Độc quyền là gì ? - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Trường:

Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu

Thông tin:
22 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Độc quyền là gì ? - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

146 73 lượt tải Tải xuống
Phần 1
1. Độc quyền là gì?
- Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm
việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc
quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
- Là thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có
sản phẩm thay thế gần gũi. Sản phẩm không được đa dạng.
- Có rào cản gia nhập thị trường, các doanh nghiệp khó có thể tham gia vào thị
trường độc quyền.
- Tối đa hóa lợi nhuận, không cạnh tranh nên quyền ấn định giá phụ thuộc vào
người bán.
- Lợi nhuận độc quyền là lợi nhuận thu được cao hơn lợi nhuận bình quân do sự
thống trị của các tổ chức độc quyền mang lại.
- Giá cả độc quyền là giá cả của các tổ chức độc quyền đặt trong mua và bán
hàng hóa.
2. Nguyên nhân hình thành độc quyền:
- Do cạnh tranh. Vì xảy ra cạnh tranh trên thị trường nên sẽ xảy ra việc nhiều
doanh nghiệp sẽ rời bỏ, sau đó sẽ chỉ còn lại một doanh nghiệp duy nhất và sẽ
nắm độc quyền.
- Do sự phát triển của lực lượng sản xuất thúc đẩy các tổ chức độc quyền.
- Do chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ. Việc nhà
nước đưa ra chính sách về bản quyền để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp làm
cho người bán có vị thế độc quyền lớn. Giúp họ đầu tư và bán những sản phẩm
bằng chính năng lực, sáng tạo của mình. Nâng cao giá trị sản phẩm và doanh
thu cho doanh nghiệp.
- Do sở hữu một nguồn lực đặt biệt. Vd như vị trí địa lí có những tài nguyên đặt
biệt như mỏ kim cương, mỏ than, dầu,…làm cho doanh nghiệp đó nắm giữ một
nguồn lực dồi dào để khai thác và buôn bán dẫn đến vấn đề độc quyền.
II. Quan hệ giữa cạnh trạnh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường:
- Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do. Sự xuất hiện của độc quyền không làm
cho cạnh tranh bị khủng hoảng hay mất đi mà làm cho cạnh tranh trở nên phát
triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
- Độc quyền và cạnh tranh luôn đi đôi và luôn cùng tồn tại với nhau.
- Trong thị trường kinh tế, không chỉ cạnh tranh với những doanh nghiệp nhỏ,
vừa với nhau hay là cạnh tranh cùng thị trường mà còn có rất nhiều nhiều sự
canh tranh trên các thị trường khác như:
+ Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền.
Các tổ chức độc quyền đưa ra những cái mục tiêu, chính sách bằng nhiều biện
pháp như độc quyền nguồn nguyên liệu, phương tiện vận tải, hạ giá có hệ
thống,… làm cho các tổ chức ngoài độc quyền phải bị lung lây, phá sản và rời
bỏ thị trường hoặc làm cho thị trường bị thôn tính và gia nhập vào thị trường
của họ khiến nó ngày càng lớn mạnh hơn.
+ Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. Nếu cùng một ngành thì các
tổ chức độc quyền thường cạnh tranh nhau bằng cách thõa hiệp hay là phá sản
của một bên. Trừ khử một đối tượng trong thị trường sẽ giúp cho họ tăng được
nguồn bán và đạt được lợi nhuận cao hơn ban đầu. Nếu khác ngành có liên
quan với nhau thì họ sẽ cạnh tranh về nguồn lực đầu vào,…vì nó là một phần
lớn yếu tố quan trọng giúp thị trường tăng mạnh.
+ Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền: Các doanh nghiệp trong một
tổ chức độc quyền cạnh tranh với nhau để đem về lợi ích cho bản thân cao hơn.
Cạnh tranh nhau để chiếm tỷ lệ cổ phần khống chế, từ đó chiếm đia vị chi phối
và phân chia lợi ích có lợi hơn.
- Độc quyền xuất hiện là kết quả của quá trình cạnh tranh: quá trình cạnh tranh sẽ
làm cho những doanh nghiệp nào kém hiệu quả, những quyết định kinh
doanh sai lầm sẽ bị những doanh nghiệp khác làm ăn hiệu quả hơn thôn tính,
chiếm lĩnh thị phần và rốt cuộc sẽ bị đào thải.
- Trong trường hợp cực đoan nhất, nếu tất cả doanh nghiệp khác đều bị một
doanh nghiệp duy nhất đánh bại thì rốt cuộc, cạnh tranh tự do đã để lại một
doanh nghiệp duy nhất trên thương trường và doanh nghiệp đó đương nhiên có
được vị thế độc quyền.
Phần 2
Trên thị trường, luôn tồn tại những công ty lớn, chiếm thị phần áp đảo. Luật chống
độc quyền ở Mỹ và châu Âu ra đời để ngăn những công ty lớn lợi dụng sự thống trị của
mình để chèn ép, bắt nạt, thậm chí đe doạ các đối thủ nhỏ hơn, từ đó tạo ra sự cạnh tranh
công bằng giữa các công ty.
Các cuộc điều tra chống độc quyền
Tháng 6/2019, Uỷ ban Thương mại Liên bang Mỹ và Bộ Tư pháp Mỹ bắt tay điều
tra bốn công ty công nghệ lớn là Apple, Google, Amazon và Facebook, nhằm đánh giá
"những mối quan tâm rộng rãi mà người tiêu dùng và doanh nghiệp về tìm kiếm, phương
tiện truyền thông xã hội và một số dịch vụ bán lẻ trực tuyến". Khi đó, chi tiết của cuộc
điều tra chưa được cung cấp cụ thể.
Đến tháng 9/2019. Uỷ ban Tư pháp Hạ viện Mỹ cũng tuyên bố tham gia điều tra,
xem xét "các vấn đề cạnh tranh trong thị trường kỹ thuật số" và liệu các công ty thống trị
có "hành vi chống cạnh tranh trực tuyến" hay không. App Store cũng được đưa vào danh
sách điều tra.
Trong khi đó, sau hơn một năm xem xét đơn khiếu nại của Spotify, ngày
16/6/2020, Cơ quan chống độc quyền của Liên minh châu Âu tuyên bố tiến hành điều tra
hành vi độc quyền của App Store và Apple Pay.
Cuộc đối đầu Apple – Epic và hành động của Apple .
Từ sau phiên điều trần, các nhà phát triển ứng dụng vẫn tiếp tục chỉ trích Apple về
những quy định thiếu công bằng trên App Store.
Ngày 24/7/2020, Tim Sweeney, Giám đốc điều hành Epic Games, phàn nàn về
mức phí trên các kho ứng dụng của cả Apple và Google. Ông cho rằng nếu nhà phát triển
có thể hỗ trợ người dùng thực hiện các giao dịch qua kênh thanh toán riêng, tránh được
mức thuế 30% thì người dùng sẽ được hưởng lợi khi đăng ký thuê bao và mua vật phẩm
với giá rẻ hơn.
Sau vài lần rào đón, ngày 13/8/2020, Epic cập nhật phiên bản iOS và Android của
game Fornite, triển khai tính năng mua vật phẩm và thanh toán qua kênh riêng với mức
chiết khấu tốt hơn so với khi thanh toán qua App Store. Chỉ vài giờ sau đó, Apple gỡ ứng
dụng Fornite khỏi App Store. Cùng ngày, Epic khởi kiện, tố Apple có hành vi "phản cạnh
tranh".
Apple còn tiến xa hơn khi doạ rút giấy phép sử dụng các công cụ phát triển trên
iOS và máy Mac của Epic, trong đó có Unreal Engine, từ ngày 28/8/2020. Nếu điều này
xảy ra, các ứng dụng sử dụng công cụ của Epic sẽ không được chứng nhận để chạy trên
iOS và máy Mac.
Một số biện pháp của các hãng công nghệ lớn trên thế giới đã dùng để
gạt bỏ những doanh nghiệp vừa và nhỏ từ đó đạt lợi nhuận độc quyền cao
Các công ty công nghệ lớn của Mỹ đã đạt được mức độ thống trị của mình một
phần dựa trên hai chiến lược:
Sử dụng sáp nhập để hạn chế cạnh tranh : Facebook đã mua các đối thủ cạnh tranh
tiềm năng là Instagram và WhatsApp. Amazon đã sử dụng sức mạnh thị trường to lớn của
mình để buộc các đối thủ nhỏ hơn như Diapers.com bán hàng với mức chiết khấu.Google
đã mua lại được công ty lập bản đồ Waze và công ty quảng cáo DoubleClick. Thay vì
chặn các giao dịch này vì những ảnh hưởng tiêu cực lâu dài của chúng đối với cạnh tranh
và đổi mới, các nhà quản lý chính phủ đã xua đuổi chúng.
Sử dụng Thị trường Độc quyền để Hạn chế Cạnh tranh: Nhiều công ty công nghệ
lớn sở hữu một thị trường - nơi người mua và người bán giao dịch - đồng thời tham gia
vào thị trường. Điều này có thể tạo ra xung đột lợi ích làm suy yếu cạnh tranh. Amazon đè
bẹp các công ty nhỏ bằng cách sao chép hàng hóa mà họ bán trên Amazon Marketplace,
sau đó bán lại với phiên bản mang thương hiệu riêng của mình. Google bị cáo buộc đã
đánh bại một công cụ tìm kiếm nhỏ cạnh tranh bằng cách hạ cấp nội dung của nó trên
thuật toán tìm kiếm.
Phần 3
1. Thu nhập và đời sống công nhân trong các xí nghiệp sản xuất
1.1. Thu nhập
Dù Microsoft đang chi ra hàng tỷ USD cho các vụ thâu tóm, và mất nhiều tỉ đô cho
những vụ thâu tóm thất bại, nhưng vẻ như ông trùm Redmond này lại không mấy hào
phóng trong việc trả lương cho nhân viên Nhiều nhân viên Microsoft cảm thấy nhận
được lương, thưởng thấp hơn khả năng
Theo kết quả từ một cuộc khảo sát thường niên trong nội bộ công ty kênh
CNBC thu thập được, khá nhiều nhân viên Microsoft cho biết họ được trả lương trong
năm 2018 không cao bằng 3 năm trở lại đây. Khi được hỏi liệu "tổng thu nhập (lương
bản, lương thưởng, cổ phần sở hữu) có cạnh tranh được khi so với các công việc tương tự
ở các công ty khác" hay không, chỉ có 61% trả lời có, giảm từ mức 65% so với năm 2017
và 67% so với 2 năm trước đó.
Microsoft hiện chưa công bố mức lương trung bình của nhân viên theo yêu cầu của
một quy chế mới trongm tài khoá 2018. Năm 2017, tổng mức lương trung bình của
nhân viên công ty 144.000 USD, đứng thứ 19 trong các công ty tại Mỹ, xếp dưới
Google, Facebook và Amazon.
Theo tờ Korea Daily, dẫn lời các nguồn tin, đội ngũ công nhân nhà máy Trung
Quốc, những người đang trực tiếp sản xuất ra máy tính bảng iPad cho Apple kiếm được
trung bình khoảng 8 USD cho mỗi một chiếc iPad. Số tiền này chỉ bằng khoảng 1,6% giá
bán của một chiếc iPad rẻ nhất hiện nay.
Trong khi đó, bài báo cũng cho biết công nhân nhà máy Hàn Quốc được trả 34
USD cho mỗi một chiếc iPad được làm ra, tương đương với 6,8% giá bán của sản phẩm
này.
1.2 Đời sống
Một nhân viên nữ (tạm gọi là Chen) kể lại cho phóng viên CNN những gì mà cô
mắt thấy tai nghe và trực tiếp trải nghiệm tại Foxconn. Chen cho biết cô và các đồng
nghiệp thường xuyên phải làm thêm giờ, không được phép nói chuyện riêng trong nhà
máy, lương thấp, phải chịu giám sát, phục tùng tuyệt đối và đừng mơ nhận được sự chăm
sóc nếu bị ốm. Chen tiết lộ công việc hàng ngày của cô là dán những tấm sticker lên màn
hình iPad. Công việc lặp đi lặp lại khiến cô cảm thấy mình như cái máy.
Theo thông tin từ tờ báo WantChinaTimes, trong một buổi họp mặt gần đây với các
nhà quản lý cao cấp của Foxconn, Chủ tịch của nhà sản xuất linh kiện lớn nhất thế giới
này đã nói: “HonHai có một lực lượng lao động với hơn 1 triệu người trên toàn thế giới.
Con người cũng là động vật, nên để quản lý hơn 1 triệu con vật khiến cho tôi cảm thấy
đau đầu”.
Chưa dừng lại ở đó, Terry Gou còn cho biết mình muốn học tập Chin Shih-chien,
giám đốc vườn thú thành phố Đài Bắc (Đài Loan) về cách thức để nuôi dạy và quản lý
động vật. Nhiều công nhân tại Foxconn không chịu được áp lực công việc đã phải tìm đến
cái chết để giải thoát cho chính mình. Thậm chí, nhiều công nhân của Foxconn còn phải
thừa nhận rằng, điều kiện sống và làm việc của họ hiện tại không khác động vật là bao
nhiêu.
Một bảng báo cáo của Tổ chức giám sát lao động Trung Quốc cho biết chỉ 50%
công nhân Foxconn ở Tịnh Châu được ký hợp đồng tạm thời, bị ép buộc làm ngoài giờ và
không được bảo hộ lao động đúng mức.
Điều kiện làm việc tại các nhà máy Foxconn luôn là một vấn đề gây tranh cãi
Với áp lực phải đảm bảo đủ lượng sản phẩm đáp ứng cho thị trường, các công
nhân tại Foxconn luôn phải làm việc với thời lượng công việc cao, nhưng tiền lương rẻ
mạt. Điều này đã phần nào đem đến những nguồn thu lợi nhuận khổng lồ dành cho Apple,
khi mà giá thành sản phẩm bán ra cao hơn nhiều lần so với giá thành lắp ráp và linh kiện
Năm 2010, nhà máy sản xuất Foxconn Technology cung ứng cho Apple ghi nhận
14 vụ công nhân tự tử. Tuy nhiên, hiện nay tình hình đã được cải thiện, sau những vụ tự
tử năm 2010, những phòng ở bị nhồi nhét tại Foxconn đã giảm xuống còn 8 người mỗi
phòng.
2. Thu nhập của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm so với cấp quản lý và
so với lợi nhuận của doanh nghiệp đặc biệt
2.1. Thu nhập của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm so với cấp quản lí
Với Apple, một phần thành công của họ đến từ hoạt động quảng cáo và truyền thông.
Vì vậy, không đáng ngạc nhiên khi quản lý mảng tiếp thị là vị trí được hãng công nghệ
này trả lương cao. Quản lý marketing của Apple có thể mang về 240.000 USD mỗi năm,
trong khi giám đốc marketing có thu nhập khoảng 325.000 USD mỗi năm.
Ông Greg Joswiak trở thành Phó chủ tịch Marketing của Apple
Tại các công ty lớn như Microsoft cần rất nhiều vị trí tổng giám đốc để điều hành các
công việc cụ thể. Những vị trí này thường được trả cao, từ 217.928 USD tiền lương
bản cho tới 464.005 USD (bao gồm cả tiền thưởng) mỗi năm.
Phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật có lương 475.000 USD, trong khi một phó chủ tịch
cấp cao vừa được trả lương 650.000 USD. Nền tảng Cloud của Google cũng đang tích cực
xây dựng nguồn nhân lực với mức lương không nhỏ để đối đầu với các đối thủ như
Amazon Web Services và Microsoft Azure.
CEO của các công ty công nghệ lớn của Mỹ đều là những tên tuổi nổi tiếng. Alphabet
có Sundar Pichai, Microsoft có Satya Nadella, Facebook với Mark Zuckerberg, Apple với
Tim Cook và Amazon với Jeff Bezos cùng kiếm được 360 triệu USD trong năm 2019.
Thu nhập CEOs các một số hãng công nghệ năm 2019
Ngoài mức lương ấn định, các gói thù lao của CEO bao gồm các hình thức thu nhập
khác, chẳng hạn như tiền thưởng, quyền chọn cổ phiếu công ty và các khoản chi trả
khuyến khích dài hạn, có thể thay đổi tùy theo hiệu suất và trạng thái của thị trường
chứng khoán.
Phân tích của AFL-CIO cũng liệt kê những CEO kiếm được nhiều tiền nhất trong năm
2018. Giám đốc điều hành Discovery David Zaslav đứng đầu (130 triệu đô), Giám đốc
điều hành Disney Bob Iger (66 triệu đô la), James Murdoch - Giám đốc điều hành của
20th Century Fox cũng vậy. Chi tiết:
Khảo sát mức lương CEO năm 2018
Các giám đốc điều hành chứng kiến mức lương tăng 1.000% trong hơn 40 năm
qua, hiện kiếm gấp 278 lần người lao động bình thường. Kể từ năm 1978, mức lương
thưởng cho CEO đã tăng 1.007,5% đối với các CEO, so với 11,9% đối với người lao động
trung bình, theo Viện Chính sách Kinh tế.
Tỉ lệ lương thưởng trung bình hàng năm của CEOs thuộc 350 công ty lớn nhất xếp
hạng theo doanh số
Tỷ lệ lương giữa CEO và công nhân
Hoa Kỳ đứng đầu danh sách năm 2018 về quốc gia khoảng cách giữa lương
CEO công nhân cao nhất. Cứ mỗi đô la Mỹ một công nhân trung bình nhận được,
thì trung bình một CEO kiếm được 265 đô la Mỹ. Ấn Độ, Vương quốc Anh, Nam Phi
Hà Lan lọt vào top 5 quốc gia có mức trả lương cho người lao động cao nhất từ CEO.
Một vấn đề đáng báo động tiền lương của những người lao động trung bình Hoa
Kỳ đã bị trì trệ. Thu nhập trung bình hàng giờ của nhân viên Mỹ, chỉ dao động dưới 11 đô
la Mỹ, đã không tăng nhiều trong năm qua. Mức lương tối thiểu liên bang Hoa Kỳ
2,13 đô la Mỹ đối với người lao động giới hạn 7,25 đô la Mỹ đối với người lao
động không giới hạn kể từ năm 2009 sẽ cao hơn nhiều hiện nay nếu mức lương tối
thiểu được điều chỉnh theo lạm phát.
Liz Shuler, thư ký thủ quỹ của AFL-CIO, chỉ ra rằng mức lương trì trệ giải thích lý do
tại sao người lao động Mỹ trung bình không thể mua được một căn hộ hai phòng ngủ ở 15
thành phố lớn nhất cả nước
2.2. Thu nhập của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm so với lợi nhuận
của doanh nghiệp đặc biệt
Tổng chi phí lao động hàng quý của chuỗi cung ứng Apple vào khoảng 3,4 tỷ
USD, tương đương 4,4% doanh thu 74,6 tỷ USD.
So với 18 tỷ USD lợi nhuận trong quý IV/2014, chi phí nhân công Apple bỏ ra chỉ
chiếm 18%.
Để minh họa cho sự chênh lệch giữa mức sống của công nhân nhà máy cung ứng
Trung Quốc chính khách hàng của Apple, CLW tính toán chỉ ra: Để mua được một
chiếc Apple Watch phiên bản 10.000USD, công nhân tại Foxconn phải để dành toàn bộ
lương trong 2 năm rưỡi. Phép tính mặc định lương trung bình tháng của công nhân
2.000 nhân dân tệ (tương đương 320USD).
Phần 4
Thiệt hại của xã hội và người tiêu dùng . Ai là người bị bóc lột để tạo nên sự giàu
có cho các hãng công nghệ ?
Bóc lột là hành vi của người sở hữu liệu sản xuất chiếm đoạt lao động thặng dư
(và khi cả một bộ phận lao động cần thiết) của người sản xuất trực tiếp. Phương pháp
bóc lột có tính đặc thù tùy theo từng hình thái kinh tế - xã hội và chủ yếu do cách kết hợp
sức lao động với liệu sản xuất quyết định. Chính các hình thức trong đó người ta bóp
nặn lao động thặng dư trở thành tiêu chí để phân biệt những hình thái kinh tế - xã hội.
Theo tờ Korea Daily, dẫn lời các nguồn tin, đội ngũ công nhân nhà máy ở Trung
Quốc, những người đang trực tiếp sản xuất ra máy tính bảng iPad cho Apple kiếm được
trung bình khoảng 8 USD cho mỗi một chiếc iPad. Số tiền này chỉ bằng khoảng 1,6% giá
bán của một chiếc iPad rẻ nhất hiện nay.
Trong khi đó, bài báo cũng cho biết công nhân nhà máy Hàn Quốc được trả 34
USD cho mỗi một chiếc iPad được làm ra, tương đương với 6,8% giá bán của sản phẩm
này.
Nhiều năm nay, Apple tuyên bố mình đã loại bỏ các điều kiện lao động không an toàn và
việc lạm dụng lao động trong chuỗi cung ứng của họ. Nhưng một cuộc điều tra về việc sử
dụng lao động trong các nhà máy của Trung Quốc thuộc Foxconn và Pegatron lại cho
thấy, các lao động đang bị trả lương quá thấp và phải làm việc quá sức.
China Labor Watch, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại New York nhằm tăng cường
tính minh bạch về điều kiện lao động trong chuỗi cung ứng, cũng như vận động cho
quyền của người lao động. Tổ chức này đã tiến hành một cuộc điều tra nhằm vào chuỗi
cung ứng của Apple bằng việc phân tích hơn 1.200 bảng lương của công nhân tại nhà máy
Pegatron Thượng Hải.
Mặc dù Apple từng công khai tuyên bố rằng người lao động của họ chỉ phải làm không
quá 60 giờ mỗi tuần , nhưng các lời khai tiết lộ rằng khoảng 70% người lao động phải làm
hơn 60 giờ, có người còn làm tới 72 giờ mỗi tuần. Điều an ủi duy nhất với những công
nhân này là những quy định mới của Trung Quốc về việc làm thêm giờ, chỉ cho phép làm
thêm tối đa 36 giờ mỗi tháng.
Báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận này cũng cho biết thêm : “Trước khi được trả
tiền làm thêm giờ, những người lắp ráp chiếc iPhone chỉ kiếm được mức lương tối thiểu
là 318 USD/tháng hay 1,85 USD/giờ. Đây không phải mức lương đủ sống. Ngay cả khi
nhà máy không buộc họ làm thêm giờ như thường thấy, người lao động sẽ vẫn phải phụ
thuộc vào tuần làm việc 60 giờ của họ để mưu sinh.
Trong khi phần lớn các quốc gia phát triển đều đề nghị việc làm thêm như một
lựa chọn để kiếm thêm tiền, các nhà máy này buộc người lao động cam kết làm thêm giờ.
Trong một vài trường hợp, người lao động được phép từ chối làm thêm giờ, nhưng sau đó
họ cho biết họ sẽ không nhận được tiền làm thêm giờ cho phần còn lại của tháng. Sau đó
họ buộc phải lựa chọn giữa việc không làm thêm giờ với việc được nhận toàn bộ tiền làm
thêm giờ nhưng không thể kiểm soát thời gian biểu.”
Tổng chi phí lao động hàng quý của chuỗi cung ứng Apple vào khoảng 3,4 tỷ
USD, tương đương 4,4% doanh thu 74,6 tỷ USD.
So với 18 tỷ USD lợi nhuận trong quý IV/2014, chi phí nhân công Apple bỏ ra chỉ
chiếm 18%.
Năm 2010, Foxconn đã có 18 công nhân tự tử bằng cách nhảy từ mái nhà xuống để
phản đối điều kiện làm việc ở đây, trong đó 14 người đã chết. Trong năm 2012, 150 công
nhân đe dọa tự tử tập thể để phản đối, nhưng đã được xoa dịu hai ngày sau đó. Sau những
cái chết do tự tử vào năm 2010, thay đổi duy nhất đối với công ty là những chuyên gia
vấn được thuê để nói chuyện với công nhân và lắp đặt lưới an toàn xung quanh các tòa
nhà.
| 1/22

Preview text:

Phần 1 1. Độc quyền là gì?
- Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm
việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc
quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
- Là thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có
sản phẩm thay thế gần gũi. Sản phẩm không được đa dạng.
- Có rào cản gia nhập thị trường, các doanh nghiệp khó có thể tham gia vào thị trường độc quyền.
- Tối đa hóa lợi nhuận, không cạnh tranh nên quyền ấn định giá phụ thuộc vào người bán.
- Lợi nhuận độc quyền là lợi nhuận thu được cao hơn lợi nhuận bình quân do sự
thống trị của các tổ chức độc quyền mang lại.
- Giá cả độc quyền là giá cả của các tổ chức độc quyền đặt trong mua và bán hàng hóa.
2. Nguyên nhân hình thành độc quyền:
- Do cạnh tranh. Vì xảy ra cạnh tranh trên thị trường nên sẽ xảy ra việc nhiều
doanh nghiệp sẽ rời bỏ, sau đó sẽ chỉ còn lại một doanh nghiệp duy nhất và sẽ nắm độc quyền.
- Do sự phát triển của lực lượng sản xuất thúc đẩy các tổ chức độc quyền.
- Do chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ. Việc nhà
nước đưa ra chính sách về bản quyền để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp làm
cho người bán có vị thế độc quyền lớn. Giúp họ đầu tư và bán những sản phẩm
bằng chính năng lực, sáng tạo của mình. Nâng cao giá trị sản phẩm và doanh thu cho doanh nghiệp.
- Do sở hữu một nguồn lực đặt biệt. Vd như vị trí địa lí có những tài nguyên đặt
biệt như mỏ kim cương, mỏ than, dầu,…làm cho doanh nghiệp đó nắm giữ một
nguồn lực dồi dào để khai thác và buôn bán dẫn đến vấn đề độc quyền.
II. Quan hệ giữa cạnh trạnh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường:
- Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do. Sự xuất hiện của độc quyền không làm
cho cạnh tranh bị khủng hoảng hay mất đi mà làm cho cạnh tranh trở nên phát
triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
- Độc quyền và cạnh tranh luôn đi đôi và luôn cùng tồn tại với nhau.
- Trong thị trường kinh tế, không chỉ cạnh tranh với những doanh nghiệp nhỏ,
vừa với nhau hay là cạnh tranh cùng thị trường mà còn có rất nhiều nhiều sự
canh tranh trên các thị trường khác như:
+ Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền.
Các tổ chức độc quyền đưa ra những cái mục tiêu, chính sách bằng nhiều biện
pháp như độc quyền nguồn nguyên liệu, phương tiện vận tải, hạ giá có hệ
thống,… làm cho các tổ chức ngoài độc quyền phải bị lung lây, phá sản và rời
bỏ thị trường hoặc làm cho thị trường bị thôn tính và gia nhập vào thị trường
của họ khiến nó ngày càng lớn mạnh hơn.
+ Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. Nếu cùng một ngành thì các
tổ chức độc quyền thường cạnh tranh nhau bằng cách thõa hiệp hay là phá sản
của một bên. Trừ khử một đối tượng trong thị trường sẽ giúp cho họ tăng được
nguồn bán và đạt được lợi nhuận cao hơn ban đầu. Nếu khác ngành có liên
quan với nhau thì họ sẽ cạnh tranh về nguồn lực đầu vào,…vì nó là một phần
lớn yếu tố quan trọng giúp thị trường tăng mạnh.
+ Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền: Các doanh nghiệp trong một
tổ chức độc quyền cạnh tranh với nhau để đem về lợi ích cho bản thân cao hơn.
Cạnh tranh nhau để chiếm tỷ lệ cổ phần khống chế, từ đó chiếm đia vị chi phối
và phân chia lợi ích có lợi hơn.
- Độc quyền xuất hiện là kết quả của quá trình cạnh tranh: quá trình cạnh tranh sẽ
làm cho những doanh nghiệp nào kém hiệu quả, có những quyết định kinh
doanh sai lầm sẽ bị những doanh nghiệp khác làm ăn hiệu quả hơn thôn tính,
chiếm lĩnh thị phần và rốt cuộc sẽ bị đào thải.
- Trong trường hợp cực đoan nhất, nếu tất cả doanh nghiệp khác đều bị một
doanh nghiệp duy nhất đánh bại thì rốt cuộc, cạnh tranh tự do đã để lại một
doanh nghiệp duy nhất trên thương trường và doanh nghiệp đó đương nhiên có
được vị thế độc quyền. Phần 2
Trên thị trường, luôn tồn tại những công ty lớn, chiếm thị phần áp đảo. Luật chống
độc quyền ở Mỹ và châu Âu ra đời để ngăn những công ty lớn lợi dụng sự thống trị của
mình để chèn ép, bắt nạt, thậm chí đe doạ các đối thủ nhỏ hơn, từ đó tạo ra sự cạnh tranh
công bằng giữa các công ty.
Các cuộc điều tra chống độc quyền
Tháng 6/2019, Uỷ ban Thương mại Liên bang Mỹ và Bộ Tư pháp Mỹ bắt tay điều
tra bốn công ty công nghệ lớn là Apple, Google, Amazon và Facebook, nhằm đánh giá
"những mối quan tâm rộng rãi mà người tiêu dùng và doanh nghiệp về tìm kiếm, phương
tiện truyền thông xã hội và một số dịch vụ bán lẻ trực tuyến". Khi đó, chi tiết của cuộc
điều tra chưa được cung cấp cụ thể.
Đến tháng 9/2019. Uỷ ban Tư pháp Hạ viện Mỹ cũng tuyên bố tham gia điều tra,
xem xét "các vấn đề cạnh tranh trong thị trường kỹ thuật số" và liệu các công ty thống trị
có "hành vi chống cạnh tranh trực tuyến" hay không. App Store cũng được đưa vào danh sách điều tra.
Trong khi đó, sau hơn một năm xem xét đơn khiếu nại của Spotify, ngày
16/6/2020, Cơ quan chống độc quyền của Liên minh châu Âu tuyên bố tiến hành điều tra
hành vi độc quyền của App Store và Apple Pay.
Cuộc đối đầu Apple – Epic và hành động của Apple .
Từ sau phiên điều trần, các nhà phát triển ứng dụng vẫn tiếp tục chỉ trích Apple về
những quy định thiếu công bằng trên App Store.
Ngày 24/7/2020, Tim Sweeney, Giám đốc điều hành Epic Games, phàn nàn về
mức phí trên các kho ứng dụng của cả Apple và Google. Ông cho rằng nếu nhà phát triển
có thể hỗ trợ người dùng thực hiện các giao dịch qua kênh thanh toán riêng, tránh được
mức thuế 30% thì người dùng sẽ được hưởng lợi khi đăng ký thuê bao và mua vật phẩm với giá rẻ hơn.
Sau vài lần rào đón, ngày 13/8/2020, Epic cập nhật phiên bản iOS và Android của
game Fornite, triển khai tính năng mua vật phẩm và thanh toán qua kênh riêng với mức
chiết khấu tốt hơn so với khi thanh toán qua App Store. Chỉ vài giờ sau đó, Apple gỡ ứng
dụng Fornite khỏi App Store. Cùng ngày, Epic khởi kiện, tố Apple có hành vi "phản cạnh tranh".
Apple còn tiến xa hơn khi doạ rút giấy phép sử dụng các công cụ phát triển trên
iOS và máy Mac của Epic, trong đó có Unreal Engine, từ ngày 28/8/2020. Nếu điều này
xảy ra, các ứng dụng sử dụng công cụ của Epic sẽ không được chứng nhận để chạy trên iOS và máy Mac.
Một số biện pháp của các hãng công nghệ lớn trên thế giới đã dùng để
gạt bỏ những doanh nghiệp vừa và nhỏ từ đó đạt lợi nhuận độc quyền cao
Các công ty công nghệ lớn của Mỹ đã đạt được mức độ thống trị của mình một
phần dựa trên hai chiến lược:
Sử dụng sáp nhập để hạn chế cạnh tranh : Facebook đã mua các đối thủ cạnh tranh
tiềm năng là Instagram và WhatsApp. Amazon đã sử dụng sức mạnh thị trường to lớn của
mình để buộc các đối thủ nhỏ hơn như Diapers.com bán hàng với mức chiết khấu.Google
đã mua lại được công ty lập bản đồ Waze và công ty quảng cáo DoubleClick. Thay vì
chặn các giao dịch này vì những ảnh hưởng tiêu cực lâu dài của chúng đối với cạnh tranh
và đổi mới, các nhà quản lý chính phủ đã xua đuổi chúng.
Sử dụng Thị trường Độc quyền để Hạn chế Cạnh tranh: Nhiều công ty công nghệ
lớn sở hữu một thị trường - nơi người mua và người bán giao dịch - đồng thời tham gia
vào thị trường. Điều này có thể tạo ra xung đột lợi ích làm suy yếu cạnh tranh. Amazon đè
bẹp các công ty nhỏ bằng cách sao chép hàng hóa mà họ bán trên Amazon Marketplace,
sau đó bán lại với phiên bản mang thương hiệu riêng của mình. Google bị cáo buộc đã
đánh bại một công cụ tìm kiếm nhỏ cạnh tranh bằng cách hạ cấp nội dung của nó trên thuật toán tìm kiếm. Phần 3
1. Thu nhập và đời sống công nhân trong các xí nghiệp sản xuất 1.1. Thu nhập
Dù Microsoft đang chi ra hàng tỷ USD cho các vụ thâu tóm, và mất nhiều tỉ đô cho
những vụ thâu tóm thất bại, nhưng có vẻ như ông trùm Redmond này lại không mấy hào
phóng trong việc trả lương cho nhân viên Nhiều nhân viên Microsoft cảm thấy nhận
được lương, thưởng thấp hơn khả năng
Theo kết quả từ một cuộc khảo sát thường niên trong nội bộ công ty mà kênh
CNBC thu thập được, khá nhiều nhân viên Microsoft cho biết họ được trả lương trong
năm 2018 không cao bằng 3 năm trở lại đây. Khi được hỏi liệu "tổng thu nhập (lương cơ
bản, lương thưởng, cổ phần sở hữu) có cạnh tranh được khi so với các công việc tương tự
ở các công ty khác" hay không, chỉ có 61% trả lời có, giảm từ mức 65% so với năm 2017
và 67% so với 2 năm trước đó.
Microsoft hiện chưa công bố mức lương trung bình của nhân viên theo yêu cầu của
một quy chế mới trong năm tài khoá 2018. Năm 2017, tổng mức lương trung bình của
nhân viên công ty là 144.000 USD, đứng thứ 19 trong các công ty tại Mỹ, xếp dưới Google, Facebook và Amazon.
Theo tờ Korea Daily, dẫn lời các nguồn tin, đội ngũ công nhân nhà máy ở Trung
Quốc, những người đang trực tiếp sản xuất ra máy tính bảng iPad cho Apple kiếm được
trung bình khoảng 8 USD cho mỗi một chiếc iPad. Số tiền này chỉ bằng khoảng 1,6% giá
bán của một chiếc iPad rẻ nhất hiện nay.
Trong khi đó, bài báo cũng cho biết công nhân nhà máy Hàn Quốc được trả 34
USD cho mỗi một chiếc iPad được làm ra, tương đương với 6,8% giá bán của sản phẩm này. 1.2 Đời sống
Một nhân viên nữ (tạm gọi là Chen) kể lại cho phóng viên CNN những gì mà cô
mắt thấy tai nghe và trực tiếp trải nghiệm tại Foxconn. Chen cho biết cô và các đồng
nghiệp thường xuyên phải làm thêm giờ, không được phép nói chuyện riêng trong nhà
máy, lương thấp, phải chịu giám sát, phục tùng tuyệt đối và đừng mơ nhận được sự chăm
sóc nếu bị ốm. Chen tiết lộ công việc hàng ngày của cô là dán những tấm sticker lên màn
hình iPad. Công việc lặp đi lặp lại khiến cô cảm thấy mình như cái máy.
Theo thông tin từ tờ báo WantChinaTimes, trong một buổi họp mặt gần đây với các
nhà quản lý cao cấp của Foxconn, Chủ tịch của nhà sản xuất linh kiện lớn nhất thế giới
này đã nói: “HonHai có một lực lượng lao động với hơn 1 triệu người trên toàn thế giới.
Con người cũng là động vật, nên để quản lý hơn 1 triệu con vật khiến cho tôi cảm thấy đau đầu”.
Chưa dừng lại ở đó, Terry Gou còn cho biết mình muốn học tập Chin Shih-chien,
giám đốc vườn thú thành phố Đài Bắc (Đài Loan) về cách thức để nuôi dạy và quản lý
động vật. Nhiều công nhân tại Foxconn không chịu được áp lực công việc đã phải tìm đến
cái chết để giải thoát cho chính mình. Thậm chí, nhiều công nhân của Foxconn còn phải
thừa nhận rằng, điều kiện sống và làm việc của họ hiện tại không khác động vật là bao nhiêu.
Một bảng báo cáo của Tổ chức giám sát lao động Trung Quốc cho biết chỉ 50%
công nhân Foxconn ở Tịnh Châu được ký hợp đồng tạm thời, bị ép buộc làm ngoài giờ và
không được bảo hộ lao động đúng mức.
Điều kiện làm việc tại các nhà máy Foxconn luôn là một vấn đề gây tranh cãi
Với áp lực phải đảm bảo đủ lượng sản phẩm đáp ứng cho thị trường, các công
nhân tại Foxconn luôn phải làm việc với thời lượng công việc cao, nhưng tiền lương rẻ
mạt. Điều này đã phần nào đem đến những nguồn thu lợi nhuận khổng lồ dành cho Apple,
khi mà giá thành sản phẩm bán ra cao hơn nhiều lần so với giá thành lắp ráp và linh kiện
Năm 2010, nhà máy sản xuất Foxconn Technology cung ứng cho Apple ghi nhận
14 vụ công nhân tự tử. Tuy nhiên, hiện nay tình hình đã được cải thiện, sau những vụ tự
tử năm 2010, những phòng ở bị nhồi nhét tại Foxconn đã giảm xuống còn 8 người mỗi phòng.
2. Thu nhập của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm so với cấp quản lý và
so với lợi nhuận của doanh nghiệp đặc biệt 2.1.
Thu nhập của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm so với cấp quản lí
Với Apple, một phần thành công của họ đến từ hoạt động quảng cáo và truyền thông.
Vì vậy, không đáng ngạc nhiên khi quản lý mảng tiếp thị là vị trí được hãng công nghệ
này trả lương cao. Quản lý marketing của Apple có thể mang về 240.000 USD mỗi năm,
trong khi giám đốc marketing có thu nhập khoảng 325.000 USD mỗi năm.
Ông Greg Joswiak trở thành Phó chủ tịch Marketing của Apple
Tại các công ty lớn như Microsoft cần rất nhiều vị trí tổng giám đốc để điều hành các
công việc cụ thể. Những vị trí này thường được trả cao, từ 217.928 USD tiền lương cơ
bản cho tới 464.005 USD (bao gồm cả tiền thưởng) mỗi năm.
Phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật có lương 475.000 USD, trong khi một phó chủ tịch
cấp cao vừa được trả lương 650.000 USD. Nền tảng Cloud của Google cũng đang tích cực
xây dựng nguồn nhân lực với mức lương không nhỏ để đối đầu với các đối thủ như
Amazon Web Services và Microsoft Azure.
CEO của các công ty công nghệ lớn của Mỹ đều là những tên tuổi nổi tiếng. Alphabet
có Sundar Pichai, Microsoft có Satya Nadella, Facebook với Mark Zuckerberg, Apple với
Tim Cook và Amazon với Jeff Bezos cùng kiếm được 360 triệu USD trong năm 2019.
Thu nhập CEOs các một số hãng công nghệ năm 2019
Ngoài mức lương ấn định, các gói thù lao của CEO bao gồm các hình thức thu nhập
khác, chẳng hạn như tiền thưởng, quyền chọn cổ phiếu công ty và các khoản chi trả
khuyến khích dài hạn, có thể thay đổi tùy theo hiệu suất và trạng thái của thị trường chứng khoán.
Phân tích của AFL-CIO cũng liệt kê những CEO kiếm được nhiều tiền nhất trong năm
2018. Giám đốc điều hành Discovery David Zaslav đứng đầu (130 triệu đô), Giám đốc
điều hành Disney Bob Iger (66 triệu đô la), James Murdoch - Giám đốc điều hành của
20th Century Fox cũng vậy. Chi tiết:
Khảo sát mức lương CEO năm 2018
Các giám đốc điều hành chứng kiến mức lương tăng 1.000% trong hơn 40 năm
qua, hiện kiếm gấp 278 lần người lao động bình thường. Kể từ năm 1978, mức lương
thưởng cho CEO đã tăng 1.007,5% đối với các CEO, so với 11,9% đối với người lao động
trung bình, theo Viện Chính sách Kinh tế.
Tỉ lệ lương thưởng trung bình hàng năm của CEOs thuộc 350 công ty lớn nhất xếp hạng theo doanh số
Tỷ lệ lương giữa CEO và công nhân
Hoa Kỳ đứng đầu danh sách năm 2018 về quốc gia có khoảng cách giữa lương
CEO và công nhân cao nhất. Cứ mỗi đô la Mỹ mà một công nhân trung bình nhận được,
thì trung bình một CEO kiếm được 265 đô la Mỹ. Ấn Độ, Vương quốc Anh, Nam Phi và
Hà Lan lọt vào top 5 quốc gia có mức trả lương cho người lao động cao nhất từ CEO.
Một vấn đề đáng báo động là tiền lương của những người lao động trung bình ở Hoa
Kỳ đã bị trì trệ. Thu nhập trung bình hàng giờ của nhân viên Mỹ, chỉ dao động dưới 11 đô
la Mỹ, đã không tăng nhiều trong năm qua. Mức lương tối thiểu liên bang ở Hoa Kỳ là
2,13 đô la Mỹ đối với người lao động có giới hạn và 7,25 đô la Mỹ đối với người lao
động không có giới hạn kể từ năm 2009 và sẽ cao hơn nhiều hiện nay nếu mức lương tối
thiểu được điều chỉnh theo lạm phát.
Liz Shuler, thư ký thủ quỹ của AFL-CIO, chỉ ra rằng mức lương trì trệ giải thích lý do
tại sao người lao động Mỹ trung bình không thể mua được một căn hộ hai phòng ngủ ở 15
thành phố lớn nhất cả nước 2.2.
Thu nhập của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm so với lợi nhuận
của doanh nghiệp đặc biệt
Tổng chi phí lao động hàng quý của chuỗi cung ứng Apple vào khoảng 3,4 tỷ
USD, tương đương 4,4% doanh thu 74,6 tỷ USD.
So với 18 tỷ USD lợi nhuận trong quý IV/2014, chi phí nhân công Apple bỏ ra chỉ chiếm 18%.
Để minh họa cho sự chênh lệch giữa mức sống của công nhân nhà máy cung ứng
Trung Quốc và chính khách hàng của Apple, CLW tính toán và chỉ ra: Để mua được một
chiếc Apple Watch phiên bản 10.000USD, công nhân tại Foxconn phải để dành toàn bộ
lương trong 2 năm rưỡi. Phép tính mặc định lương trung bình tháng của công nhân là
2.000 nhân dân tệ (tương đương 320USD). Phần 4
Thiệt hại của xã hội và người tiêu dùng . Ai là người bị bóc lột để tạo nên sự giàu
có cho các hãng công nghệ ?
Bóc lột là hành vi của người sở hữu tư liệu sản xuất chiếm đoạt lao động thặng dư
(và có khi cả một bộ phận lao động cần thiết) của người sản xuất trực tiếp. Phương pháp
bóc lột có tính đặc thù tùy theo từng hình thái kinh tế - xã hội và chủ yếu do cách kết hợp
sức lao động với tư liệu sản xuất quyết định. Chính các hình thức trong đó người ta bóp
nặn lao động thặng dư trở thành tiêu chí để phân biệt những hình thái kinh tế - xã hội.
Theo tờ Korea Daily, dẫn lời các nguồn tin, đội ngũ công nhân nhà máy ở Trung
Quốc, những người đang trực tiếp sản xuất ra máy tính bảng iPad cho Apple kiếm được
trung bình khoảng 8 USD cho mỗi một chiếc iPad. Số tiền này chỉ bằng khoảng 1,6% giá
bán của một chiếc iPad rẻ nhất hiện nay.
Trong khi đó, bài báo cũng cho biết công nhân nhà máy Hàn Quốc được trả 34
USD cho mỗi một chiếc iPad được làm ra, tương đương với 6,8% giá bán của sản phẩm này.
Nhiều năm nay, Apple tuyên bố mình đã loại bỏ các điều kiện lao động không an toàn và
việc lạm dụng lao động trong chuỗi cung ứng của họ. Nhưng một cuộc điều tra về việc sử
dụng lao động trong các nhà máy của Trung Quốc thuộc Foxconn và Pegatron lại cho
thấy, các lao động đang bị trả lương quá thấp và phải làm việc quá sức.
China Labor Watch, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại New York nhằm tăng cường
tính minh bạch về điều kiện lao động trong chuỗi cung ứng, cũng như vận động cho
quyền của người lao động. Tổ chức này đã tiến hành một cuộc điều tra nhằm vào chuỗi
cung ứng của Apple bằng việc phân tích hơn 1.200 bảng lương của công nhân tại nhà máy Pegatron Thượng Hải.
Mặc dù Apple từng công khai tuyên bố rằng người lao động của họ chỉ phải làm không
quá 60 giờ mỗi tuần , nhưng các lời khai tiết lộ rằng khoảng 70% người lao động phải làm
hơn 60 giờ, có người còn làm tới 72 giờ mỗi tuần. Điều an ủi duy nhất với những công
nhân này là những quy định mới của Trung Quốc về việc làm thêm giờ, chỉ cho phép làm
thêm tối đa 36 giờ mỗi tháng.
Báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận này cũng cho biết thêm : “Trước khi được trả
tiền làm thêm giờ, những người lắp ráp chiếc iPhone chỉ kiếm được mức lương tối thiểu
là 318 USD/tháng hay 1,85 USD/giờ. Đây không phải mức lương đủ sống. Ngay cả khi
nhà máy không buộc họ làm thêm giờ như thường thấy, người lao động sẽ vẫn phải phụ
thuộc vào tuần làm việc 60 giờ của họ để mưu sinh.”
“Trong khi phần lớn các quốc gia phát triển đều đề nghị việc làm thêm như một
lựa chọn để kiếm thêm tiền, các nhà máy này buộc người lao động cam kết làm thêm giờ.
Trong một vài trường hợp, người lao động được phép từ chối làm thêm giờ, nhưng sau đó
họ cho biết họ sẽ không nhận được tiền làm thêm giờ cho phần còn lại của tháng. Sau đó
họ buộc phải lựa chọn giữa việc không làm thêm giờ với việc được nhận toàn bộ tiền làm
thêm giờ nhưng không thể kiểm soát thời gian biểu.”
Tổng chi phí lao động hàng quý của chuỗi cung ứng Apple vào khoảng 3,4 tỷ
USD, tương đương 4,4% doanh thu 74,6 tỷ USD.
So với 18 tỷ USD lợi nhuận trong quý IV/2014, chi phí nhân công Apple bỏ ra chỉ chiếm 18%.
Năm 2010, Foxconn đã có 18 công nhân tự tử bằng cách nhảy từ mái nhà xuống để
phản đối điều kiện làm việc ở đây, trong đó 14 người đã chết. Trong năm 2012, 150 công
nhân đe dọa tự tử tập thể để phản đối, nhưng đã được xoa dịu hai ngày sau đó. Sau những
cái chết do tự tử vào năm 2010, thay đổi duy nhất đối với công ty là những chuyên gia tư
vấn được thuê để nói chuyện với công nhân và lắp đặt lưới an toàn xung quanh các tòa nhà.