ban nha để tìm tài trợ, sau rất
nhiều khó khăn, ông nhận được sự đồng ý. Năm 1492, ông thực hiện chuyến
hải trình đầu tiên, nhưng phải đến tận lần thứ 3 ông mới thực sự đặt chân đến
châu mỹ (năm 1498). Việc này mở ra quá trình đô hộ của người châu âu lên
châu lục mới mở ra một “TÂN THẾ GIỚI”. Trở lại đế quốc BĐN, năm
1497, Da Gama chỉ huy hạm đội đầu tiên đi thẳng từ châu âu đến ấn độ đi vòng
qua mũi Hảo vọng. Đây là một tuyến đường hoàn toàn mới, đánh dấu sự
trở lại của châu âu trong lịch sử giao thương. Những chuyến giao thương
qua mũi hảo vọng thúc đẩy cả nền thương mại của người châu âu lẫn quá trình
thuộc địa hóa thế giới của họ. Từ đây, người Châu Âu trở thành chủ nhân
mới của con đường giao thương không chỉ ở Cựu TG mà cả Tân TG.
- TK 17: THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU: Sau các cuộc phát kiến Địa lý, thương
mại thế giới đã được mở rộng với những vùng đất mới, nguyên vật liệu mới,…
mà xưa nay con người chưa từng được biết đến. Từ đó bước sang thế kỉ XVII
khái niệm “thương mại toàn cầu” đã được xuất hiện với những người
Netherlands đầu tiên. Với sự gia tăng thương mại toàn cầu, một số quốc gia
bắt đầu tìm kiếm lợi ích chung bằng cách liên kết kinh doanh. Chủ nghĩa
trọng thương là tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, ra đời trước hết ở
Anh vào khoảng những năm 1450, phát triển tới giữa thế kỷ thứ XVII và sau
đó bị suy đồi, khiến cho nước Anh phải gánh chịu những hệ quả của nó. Tuy
nhiên nền giao dịch tự do cuối cùng vẫn phát triển. Cuộc Cách m ạng công
nghiệp đầu tiên trên thế giới diễn ra cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, với
những thành tựu nổi bật như tàu hơi nước, kĩ thuật đông lạnh, kì tích kĩ thuật
luyện thép trong ngành luyện kim của Henry Bessemmer… Những tiến bộ về
mặt kĩ thuật này đã giúp các nhà tư bản thời bấy giờ đã tích luỹ được số vốn
khổng lồ để có thể từng bước tiến lên những giai đoạn phát triển tiếp theo của
chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, bước sang thế kỉ XX khi sự cạnh tranh trong nền
sản xuất của chủ nghĩa tư bản bộc lộ những dấu hiệu hạn chế => nảy sinh
những mầm mống, dấu hiệu của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới do hậu
quả của việc hạn chế nền thương mại tự do. about:blank 6/27 23:49 6/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ CẬN HIỆN ĐẠI
- Sau hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX, Hoa Kì đã bắt đầu nơi lỏng
chính sách cho nền tự do thương mại thế giới, tuy nhiên điều này cũng là
tiền đề, nguồn gốc cho sự bất bình đẳng trong xã hội Mĩ và các quốc gia khác.
Tác động của thương mại tới QHQT:
Gây ra cuộc chiến tranh giành thuộc địa
Tích lũy nguyên thủy tư bản( đầy máu và bùn nhơ: xâm chiếm thuộc địa và
bóc lột người da đen) của giai cấp Tư sản.
Thương mại định hình tư duy giàu nghèo, sự phát triển của mỗi quốc gia,
quốc gia nào nắm bắt cơ hội của thương mại sẽ giàu có. Mối quan tâm đầu
tiên của các nước tư bản là kinh tế.
Giai đoạn nào có vai trò quan trọng.
Tập quyền tồn tại bởi một vị vua, một vị vua anh minh thì đất nước sẽ phát triển,
nhưng luật lệ cha truyền con nối ko đảm bảo đc khả năng xây dựng đất nước .
- Sự thôi thúc của thương mại thường có hệ quả là sự bài ngoại và chiến tranh,
nhưng mặt khác, xét cho cùng nó là động lực để cải thiện quan hệ giữa các
quốc gia. Đặt nền móng cho quan hệ đa phương. Hỗ trợ truyền bá tư tưởng tôn
giáo. Mâu thuẫn ->giải quyết -> hình thành hiệp ước, hòa ước, thỏa thuận.
- Chiến tranh đem đến hệ quả là các trật tự.
- “Tự do thương mại tạo ra những sự khích lệ và cơ hội ngang bằng giúp nâng
cao phúc lợi nói chung cho con người đồng thời làm gia tăng chênh lệch giàu
nghèo với ảnh hưởng xấu về mặt xã hội -> sự chênh lệch đó dẫn đến sự hưng
thinhj và suy tàn của các cường quốc.
- Làm giàu cho kinh tế tư bản. Các quốc gia nắm được thương mại sẽ vươn lên.
Nên đảng và nhà nước đã đón đầu, áp dụng KHKT-CN để tạo ra những sản
phẩm có sức ảnh hưởng đến thị trường.
- Các xã hội ngày càng thành công và ổn định hơn khi họ tham gia vào những
hoạt động giao thương sôi nổi với các xã hội láng giềng.
- Dân tộc nào làm chủ con đường thương mại, dân tộc đó làm chủ thế giới.
Giai đoạn nào cũng có vai trò quan trọng. Thời kỳ cuối thế kỉ 18, đầu tk 19:
CMCN lần thứ 2 sẽ mở rộng giao thương-> giao thương đường sắt-> hình mẫu
cho các nước phát triển nhất bấy giờ theo.
TK 20: Thời kì toàn cầu hóa-> sự xuất hiện của những công ty đa quốc gia, phi
chính phủ, các tổ chức thương mại quốc tế, quan hệ thương mại song phương
và đa phương (Qũy tiền tệ quốc tế, ngận hàng thế giới worri bank, APEC, diễn đàn châu á-TBD. Câu 4: about:blank 7/27 23:49 6/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ CẬN HIỆN ĐẠI
Những nguyên nhân nào đưa tới sự suy yếu của các quốc gia phương
Đông và sự hưng thịnh của các quốc gia phương Tây? Các quốc gia
phương Tây đã phát huy những lợi thế của mình thế nào ?
- Các nguyên nhân đằng sau sự suy yếu của các quốc gia phương Đông bao gồm:
+ Chế độ trung ương tập quyền
Tư duy đất liền gắn với mảnh đất nhỏ xinh Hầu hết các dân tộc trên lục địa
châu Á đều sống chủ yếu bằng nông nghiệp, vì thế xưa kia họ coi trọng đất mà
coi nhẹ biển, mạnh về tư duy đất liền mà yếu về tư duy biển; và không dễ
chuyển tư duy. Do chỉ lo cày xới mảnh đất nhỏ bé của mình, tự cấp tự túc, yên
phận thủ thường, không cần trao đổi hàng hoá với nước ngoài, do đó không đi
xa, không giao thương trên biển, vì thế họ có sức ỳ lớn, ít cởi mở, thiếu ý thức
cộng đồng, kém năng nổ, ít tính cạnh tranh và kém khả năng khám phá, ít hiểu
biết về thế giới và nhân loại. Nếu họ có đánh cá biển thì cũng chỉ ở ven biển.
Trong bậc thang xã hội, ngư dân bị coi thường, xếp dưới cả nông dân. Cho tới
đầu thế kỷ XX, các dân tộc phương Đông chưa vượt biển để buôn bán, chỉ có
những “con đường tơ lụa” trên bộ, đã không chở được nhiều hàng hóa hành
khách lại cũng không đi xa nhiều nơi được.
+ Các đế chế phương Đông lúc đó nhìn vào đều có quy mô đường bệ và tổ
chức chặt chẽ, nhưng đều có một đặc điểm chung đó là tập trung quyền lực và
chủ trương tập quyền: vua nắm quyền và đơn nhất trong nhiều lĩnh vực như tôn
giáo, tín ngưỡng mà thậm chí ngay cả trong thương mại và phát triển kỹ thuật
sản xuất. Hệ tư tưởng nho giáo: khổng tử.
- Ấn độ theo chế độ bà la môn. Tìm hiểu về tư tưởng của ấn độ.
+ Ngày càng ít những phát minh kỹ thuật: những phát minh cá nhân không được coi trọng.
+ Đóng kín và từ chối cải cách.
- Các nguyên nhân đằng sau sự trỗi dậy của các quốc gia phương Tây bao gồm:
- Thứ nhất là nhìn ở góc độ là thời gian hình thành, thì các nước văn hóa phương
tây họ ra đời muộn hơn so với các nước phương đông thì họ đã kế thừa và tiếp
thu được các nền văn minh phương đông.
- Thứ hai là do điều kiện tự nhiên thì phương tây là cầu nối giao lưu giữa các
vùng, tiếp xúc với biển cho nên nó đã mở ra cho phương tây một chân trời mới.
Họ có nhiều điều kiện để tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới từ đó có
thể giao lưu học hỏi và trao đổi với các nền văn minh tiên tiến và hiện đại khác.
- Cách đây hơn 2000 năm, triết gia cổ La Mã Cicero nói: “Ai kiểm soát biển thì
người đó kiểm soát được thế giới. about:blank 8/27 23:49 6/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ CẬN HIỆN ĐẠI
- Thứ ba đó là thể chế dân chủ chủ nô tạo điều kiện cho người tự do phát huy tài
năng sáng tạo của bản thân họ, nên họ có điều kiện để phát triển bản thân mình
hơn là so với các nước cổ đại phương Đông.
+ Châu Âu không có quyền lực tối cao và những đối đầu trong các cuộc chiến
tranh và cạnh tranh mạnh mẽ giữa các vương quốc lúc đó là động lực cho các
nước này thúc đẩy việc cải tiến kỹ thuật vũ khí, hàng hải và thương mại, địa lý
thuận lợi. Do có ít trở ngại trong quá trình biến đổi bởi một quyền lực tối cao
như ở phương Đông, Tây Âu nhanh chóng tăng trưởng kinh tế, thương mại và
sức mạnh quân sự và vượt qua các khu vực khác trên thế giới.
+ Phát minh ra đời ngày càng nhiều.
+ Những cuộc cải cách tôn giáo
+ Phong trào “Văn hóa Phục hưng”- tự do trong tư tưởng.
PTAY phát huy lợi thế: Lợi thế về vị trí địa lý: nền văn minh hình thành trên
ven biển Địa Trung Hải.
Người u Mỹ từ xưa đã đặc biệt coi trọng biển và ra sức khai thác biển. Các
dân tộc hàng hải ở Tây và Bắc u đóng thuyền vượt đại dương đi khắp nơi buôn
bán, chiếm đất (hoặc cướp tài sản như người Viking Bắc u). Đời sống trên biển
đầy hiểm nguy buộc họ phải mạo hiểm, dũng cảm, năng nổ, cởi mở, cầu tiến,
có ý thức tập thể và ý thức cạnh tranh, chịu khó khám phá, phải biết thiên văn,
hình học, toán học. Do luôn đi xa nên họ học được nhiều cái hay cái mới, có
nhiều phát hiện khoa học kỹ thuật (KHKT) nhất là hàng hải học, sớm phát triển
buôn bán đường biển để làm giàu rồi từ đó bước lên con đường công nghiệp
hoá, phát triển KHKT, tăng sức mạnh kinh tế, quân sự. Văn minh phương Tây
trội hơn văn minh phương Đông chính là vì thế
Sức mạnh tương đối của các quốc gia hàng đầu trong các vấn đề quốc tế
không bao giờ là “BẤT BIẾN”.
- Các quốc gia phương Tây đã phát huy lợi thế bằng cách sử dụng nguồn tài
nguyên, công nghệ và sự hợp tác quốc tế để tăng trưởng kinh tế và xây dựng
một hệ thống chính trị mạnh mẽ. Trong quá trình vươn lên trở thành cường
quốc của các nước Tây Âu, yếu tố kinh tế tác động mạnh mẽ tới các chiến lược
và ngược lại nhằm gia tăng của cải và quyền lực để trở thành một cường quốc hùng mạnh. Câu 5:
Các cuộc cách mạng tư sản đã tác động như thế nào tới quan hệ quốc tế thời Cận đại ?
Khái quát về cách mạng tư sản:
- Từ hậu kì trung đại, trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu đã xuất hiện mầm
mống phương thức sản xuất TBCN. Sau phát kiến địa lý phương thức sản xuất about:blank 9/27 23:49 6/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ CẬN HIỆN ĐẠI
mới ngày càng phát triển dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản. Bắt đầu xuất
hiện những phong trào thể hiện khuynh hướng tự do dân chủ của tư sản chống
lại sự trói buộc của chế độ phong kiến chuyên chế như phong trào văn hoá
phục hưng, cải cách tôn giáo, nhưng giai cấp tư sản chưa có đủ điều kiện giành chính quyền.
- Sang thế kỉ XVI, phương thức sản xuất TBCN càng phát triển nhất là ở
Nederland (Hà Lan), giai cấp tư sản ở nước này lớn mạnh, họ đã làm cuộc cách
mạng tư sản sớm nhất thế giới và lập ra nhà nước cộng hoà đầu tiên. Cuộc CM
này báo hiệu sự diệt vong tất yếu của chế độ phong kiến, mở đầu thời cận đại.
- Thế kỉ XVII, CMTS Anh bùng nổ đã khẳng định xu hướng tất yếu của thời
đại mới. CMTS Anh đã tạo ra mô hình nhà nước tam quyền phân lập là một
cống hiến vĩ đại cho nhân loại.
- Cuối thế kỉ XVIII, chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ và CMTS Pháp nổ ra
gần như đồng thời đã tạo nên sức mạnh tổng hợp giáng cho chế độ phong kiến
những đòn chí tử. Đây là thời kì phát triển đi lên của CMTS.
- Nửa đầu thế kỉ XIX, hầu khắp các nước châu Âu đều nổ ra CMTS, sôi nổi
nhất là cao trào cách mạng 1848 – 1849. Tuy không thu được thắng lợi nhưng
cũng làm tan rã các liên minh phong kiến, làm cho giai câp quý tộc phong kiến
run sợ, nhiều nước phải triệu tập quốc hội, ban bố hiến pháp.
- Những năm 50 - 60 của thế kỉ XIX, ở Bắc Mĩ và châu Âu đã tiến tới hoàn
thành nốt nhiệm vụ CMTS trước đây chưa thực hiện được, tiêu biểu là cuộc
thống nhất Italia, Đức, cải cách nông nô ở Nga, nội chiến Mĩ.
- Cuối thế kỉ XIX đầu XX, CMTS diến ra hàng loạt ở các nước châu Á như
Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ...Như vậy CMTS đã lan rộng toàn thế giới,
CNTB bao trùm các lục địa Á- Âu- Mĩ trở thành hệ thống thế giới.
Tác động của CMTS tới QHQT thời cận đại:
- Cách mạng tư sản khẳng định sự thắng thế của một Hệ tư tưởng mới và một
phương thức sản xuất mới.
- - Làm kinh tế các quốc gia giàu mạnh hơn. Đề cao thương nghiệp-> làm cho
các mối quan hệ xã hội phức tạp hơn -> MQH ngoại giao.
- Hiệu ướng domino: nước này thành công các nước khác học theo. Giai cấp tư
sản lên cầm quyền -> chính trị tư sản -> xây dựng môi trường ngoại giao.
- Bình thường lĩnh vực ngoại giao trước đó chỉ giành cho giới tinh hoa còn bây
giờ CMTS thành công -> hoạt động ngoại giao trở thành hoạt động của mọi tầng lớp trong xã hội.
- CMTS ra đời là mầm mống của cuộc cách mạng vô sản. Cách mạng: là lật đổ
triệt để cái cũ để thay đổi cái mới.
- Lật đổ không triệt để gọi là cải cách.
Bắt đầu từ thế kỷ XV, khi các cuộc cách mạng tư sản nổ ra và các nước Tây Âu
thiết lập các nền quân chủ mới thì cũng là thời điểm hệ thống toàn cầu và about:blank 10/27 23:49 6/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ CẬN HIỆN ĐẠI
xuyên đại dương của thế giới được thiết lập. Hay có thể nói theo cách của
Thomas Fridman […], đó là “toàn cầu hóa” lần thứ nhất. Câu 6:
CMCN tác động thế nào đến tương quan lực lượng trong QHQT thời cận đại:
- Khẳng định sự thắng thế của CNTB với Phong kiến.
- Sự thay đổi vị trí của các cường quốc trong QHQT: Các nước Công nghiệp hóa
mạnh trở thành các cường quốc hàng đầu thế giới: Anh, Pháp, Đức.
- Yếu tố thị trường đóng vai trò quan trọng hàng đầu : biến đổi nhanh chóng tính
chất của các cuộc chiến tranh đi xâm lược lãnh thổ trước đó.
- Xâm chiếm thuộc địa và tìm kiếm thị trường mới đóng vai trò đặc biệt quan
trọng trong QHQT thời cận-hiện.
Mở rộng: tìm hiểu về CMCN lần thứ 1:
- (1) Bối cảnh : Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được bắt đầu vào khoảng
những năm1784 đến năm 1840. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ nhất này là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất.
Cuộc cách mạng công nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc
James Watt phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784. Phát minh vĩ đại này đã
châm ngòi cho sự bùng nổ của công nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ.
(3) Tác động xã hội: Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra một kỷ
nguyên mới trong lịch sử nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa. Cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính
truyền thống của thời đại nông nghiệp (kéo dài 17 thế kỷ), bằng một hệ thống kỹ
thuật mới với nguồn động lực là máy hơi nước và năng lượng mới là sắt và than
đá. Nó khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình
thế phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế. Đây là giai đoạn quá
độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học.
Tiền đề kinh tế chính của bước quá độ này là sự chiến thắng của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Mở rộng: tìm hiểu về CMCN lần thứ 2: (1) Bối cảnh
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ khoảng năm 1870 đến khi Thế Chiến I nổ ra.
- Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc sử dụng năng lượng
điện và sự ra đời của các
dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn. about:blank 11/27 23:49 6/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ CẬN HIỆN ĐẠI
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra khi có sự phát triển của ngành
điện, vận tải, hóa học, sản
xuất thép, và (đặc biệt) là sản xuất và tiêu dùng hàng loạt.
- Cuộc CMCN lần thứ 2 đã tạo nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc để
phát triển nền công nghiệp ở mức cao hơn nữa.
(2) Những phát minh quan trọng
- Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên cơ sở
điện- cơ khí sang tự động
hóa cục bố trong sản xuất: Nhiều sáng chế đã được phát minh và cái thiện, bao
gồm in ấn và động cơ hơi nước.
- Truyền thông: Một trong những phát minh cốt cán nhất trong việc truyền bá ý tưởng là in ấn tang quay
dẫn động bằng hơi nước. Là bước đầu tiên dẫn đến phá tminh ra máy sản xuất giấy
cuộn từ đầu thế ký 19.
- Động cơ: Ở cuộc công nghiệp này, động cơ đốt thịnh hàng ở các nước công
nghiệp phát triển, cùng trao
đổi và bàn luận. Như: động cơ đốt trong chạy trên khí than đá đầu tiên bởi
Entienne Lenoir; Sau đó Henry Ford
đã chế tạo ra ô tô với động cơ đốt trong; Joseph Day tạo ra động cơ xăng hai kỳ,
trở thành nguồn năng lượng
tin cậy“ nguồn năng lượng của người nghèo” (3) Tác động xã hội:
- Thay đổi cấu trúc xã hội (hình thành các tập đoàn tư bản lớn, xuyên quốc gia và các nước đế quốc).
- Hình thành chế độ thực dân và hệ thống các nước thuộc địa.
- Các cuộc chiến tranh lớn trên thế giới diễn ra thường xuyên và khốc liệt.
- Tiếp tục tàn phá thiên nhiên và môi trường sống, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Câu 7: Chủ nghĩa đế quốc ra đời như thế nào và tác động của nó tới quan hệ quốc tế.
Tham khảo trên mạng: CMCN lần thứ 2 là nền tảng cho CNĐQ. Để tiến
hành xâm lược phải có sự đồng ý của quốc hội (đa số phiếu). CNĐQ bắt đầu
quá trình phân hóa, sâu sắc mâu thuẫn trong lòng các nước thực dân. Gây ra 2
xu hướng: phản đối và ủng hộ thực dân. 2 yếu tố cơ bản trong quá trình xâm
lược: sử dụng sức mạnh quân sự và tìm kiếm lợi ích kinh tế. TƯƠNG QUAN
LỰC LƯỢNG THAY ĐỔI ĐỒNG NGHĨA VỚI XU THẾ THAY ĐỔI.
- Qúa trình xâm lược thuộc địa dựa trên 3 cơ sở: sức mạnh thực lực, đặc điểm
thuộc địa, tương quan lực lượng. about:blank 12/27 23:49 6/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ CẬN HIỆN ĐẠI
- Chủ nghĩa đế quốc là chính sách mà qua đó các quốc gia hay các dân tộc hùng
mạnh tìm cách mở rộng và duy trì quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng đối với các
quốc gia hay dân tộc yếu hơn.
- Chủ nghĩa đế quốc đã xuất hiện từ thời cổ đại, từng tồn tại trong xã hội chiếm
hữu nô lệ (như chủ nghĩa đế quốc La Mã) hay sau đó là trong xã hội phong
kiến (như Chủ nghĩa đế quốc Mông – Nguyên). Tuy nhiên chủ nghĩa đế quốc
phát triển mạnh mẽ nhất trong thời đại bùng nổ chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu từ
thế kỷ 15. Trong giai đoạn này, các cường quốc Châu Âu tiêu biểu như Anh,
Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và tiếp theo đó là Mỹ và Nhật Bản, đã đi
xâm chiếm và thiết lập các thuộc địa ở Mỹ Latinh, Châu Phi và Châu Á.
- Các cường quốc có các động cơ khác nhau trong việc theo đuổi chủ nghĩa đế
quốc, bao gồm các lý do về kinh tế, chính trị, ý thức hệ, hay tâm lý – xã hội.
- Về kinh tế, các nước đế quốc tìm cách thống trị các quốc gia khác nhằm mở
rộng nền kinh tế, chiếm đoạt tài nguyên, bóc lột lao động, hoặc tìm cách xuất
khẩu các hàng hóa và tư bản dư thừa.
- Mặt khác, nhiều cường quốc cũng theo đuổi chủ nghĩa đế quốc vì mục tiêu
chính trị. Theo đó các nước đế quốc xâm chiếm lãnh thổ nhằm thỏa mãn khát
vọng quyền lực, nâng cao vị thế, tăng cường an ninh và giành lợi thế về mặt
ngoại giao đối với các quốc gia khác. Tiêu biểu như vào thế kỷ 19, chủ nghĩa
đế quốc Pháp được cho là nhằm phục vụ một mục tiêu quan trọng là phục hồi
danh dự cho nước Pháp sau thất bại nhục nhã của nước này trong cuộc Chiến tranh Pháp – Phổ.
- Ngoài ra, về mặt văn hóa và ý thức hệ, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng các
niềm tin về tôn giáo, văn hóa và chính trị cũng đóng một vai trò quan trọng
trong việc các cường quốc theo đuổi chủ nghĩa đế quốc. Nước Anh khi đi xâm
chiếm thuộc địa đã rêu rao rằng người da trắng có sứ mệnh khai hóa văn minh
cho các dân tộc lạc hậu. Thực tế, đi cùng với các đội quân xâm chiếm thuộc địa
thường là các nhà truyền giáo Cơ đốc đi quảng bá tôn giáo mình khắp các vùng
đất từ Châu Á cho tới Châu Phi.Việc nước Đức thực hiện chính sách bành
trướng lãnh thổ dưới thời Adolf Hitler cũng xuất phát từ tư tưởng phân biệt
chủng tộc cho rằng nước Đức có nền văn hóa ưu việt và xứng đáng là dân tộc
thượng đẳng, có quyền đứng trên các dân tộc khác. Trong Chiến tranh Lạnh,
việc Mỹ can thiệp vào các quốc gia khác phục vụ cam kết “bảo vệ thế giới tự
do” cũng là một ví dụ minh họa cho việc theo đuổi chủ nghĩa đế quốc dựa trên
các biện minh mang tính đạo đức hay ý thức hệ.
- Chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc.
- Khái niệm chủ nghĩa đế quốc có nghĩa gần giống với khái niệm chủ nghĩa thực
dân và hai khái niệm này thường được sử dụng thay thế cho nhau trong nhiều
trường hợp. Tuy nhiên, giữa hai khái niệm này vẫn tồn tại những khác biệt cơ
bản. Chủ nghĩa thực dân liên quan đến việc kiểm soát chính thức về mặt chính about:blank 13/27 23:49 6/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ CẬN HIỆN ĐẠI
trị đối với quốc gia thuộc địa, bao gồm việc sáp nhập lãnh thổ và đánh mất chủ
quyền quốc gia. Trong khi đó chủ nghĩa đế quốc mang hàm ý rộng hơn, có thể
liên quan đến việc thực hiện quyền kiểm soát hay ảnh hưởng đối với quốc gia
khác một cách chính thức hoặc không chính thức, trực tiếp hoặc gián tiếp, trên
khía cạnh chính trị hoặc kinh tế mà không nhất thiết bao gồm việc xâm chiếm,
sáp nhập lãnh thổ hay kiểm soát trực tiếp về mặt chính trị đối với quốc gia khác.
- Cuối cùng, các học thuyết về tâm lý – xã hội gắn liền với các tư tưởng của
Joseph Schumpeter cho rằng các quốc gia theo đuổi chủ nghĩa đế quốc bắt
nguồn từ việc các nhà nước này có xu hướng bành trướng vô giới hạn thông
qua bạo lực. Xu hướng này là sản phẩm của một dạng hành vi nhận thức được
thể chế hóa bởi các “tầng lớp chiến binh,” hay giới quân sự, ở các nước đế
quốc. Mặc dù các nhà nước tạo ra “tầng lớp chiến binh” nhằm phục vụ nhu cầu
quốc phòng chính đáng, tuy nhiên chính “tầng lớp chiến binh” lại tìm cách dựa
vào và khuếch trương chủ nghĩa đế quốc để duy trì sự tồn tại và nâng cao
quyền lực, ảnh hưởng của mình.
- Mặc dù chủ nghĩa đế quốc dưới hình thức xâm chiếm, quản lý trực tiếp các
thuộc địa không còn tồn tại phổ biến, chủ nghĩa đế quốc mới, một hình thức
kiểm soát và chi phối các quốc gia khác thông qua con đường kinh tế mà
không cần cai trị trực tiếp, vẫn tiếp tục là một đặc điểm của nền kinh tế chính
trị quốc tế đương đại.
Qúa trình thực dân hóa: Các cuộc chiến tranh mang tính chất toàn cầu hóa
được đẩy lên mạnh mẽ và được gọi là quá trình “thực dân hóa”. Những quốc
gia có sức mạnh quân sự và kinh tế vượt trội đi đầu trong công cuộc thực dân hóa đó.
Xâm lược thuộc địa và khai hóa văn minh: Quá trình xâm lược thuộc địa
được khởi đầu dưới 2 lí do:
+ Kinh tế : Nhu cầu cần nguyên liệu sản xuất và mở rộng thị trường
+ Chính trị: Mở rộng ảnh hưởng toàn cầu dưới nhiều lí do khác nhau:tôn giáo, “khai hóa văn minh.
Tư tưởng: Thuyết chủng tộc và những nghiên cứu về tâm lý dân tộc
- Charles Darwin (1859), Nguồn gốc các loài qua con đường chọn lọc tự nhiên,
hay sự bảo tồn những nòi ưu thế trong đấu tranh sinh tồn (On the origin of
species by means of natural selection, or the preservation of favoured races in the struggle for life)
- Gustave Le Bon(1895), Những quy luật tâm lí về sự tiến hóa của các dân tộc
(Loi Psychologiques De l’Évolution des peuples)
- Những nhận thức về thuộc địa và chủ nghĩa đế quốc của giới chính trị
+ Cụm từ “lý thuyết gia” và “nhà thực hành” được dùng để chỉ cặp bài trùng
giữa các nhà lý tuyết với các chính trị gia about:blank 14/27 23:49 6/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ CẬN HIỆN ĐẠI
+ Paul Leroy-Beaulieu (1843-1916) được coi là một nhà lý thuyết về thuộc địa
hàng đầu của nước Pháp đã viết tác phẩm “Về công cuộc khai thác thuộc địa ở
các dân tộc hiện đại” (De la colonization chez les peuples modernes) vào năm 1882
Nhận thức về địa-chính trị
- Lý do chung của phong trào thực dân Châu Âu vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ
XX là bởi địa dư của các nước này đều quay ra biển.
- Thực tiễn lúc đó đưa tới một quan niệm địa-chính trị hầu như thống nhất ở các
cường quốc Châu Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Hà Lan, Bỉ,
Anh… rằng biển là yếu tố phát triển kinh tế, là con đường chinh phục và do đó
là yếu tố sống còn của một dân tộc trên bình diện chính trị, kinh tế, văn hóa.
Mất nước cũng vì biển, được đất đai cũng vì biển.
- Chính vì vậy, tất cả những nước Âu Châu có bờ biển hay cửa biển đều bắt buộc
phải bành trướng, phải di cư, phiêu lưu, và chiếm thuộc địa. PHÁP “Khai hóa văn minh” :
– Giáo sĩ mở đường cho các cuộc xâm lược thuộc địa. MĨ
- “Sứ mệnh hiển nhiên”/ “Vận mệnh hiển nhiên”- Manifest Destiny :
- Hệ tư tưởng Thanh giáo mở đường cho công cuộc “Tây tiến” – Mở rộng lãnh thổ ra phía Tây của Mĩ.
Qúa trình xâm lược thuộc địa:
- Các nước đế quốc áp dụng nhiều hình thức xâm lược khác nhau:
+ Sức mạnh thực lực của các cường quốc
+ Đặc điểm của thuộc địa
+ Tương quan lực lượng trong QHQT lúc đó.
Các nước tư bản-thuộc địa: - Anh:
+ Cường quốc thuộc địa hàng đầu
+ “Mặt trời không bao giờ lặn trên đế chế Anh” + “Cô lập huy hoàng. - Pháp:
+ Cường quốc thứ hai về thuộc địa + Đối phó với Đức - Đức:
+ Cường quốc công nghiệp.
+ Tìm cách chia lại thuộc địa và thị trường.
Tác động đến quan hệ quốc tế: about:blank 15/27 23:49 6/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ CẬN HIỆN ĐẠI
- Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là một giai đoạn khá đặc biệt trong lịch sử
nhân loại. Đây là giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đi vào giai đoạn
mới - độc quyền tư bản. Trình độ xã hội hóa của sản xuất và hiện đại hóa kỹ
thuật ngày càng cao dẫn đến hình thành thị trường thế giới thống nhất. Đồng
thời, trên thế giới cũng hình thành hai nhóm dân tộc, một là số ít dân tộc đi áp
bức, bóc lột, và số đông dân tộc bị áp bức, bóc lột. Nội dung cơ bản của quan
hệ quốc tế trong giai đoạn này là: Tranh giành quyền bá chủ thế giới, đấu
tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc, đấu tranh của giai cấp vô sản
thế giới để tự giải phóng và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ việc phân tích
những đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc, V.I.Lênin đã chỉ ra bản chất kinh tế,
chính trị và địa vị lịch sử của nó. Điều này tác động sâu sắc tới quan hệ quốc tế
đương đại, đó là mối quan hệ giữa các nước đế quốc với nhau. Chủ nghĩa đế
quốc đã làm chủ sự chi phối đời sống chính trị quốc tế: “Chủ nghĩa đế quốc có
nghĩa là tư bản đã vượt ra khỏi phạm vi các quốc gia dân tộc, là sự áp bức dân
tộc đang lan rộng và ngày càng trở thành nặng nề trên một cơ sở lịch sử
mới...”(6); “chủ nghĩa đế quốc là sự áp bức ngày càng tăng của một dúm cường
quốc lớn đối với các dân tộc trên thế giới, là thời đại những cuộc chiến tranh
giữa các cường quốc lớn ấy để mở rộng và củng cố ách áp bức đó đối với các
dân tộc...”; “chủ nghĩa đế quốc trong thời đại chúng ta đã dẫn tới chỗ là tình
trạng các cường quốc lớn đi áp bức các dân tộc trở thành một hiện tượng phổ
biến...”(7). Đề cập đến quyền tự quyết của các dân tộc, V.I.Lênin cho rằng, đó
là nói đến nền độc lập chính trị của các dân tộc đó. Chủ nghĩa đế quốc chủ
trương phá hoại nền độc lập chính trị của các dân tộc, vì khi đã thực hiện được
sự thôn tính về chính trị thì sự thôn tính về kinh tế thường thuận lợi hơn, đỡ tốn
kém hơn, dễ hơn và chắc chắn hơn. Câu 9:
- Bối cảnh pháp bại trận trên nước Nga. Các nước lúng túng trước sự xuất hiện
của Nga -> khác biệt tôn giáo -> thế giới lo sợ bị quay về trật tự cũ: quyền lực
tôn giáo. Sự cân bằng về chủ thể và đa quốc gia -> sự thống trị của tôn giáo
quay về thời trước 1500. Cân bằng lực lượng -> tính chính danh.’
- Chính sách cân bằng lực lượng.,
- Trật tự Vienna quay lại về wesphalia-> nhưng chế độ độc tài chuyên chế.
- Sự đấu tranh của Nga:
- Để kiềm chế Pháp-Đức. Anh muốn độc quyền công nghiệp về thuộc địa.
- Thỏa hiệp anh áo pháp chống nga. Xác lập lãn thổ để không thành lập.
- Liên minh tứ cường, cân bằng quyền lực ở châu âu duy trì trật tự lãnh thỗ.
- Vì sao trật tự xói mòn: liên minh thần thánh bị đả kích. Nội bộ liên minh thần
thánh bị mẫu thuẫn. Sự phát triển cmcn và cmts -> đòi hỏi lập nên trật tự thế giới mới. about:blank 16/27 23:49 6/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ CẬN HIỆN ĐẠI
Câu 10: Những nét lớn về tương quan lực lượng trong quan hệ quốc tế đầu thế kỷ
XX ? Nguyên nhân nào đưa tới cuộc Chiến tranh thế giới thứ Nhất (1914-1918)?
- Sự xuất hiện của hai khối quân sự (Phe liên minh 1882-Phe Hiệp ước-19?)
- Đến 1917: Mĩ tham gia vào cuộc chiến tranh thế giới thứ 1 sau sự kiện tàu ngầm Đức.
- Sau khi CMT10 Nga thành công, nước Nga mới được thành lập.
- Hệ tư tưởng mới được hình thành.
- Sức mạnh về thang đo kinh tế: Mĩ, Đức…
- Sau chiến thắng của nb trong chiến tranh Nga-Nhật, NB đã chen chân đc vào
hàng ngũ của các nước đế quốc.
Chủ yếu là sức mạnh kinh tế và sức mạnh quân sự. Câu 13
Hội nghị Versailles và trật tự ở Châu Âu?
Hoàn cảnh diễn ra hội nghị:
- Ngày 18/1/1919 các nước thắng trận đã họp tại ngoại ô thủ đô Paris, Pháp với
sự tham gia của 27 nước thắng trận dưới sự điều phối của 5 cường quốc là Mỹ,
Anh, Pháp, Italia và Nhật Bản.
Nhận xét về hội nghị:
- Hệ thống Hoà ước Versailles (1919-1920) – văn bản chính thức đầu tiên xác
định việc phân chia thế giới của chủ nghĩa đế quốc. Đây là một trật tự đem lại
lợi ích cho các cường quốc thắng trận, nhất là Anh khi vừa mở rộng được thuộc
địa mà vẫn giành quyền bá chủ mặt biển. Pháp và Nhật cũng giành được khá
nhiều quyền lợi. Song các nước bại trận lại bị đối xử bất công hơn, tiêu biểu là
Đức khi phải bồi thường và giao trả hầu hết các phần lãnh thổ mà Đức chiếm
được. Điều này cũng làm tăng thêm tâm lý phục thù của Đức đối với các cường
quốc khác. Đó chính là mầm mống mâu thuẫn nảy sinh từ khi hệ thống này
mới hình thành. Đồng thời, Mĩ vẫn chưa thực hiện được tham vọng của mình là
lãnh đạo thế giới. Đây là lý do khiến cho các nước đế quốc phải tiếp tục mở ra
thêm một hội nghị tiếp theo ở Washington nhằm giải quyết những bất đồng về
quyền lợi của các cường quốc thắng trận.
Tác động của hệ thống hội nghị Versailles tới trật tự ở Châu Âu:
- Làm thay đổi nhiều đường biên giới và lãnh thổ trên cơ sở toan tính và tương
quan lực lượng của các nước thắng trận. Vi phạm vào sự thống nhất lãnh thổ và
biên giới của các dân tộc châu Âu, đưa tới sự thù hằn dân tộc.
- Hai đế quốc tan rã: Áo-Hung và Thổ Nhĩ Kỳ, Đế quốc Đức bị thu hẹp lãnh
thổ; nhiều quốc gia mới được ra đời ở Đông Âu và Trung Cận đông. about:blank 17/27 23:49 6/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ CẬN HIỆN ĐẠI
- Sự phân chia thế giới theo trật tự Versailles chỉ là sự hòa hoãn tạm thời bởi
các nước đều không hài lòng với điều họ đạt được. Các nước thắng trận nảy sinh mâu thuẫn:
+ Mĩ: Không đạt được ý muốn lãnh đạo thế giới ; sự phản đối của Anh và Pháp.
+ Pháp: Cho rằng đã không làm suy yếu hoàn toàn được Đức và nhân nhượng
quá nhiều với Mĩ. Pháp tuyên bố ngay sau HN là phải sửa đổi Hòa ước.
+ Italia: Chỉ thỏa mãn một phần nhỏ tham vọng của mình.
+ Anh: là nước tạm thời hài lòng nhất với những gì mình đạt được: duy trì địa
vị đứng đầu thế giới về hải quân, mở rộng thêm thuộc địa, tranh thủ sự vắng
bóng của Mĩ trong Hội Quốc Liên để nắm lấy tổ chức và đạt nhiều thỏa thuận với Mĩ.
- Hệ thống Hòa ước đã không kiềm chế được nước Đức mà ngược lại, tạo điều
kiện cho Đức có cơ hội phục thù; Cơ hội để Mĩ can dự sâu hơn vào châu Âu về kinh tế.
- Hội nghị không đảm bảo được hòa bình cho các dân tộc và làm sâu sắc thêm
mâu thuẫn giữa các nước đế quốc.
=> “Hội nghị hòa bình này chỉ làm được một việc là chuẩn bị cho xung đột quốc tế trong tương lai” Câu 14:
Hội nghị Washington và trật tự ở châu Á-Thái Bình Dương ?
Hoàn cảnh diễn ra hội nghị:
- Hoà ước Washington (1921-1922) là hệ quả tất yếu của những mâu thuẫn còn
tồn đọng từ Hoà ước Versailles, đặc biệt là mâu thuẫn trong quan hệ Anh – Mĩ
và Mĩ – Nhật. Mỹ rất bất bình khi Anh vẫn là một nước đế quốc và Pháp làm
cho Đức quá suy yếu. Những cường quốc này chỉ nghĩ đến lợi ích của riêng
quốc gia đó mà không làm đúng với những ý đồ của Mĩ vạch ra ngay từ ban
đầu. Chính giới Mĩ cũng bất bình khi Hiệp ước Versailles quyết định trao Sơn
Đông cho Nhật, là đối thủ cạnh tranh nguy hiểm của Mĩ ở Viễn Đông. Đây là
một thất bại của Wilson bởi mâu thuẫn trong nội bộ Mĩ từ sự phản đối của
Đảng Cộng Hoà vì họ cho rằng Anh và Pháp đang là kẻ chi phối chính trong tổ
chức này, chứ không phải Mĩ.
Hội nghị Washington và sự mở rộng ảnh hưởng của Mĩ ở Châu Á-TBD:
- HN ký 03 Hiệp ước: Hiệp ước 4 nước, Hiệp ước 5 nước và Hiệp ước 9 nước
* Hiệp ước 4 nước: Mĩ, Anh, Nhật, Pháp: Thay thế cho Hiệp ước Anh-
Nhật ký trước đó nhằm xác nhận duy trì nguyên trạng ở châu Á-Thái about:blank 18/27 23:49 6/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ CẬN HIỆN ĐẠI
Bình Dương: các nước giữ nguyên ảnh hưởng của mình ở các quần đảo
thuộc địa ở khu vực này và nếu có tranh chấp thì giải quyết bằng đàm phán
-> Đây là thắng lợi lớn của Mĩ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
- Thứ nhất: Ngăn chặn ý định mở rộng ảnh hưởng của Nhật ra các đảo thuộc khu vực này
- Thứ hai: Phá vỡ được liên minh Anh-Nhật với hai mục đích: Cô lập Nhật, khiến Nhật
không có chỗ dựa để chống Mỹ; Ngăn chặn Anh không liên kết được với NHật để thoát
khỏi ảnh hưởng của Mĩ
* Hiệp ước 5 nước: Mĩ, Anh, Nhật, Pháp và Italia: nhằm tạo thế cân bằng về quân
sự (hải quân) ở châu Á-TBD
- Quy định tỷ trọng hải quân 05 nước: Tỷ trọng cho chiến hạm chủ lực cảu ANH-Mĩ
là lớn nhất và bằng nhau so với các nước khác (>500 tấn)
- Nhật Bản: đứng hàng thứ hai (>300 tấn)
- Pháp và Italia (>100 tấn)
-> Thắng lợi thứ hai quan trọng của Mĩ ở Châu Á-TBD
Thứ nhất: Mĩ đạt được cân bằng hải quân với Anh (vốn lâu nay là bá chủ trên mặt biển)
Thứ hai: Hạn chế được tham vọng hải quân của Nhật, ngăn ngừa mối đe dọa của hải quân Mĩ ở châu Á-TBD
Nhật không hài lòng song đành chấp nhận sự duy trì nguyên trạng các căn cứ hải quân ở
Châu Á-Thái Bình Dương bởi khi đã mất đồng minh với Anh, Nhật không đủ khả năng đối phó với Mĩ
* Hiệp ước 9 nước: Hiệp ước về Trung Quốc được ký năm 1922: mục tiêu nhằm mở cửa Trung Quốc
- Cam kết tôn trong chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập quyền hành chính của Trung Quốc
- Trung Quốc buộc phải mở cửa cho các nước
Là thắng lợi lớn thứ ba của Mĩ.
Thứ nhất: Mĩ gạt bỏ được đặc quyền của Nhật Bản ở Trung Quốc
Thứ hai: Thực hiện thành công chính sách “Quốc tế hóa” Trung Quốc
-> Hội nghị Washington hoàn toàn có lợi cho Mĩ about:blank 19/27 23:49 6/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ CẬN HIỆN ĐẠI
-> Là sự thỏa hiệp của các nước đế quốc châu Âu và Mĩ cho một trật tự mới ở
châu Á-Thái Bình Dương.
Anh bỏ rơi đồng minh Nhật Bản và chấp nhận từ bỏ một phần lớn ưu thế giành
được tại Trung Quốc cho Mĩ.
Nhận xét về hội nghị: Có thể thấy rằng, Hội nghị Washington hoàn toàn có
lợi cho Mĩ, khiến Anh phải nhượng bộ, theo đó hải quân Anh phải có hạm
đội bằng hai hạm đội mạnh nhất thế giới cộng lại, đồng thời phải huỷ bỏ
liên minh Anh – Nhật. Hải quân Mĩ đã ngang hàng với Anh và vượt qua
Nhật. Mĩ tự tin xâm nhập vào thị trường Viễn Đông và Trung Quốc thông
qua chính sách “mở cửa”. Với hệ thống Hiệp ước Washington, Mĩ đã giải
quyết quyền lợi của mình bằng cách thiết lập một khuôn khổ trật tự mới ở
Châu Á – Thái Bình Dương do Mĩ chi phối. Mặc dù, sau chiến tranh thế
giới kéo dài bốn năm (1914 – 1918) với những tổn thất nặng nề cho toàn
nhân loại, hoà bình đã được lập lại trong một thế giới chứa đựng nhiều mâu thuẫn và bất ổn.
Câu 15: Trật tự thế giới theo hệ thống Versailles-Washington và những đặc điểm của nó ?
Đặc diểm của hệ thống Versailles-Washington:
- Trật tự V-O phản ánh tương quan lực lượng mới giữa các nước tư bản. Các
nước thắng trận, trước hết là Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản, giành được nhiều
quyền lợi về kinh tế và xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước bại trận, đặc
biệt là các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Đồng thời, ngay giữa các nước tư
bản thắng trận cũng nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi.
Chính vì thế, quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời gian này chỉ là tạm thời và mỏng manh.
- - Một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên được thành lập nhằm duy trì
trật tự thế giới mới với sự tham gia của 44 nước thành viên: Hội Quốc Liên.
=> Quan hệ quốc tế trong trật tự này bị chia phối bởi các cường quốc để
phục vụ những lợi ích cao nhất của họ.
=> Phản ánh tương quan lực lượng giữa các nước thắng trận và các nước bại trận.
Nhận xét về hệ thống Versailles-Washington:
- Hệ thống Hoà ước Versailles – Washington là giải pháp tức thì giúp các cường
quốc thắng trận và các quốc gia bại trận giải quyết tranh chấp lãnh thổ và đòi
sự bồi thường bởi những tàn tích do chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên. Mặc
dù vậy, dù là quốc gia nào thì họ vẫn không dừng lại ở mục tiêu hoà bình – an
ninh– phát triển mà mỗi cường quốc đều mang trong đó một mưu đồ riêng
phục vụ lợi ích của quốc gia mình. Trong lúc các quốc gia đang mệt mỏi vì một about:blank 20/27