-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Doanh nghiệp và các bên có liên quan - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Doanh nghiệp và các bên có liên quan - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Môn: Kinh tế quản trị, Quản trị kinh doanh (TV181)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
DOANH NGHIỆP VÀ CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN
1 - Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh,
đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh doanh.
2 - Doanh nghiệp: là bất cứ 1 tổ chức nào tham gia vào việc sản xuất 1 sản phẩm nào đó hoặc
cung cấp 1 dịch vụ nào đó vì lợi nhuận.
3 - Xã hội: Con người và các cấu trúc xã hội mà họ cùng tạo ra.
4 - Doanh nghiệp và xã hội có sự phụ thuộc lớn vào nhau.
5 - Mục đích của các doanh nghiệp ngày nay là: Thương hiệu (Name), Lợi nhuận (Profits) và Đạo đức (Ethic).
6 - Công ty nên chịu trách nhiệm với ai, hay vì cái gì? ⇒ Chính quyền địa phương (Local
government), Khách hàng (Customers) và Sản phẩm (Productions).
7 - “Thuyết về quyền sở hữu của doanh nghiệp (Ownership Theory of the Firm)”:
+ Công ty được xem như là tài sản của những người chủ của nó (hay gọi là các cổ đông).
+ Lập luận lợi ích của chủ sở hữu là tối quan trọng và ưu tiên hơn những lợi ích và mong muốn của những người khác.
+ Mục đích của công ty là tối đa hóa giá trị thị trường lâu dài của nó, đó là, kiếm được nhiều tiền nhất có thể cho các cổ đông. 8 - Các bên liên quan:
+ Những người hoặc các nhóm người bị ảnh hưởng bởi quyết định và vận hành của một tổ chức.
+ Có sự đòi hỏi đối với doanh nghiệp.
+ Các doanh nghiệp được gắn với các mong muốn và đòi hỏi đó. 9 - Hiểu đúng nghĩa:
+ Bên liên quan không phải nghĩa là các cổ đông (Term stakeholder is NOT the same as stockholder).
+ Đọc có vẻ giống nhau nhưng nó không phải là một.
+ Cổ đông là một trong những bên liên quan.
10 - Nhóm các bên liên quan có thể chia thành 2 loại:
+ Các bên liên quan thị trường: Những bên liên quan tham gia vào các giao dịch kinh tế với công ty. GỒM:
Nhân viên, các cổ đông, khách hàng, nhà phân phối, ngân hàng, nhà cung ứng.
=> Vì nó thực hiện mục đích chính của mình là cung cấp cho xã hội hàng hóa và dịch vụ.
+ Các bên liên quan phi thị trường: Những người hoặc nhóm người-mặc dù họ không tham gia vào trao đổi
kinh tế trực tiếp với công ty, nhưng bị ảnh hưởng hoặc có thể có ảnh hưởng bởi những hành động của công
ty. GỒM: Cộng đồng, Chính phủ, Tổ chức phi chính phủ, Truyền thông, Các nhóm hỗ trợ doanh nghiệp, Người tiêu dùng.
11 - Ai là các bên liên quan phù hợp? => Trả lời câu hỏi này bằng cách vẽ bản đồ bên liên
quan thị trường và phi thị trường.
12 - Mong muốn của mỗi bên liên quan là gì? => CỔ TỨC VÀ TĂNG GIÁ.
13 - Quyền lực của mỗi bên liên quan là gì?
+ Quyền lực của bên liên quan là khả năng của một nhóm sử dụng các nguồn lực để thực hiện một sự kiện
hoặc để đảm bảo có một kết quả mong muốn.
+ Có 4 loại quyền lực: Quyền biểu quyết, Quyền kinh tế, Quyền chính trị, Quyền pháp lý.
14 - Làm cách nào liên minh của các bên liên quan có thể được thiết lập?
+ Nhóm bên liên quan thường có mối quan tâm chung và sẽ hình thành các liên minh tạm thời để theo đuổi
những lợi ích chung đó. Các liên minh là rất năng động.
+ Các liên minh quốc tế đang gia tăng.
+ Internet đã cho phép các liên minh hình thành một cách nhanh chóng, vượt qua cả biên giới chính trị.
+ Liên minh quốc tế, cùng với sự quan tâm truyền thông, có thể là một lực lượng chiến lược rất mạnh mẽ cho các công ty. 15 -
+ Từ trực tiếp sang gián tiếp.
+ Từ thông tin đơn giản sang thông tin tích hợp
+ Từ mua lẻ sang mua sỉ.
QUẢN TRỊ CÁC VẤN ĐỀ CÔNG CỘNG VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN
1 - Vấn đề công cộng: Là bất kỳ vấn đề nào đó mà là mối quan tâm chung của tổ chức và của
một hoặc nhiều bên liên quan.
2 - Các mong đợi của các bên liên quan: Là sự pha trộn nhiều ý kiến, thái độ và niềm tin về
những gì cấu thành hành vi kinh doanh hợp lý.
3 - Vấn đề công cộng nổi bật ngày nay tại Việt Nam và trên Thế giới:
⇒ Tham nhũng – Thuê lao động dưới 15 tuổi – Trốn và giảm tránh thuế.
4 - Sự khác biệt giữa những gì các bên liên quan mong đợi và những gì một tổ chức thực sự đạt
được => Lỗ hổng hiệu suất kỳ vọng.
5 - Quan trọng là xác định những kỳ vọng quan trọng và nổi trội càng sớm càng tốt.
6 - Việc không hiểu mối quan tâm và kỳ vọng của các bên liên quan và không đáp ứng một cách thích hợp sẽ:
+ Là nguyên nhân làm lỗ hổng hiệu suất kỳ vọng gia tăng.
+ Lỗ hổng càng lớn, càng có nguy cơ phản ứng dữ dội của các bên liên quan hoặc bỏ lỡ một cơ hội kinh doanh lớn.
7 - Phân tích môi trường: Là 1 phương pháp mà các nhà quản trị sử dụng để thu thập thông tin
về các vấn đề và xu hướng bên ngoài, do đó, họ có thể phát triển một chiến lược cho tổ chức để
giảm thiểu các mối đe dọa và tận dụng các cơ hội mới.
8 - Thông tin cạnh tranh: Là quá trình có hệ thống và liên tục thu thập, phân tích và quản lý
thông tin bên ngoài về đối thủ cạnh tranh của tổ chức mà có thể ảnh hưởng đến kế hoạch, quyết
định và các hoạt động của tổ chức.
9 - Tiến trình quản trị các vấn đề:
(1) Xác định vấn đề: Phỏng đoán những vấn đề phát sinh.
(2) Phân tích vấn đề: Đánh giá vấn đề; đi đến một sự hiểu biết là nó sẽ phát triển như thế nào và nó sẽ ảnh
hưởng đến tổ chức như thế nào.
(3) Đưa ra các giải pháp: Đánh giá các giải pháp, bao gồm những phê phán và đánh giá phức tạp mà cần quan
tâm các yếu tố "không định lượng“ được như là danh tiếng của doanh nghiệp.
(4) Hành động: Một khi chọn được giải pháp, phải thiết kế và thực hiện nó.
(5) Đánh giá kết quả: Phải đánh giá kết quả của chương trình và thực hiện điều chỉnh khi cần thiết.
10 - Tổ chức quản trị vấn đề hiệu quả: là một phần của tổ chức được huy động để giải quyết
một vấn đề đang nổi lên đặc biệt, thường phụ thuộc vào bản chất của chính các vấn đề đó.
11 - Lãnh đạo toàn cầu hiệu quả về các vấn đề công cộng đòi hỏi ba khả năng cơ bản:
+ Hiểu biết về bối cảnh kinh doanh thay đổi.
+ Khả năng lãnh đạo khi đối mặt với sự phức tạp.
+ Liên kết - Khả năng liên kết với các bên liên quan bên ngoài thông qua đối thoại và hợp tác.
12 - Các giai đoạn trong mối quan hệ giữa bên liên quan và doanh nghiệp:
+ Không hoạt động - Các công ty bỏ qua những lo ngại liên quan.
+ Phản ứng - các công ty hoạt động chỉ khi bị buộc phải làm như vậy, và sau đó là theo cách phòng thủ.
+ Chủ động - Các công ty cố gắng dự đoán trước những lo ngại liên quan.
+ Tương tác - Các công ty tích cực liên kết với các bên liên quan trong mối quan hệ luôn thể hiện sự tôn trọng
lẫn nhau, sự cởi mở và tin cậy.
13 - Các động lực thúc đẩy sự liên kết với các bên liên quan:
+ Liên kết với các bên liên quan là tạo ra mối quan hệ, như giá trị cốt lõi của nó.
+ Sự liên kết của một doanh nghiệp kinh doanh và ít nhất với một bên liên quan của tổ chức là cần thiết, theo
khái niệm, để cấu thành sự liên kết.
+ Liên kết là có nhiều khả năng nhất khi cả công ty và các bên liên quan của nó có một. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
1 - Quyền lực của doanh ngiệp: đề cập đến khả năng của các doanh nghiệp gây ảnh hưởng đến
chính phủ, nền kinh tế, và xã hội, dựa trên nguồn lực tổ chức của họ.
2 - Sức mạnh to lớn của các tập đoàn hàng đầu thế giới gồm cả tác động tích cực và tiêu cực:
+ Tích cực: bao gồm chi phối nhiều nguồn lực, sản xuất với chi phí thấp hơn, có kế hoạch tiếp tục cho tương
lai, và đưa sản phẩm mới, công nghệ, và các cơ hội kinh tế cho xã hội phát triển.
+ Tiêu cực: bao gồm ảnh hưởng không cân xứng về chính trị, tạo ra loại thị hiếu, thống trị đàm luận công khai,
phân chia thị trường, và chèn ép cạnh tranh.
3 - Các giai đoạn phát triển của khái niệm CSR:
+ Corporate social stewardship, 1950s – 1960s.
+ Corporate social responsiveness, 1960s – 1970s.
+ Corporate/business ethics, 1980s – 1990s.
+ Corporate/global citizenship, 1990s – 2000s.
4 - Trách nhiệm đa phương của doanh nghiệp gồm: Các trách nhiệm kinh tế, xã hội, pháp lý.
=> Thách thức là làm sao có thể cân bằng cả ba.
5 - Công ty thành công là một công ty trong đó sẽ tìm cách đáp ứng mỗi trách nhiệm quan trọng
của nó và phát triển các chiến lược để cho phép các nghĩa vụ có thể hỗ trợ lẫn nhau.
6 - Doanh nghiệp xã hội: Là một doanh nghiệp chấp nhận và thực hiện lợi ích xã hội như là
nhiệm vụ cốt lõi của nó. Là một tổ chức có sử dụng các chiến lược kinh doanh cho mục đích
cải thiện con người và phúc lợi môi trường. Mục đích chính của nó không phải là để tối đa
hóa lợi nhuận cho các cổ đông. Nó có thể là lớn và tái thành lập hoặc nhỏ và mới
7 - Doanh nhân xã hội: Là các cá nhân - những người cũng giống như các doanh nhân truyền
thống - hành động mạnh dạn để theo đuổi các cơ hội, thu hút sự ủng hộ, và xây dựng các tổ
chức mới để tạo ra và duy trì xã hội chứ không phải là vì giá trị kinh tế.
8 - Doanh nghiệp B: Còn được gọi là "tập đoàn lợi ích" - một loại hình doanh nghiệp mới mà
đang tìm cách để pha trộn các mục tiêu xã hội của mình với mục tiêu tài chính.
9 - Phục vụ đáy của kim tự tháp: Cụm từ “đáy hạn của kim tự tháp”: đề cập đến những người
nghèo nhất trên thế giới - gần 4 tỷ người kiếm ít hơn $ 2,5 /mỗi ngày.
ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIỆP VÀ LUẬT PHÁP
1 - Văn hóa doanh nghiệp: Là sự pha lẫn của các ý tưởng, phong tục, tập quán truyền thống,
các giá trị công ty, và ý nghĩa được chia sẻ nhằm giúp hướng dẫn hành vi cư xử cho tất cả mọi
người đang làm việc trong một công ty.
2 - Môi trường đạo đức: Là sự hiểu biết ngầm giữa các nhân viên về những hành vi được chấp
nhận và không được chấp nhận. Có thể tồn tại nhiều môi trường văn hóa (hoặc môi trường nhóm
văn hóa nhỏ) trong một tổ chức.
3 - Xây dựng biện pháp tự vệ đạo đức vào trong doanh nghiệp: Để nâng cao chất lượng hoạt
động đạo đức của một công ty, bạn phải thay đổi văn hóa để đạo đức là một phần trong quyết
định hàng ngày. Để làm như vậy có nghĩa là thể chế hóa đạo đức hoặc xây dựng biện pháp tự
vệ đạo đức thành thói quen hàng ngày.
4 - Có 2 phương pháp đạo đức:
- Phương pháp dựa trên sự tuân thủ:
+ Tìm cách để tránh hình phạt pháp lý.
+ Nhấn mạnh mối đe dọa là bị phát hiện và bị trừng phạt để thúc đẩy hành vi hợp pháp của nhân viên.
- Phương pháp dựa trên tính liêm chính:
+ Kết hợp mối quan tâm đối với pháp luật với sự nhấn mạnh về trách nhiệm của nhân viên đối với hành vi đạo đức.
+ Nhân viên được hướng dẫn để hành động một cách liêm chính và điều hành hoạt động giao dịch kinh
doanh một cách trung thực.
=> Cả hai phương pháp trên đã được nghiên cứu để giảm bớt hành vi vô đạo đức, nhưng theo những cách khác nhau.
5 - Các chương trình và chính sách đạo đức:
+ Sự tham gia và cam kết của quản lý cấp cao.
+ Các chính sách và mã đạo đức.
+ Chuyên viên đạo đức và luật pháp.
+ Cơ chế báo cáo đạo đức.
+ Các chương trình đào tạo đạo đức. + Kiểm soát đạo đức.
6 - Kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu mang lại nhiều thách thức đạo đức phức tạp. Ví dụ phổ
biến là tham nhũng, hối lộ.
7 - Hối lộ được định nghĩa là một khoản thanh toán đáng ngờ hoặc bất thường cho một quan
chức chính phủ để đảm bảo thuận lợi cho các giao dịch kinh doanh. Hối lộ thường có nhiều ở
các nước có thu nhập bình quân đầu người thấp, lương thấp cho các quan chức chính phủ, và ít
có sự thay đổi thu nhập.
8 - Hiệp ước của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới (OECD): ngăn chặn và chống
lại các hành vi tham nhũng. Có gần 40 quốc gia phê chuẩn hiệp ước.
9 - Mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức:
+ Cả hai xác định hành vi thích hợp và không thích hợp.
+ Luật pháp là nỗ lực của xã hội để xây dựng tiêu chuẩn đạo đức. Là văn bản để nắm bắt nguyện vọng của
công chúng về những hành vi cấu thành đúng và sai.
+ Khái niệm đạo đức là phức tạp hơn so với pháp luật. Thường áp dụng cho các lĩnh vực không bao gồm
trong luật. Một số doanh nghiệp chủ động giải quyết các lĩnh vực đạo đức không bao gồm trong pháp luật
thông qua hoạt động tự nguyện.
+ Các nhà quản trị đang cố gắng để cải thiện các hoạt động có đạo đức của công ty hơn cả việc tuân thủ pháp luật.
10 - Vi phạm pháp luật trong kinh doanh thường là kết quả của hành vi vi phạm của chính nhân viên của tổ chức.
QUẢN LÝ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
1 - Cơ quan bảo vệ môi trường ở Mỹ (Environmental Protection Agency: EPA): là cơ quan
chính kiểm soát ô nhiễm, được thành lập vào năm 1970.
2 - Các lĩnh vực quy định chính về môi trường: + Ô nhiễm không khí. + Ô nhiễm nguồn nước.
+ Ô nhiễm đất: Luật Superfund hoặc CERCLA được thông qua vào năm 1980.
3 - Các phương án chính sách quản lý môi trường khác nhau:
+ Các tiêu chuẩn môi trường + Cơ chế thị trường + Công bố thông tin
+ Cưỡng chế dân sự và hình sự
4 - Quản trị Xanh: Điều này được gọi là phủ xanh công tác quản trị. Ba lý do các công ty lại làm như vậy:
+ Đạt được lợi thế cạnh tranh
+ Đạt được tính hợp pháp
+ Cam kết đạo đức đối với trách nhiệm sinh thái
5 - Các giai đoạn của CSR: Chống lại ô nhiễm => Quản lý sản phẩm => Công nghệ sạch.
6 - Quản trị môi trường trong thực tế:
+ Có sự tham gia của quản lý hàng đầu trong việc phát triển bền vững.
+ Có sự tham gia của cấp quản lý trực tiếp.
+ Có bảng quy tắc ứng xử môi trường.
+ Có các đội chéo chức năng.
+ Có khen thưởng và khích lệ.
7 - Quản trị môi trường như là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp: + Tiết kiệm chi phí.
+ Tạo sự khác biệt về sản phẩm. + Đổi mới công nghệ.
+ Giảm thiểu các rủi ro về quy định .
+ Hoạch định chiến lược.
BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG
1 - Các lý do vì sao có các phong trào người tiêu dùng:
+ Dịch vụ, cũng như các sản phẩm trở nên chuyên nghiệp hơn và khó khăn để phán xét.
+ Khi các doanh nghiệp cố gắng bán cả sản phẩm và dịch vụ thông qua quảng cáo, các yêu sách có thể tăng.
+ Công nghệ đã cho phép các doanh nghiệp để tìm hiểu nhiều hơn bao giờ hết về khách hàng của họ có khả
năng vi phạm quyền riêng tư.
+ Một số doanh nghiệp đã bỏ qua vấn đề an toàn sản phẩm.
2 - Quyền của người tiêu dùng:
+ Quyền được thông tin. + Quyền được an toàn.
+ Quyền được lựa chọn.
+ Các quyền được lắng nghe. + Quyền riêng tư.
3 - Làm cách nào chính phủ bảo vệ người tiêu dùng: Hợp tác cùng nhau đưa ra các luật lệ bảo
vệ người tiêu dùng đảm bảo phản ánh được các mục tiêu của chính phủ và các nhà quản lý về 5
quyền của người tiêu dùng.
4 - Mục tiêu của các luật người tiêu dùng:
+ Cung cấp cho người tiêu dùng với thông tin tốt hơn khi mua hàng.
+ Để bảo vệ người tiêu dùng chống lại các mối nguy hiểm có thể có cho họ.
+ Để thúc đẩy giá cả cạnh tranh.
+ Để thúc đẩy sự lựa chọn của người tiêu dùng.
+ Để bảo vệ sự riêng tư.
5 - Trách nhiệm sản phẩm: Là trách nhiệm pháp lý của một công ty đối với các tổn thương
gây ra bởi sản xuất hoặc bán ra.
6 - Trách nhiệm nghiêm ngặt - cho rằng các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm đối với tổn
thương do việc sử dụng các sản phẩm của họ (do bất cẩn hoặc vi phạm bảo hành).
7 - Các giải pháp cho các tranh chấp khác nhau (ADR): Đây là một cách để giải quyết những
bất đồng giữa các công ty và người tiêu dùng, hơn là sử dụng tòa án. Có thể bằng các hình thức:
+ Hòa giải: một quá trình tự nguyện để giải quyết tranh chấp sử dụng một bên thứ ba trung lập
+ Trọng tài: việc sử dụng một cá nhân vô tư để nghe và quyết định một trường hợp nằm ngoài hệ thống tư pháp
8 - Các đáp trả tích cực của doanh nghiệp đối với lợi ích của người tiêu dùng:
+ Đề cập đến "tất cả các biện pháp doanh nghiệp dùng để đảm bảo chất lượng.
+ Tiến hành các bước ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất => có nhiều lợi ích.
+ Quản lý chất lượng sản phẩm và dịch vụ là đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
+ Có những vấn đề phức tạp về những gì cần làm khi doanh nghiệp sản xuất sản phẩm an toàn, chất lượng
cao nhưng được sử dụng bởi những người khác theo những cách nguy hiểm.
+ Tự nguyện thiết lập mã quy định trong ngành công nghiệp của mình.
+ Thiết lập phòng ban giải quyết các vấn đề của người tiêu dùng. + Thu hồi sản phẩm.