-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Vũ Tuân Sán - Con người Hà Nội, một số người nổi tiếng của Hà Nội | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Vũ Tuân Sán - Con người Hà Nội, một số người nổi tiếng của Hà Nội của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 3 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Hà Nội học 6 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Vũ Tuân Sán - Con người Hà Nội, một số người nổi tiếng của Hà Nội | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Vũ Tuân Sán - Con người Hà Nội, một số người nổi tiếng của Hà Nội của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 3 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Hà Nội học 6 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thủ đô Hà Nội
Preview text:
Vũ Tuân Sán
1 : Giới thiệu tiểu sử
- (1915 - 2017), hiệu Tảo Trang, là nhà nghiên cứu về Hán Nôm và lịch sử
- sinh tại làng Đại Từ (nay là phố Đại Từ, quận Hoàng Mai, Hà Nội), thuộc thế hệ trí thức uyên thâm cả Tây học lẫn Hán học
- Cha của ông, cụ Nghiêu Văn Vũ Duy Hoán, là giáo viên, từng làm hiệu trưởng một số trường tiểu học trong hệ thống giáo dục của Pháp như trường Bạch Mai, trường Gia Thụy...
- Tinh thần yêu nước
- Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Vũ Tuân Sán tham gia kháng chiến tại liên khu 3 một thời gian, sau đó quay về Hà Nội mở văn phòng luật sư rồi làm chánh án Tòa án thành phố Nam Định.
- Từ năm 1955, ông làm việc tại Sở Văn Hóa Hà Nội đến khi nghỉ hưu năm 1975. Sau khi nghỉ hưu, ông được mời làm việc thêm cho Viện nghiên cứu Hán Nôm cho đến năm 1980.
- Tinh thần hiếu học
- Thuở nhỏ ông học tại trường Trung học Bảo hộ (còn gọi là trường Bưởi, nay là Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội). Sau khi có bằng Thành Chung, ông vào trường Trung học Albert Sarraut, lấy bằng Tú tài toàn phần ban Triết học năm 1934. Từ năm 1934-1937, ông học trường Đại học Luật Đông Dương.
- Chất tài hoa , tài tử - Chất hào hoa phong nhã
- Vũ Tuân Sán lại đèo bòng mộng chữ nghĩa, cộng tác với Vũ Đình Long - một trong vài tác giả viết kịch nói đầu tiên, gửi Tiểu thuyết thứ bảy truyện ngắn "Huớng về mặt trời", "Chiếc bào thai", "Tắt lửa lòng" với bút danh Tảo Trang ("Vườn táo"), in "Hoa mai của phương Đông" trên Tri tân.
- Ông là tác giả của nhiều tác phẩm như: “Thơ Đường” (2 tập, 1962, đồng tác giả với Hoa Bằng, Nam Trân); “Hà Nội xưa và nay” (Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Nxb Hội Nhà văn, 2007); “Nguyễn Du - Thơ chữ Hán” (Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Nxb Văn học, 2015)
- CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Làm trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa dân tộc.
Ông là người “mở đường” cho nhiều công trình nghiên cứu biên khảo Hán Nôm, trong đó chủ đề về Thăng Long - Hà Nội được ông quan tâm đặc biệt.
Trong những công trình về Hà Nội của Vũ Tuân Sán, đáng ghi nhận hơn cả là cuốn “Hà Nội xưa và nay”. Cuốn sách dày 980 trang tập hợp lại 77 bài viết, công trình của ông được chia thành các phần: Hà Nội sử địa; Hà Nội di tích; Hà Nội danh nhân; Hà Nội văn học; Hà Nội văn nghệ dân gian, nghề truyền thống.
- ĐÓNG GÓP
Năm 2014, tròn 100 tuổi, học giả Vũ Tuân Sán được Hội đồng giải thưởng Bùi Xuân Phái (Hà Nội) trao tặng Giải thưởng Lớn với những công trình khảo cứu quảng uyên về Hà Nội. Tại lễ trao tặng, nhà thơ Bằng Việt đã ca ngợi: “Năm nay 100 tuổi, cụ như ánh vàng son còn lại của một thế hệ kết hợp được trong mình cả phần tinh túy của văn hóa phương Đông và phương Tây”.
- LÒNG NHÂN ÁI , TÍNH CỘNG ĐỒNG
- Năm 2016 khi cảm thấy sức khỏe yếu đi nhiều nhà nghiên cứu Vũ Tuân Sán, đã trao tặng 500 cuốn sách quý từ sưu tầm cá nhân cho Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) . Trong số tài liệu này có cả những tài liệu độc bản và truyền bản. Đó là những sách Hán Nôm nghiên cứu cả về lịch sử, địa lý, văn học và cả thần sắc, thần phả được nhà nghiên cứu Vũ Tuân Sán lưu giữ suốt hơn nửa thế kỷ qua
- HÌNH ẢNH CỦA CON NGƯỜI HÀ NỘI
Ông Sán luôn từ tốn, lịch thiệp và điềm đạm, hệt như sự hình dung của mọi người về “những tính cách Hà Nội cũ”. Mà ông là người Hà Nội cũ thật. Những năm dài sau thập niên 50 của thế kỷ trước, ông Sán sống cùng vợ trong căn nhà nhỏ tại phố Phan Huy Ích bây giờ. Thói quen đi dạo nửa tiếng cùng vợ sau bữa cơm tối được duy trì trong ngần ấy năm, rồi kéo dài sang cả thời gian ông bà chuyển về ngôi nhà tại phố Đại Từ. Nhà giữa làng, người dân lúc đầu vẫn khúc khích mỗi khi thấy hai ông bà đi dạo, về sau cũng thành quen. Cứ thế, ông vẫn đi dạo một mình, ngay cả khi bà mất.
Đất hương hỏa các cụ để lại ở Đại Từ, ông chia thành nhiều mảnh, bao quanh lối đi chung.
Hà Nội sinh ra Vũ Tuân Sán, để rồi đến lượt học giả ấy lại lấy Hà Nội làm lẽ sống, làm công việc, làm sự say mê thầm lặng của mình trong suốt một thế kỷ qua. Bởi thế, đón cái Tết thứ 101 trong đời, cây đại thụ văn hóa này vẫn có đủ sự háo hức,
tươi vui mà không nhàm chán. Ông lấy giấy, rồi run run viết tặng Thể thao & Văn hóa một câu đối cổ:
Thiên thiêm tuế nguyệt, nhân thiêm thọ Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường Tạm dịch:
Trời thêm năm tháng, người thêm thọ Xuân khắp non sông, phúc chật nhà
Nhà Hà Nội học Vũ Tuân Sán: Trăm năm trọn nghĩa với Thủ đô
Với việc “khơi những nguồn chưa ai khơi”, những công trình của Vũ Tuân Sán có tầm ảnh hưởng rất lớn tới các nhà nghiên cứu Hà thành thế hệ sau. Ông xứng đáng là nhà Hà Nội học của những nhà Hà Nội học, pho từ điển sống về đất kinh kỳ ngàn năm.