-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng của Ta-go (10 mẫu) | Văn mẫu 7 Cánh diều
Muốn giới thiệu tài liệu Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng. Nội dung chi tiết bao gồm 10 đoạn văn mẫu đoạn văn mẫu ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.
Bài 7: Thơ (CD) 23 tài liệu
Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng của Ta-go (10 mẫu) | Văn mẫu 7 Cánh diều
Muốn giới thiệu tài liệu Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng. Nội dung chi tiết bao gồm 10 đoạn văn mẫu đoạn văn mẫu ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.
Chủ đề: Bài 7: Thơ (CD) 23 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 7
Preview text:
Văn mẫu lớp 6
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 1
“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ
đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong
bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự
hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó
được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến
mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể
rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh
phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để
rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên
mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa;
còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ
giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong
bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự,
vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là
một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 2
Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về
tình mẫu tử thiêng liêng. Tác giả đã xây dựng những cuộc trò chuyện vô cùng thú
vị, hấp dẫn. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và
“trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế
nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi
em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “
Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.
Niềm hạnh phúc của em là được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều
hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những
người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh
nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con.
Từ đó, chúng ta đã hiểu hơn về tình cảm mẫu tử đẹp đẽ.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 3
Đến với bài thơ “Mây và sóng”, Ta-go đã giúp người đọc hiểu thêm về tình mẫu tử
thiêng liêng. Tác giả đã gửi gắm vào bài thơ một câu chuyện mà người kể chuyện
là em bé, người nghe là mẹ. Đứa trẻ trong bài đã kể cho mẹ về cuộc trò chuyện với
người trong mây và trong sóng. Em đã được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên
mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi:
“Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó
được?”. Đến khi nghe câu trả lời, em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ ở nhà và từ chối
đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ
mà đi được?”. Tình yêu thương của đứa trẻ dành cho người mẹ đã được thể hiện
qua những câu hỏi tưởng chừng ngây thơ mà rất sâu sắc. Để rồi sau đó, em bé đã
sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong
sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là
vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Hình ảnh thơ được miêu tả
tuy ngắn gọn nhưng cũng giúp chúng ta hình dung về thiên nhiên kỳ diệu, đẹp đẽ
trong mắt của em bé. Nhà thơ cũng đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi
tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu
tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 4
Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về
tình mẫu tử. Với hình thức là một bài thơ, nhưng giàu tính tự sự giúp cho bài thơ
giống như một câu chuyện kể. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ
diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng
hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài
đó được?”. Sau khi nghe câu trả lời, em bé chợt nhớ đến mẹ vẫn đang đợi mình ở
nhà và từ chối: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà
đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế
giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú
vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là
mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm
ấp và che chở vào lòng. Tóm lại, bài thơ đã mang lại những cảm xúc thật đẹp đẽ cho người đọc.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 7
“Mây và sóng” là một bài thơ đặc sắc của Ta-go viết về tình mẫu tử. Được viết
dưới hình thức của một bài thơ, nhưng khi đọc lên chúng ta lại cảm nhận giống
như một câu chuyện được kể lại. Nhân vật trữ tình được tác giả xây dựng là một
em bé đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện của mình với người “trên mây”
và “trong sóng”. Lời kể của em bé thật hồn nhiên, ngây thơ làm sao: “Mẹ ơi, trên
mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Đối với một đứa trẻ, thế
giới của người “trên mây” và “trong sóng” kì diệu và hấp dẫn vô cùng. Ở đó trẻ em
sẽ được dạo chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc hoàng hôn, được khám phá những
điều kỳ thú trên bầu trời, hay dưới mặt biển. Chính điều đó đã khơi gợi sự tò mò
đối với em bé, khiến em đặt ra câu hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”,
“Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Những câu hỏi trên giúp chúng ta
hiểu được khao khát khám phá của trẻ thơ lớn lao đến nhường nào. Nhưng dù còn
hồn nhiên, ham chơi là vậy nhưng khi nghe lời đề nghị của người “trên mây” hay
“trong sóng”, em bé đã kiên quyết từ chối: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”,
“Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Khi đọc đến đây, chúng ta cảm nhận được
tình yêu thương dành cho người mẹ, cũng như mong muốn luôn ở bên mẹ của em
bé thật rõ ràng. Và rồi, chính em bé đã nghĩ ra một trò chơi thật kì diệu có thể thực
hiện cùng với mẹ. Những trò chơi thật đặc biệt và thú vị. Dù ở bất cứ nơi đâu, em
bé vẫn muốn ở cùng với mẹ. Bài thơ được viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng
buộc bởi luật thơ, cách gieo vần. Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu
tượng, ngôn ngữ cô động đã góp phần khiến cho bài thơ giàu cảm xúc hơn. Có thể
thấy rằng, “Mây và sóng” đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu tử chân
thành, giản dị mà đẹp đẽ đến chừng nào.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 8
R. Ta-go có khá nhiều bài thơ viết cho trẻ em, trong đó, “Mây và sóng” đã để lại
cho người đọc ấn tượng sâu sắc hơn cả. Nhân vật trữ tình trong bài là một em bé
đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện của mình với người “trên mây” và
“trong sóng”. Lời kể của em bé thật hồn nhiên, ngây thơ làm sao: “Mẹ ơi, trên mây
có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Đối với một đứa trẻ, thế giới
của người “trên mây” và “trong sóng” kì diệu và hấp dẫn vô cùng. Bởi vậy mà em
đã hỏi họ cách để có thể đến với thế giới ấy: “Nhưng làm thế nào mình lên đó
được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Đó chính là khao khát
được khám phá thế giới bên ngoài, điều mà bất cứ đứa trẻ nào cũng thích thú và
say mê. Mặc dù lời mời gọi của người “trên mây” hay “trong sóng” vô cùng hấp
dẫn. Nhưng khi nghe câu trả lời em bé đã kiên quyết từ chối: “Làm sao có thể rời
mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Câu hỏi của em bé đã
bộc lộ được sự gắn bó, yêu thương dành cho người mẹ. Dù ở bất cứ nơi đâu, hay
làm việc gì, em bé cũng đều nhớ đến mẹ, mong muốn được ở bên cạnh mẹ. Chính
vì vậy, em đã nghĩ ra một trò chơi có thể chơi cùng mẹ. Với trò chơi này, em bé sẽ
luôn được ở bên cạnh mẹ. Đó chính là tình yêu thương của em bé dành cho mẹ.
Một tình cảm thật chân thành, đẹp đẽ. Bài thơ được viết theo kiểu thơ tự sự, không
bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần. Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính
biểu tượng, ngôn ngữ cô đọng đã góp phần khiến cho bài thơ giàu cảm xúc hơn.
Bài thơ “Mây và sóng” đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu tử chân
thành, giản dị mà đẹp đẽ đến chừng nào.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 9
Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã giúp tôi cảm nhận được tình mẫu tử thật đẹp
đẽ. Đứa trẻ trong bài đã kể cho mẹ về cuộc trò chuyện của mình với người trên
mây và trong sóng. Giọng điệu hồn nhiên, ngây thơ giúp bài thơ thêm hấp dẫn, thú
vị. Thế giới của người “trên mây” và “trong sóng” hiện lên lung linh, huyền diệu.
Và với sự hiếu kì của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình
lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Những câu hỏi giúp
người đọc thấy được mong muốn, khao khát được khám phá thế giới của trẻ thơ.
Nhưng câu trả lời của người “trên mây” và “trong sóng” lại khiến em bé nhớ băn
khoăn. Em nghĩ về mẹ vẫn đang ở nhà chờ đợi, nên đã từ chối đầy kiên quyết:
“Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Và
một điều thú vị đã xảy ra, em đã sáng tạo ra một trò chơi có thể chơi cùng mẹ.
Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng
trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những hình ảnh mang tính biểu
tượng, giúp ta hiểu hơn về tình cảm mẫu tử sâu sắc. Có thể thấy rằng, “Mây và
sóng” là một bài thơ đặc biệt, thú vị và giàu ý nghĩa nhân văn đẹp đẽ.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 10
R. Ta-go là một nhà thơ nổi tiếng người Ấn Độ. Một trong những tác phẩm của
ông mà tôi cảm thấy yêu thích nhất là Mây và sóng. Em bé đang kể lại cho mẹ
nghe về cuộc trò chuyện của mình với người “trên mây” và “trong sóng”. Lời kể
của em bé thật hồn nhiên, ngây thơ làm sao: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”,
“Trong sóng có người gọi con”. Lời mời gọi khiến cho em bé vô cùng tô mò và
mong muốn được khám phá thế giới đó: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”,
“Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Mặc dù thế giới của người “trên
mây” hay “trong sóng” vô cùng thú vị, hấp dẫn nhưng khi nghe câu trả lời em bé
đã kiên quyết từ chối. Bởi vì em “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao
có thể rời mẹ mà đi được?”. Câu hỏi cho thấy sự gắn bó, yêu thương dành cho
người mẹ. Trong mọi hoàn cảnh, em bé đều nhớ đến mẹ, mong muốn được ở bên
cạnh mẹ. Vì vậy, em đã nghĩ ra một trò chơi có thể chơi cùng mẹ. Trò chơi sẽ giúp
em được ở bên cạnh mẹ, không phải rời xa. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là
sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che
chở vào lòng. Những hình ảnh hiện lên đẹp đẽ, gửi gắm cảm xúc yêu thương chân
thành. Bài thơ được viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách
gieo vần. Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô đọng đã
góp phần khiến cho bài thơ giàu cảm xúc hơn. “Mây và sóng” đã giúp người đọc
cảm nhận được tình cảm mẫu tử chân thành, giản dị mà đẹp đẽ đến chừng nào.
Document Outline
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 1
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 2
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 3
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 4
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 7
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 8
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 9
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng - Mẫu 10