Đình Tràng - Một số đình nổi tiếng ở Hà Nội | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội

Đình Tràng - Một số đình nổi tiếng ở Hà Nội của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội.Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 6 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Đình Tràng
Di tích khảo cổ học Đình Tràng thuộc thôn Đình Tràng, xã Dục Tú, huyện Đông
Anh, ngoại thành Hà Nội.
Xã Dục Tú, nơi có địa điểm khảo cổ học Đình Tràng là một trong 23 xã, thị trấn
thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Khu di tích Đình Tràng thuộc thôn Đình Tràng có diện tích rộng khoảng 15.000-
20.000m2, nằm ở phía Đông Bắc thành phố, cách trung tâm thành phố khoảng
12,5km; cách sông Ngũ Huyện Khê 600m; cách sông Hồng khoảng 8,5 km về phía
Bắc. Di tích là một gò đất cao, có tọa độ 210N07’56” và 1050E54’55’’. Di tích
Đình Tràng nằm cách khu dân cư thôn Đình Tràng khoảng 200m về phía Nam,
cách thôn Ngọc Lôi khoảng 700m về phía Tây, cách xã Đa Hội (huyện Từ Sơn,
tỉnh Bắc Ninh) khoảng 800m về phía Tây Bắc và cách thôn Thạc Quả 400m về
phía Đông.
Ban đầu hình thế tự nhiên của khu di tích là cao ở phía Bắc, thấp dần về phía Nam.
Dần dần, hình thế hiện nay của khu di tích chính là cao ở phía Tây Bắc và thấp dần
về phía Đông Nam. Hiện nay, con đường nhựa vành đai Đông Bắc huyện Đông
Anh đi qua và mương nước chạy song song đã chia cắt di tích làm hai phần. Phần
lớn phía Đông Bắc là doanh trại quân đội, phần phía Tây Nam từ năm 1997 đã bị
san ủi làm sân đá bóng của thôn Đình Tràng, lớp đất bị san ủi thấp đi so với khu
vực phía Đông Bắc khoảng 1m và đây là khu vực khai quật chính của những lần
khai quật sau năm 1976.
Với vị trí cao thoáng, gần nguồn nước, tiện lợi cho giao thông thủy bộ và các hoạt
động sản xuất,trú nên đã thu hút con người tụ cư và phát triển lâu dài, liên tục
cả ngàn năm ở Đình Tràng
2.Quá trình phát hiện và nghiên cứu
Sau khi được phát hiện năm 1969, tính đến nay, di tích Đình Tràng đã được thám
sát 2 lần (1969, 1997) và khai quật 8 lần (1970, 1971, 1985, 1998, 2002, 2008,
2010 (2 lần)) với tổng diện tích là hơn 7002. Kết quả khai quật và thám sát cho
thấy Đình Tràng là một di tích có tầng văn hóa dày trung bình gần 2m với 4 lớp
văn hóa phát triển liên tục từ giai đoạn tiền Đông Sơn đến Đông Sơn.
Phát hiện và thám sát năm 1969
Tháng 6/1969, trong khi khai quật di tích Đồng Vông, dưới sự hướng dẫn trực tiếp
của GS. Trần Quốc Vượng sinh viên chuyên ngành Khảo cổ học Khoa Lịch sử
trường ĐHTH Hà Nội đã đến điều tra phát hiện và đào thám sát di chỉ Đình Tràng.
Từ đó Đình Tràng đã được khai sinh và có mặt trên bản đồ các di tích khảo cổ học
Việt Nam
Kết quả khai quật lần thứ I năm 1970
Sau gần một năm phát hiện và đào thám sát, tháng 1 năm 1970 GS. Hà Văn Tấn
cùng với sinh viên năm thứ nhất và sinh viên chuyên ngành khảo cổ học năm thứ
tư, Khoa Lịch Sử, ĐHTH Hà Nội đã tiến hành khai quật di chỉ Đình Tràng lần I.
Hố khai quật mở ở khu phía Đông của di tích cách sông Ngũ Huyện Khê 700m về
phía Bắc, cách đình Đình Tràng khoảng 300m về phía Đông Bắc nằm bên tay phải
đường liên xã, tức trong khu vực doanh trại bộ đội hiện nay. Kết quả thu được rất
nhiều di vật, phát hiện nhiều mộ táng song chưa có kết luận rõ ràng.
Kết quả khai quật lần thứ II năm 1971
Tháng 1/1971, sinh viên K16 Khoa Lịch Sử, trường ĐHTH Nội dưới sự
hướng dẫn của GS. Văn Tấn, đã tiến hành khai quật di chỉ Đình Tràng lần II.
Đợt này đoàn đã đào hai hố: hố 71A, 71B một hố thám sát với tổng diện tích
132 m2.
Kết quả thu được rất nhiều di vật và mộ táng nhưng các lớp niên đại chưa rõ ràng.
Bản báo cáo khai quật cũng đã nêu một số yếu tố của văn hóa Phùng Nguyên
nhưng cho rằng giai đoạn này không hình thành một giai đoạn mà chỉ là những yếu
tố đậm nét tồn tại trong giai đoạn Đồng Đậu.
Kết quả khai quật lần thứ III năm 1985
Cuộc khai quật diễn ra vào tháng 2 năm 1985, gồm hai sinh viên năm thứ tư và 18
sinh viên năm thứ nhất dưới sự hướng dẫn của hai thầy Hà Văn Tấn và Nguyễn
Xuân Mạnh với diện tích đào là 31,5m2. Với những hiện vật và di tích thu được từ
đọt khai quật này, những nhà khoa học đã nhận định rằng ở Đình Tràng không có
giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên phát triển độc lập, yếu tố Phùng Nguyên chỉ là
tàn dư không rõ nét. Đình Tràng chỉ có hai lớp: lớp Đồng Đậu, Gò Mun và lớp
Đông Sơn sớm ở giai đoạn Đường Cồ.
Kết quả thám sát năm 1997
Do tính chất quan trọng của di tích Đình Tràng nên Viện Khảo cổ học đã quyết
định mở một hố thám sát Đình Tràng để có thể lập kế hoạch nghiên cứu lâu dài
với diện tích 3,75m2 (2,5 x 1,5m) dưới sự chủ trì của Lại Văn Tới. Bản báo cáo
đợt này cho rằng di chỉ Đình Tràng thuộc di chỉ cư trú có hai lớp văn hóa, giữa có
lớp vô sinh ngăn cách. Ở lớp 1 và 2 ngoài những mảnh gốm đặc trưng cho Gò
Mun là chủ yếu còn có gốm Đường Cồ. Lớp đất trồng trọt hiện nay là đất văn hóa
Gò Mun. Như vậy có thể có lớp mộ và lớp văn hóa Đông Sơn ở trên đã bị bạt đi.
Những lớp cuối cùng từ lớp 9-13 xuất hiện những mảnh gốm mang yếu tố Phùng
Nguyên đặc biệt với số lượng gốm xốp kiểu Đồng Vông. Đình Tràng có ba lớp
văn hóa: Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn và mộ Đông Sơn. Đình Tràng vừa là nơi
cư trú vừa là nơi chế tạo công cụ.
Kết quả khai quật lần thứ IV năm 1998
Đến năm 1998, Bộ môn Khảo cổ trường Đại học KHXH&NV tiếp tục chọn Đình
Tràng là địa điểm cho sinh viên thực tập. Hố khai quật được mở có diện tích 54m2
(6 x 9m) cạnh dài vuông góc với đường liên xã, cách hố thám sát năm 1997 khoảng
1m về phía Nam. Với kết quả thu được vô cùng mĩ mãn, số lượng hiện vật và di
tích phong phú, bổ sung cho các kết luận của những lần khai quật trước đó. Đợt
khai quật này đã khẳng định Đình Tràng là một di chỉ-mộ táng rất quan trọng.
Kết quả khai quật lần thứ V năm 2002
Đây là kết quả hợp tác giữa Khoa Lịch sử - Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội với
Viện Khảo cổ học Cộng hòa liên bang Đức (đại diện là TS. Andreas Reinecke. Sự
hợp tác này cũng cho thấy mối quan tâm của người nước ngoài đối với Đình Tràng.
Sau khi kết thúc cuộc khai quật những người chủ trì đưa ra kết luận là:
+ Lớp 13-11 là lớp Phùng Nguyên muộn, mỏng.
+ Lớp 10-4 là lớp Đồng Đậu, đây là giai đoạn chiếm vị trí chủ đạo trong hố đào.
Trong các lớp này đã thấy vết tích mộ táng, trong đó có loại mộ nền sét vàng.
+ Lớp 3-1 là lớp Gò Mun, rất mỏng. Trong lớp này có mộ táng Đông Sơn cắt phá,
đặc biệt mộ trẻ em nằm co, đồ tùy táng nghèo nàn và không thấy vết tích cư trú của
người Đông Sơn.
+ Niên đại AMS của mẫu than HIC6D2 lấy ở độ sâu 0,53m cho kết quả 2530±30
năm BP, niên đại hiệu chỉnh 780 năm BC hay 620 năm BC (SNU03-143).
Khai quật lần thứ VI năm 2008
Đến năm 2008, tròn 10 năm sau Bộ môn Khảo cổ trường Đại học KHXH&NV tiếp
tục chọn Đình Tràng là địa điểm cho sinh viên thực tập, đợt này mở hai hố với
tổng diện tích là 48m2. Đợt khai quật này kết quả cũng giống với những lần khai
quật trước đó, số lượng hiện vật thu được không nhiều, đồ nguyên ít, chủ yếu là
mảnh gốm vỡ, di tích chưa rõ ràng. Nhìn chung hiện vật thu được mang tính tương
đồng với những sưu tập hiện vật trong các đợt khai quật trước đó. Những người
khai quật đưa ra kết luận về niên đại của Đình Tràng như sau:
Ở Đình Tràng tồn tại 4 giai đoạn văn hóa nối tiếp nhau với kết quả nghiên cứu niên
đại như sau:
+ Lớp Phùng Nguyên muộn của Đình Tràng qua so sánh với Tràng Kênh có niên
đại sớm hơn, có thể là 3.500 năm BP (trước CN), tồn tại ở các lớp 7, 6, 5.
+ Giai đoạn Đồng Đậu ở Đình Tràng mở đầu ở hậu Phùng Nguyên khoảng 3400-
3000 năm BP, tồn tại ở các lớp 5, 4, 3.
+ Giai đoạn Gò Mun ở Đình Tràng kết thúc vào khoảng 2700 năm BP và là điểm
mở đầu giai đoạn Đông Sơn, tồn tại ở các lớp 3, 2, 1.
+ Giai đoạn Đông Sơn với đặc trưng đồ gốm mang phong cách của giai đoạn
Đường Cồ ở Đình Tràng kết thúc vào những năm đầu Công nguyên, và cũng là
niên điểm kết thúc toàn bộ hơn 1000 năm tồn tại của Đình Tràng, tồn tại ở lớp 1.
Khai quật lần thứ VII đầu năm 2010
Cuộc khai quật có diện tích lớn nhất từ trước đến nay là cuộc khai quật của Viện
Khảo cổ kết hợp cùng Bảo tàng Hà Nội nhân dịp 1000 năm Thăng Long.
Cuộc khai quật Đình Tràng đầu năm 2010
Cuộc khai quật đã không làm phụ lòng những ai quan tâm đến di tích này khi kết
quả thu được quá mĩ mãn, đã phát hiện ra rất nhiều di tích mà các cuộc khai quật
trước đó chưa tìm thấy, như dấu tích lòng sông cổ, hệ thống bếp lò, mộ Phùng
Nguyên… Từ đó có thể đưa ra nhiều nhận định rõ ràng và chính xác hơn như Đình
Tràng không chỉ là di chỉ cư trú – mộ táng mà còn là di chỉ xưởng, chế tạo công cụ
đá và đồng với quy mô lớn. Cuộc khai quật đã đưa lên khỏi lòng đất rất nhiều di
vật quý phục vụ cho việc trưng bày và nghiên cứu khoa học.
Khai quật lần thứ VIII tháng 11 năm 2010
Cuộc khai quật gần đây nhất dự án hợp tác giữa Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia
Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc, vì lí do thời gian nên cuộc khai quật chưa thu được
kết quả như mong muốn, nhưng với những gì thu được cũng đã giúp các nhà khoa
học có cái nhìn giống với các đợt khai quật trước đó.
Cuộc khai quật khảo cổ Đình Tràng có sự hợp tác của Bảo tàng quốc gia Hàn
Quốc, tháng 11/2010
Như vậy tổng cộng Đình Tràng đã trải qua 8 cuộc khai quật lớn nhỏ. Những cuộc
khai quật này đã đưa lên lòng đất rất nhiều hiện vật có giá trị, đồng thời làm phát lộ
những di tích vô cùng quan trọng góp phần khẳng định vị trí của di tích Đình Tràng
trong phổ hệ các di tích cùng thời.
3. Giá trị lịch sử văn hóa của di tích
Cùng nằm trong hệ thống các địa điểm văn hoá khu vực châu thổ Sông Hồng,
những địa điểm thuộc Cổ Loa hay xung quanh Cổ Loa, đều có mối liên hệ với
Đình Tràng. Lấy thành Cổ Loa làm trung tâm, có thể thấy quá trình tụ cư ở đây đã
hình thành 3 khu vực cư trú lớn: phía nam sông Hoàng Giang có Đồng Vông, Bãi
Mèn (lớp dưới), Tiên Hội và Cầu Vực; phía bắc là di chỉ cư trú mộ táng Đình
Tràng; khu vực trung tâm là Xuân Kiều, Đường Mây, Mả Tre và Xóm Nhồi…
Trong khu vực di tích Cổ Loa, Đình Tràng một di tích quá trình phát triển
liên tục, niên đại của Đình Tràng ở các lớp tương ứng với các di tích khác như sau:
- Niên đại Phùng Nguyên bao gồm lớp 6 - 8 của Đình Tràng, di chỉ Bãi Mèn, Đồng
Vông. Hay nói cách khác người Đình Tràng, Đồng Vông, Bãi Mèn những
dân đầu tiên đến khai phá vùng đất màu mỡ ven sông Hoàng Giang, cách ngày nay
từ
3.500 đến 4.000 năm.
Mộ Phùng Nguyên khai quật tại Đình Tràng năm 2010
Bát bồng Phùng Nguyên phát hiện tại Đình Tràng trong đợt khai quật năm 2010
- Niên đại Đồng Đậu - Gò Mun bao gồm lớp 3 - 5 của Đình Tràng, di chỉ Xuân
Kiều, Tiên Hội. Tức là những người Xuân Kiều, Tiên Hội, Đình Tràng trên cơ sở
những làng định cư ổn định của tổ tiên đã tiếp tục mở rộng địa bàn cư trú, khai phá
những vùng đất thấp hơn, màu mỡ cạnh các đầm vực.
- Niên đại Đông Sơn bao gồm lớp 1 - 2 của Đình Tràng, di chỉ Đường Mây, di
tích Cầu Vực, Mả Tre, Xóm Nhồi…
Lưỡi câu đồng phát hiện tại Đình Tràng trong đợt khai quật năm 2010
Những giá trị văn hoá của Đình Tràng đã được khẳng định: cư dân Đình Tràng
thuộc lớp người đầu tiên “Khai sơn phá thạch, mở lối đắp đường” ở châu thổ sông
Hồng, biến châu thổ hoang vu, sình lầy mới bồi đắp này thành đồng ruộng phì
nhiêu. Đó cũng là những người đã đi tiên phong trong cuộc “cách mạng luyện
kim” ở Việt Nam.
Vòng tay bằng đồng và đá phát hiện tại Đình Tràng trong đợt khai quật năm 2010
Hiện vật đá phát hiện tại Đình Tràng trong đợt khai quật năm 2010
Cùng với các cộng đồng cư dân đương đại khác ở khu vực Cổ Loa, cư dân Đình
Tràng thực sự đã đóng góp sức người, sức của cho sự ra đời của nhà nước Âu Lạc
và thành Cổ Loa.
Như đã nói ở trên, phần phía tây của di tích đã bị san ủi làm sân vận động, trong
khi đó nửa phía đông lại thuộc doanh trại quân đội và khu dân cư. Như vậy có thể
thấy di tích đang có nguy cơ bị xóa sổ rất cao, làm thay đổi nhiều mặt di tích này.
Đình Tràng và Đồng Đậu (Vĩnh Phúc) vốn được coi là 2 di tích tiêu biểu cho quá
trình phát triển văn hóa khảo cổ vùng châu thổ sông Hồng từ giai đoạn tiền Đông
Sơn đến Đông Sơn, nhưng bức tranh hiện tại của 2 di tích này lại hoàn toàn trái
ngược nhau. Nếu như Đồng Đậu đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia, được
khoanh vùng bảo vệ, có bảo tàng ngoài trời, hội thảo 40 năm phát hiện và nghiên
cứu... thì Đình Tràng vẫn chỉ là những cuộc khai quật lẻ tẻ...
Vì thế chúng tôi mong rằng trong thời gian sắp tới, cần có một kế hoạch cụ thể để
nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử văn hoá của di tích này đối
với Hà Nội nói riêng và cả một thời kỳ lịch sử nói chung đúng với giá trị vốn có
của nó.
| 1/6

Preview text:

Đình Tràng

Di tích khảo cổ học Đình Tràng thuộc thôn Đình Tràng, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội.

Xã Dục Tú, nơi có địa điểm khảo cổ học Đình Tràng là một trong 23 xã, thị trấn thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Khu di tích Đình Tràng thuộc thôn Đình Tràng có diện tích rộng khoảng 15.000- 20.000m2, nằm ở phía Đông Bắc thành phố, cách trung tâm thành phố khoảng 12,5km; cách sông Ngũ Huyện Khê 600m; cách sông Hồng khoảng 8,5 km về phía Bắc. Di tích là một gò đất cao, có tọa độ 210N07’56” và 1050E54’55’’. Di tích Đình Tràng nằm cách khu dân cư thôn Đình Tràng khoảng 200m về phía Nam, cách thôn Ngọc Lôi khoảng 700m về phía Tây, cách xã Đa Hội (huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) khoảng 800m về phía Tây Bắc và cách thôn Thạc Quả 400m về phía Đông.

Ban đầu hình thế tự nhiên của khu di tích là cao ở phía Bắc, thấp dần về phía Nam. Dần dần, hình thế hiện nay của khu di tích chính là cao ở phía Tây Bắc và thấp dần về phía Đông Nam. Hiện nay, con đường nhựa vành đai Đông Bắc huyện Đông Anh đi qua và mương nước chạy song song đã chia cắt di tích làm hai phần. Phần lớn phía Đông Bắc là doanh trại quân đội, phần phía Tây Nam từ năm 1997 đã bị san ủi làm sân đá bóng của thôn Đình Tràng, lớp đất bị san ủi thấp đi so với khu vực phía Đông Bắc khoảng 1m và đây là khu vực khai quật chính của những lần khai quật sau năm 1976.

Với vị trí cao thoáng, gần nguồn nước, tiện lợi cho giao thông thủy bộ và các hoạt động sản xuất, cư trú nên đã thu hút con người tụ cư và phát triển lâu dài, liên tục cả ngàn năm ở Đình Tràng

  1. Quá trình phát hiện và nghiên cứu

Sau khi được phát hiện năm 1969, tính đến nay, di tích Đình Tràng đã được thám sát 2 lần (1969, 1997) và khai quật 8 lần (1970, 1971, 1985, 1998, 2002, 2008, 2010 (2 lần)) với tổng diện tích là hơn 7002. Kết quả khai quật và thám sát cho thấy Đình Tràng là một di tích có tầng văn hóa dày trung bình gần 2m với 4 lớp văn hóa phát triển liên tục từ giai đoạn tiền Đông Sơn đến Đông Sơn.

Phát hiện và thám sát năm 1969

Tháng 6/1969, trong khi khai quật di tích Đồng Vông, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GS. Trần Quốc Vượng sinh viên chuyên ngành Khảo cổ học Khoa Lịch sử trường ĐHTH Hà Nội đã đến điều tra phát hiện và đào thám sát di chỉ Đình Tràng. Từ đó Đình Tràng đã được khai sinh và có mặt trên bản đồ các di tích khảo cổ học Việt Nam

Kết quả khai quật lần thứ I năm 1970

Sau gần một năm phát hiện và đào thám sát, tháng 1 năm 1970 GS. Hà Văn Tấn cùng với sinh viên năm thứ nhất và sinh viên chuyên ngành khảo cổ học năm thứ tư, Khoa Lịch Sử, ĐHTH Hà Nội đã tiến hành khai quật di chỉ Đình Tràng lần I. Hố khai quật mở ở khu phía Đông của di tích cách sông Ngũ Huyện Khê 700m về phía Bắc, cách đình Đình Tràng khoảng 300m về phía Đông Bắc nằm bên tay phải đường liên xã, tức trong khu vực doanh trại bộ đội hiện nay. Kết quả thu được rất nhiều di vật, phát hiện nhiều mộ táng song chưa có kết luận rõ ràng.

Kết quả khai quật lần thứ II năm 1971

Tháng 1/1971, sinh viên K16 Khoa Lịch Sử, trường ĐHTH Hà Nội dưới sự hướng dẫn của GS. Hà Văn Tấn, đã tiến hành khai quật di chỉ Đình Tràng lần II. Đợt này đoàn đã đào hai hố: hố 71A, 71B và một hố thám sát với tổng diện tích 132 m2.

Kết quả thu được rất nhiều di vật và mộ táng nhưng các lớp niên đại chưa rõ ràng. Bản báo cáo khai quật cũng đã nêu một số yếu tố của văn hóa Phùng Nguyên nhưng cho rằng giai đoạn này không hình thành một giai đoạn mà chỉ là những yếu tố đậm nét tồn tại trong giai đoạn Đồng Đậu.

Kết quả khai quật lần thứ III năm 1985

Cuộc khai quật diễn ra vào tháng 2 năm 1985, gồm hai sinh viên năm thứ tư và 18 sinh viên năm thứ nhất dưới sự hướng dẫn của hai thầy Hà Văn Tấn và Nguyễn Xuân Mạnh với diện tích đào là 31,5m2. Với những hiện vật và di tích thu được từ đọt khai quật này, những nhà khoa học đã nhận định rằng ở Đình Tràng không có giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên phát triển độc lập, yếu tố Phùng Nguyên chỉ là

tàn dư không rõ nét. Đình Tràng chỉ có hai lớp: lớp Đồng Đậu, Gò Mun và lớp Đông Sơn sớm ở giai đoạn Đường Cồ.

Kết quả thám sát năm 1997

Do tính chất quan trọng của di tích Đình Tràng nên Viện Khảo cổ học đã quyết định mở một hố thám sát Đình Tràng để có thể lập kế hoạch nghiên cứu lâu dài với diện tích 3,75m2 (2,5 x 1,5m) dưới sự chủ trì của Lại Văn Tới. Bản báo cáo đợt này cho rằng di chỉ Đình Tràng thuộc di chỉ cư trú có hai lớp văn hóa, giữa có lớp vô sinh ngăn cách. Ở lớp 1 và 2 ngoài những mảnh gốm đặc trưng cho Gò Mun là chủ yếu còn có gốm Đường Cồ. Lớp đất trồng trọt hiện nay là đất văn hóa Gò Mun. Như vậy có thể có lớp mộ và lớp văn hóa Đông Sơn ở trên đã bị bạt đi.

Những lớp cuối cùng từ lớp 9-13 xuất hiện những mảnh gốm mang yếu tố Phùng Nguyên đặc biệt với số lượng gốm xốp kiểu Đồng Vông. Đình Tràng có ba lớp văn hóa: Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn và mộ Đông Sơn. Đình Tràng vừa là nơi cư trú vừa là nơi chế tạo công cụ.

Kết quả khai quật lần thứ IV năm 1998

Đến năm 1998, Bộ môn Khảo cổ trường Đại học KHXH&NV tiếp tục chọn Đình Tràng là địa điểm cho sinh viên thực tập. Hố khai quật được mở có diện tích 54m2 (6 x 9m) cạnh dài vuông góc với đường liên xã, cách hố thám sát năm 1997 khoảng 1m về phía Nam. Với kết quả thu được vô cùng mĩ mãn, số lượng hiện vật và di tích phong phú, bổ sung cho các kết luận của những lần khai quật trước đó. Đợt khai quật này đã khẳng định Đình Tràng là một di chỉ-mộ táng rất quan trọng.

Kết quả khai quật lần thứ V năm 2002

Đây là kết quả hợp tác giữa Khoa Lịch sử - Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội với Viện Khảo cổ học Cộng hòa liên bang Đức (đại diện là TS. Andreas Reinecke. Sự hợp tác này cũng cho thấy mối quan tâm của người nước ngoài đối với Đình Tràng.

Sau khi kết thúc cuộc khai quật những người chủ trì đưa ra kết luận là:

+ Lớp 13-11 là lớp Phùng Nguyên muộn, mỏng.

+ Lớp 10-4 là lớp Đồng Đậu, đây là giai đoạn chiếm vị trí chủ đạo trong hố đào. Trong các lớp này đã thấy vết tích mộ táng, trong đó có loại mộ nền sét vàng.

+ Lớp 3-1 là lớp Gò Mun, rất mỏng. Trong lớp này có mộ táng Đông Sơn cắt phá, đặc biệt mộ trẻ em nằm co, đồ tùy táng nghèo nàn và không thấy vết tích cư trú của người Đông Sơn.

+ Niên đại AMS của mẫu than HIC6D2 lấy ở độ sâu 0,53m cho kết quả 2530±30 năm BP, niên đại hiệu chỉnh 780 năm BC hay 620 năm BC (SNU03-143).

Khai quật lần thứ VI năm 2008

Đến năm 2008, tròn 10 năm sau Bộ môn Khảo cổ trường Đại học KHXH&NV tiếp tục chọn Đình Tràng là địa điểm cho sinh viên thực tập, đợt này mở hai hố với tổng diện tích là 48m2. Đợt khai quật này kết quả cũng giống với những lần khai quật trước đó, số lượng hiện vật thu được không nhiều, đồ nguyên ít, chủ yếu là mảnh gốm vỡ, di tích chưa rõ ràng. Nhìn chung hiện vật thu được mang tính tương đồng với những sưu tập hiện vật trong các đợt khai quật trước đó. Những người khai quật đưa ra kết luận về niên đại của Đình Tràng như sau:

Ở Đình Tràng tồn tại 4 giai đoạn văn hóa nối tiếp nhau với kết quả nghiên cứu niên đại như sau:

+ Lớp Phùng Nguyên muộn của Đình Tràng qua so sánh với Tràng Kênh có niên đại sớm hơn, có thể là 3.500 năm BP (trước CN), tồn tại ở các lớp 7, 6, 5.

+ Giai đoạn Đồng Đậu ở Đình Tràng mở đầu ở hậu Phùng Nguyên khoảng 3400- 3000 năm BP, tồn tại ở các lớp 5, 4, 3.

+ Giai đoạn Gò Mun ở Đình Tràng kết thúc vào khoảng 2700 năm BP và là điểm mở đầu giai đoạn Đông Sơn, tồn tại ở các lớp 3, 2, 1.

+ Giai đoạn Đông Sơn với đặc trưng đồ gốm mang phong cách của giai đoạn Đường Cồ ở Đình Tràng kết thúc vào những năm đầu Công nguyên, và cũng là niên điểm kết thúc toàn bộ hơn 1000 năm tồn tại của Đình Tràng, tồn tại ở lớp 1.

Khai quật lần thứ VII đầu năm 2010

Cuộc khai quật có diện tích lớn nhất từ trước đến nay là cuộc khai quật của Viện Khảo cổ kết hợp cùng Bảo tàng Hà Nội nhân dịp 1000 năm Thăng Long.

Cuộc khai quật Đình Tràng đầu năm 2010

Cuộc khai quật đã không làm phụ lòng những ai quan tâm đến di tích này khi kết quả thu được quá mĩ mãn, đã phát hiện ra rất nhiều di tích mà các cuộc khai quật

trước đó chưa tìm thấy, như dấu tích lòng sông cổ, hệ thống bếp lò, mộ Phùng Nguyên… Từ đó có thể đưa ra nhiều nhận định rõ ràng và chính xác hơn như Đình Tràng không chỉ là di chỉ cư trú – mộ táng mà còn là di chỉ xưởng, chế tạo công cụ đá và đồng với quy mô lớn. Cuộc khai quật đã đưa lên khỏi lòng đất rất nhiều di vật quý phục vụ cho việc trưng bày và nghiên cứu khoa học.

Khai quật lần thứ VIII tháng 11 năm 2010

Cuộc khai quật gần đây nhất là dự án hợp tác giữa Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia và Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc, vì lí do thời gian nên cuộc khai quật chưa thu được kết quả như mong muốn, nhưng với những gì thu được cũng đã giúp các nhà khoa học có cái nhìn giống với các đợt khai quật trước đó.

Cuộc khai quật khảo cổ Đình Tràng có sự hợp tác của Bảo tàng quốc gia Hàn Quốc, tháng 11/2010

Như vậy tổng cộng Đình Tràng đã trải qua 8 cuộc khai quật lớn nhỏ. Những cuộc khai quật này đã đưa lên lòng đất rất nhiều hiện vật có giá trị, đồng thời làm phát lộ những di tích vô cùng quan trọng góp phần khẳng định vị trí của di tích Đình Tràng trong phổ hệ các di tích cùng thời.

  1. Giá trị lịch sử văn hóa của di tích

Cùng nằm trong hệ thống các địa điểm văn hoá khu vực châu thổ Sông Hồng, những địa điểm thuộc Cổ Loa hay xung quanh Cổ Loa, đều có mối liên hệ với Đình Tràng. Lấy thành Cổ Loa làm trung tâm, có thể thấy quá trình tụ cư ở đây đã hình thành 3 khu vực cư trú lớn: phía nam sông Hoàng Giang có Đồng Vông, Bãi Mèn (lớp dưới), Tiên Hội và Cầu Vực; phía bắc là di chỉ cư trú mộ táng Đình Tràng; khu vực trung tâm là Xuân Kiều, Đường Mây, Mả Tre và Xóm Nhồi…

Trong khu vực di tích Cổ Loa, Đình Tràng là một di tích có quá trình phát triển liên tục, niên đại của Đình Tràng ở các lớp tương ứng với các di tích khác như sau:

- Niên đại Phùng Nguyên bao gồm lớp 6 - 8 của Đình Tràng, di chỉ Bãi Mèn, Đồng Vông. Hay nói cách khác người Đình Tràng, Đồng Vông, Bãi Mèn là những cư dân đầu tiên đến khai phá vùng đất màu mỡ ven sông Hoàng Giang, cách ngày nay từ

3.500 đến 4.000 năm.

Mộ Phùng Nguyên khai quật tại Đình Tràng năm 2010

Bát bồng Phùng Nguyên phát hiện tại Đình Tràng trong đợt khai quật năm 2010

  • Niên đại Đồng Đậu - Gò Mun bao gồm lớp 3 - 5 của Đình Tràng, di chỉ Xuân Kiều, Tiên Hội. Tức là những người Xuân Kiều, Tiên Hội, Đình Tràng trên cơ sở những làng định cư ổn định của tổ tiên đã tiếp tục mở rộng địa bàn cư trú, khai phá những vùng đất thấp hơn, màu mỡ cạnh các đầm vực.
  • Niên đại Đông Sơn bao gồm lớp 1 - 2 của Đình Tràng, di chỉ Đường Mây, di tích Cầu Vực, Mả Tre, Xóm Nhồi…

Lưỡi câu đồng phát hiện tại Đình Tràng trong đợt khai quật năm 2010

Những giá trị văn hoá của Đình Tràng đã được khẳng định: cư dân Đình Tràng thuộc lớp người đầu tiên “Khai sơn phá thạch, mở lối đắp đường” ở châu thổ sông Hồng, biến châu thổ hoang vu, sình lầy mới bồi đắp này thành đồng ruộng phì nhiêu. Đó cũng là những người đã đi tiên phong trong cuộc “cách mạng luyện kim” ở Việt Nam.

Vòng tay bằng đồng và đá phát hiện tại Đình Tràng trong đợt khai quật năm 2010 Hiện vật đá phát hiện tại Đình Tràng trong đợt khai quật năm 2010

Cùng với các cộng đồng cư dân đương đại khác ở khu vực Cổ Loa, cư dân Đình Tràng thực sự đã đóng góp sức người, sức của cho sự ra đời của nhà nước Âu Lạc và thành Cổ Loa.

Như đã nói ở trên, phần phía tây của di tích đã bị san ủi làm sân vận động, trong khi đó nửa phía đông lại thuộc doanh trại quân đội và khu dân cư. Như vậy có thể thấy di tích đang có nguy cơ bị xóa sổ rất cao, làm thay đổi nhiều mặt di tích này.

Đình Tràng và Đồng Đậu (Vĩnh Phúc) vốn được coi là 2 di tích tiêu biểu cho quá trình phát triển văn hóa khảo cổ vùng châu thổ sông Hồng từ giai đoạn tiền Đông Sơn đến Đông Sơn, nhưng bức tranh hiện tại của 2 di tích này lại hoàn toàn trái ngược nhau. Nếu như Đồng Đậu đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia, được khoanh vùng bảo vệ, có bảo tàng ngoài trời, hội thảo 40 năm phát hiện và nghiên cứu... thì Đình Tràng vẫn chỉ là những cuộc khai quật lẻ tẻ...

Vì thế chúng tôi mong rằng trong thời gian sắp tới, cần có một kế hoạch cụ thể để nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử văn hoá của di tích này đối với Hà Nội nói riêng và cả một thời kỳ lịch sử nói chung đúng với giá trị vốn có của nó.