-
Thông tin
-
Quiz
Đồ gốm gia dụng của người Việt | Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo
Ý chính (trình bày đặc điểm của đồ gốm thời Lí - Trần; phân biệt xu hướng dùng đồ gốm sau thế kỉ XV, làm rõ nội dung đặc điểm của đồ gốm gia dụng thời Lí - Trần) kết hợp với so sánh, đối chiếu
Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Đồ gốm gia dụng của người Việt | Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo
Ý chính (trình bày đặc điểm của đồ gốm thời Lí - Trần; phân biệt xu hướng dùng đồ gốm sau thế kỉ XV, làm rõ nội dung đặc điểm của đồ gốm gia dụng thời Lí - Trần) kết hợp với so sánh, đối chiếu
Chủ đề: Bài 4: Nét đẹp văn hóa và cảnh quan (Văn bản thông tin) 16 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 11
Preview text:
Soạn văn 11: Đồ gốm gia dụng của người Việt Trước khi đọc
Kể tên một số đồ gốm gia dụng trong gia đình bạn. Những đồ gồm ấy có thể
“nói” với bạn về (những) điều gì?
- Một số đồ gốm như: lọ hoa, bát, cốc…
- Những đồ gồm có thể “nói” với bạn về sự khéo léo của những nghệ nhân gốm,
lịch sử hay những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc… Đọc văn bản
Câu 1. Tìm trong đoạn văn ít nhất hai ý kiến/ quan điểm của tác giả và ít nhất hai dữ liệu. - Ý kiến:
Đồ gốm sứ… không thay đổi.
Chỉ riêng cái bát ăn cơm… khác nhau. - Dữ liệu:
Tiền thân của cái bát… ra đời.
Cái bát thuyền… chiếc thuyền thúng.
Câu 2. Đoạn văn này trình bày một xu hướng riêng của đồ gốm gia dụng trong
xã hội Việt Nam từ sau thế kỉ XV. Đó là xu hướng gì?
Xu hướng dùng đồ gốm Trung Hoa và nội phủ. Sau khi đọc
Câu 1. Chỉ ra bố cục của văn bản. Bạn đánh giá như thế nào về mối quan hệ
giữa bố cục và nhan đề của văn bản? - Bố cục gồm 2 phần:
Phần 1. Từ đầu đến “thế kỉ XVIII - XIX”: Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có
lịch sử phát triển liên tục, điển hình là cái bát ăn cơm.
Phần 2. Còn lại: Đặc điểm của đồ gốm gia dụng thời Lí - Trần.
- Mối quan hệ giữa bố cục và nhan đề của văn bản: Bố cục thể hiện rõ sự chi tiết
hóa nội dung được gợi ra từ nhan đề.
Câu 2. Xác định cách trình bày thông tin của đoạn văn dưới đây và đánh giá
hiệu quả của cách trình bày ấy.
a. Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có một lịch sử phát triển.... cái bát chiết yêu
duyên dáng thế kỉ XVIII-XIX.
b. Đồ gốm dụng thời Lý - Trần quá thanh nhã .... bức tranh trừu tượng với bốn hoặc sáu ghế. Gợi ý:
a. Ý chính và nội dung chi tiết - trình bày chi tiết lịch sử của bát ăn cơm, làm rõ
nội dung mà đoạn văn muốn truyền tải là đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có một
lịch sử phát triển liên tục.
b. Ý chính (trình bày đặc điểm của đồ gốm thời Lí - Trần; phân biệt xu hướng
dùng đồ gốm sau thế kỉ XV, làm rõ nội dung đặc điểm của đồ gốm gia dụng
thời Lí - Trần) kết hợp với so sánh, đối chiếu (phân biệt xu hướng sử dụng đồ
gốm dân gian và triều đình, thành thị và nông thôn để cho thấy sự phong phú
của thị trường gốm gia dụng).
=> Hiệu quả: Làm nổi bật thông tin được trình bày trong văn bản.
Câu 3. Cách sử dụng các yếu tố hình thức của văn bản này có gì đặc biệt? Nêu
tác dụng của chúng đối với việc biểu đạt thông tin chính của văn bản.
- Cách sử dụng các yếu tố hình thức của văn bản đặc biệt:
Không sử dụng hệ thống đề mục để tóm tắt thông tin chính của văn bản.
Sử dụng duy nhất một loại phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là hình ảnh
và chú thích cho hình ảnh. - Tác dụng:
Nhan đề khái quát thông tin chính của văn bản, giúp người đọc nắm được dễ dàng.
Hình ảnh và chú thích góp phần giúp người đọc hình dung dễ hơn, có cái
nhìn trực quan cho thông tin được trình bày.
Câu 4. Xác định thông tin cơ bản và thông tin chi tiết của đoạn văn “Đồ gốm sứ
nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển.... cái bát chiết yêu duyên dáng
thế kỉ XVIII -XIX”. Chỉ ra mối liên hệ giữa các thông tin chi tiết và vai trò của
chúng trong việc thể hiện thông tin chính của đoạn văn.
- Thông tin chính của đoạn văn: đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có lịch sử phát triển liên tục.
- Các chi tiết được trình bày trong đoạn văn: các chi tiết liên quan đến lịch sử
phát triển của cái bát ăn cơm (tiền thân của bát ăn cơm, sự phát triển về hình dáng qua các thời kì)
- Vai trò: cung cấp thông tin chính của đoạn văn (về lịch sử phát triển của một
số đồ gốm sứ nhỏ quen thuộc, xuất hiện thường nhật trong cuộc sống sinh hoạt
gia đình là cái bát ăn cơm) từ đó tạo cơ sở khách quan và thuyết phục cho việc
biểu đạt thông tin chính.
Câu 5. Tác giả thể hiện thái độ như thế nào qua đoạn văn: “Đồ gốm gia dụng
thời Lý... Trần quá thanh nhã.... bức tranh trừu tượng với bốn hoặc sáu ghế”?
Dựa vào đâu bạn cho là như vậy?
- Thái độ của tác giả:
Ngạc nhiên pha lẫn thích thú trước đặc điểm thanh nhã của đồ gốm gia dụng thời Lí - Trần.
Khách quan khi phản ánh sự phân biệt xu hướng sử dụng đồ gốm giữa dân gian
và triều đình, giữa thành thị và nông thôn để cho thấy sự phong phú của thị
trường gốm gia dụng thời Lí - Trần. - Căn cứ:
Sử dụng từ ngữ trực tiếp, câu văn thể hiện trực tiếp thái độ của tác giả
Lựa chọn chi tiết, sử dụng từ ngữ, câu văn trung hòa về mặt cảm xúc để
phản ánh sự khác biệt trong xu hướng sử dụng đồ gốm giữa dân gian và
triều đình, giữa thành thị và nông thôn ở thời Lí - Trần.
Câu 6. Những thông tin cơ bản của văn bản này gợi cho bạn (những) suy nghĩ
gì về văn hóa dân tộc.
Văn học dân tộc Việt Nam rất phong phú, đa dạng và đặc sắc trong mọi lĩnh vực.
Nhiều sản phẩm chứa đựng hồn cốt của dân tộc, cần được giữ gìn và phát triển,...
* Bài tập sáng tạo: Thiết kế một bưu thiếp hoặc thiệp chúc Tết/chúc mừng sinh
nhật, trên đó có hình vẽ một sản phẩm truyền thống của địa phương. Học sinh tự thiết kế.